Đến năm 2010, vận tải hành khách công cộng cần đạt được chỉ tiêu vận chuyển được khoảng 30 – 35% lưu lượng hành khách. Theo số liệu dự báo đến năm 2010, số chuyến đi trong 7 quận nội thành là 2,82 triệu khách/ngày tương đương với 1030 triệu khách/năm. Các chuyến đi của toàn thành phố đạt 7.447 triệu lượt người/ngày, tương đương 2.718 tỷ lượt hành khách/năm. Khi đó lưu lượng hành khách đi bằng phương tiện giao thông công cộng tương ứng với 30% và 35% số chuyến đi trong nội thành, dao động trong khoảng 308,5 triệu đến 360 triệu lượt khách/năm gấp khoảng gần 3 lần năm 2003. Nếu tính chung cho toàn thành phố thì vận tải hành khách công cộng muốn đạt chỉ tiêu vận chuyển được 30 – 35%
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THÔNG TIN HÀNH KHÁCH TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 34 (BX MỸ ĐÌNH- BX GIA LÂM)
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)
3.1.1 Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đến năm 2010 và năm 2020
a) Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010
Đến năm 2010, vận tải hành khách công cộng cần đạt được chỉ tiêu vận chuyển được khoảng 30 – 35% lưu lượng hành khách. Theo số liệu dự báo đến năm 2010, số chuyến đi trong 7 quận nội thành là 2,82 triệu khách/ngày tương đương với 1030 triệu khách/năm. Các chuyến đi của toàn thành phố đạt 7.447 triệu lượt người/ngày, tương đương 2.718 tỷ lượt hành khách/năm. Khi đó lưu lượng hành khách đi bằng phương tiện giao thông công cộng tương ứng với 30% và 35% số chuyến đi trong nội thành, dao động trong khoảng 308,5 triệu đến 360 triệu lượt khách/năm gấp khoảng gần 3 lần năm 2003. Nếu tính chung cho toàn thành phố thì vận tải hành khách công cộng muốn đạt chỉ tiêu vận chuyển được 30 – 35% khối lượng vận chuyển thì cần vận chuyển được với lưu lượng hành khách tương ứng là 815 – 951 triệu lượt hành khách 1 năm gấp 5,4 – 6,3 lần năm 2003. Nếu tính chung cho toàn thành phố vận tải hành khách công cộng muốn đạt được chỉ tiêu vận chuyển được 30% ¸ 35% cần vận chuyển được với lưu lượng hành khách tương ứng là 815 triệu ¸ 951 triệu hành khách/1 năm gấp 5,4 ¸ 6,3 lần so với năm 2003. Để tăng cường khả năng vận tải bằng xe buýt thì ngoài việc đưa thêm các tuyến xe buýt mới vào hoạt động, điều chỉnh lại các tuyến xe buýt đang hoạt động cần đưa vào sử dụng loại phương tiện vận tải hành khách công cộng có khối lượng lớn. Phủ khắp mạng lưới xe buýt ở tất cả các đường phố có đủ chiều rộng chạy xe; Đưa vào khai thác những tuyến đường xe buýt chạy riêng ở những tuyến đường có nhu cầu đi lại lớn, những tuyến đường đã tổ chức làn xe buýt chạy riêng nếu được thay bằng loại phương tiện khác có năng lực vận chuyển lớn hơn sẽ không dùng làn xe buýt chạy riêng nữa.
Bảng 3.1: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2010
TT
Chỉ tiêu
Chỉ số khai thác của xe bus (HK.Km)
Tỷlệ (%)
Số lượng đầu xe
Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố
1
Loại xe buýt chuẩn
7000
60%
775
2
Loại xe buýt trung bình
2520
30%
1100
3
Loại xe buýt nhỏ
1280
10%
710
Cộng
2585
Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố
1
Loại xe buýt chuẩn
7000
60%
1050
2
Loại xe buýt trung bình
2520
30%
1470
3
Loại xe buýt nhỏ
1280
10%
960
Cộng
3480
Nguồn: Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020_ TEDI 2002
b) Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội định hướng đến năm 2020 là vận chuyển hành khách bằng xe buýt đạt 25% ¸ 30% tổng lưu lượng các chuyến đi trong đô thị.
Theo số liệu dự báo đến năm 2020, tổng số các chuyến đi trong các quận nội thành (7 quận) là khoảng 2.853 triệu lượt hành khách/ngày, tương đương khoảng 1.04 tỷ lượt hành khách/năm; các chuyến đi toàn thành phố là 9.246 triệu lượt hành khách/ngày, tương đương với 3.37 tỷ lượt chuyến đi/năm. Từ đó ta có 30% khối lượng các chuyến đi trong một năm của 7 quận nội thành và toàn thành phố sẽ tương ứng với số chuyến đi trong 1 năm là 312 triệu và 1.012 tỷ lượt người. Trong một năm xe buýt vận chuyển được khoảng gần 400 triệu lượt hành khách, đó là chưa kể lưu lượng hành khách của các quận mới thành lập, khách vãng lai và khách đi qua thành phố Hà Nội. Nếu chỉ tính cho 7 quận nội thành thì cơ sở hạ tầng của đường bộ phải được cải thiện, nâng cấp triệt để kể cả về quy mô cũng như phân bổ mạng lưới đường mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu vận tải hành khách công cộng lúc đó. Khi đó đưa mật độ phủ của mạng lưới xe buýt lên 3,6 km/km2 ở 7 quận nội thành và 1,5 ¸ 1,76 km/km2 trong toàn thành phố. Đối với khu đô thị mới vùng phía Bắc sông Hồng mật độ đường cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là 1 km/km2; khu vực Sóc Sơn và khu vực huyện Đông Anh là 2 km/km2 tương đương với 670 km đường có xe buýt hoạt động.
Trong khu vực 7 quận nội thành, mạng lưới đường bộ đến năm 2020 được xây dựng khá hoàn chỉnh theo quy hoạch và những năm sau sẽ phát triển thêm không nhiều, khả năng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong khu vực này tăng hơn khối lượng vận chuyển của năm 2010 không lớn. Trong khi đó, khối lượng các chuyến đi ở khu vực lân cận vào nội thành tăng lên nên việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt sẽ không thể đáp ứng thêm được nữa.
Đến năm 2020, mạng lưới vận tải hành khách công cộng phụ thuộc rất nhiều vào đường sắt nội đô, luồng vận chuyển hành khách công cộng có khối lượng lớn sẽ do đường sắt đảm nhiệm. Xe buýt là phương tiện kết nối các khu vực dân cư không có mạng lưới đường sắt đô thị với các ga của đường sắt đô thị. Những khu vực có lưu lượng hành khách vừa và nhỏ vẫn do xe buýt đảm nhiệm. Ga đường sắt đô thị sẽ là điểm trung chuyển của các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng
Bảng 3.2: Kế hoạch vận chuyển hành khách bằng xe bus đến năm 2020
TT
Chỉ tiêu
Chỉ số khai thác của xe bus (HK.Km)
Tỷlệ (%)
Số lượng đầu xe
Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố
1
Loại xe buýt chuẩn
7000
60%
1490
2
Loại xe buýt trung bình
2520
32%
2200
3
Loại xe buýt nhỏ
1280
8%
1085
Cộng
4775
Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố
1
Loại xe buýt chuẩn
7000
60%
1785
2
Loại xe buýt trung bình
2520
32%
2640
3
Loại xe buýt nhỏ
1280
8%
1300
Cộng
5725
Nguồn: Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020_ TEDI 2002
Qua các phân tích có thể đưa ra một số nhận xét sau:
+ Đến năm 2010, do khả năng đầu tư mở rộng và làm mới mạng lưới đường bộ trong các khu đô thị trong 7 quận nội thành của thành phố, đặc biệt là những quận có mật độ đường cho xe buýt hoạt động còn thấp như quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân và quận Đống Đa. Đưa mật độ đường có thể chạy xe buýt trong 7 quận nội thành lên 3,3 km/km2 và khu vực đô thị Bắc sông Hồng bao gồm cả Đông Anh và Sóc Sơn lên 0,5km/km2 (Theo quy hoạch thì đến năm 2010, mật độ đường chính và đường liên khu vực huyện Đông Anh là 0,67km/km2) đồng thời mật độ của toàn thành phố lên 1km/km2. Vận tải hành khách công cộng phấn đấu đáp ứng từ 22% đến 25% tổng lưu lượng hành khách toàn thành phố tức là vận chuyển được từ 600 triệu đến 680 triệu hành khách/năm. Nếu vượt quá khối lượng này thì mạng lưới xe buýt sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân mà phải lựa chọn thêm loại phương thức vận tải công cộng khác hoặc dựa trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức các tuyến xe buýt có làn xe chạy riêng bổ sung thêm 3 tuyến có lưu lượng khách lớn khi chưa có đủ điều kiện xây dựng đường sắt đô thị.
+ Năm 2020, từ quy hoạch mạng lưới đường bộ của thành phố Hà Nội cho thấy khả năng vận chuyển của mạng lưới xe buýt chỉ đạt khoảng 850 triệu lượt hành khách/năm. Nếu vượt quá khối lượng này thì mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ quá tải và mạng lưới đường bộ sẽ bị tắc nghẽn. Theo dự báo đến năm 2020 cần xây dựng từ 3 đến 5 tuyến đường sắt đô thị. Mạng lưới xe buýt sẽ đóng vai trò chính trong các khu vực và các tuyến đường có lưu lượng vừa và nhỏ đồng thời hỗ trợ và kết nối với hệ thống đường sắt nội đô. Đưa mật độ đường có xe buýt chạy lên 3,61km/km2 trong 7 quận nội thành, khu vực đô thị Bắc sông Hồng là từ 1km/km2 đến 2km/km2 và là 1,76km/km2 cho toàn thành phố. Để đáp ứng nhu cầu phát triển xe buýt thì việc phát triển mạng lưới đường bộ phải phát triển theo đúng quy hoạch đã đề ra.
3.1.2 Kết quả điều tra quan điểm hành khách trên tuyến
Luồng hành khách trên tuyến Mỹ Đình- Gia Lâm là luồng hành khách với công suất khá lớn. Do đặc điểm của tuyến, điểm đầu và điểm cuối là 2 bến xe khách liên tỉnh nên cơ cấu hành khách đi trên tuyến khác với các tuyến nội đô khác. Đó là ngoài nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đi lại chủ yếu của người dân trong nội thành còn có nhiệm vụ đáp ứng cho hành khách có nhu cầu chuyển tải từ nội thành ra ngoại tỉnh và ngược lại nên lượng hành khách vận chuyển trên tuyến phụ thuộc rất nhiều vào lượng hành khách ở 2 bến xe.Do đó tại hai bến xe này nên cung cấp đầy đủ các thông tin về VTHKCC cho hành khách nhất là những người dân ngoại tỉnh chuyển tải từ ngoại thành vào nội thành Hà Nội.Vì đây là những đối tượng hành khách ít hoặc không sử dụng Internet do vậy chỉ có thể tiếp cận thông tin VTHKCC tại hai bến xe hoặc thông tin trên bảng điện tử nhà chờ...
Khi lập kế hoạch và thực hiện chuyến đi trên tuyến buýt 34 một hành khách cần được cung cấp đầy đủ các thông tin về mạng lưới tuyến buýt, lộ trình tuyến, hệ thống các điểm dừng đỗ, khả năng trung chuyển của tuyến với các tuyến buýt khác.
Theo điều tra bằng phương pháp phỏng vấn hành khách trên tuyến buýt 34 thì có đến 60% hành khách đánh giá rằng thông tin trên tuyến chưa thật đầy đủ. Cơ cấu hành khách của tuyến được chia theo tỷ lệ: 40% là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức còn lại 60% hành khách là những người dân trung chuyển từ hai bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm. Với phần đa hành khách là những người dân ngoại tỉnh thì việc tiếp cận thông tin của tuyến là tương đối khó vì đây là những hành khách không thường xuyên sử dụng VTHKCC hoặc lần đầu tiên sử dụng VTHKCC. Kết quả điều tra cho thấy : 65% hành khách đánh giá thông tin trên tuyến chưa đầy đủ và rất khó nắm bắt, 15% đánh giá rằng thông tin trên tuyến bình thường còn lại 20% hành khách cho rằng họ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin để thực hiện chuyến đi trên tuyến.
Hình 3.1 Biểu đồ đánh giá quan điểm thông tin hành khách trên tuyến
3.2. Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách cho toàn mạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội.
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng phát triển. Nhu cầu sử dụng của người dân về loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe búyt ngày càng nhiều đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa của các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Việc cải thiện hệ thống thông tin hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút người dân đi lại bằng xe buýt và dần dần hình thành thói quen đi lại bằng xe buýt, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí xã hội và tai nạn giao thông.Tạo sự thu hút không chỉ với những khách hàng hiện tại mà còn một lượng lớn khách hàng tiềm năng.Hệ thống thông tin không chỉ được cải thiện về nội dung mà VTHKCC còn phải được áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại giúp hành khách theo dõi lộ trình của tuyến buýt, giúp cho hành khách tiếp cận với buýt một cách nhanh nhất, giảm thời gian chờ đợi và số lần chuyển tuyến của họ.
Việc đưa ra các giải pháp cải thiện thông tin hành khách cho toàn mạng VTHKCC được cụ thể như sau:
- Xây dựng các trang Web với đầy đủ các thông tin về các tuyến buýt, các điểm dừng và thời gian biểu hoạt động của từng tuyến.
- Cải thiện thông tin tại nhà chờ: Xây dựng mới các nhà chờ và biển báo với nội dung thông tin đầy đủ hơn.
- Đổi mới nội dung về thông tin tại các nhà chờ, các pano, các điểm đầu cuối...
- Cải thiện thông tin trên phương tiện: áp dụng công nghệ GIS, có radio,sơ đồ lộ trình tuyến đầy đủ.
3.3. Các giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt số 34 (BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)
Qua phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34 thì các câu hỏi được đặt ra: Thông tin trên tuyến đã cung cấp đủ nhu cầu của hành khách chưa? Hành khách đã tiếp cận thông tin một cách dễ dàng chưa? Cần phải thiết kế các phương thức truyền tin cho hành khách như thế nào? Cần phải cung cấp cho hành khách những thông tin gì?
3.3.1 Nội dung hệ thống thông tin hành khách trên tuyến 34
a, Nội dung thông tin trên phương tiện
Yêu cầu nội dung thông tin cung cấp trên phương tiện:
Trên phương tiện buýt cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin để hành khách dễ dàng nhận biết như:
Thông tin bên ngoài xe
+ Màu sơn đặc trưng của GTCC để hành khách dễ dàng nhận ra.
+ Số hiệu tuyến dán ở đầu xe và cuối xe.
+ Thương hiệu HANOI BUS
+ Chỉ dẫn cửa lên xuống giúp những hành khách mới sử dụng phương tiện VTHKCC dễ dàng hơn
+ Giá vé và lộ trình tuyến rút gọn
Thông tin trong xe:
+ Nội quy đi xe buýt
+ Biển kiểm soát xe và số hiệu tuyến, lộ trình điểm dừng.
+ Thông tin dự kiến về phương tiện tiếp theo
+ Thông tin về giá vé trên tuyến
+ Tần suất, giãn cách chạy xe
+ Tên điểm dừng đỗ
Theo phần hiện trạng về phương tiện như đã trình bày ở chương 2 thì hiện nay phương tiện hoạt động trên tuyến 34 sử dụng xe Renault với sức chứa 80 chỗ, và sử dụng công nghệ GIS đọc điểm dừng đỗ trên phương tiện.Hiện nay trên phương tiện thông tin chưa đầy đủ vì vậy đề xuất giải pháp bổ sung thông tin trên phương tiện.
Trên phương tiện của tuyến hiện nay mới chỉ có thông tin về sơ đồ lộ trình rút ngắn mà không thể hiện được mối quan hệ của từng điểm dừng với các vị trí của các công trình xung quanh đó. Hành khách rất khó có thể xác định được vị trí điểm đến của họ so với điểm dừng đó.
Chưa có thông tin về thời gian mở bến, đóng bến, tần suất chạy xe ... trên phương tiện vì vậy cần cung cấp thêm các thông tin này.
Như vậy trên phương tiện cần cung cấp cho hành khách các thông tin về tuyến, tên điểm, vị trí điểm dừng mà tuyến đi qua, dừng đỗ đón khách, chiều đi của điểm dừng đỗ, giờ mở bến, giờ đóng bến, giá vé khi đi trên tuyến, sơ đồ mạng lưới đường mà tuyến đi qua. Tên điểm đầu và điểm cuối mà tuyến đi qua, để hành khách khi đi trên xe cũng có thể biết được mình đang đi đến đâu để có sự chuẩn bị xuống xe..( Chúng ta có thể tham khảo thông tin cung cấp cho hành khách trên tuyến 44, (Hình 3.4)
Hình 3.2 Ví dụ tham khảo về nội dung trên phương tiện
SỐ
HIỆU TUYẾN
b, Nội dung thông tin tại điểm dừng và điểm công cộng
Hiện nay trên toàn bộ mạng lưới tuyến buýt Hà Nội nói chung và hạ tầng trên tuyến 34 nói riêng có hệ thống các điểm dừng đỗ không đồng đều. Các điểm dừng trên tuyến mới chỉ có vai trò thông báo điểm dừng đỗ của xe buýt trên đường còn vai trò cung cấp thông tin cho hành khách thì chưa được chú trọng phát huy. Thông tin trên các phương tiện biển báo, panô chưa thật sự hướng tới nhu cầu của hành khách. Các thông tin đều được thông báo mang tính chất chung chung, không rõ các điểm dừng đỗ trên tuyến ở đâu, không rõ thời gian chạy xe như thế nào, giá vé trên tuyến này là bao nhiêu....Đối với một hệ thống thông tin hành khách hiện đại, thông tin cung cấp cho hành khách phải luôn đầy đủ, cập nhập, và dễ tiếp cận. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các điểm dừng hiện nay trên tuyến phải hướng tới nhu cầu của hành khách. Do đó thông tin tại các điểm dừng đỗ phải cung cấp thêm thông tin về điểm dừng đỗ tiếp theo, thời gian hoạt động, giá vé trên tuyến, các điểm có thể chuyển tuyến....
Yêu cầu thông tin tại điểm dừng
Các điểm dừng đỗ cần phải có đầy đủ các thông tin để phục vụ hành khách và hành khách có thể nhận biết từ xa.
Biển báo với các thông tin:
Tên các tuyến, số hiệu tuyến, lộ trình rút gọn của các tuyến
Tên của điểm dừng đó
Có lô gô và gam màu biểu tượng của GTCC
Bản đồ mạng lưới vận tải hành khách công cộng thành phố.
Thông tin về thời gian xe đi qua hoặc tần suất
Ta cần xây dựng một điểm dừng đỗ cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách như sau
Hình 3.3. Tham khảo biển báo điểm dừng xe buýt cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách (Tại điểm trung chuyển Cầu Giấy)
+ Biển báo hiệu vị trí dừng.
+ Một logô và gam màu biểu tượng của giao thông công cộng.
+ Tên điểm dừng, tên tuyến, số hiệu, hướng và lộ trình.
+ Thời gian có xe buýt chạy qua hoặc tần suất.
Hình 3.4. Bản đồ mạng lưới tuyến cung cấp trong nhà chờ (Tham khảo)
+ Bản đồ lộ trình tuyến
+ Biểu đồ chạy xe của tuyến.
+ Tần suất, thời gian biểu chạy xe của tuyến.
+ Bản đồ mạng lưới tuyến, các vị trí có điểm dừng, cũng như các điểm dừng có các tuyến khác đi qua….
Nhà chờ khi ta xây dựng trên tuyến cần phải có những yếu tố sau:
+ Có vịnh đổ xe cho xe vào đón, trả hành khách.
+ Có mái che, ghế ngồi cho hành khách.
+ Có thông tin về xe cho hành khách (Bản đồ lộ trình tuyến, biểu đồ chạy xe của tuyến, thời gian xe có tại các điểm dừng, biểu đồ mạng lưới tuyến,…)
+ Việc thiết kế bệ xe buýt và các điểm dừng đỗ cần phải tính đến việc thuận lợi cho hành khách là cao tuổi, trẻ em và người tàn tật sử dụng dịch vụ xe buýt. Về thiết kế của xe hiện tại trên tuyến có thể chưa thay đổi được nhưng có thể thiết kế bậc lên xuống cao tai các điểm dừng đổ.
+ Tuy nhiên không nhất thiết điểm dừng đỗ nào cũng phải có nhà chờ, tùy thuộc vào nhu cầu, vị trí, lượng hành khách, diện tích đất tại vị trí điểm dừng mà có xây dựng nhà chờ hay không. Tùy thuộc vào không gian đặt nhà chờ, mà ta chọn kiểu dáng nhà chờ cho phù họp với không gian.
3.3.2 Giải pháp cải thiện phương thức truyền tin
Với các phương thức truyền tin trên tuyến hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho hành khách. Các phương tiện truyền tin đó với nội dung thông tin chỉ mang tính cố định vì vậy cần phải xây dựng một phương thức truyền tin khác để hành khách có thể truy cập thông tin một cách dễ dàng hơn. Cụ thể:
- Thiết kế lại phương tiện cung cấp thông tin truyền thống: Bản đồ, sách hướng dẫn đi xe buýt,
- Cần xây dựng bảng điện tử tại nhà chờ, trên phương tiện hoặc tại những nơi dễ tiếp cận nhất của hành khách.
- Cần có hệ thống thông tin, phương tiện nghe nhìn trên xe buýt, tại các trạm dừng đỗ và tại các trạm dừng đỗ để phục vụ theo dõi hoạt động của xe buýt.
Cần bổ sung các thông tin về giá vé, giãn cách chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến trên bản đồ, sách hướng dẫn đi xe buýt, báo chí. Đây là phương tiện có tính đại chúng cao, khả năng phổ cập thông tin tới người dân rất nhanh chóng. Tuy nhiên bản đồ mới chỉ dừng lại mới chỉ thiết kế ở dạng truyền thống và thông báo thay đổi trong dịch vụ buýt. Các thông tin khác trên tuyến chưa được cung cấp đầy đủ. Vì vậy bản đồ cần được thiết kế hướng tới đối tượng sử dụng. Không nên đem tất cả các thông tin vào một bản đồ vì như thế kích thước sẽ rất to và khó sử dụng. Đối với học sinh, sinh viên bản đồ cần được thiết kế nhỏ gọn với sự tập trung chủ yếu với các điểm vui chơi, giải trí, trường học, các điểm chuyển tuyến. Đối với công nhân viên lao động, bản đồ cần ghi rõ các điểm dừng đỗ, giá vé từng chặng, thông tin về vị trí các cơ quan, công ty...Do đó bản đồ cần có thêm thông tin về giãn cách chạy xe của tuyến 34, giá vé. Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao trên tuyến của hành khách.
a, Tại điểm dừng và các điểm trung chuyển
Giải pháp1: Lắp đặt bảng điện tử tại nhà chờ
Bảng điện tử tại nhà chờ là một trong các phương tiện đem lại lợi ích trực tiếp cho hành khách. Đồng thời nó cũng nâng cao chất lượng phục vụ. Hệ thống bảng điện tử này cho phép thông báo với hành khách các thông tin cần thiết về xe buýt sắp tới, tuyến đường đang đi và tình trạng giao thông..Đây là các thông tin rất cần cho hành khách khi chờ xe buýt hoặc giảm thời gian chờ đợi sau mỗi lần chuyển tuyến, là những thông tin đã được tính toán và lựa chọn khá cẩn thận nên có độ chính xác tương đối cao.
Việc triển khai các phương tiện này dựa trên khả năng kết nối về trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu. Dựa trên số liệu thu nhận từ các thiết bị lắp đặt trên đưòng, đặt trên xe buýt, các phần mềm mô phỏng giả lập...các thông tin sẽ được truyền và thông báo trên bảng điện tử này. Đây là một quá trình triển khai đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ cho công nghệ vốn và đầu tư ban đầu. Tuy nhiên những lợi ích mà nó đem lại là rất lớn.
Hình 3.5 Ví dụ về biển báo màu với đầy đủ thông tin
Hình 3.6 Ví dụ về bảng điện tử màu tại điểm dừng đỗ thay thế biển báo truyền thống
Sau khi lắp đặt bảng điện tử tại các nhà chờ trên tuyến tại các điểm trung chuyển mà tuyến đi qua thì thông tin mà phương tiện này cung cấp cho hành khách khá đầy đủ đem lại cho hành khách cảm giác thoải mái hơn. Bảng điện tử có thể cung cấp thông tin về thời gian dự kiến phương tiện tiếp theo sẽ tới, mặt khác giao diện hiển thị tất cả các thông tin về tuyến cho hành khách sau thao tác bấm nút của hành khách.
Hình 3.7 Ví dụ thông tin về thời gian biểu của các xe
Ngoài ra thông tin về tuyến buýt số 34 cũng có thể được cung cấp