Bài viết hướng tới triển khai mô hình đào tạo
kết hợp BL (Blended learning), một trong những mô
hình đào tạo của e-learning tại Khoa Việt Nam học,
Trường Đại học Hà Nội. Mô hình kết hợp cả hai hình
thức dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến elearning nhằm mang kết quả cao nhất cho người học,
đó là mô hình học tập kết hợp Blended solution hay
Blended learning. Với những lợi thế của hình thức đào
tạo truyền thống như cung cấp tương tác tốt giữa người
dạy và người học, người dạy có thể theo dõi sự tiến bộ
của người học, đưa ra các tác động sư phạm cần thiết
và những lợi thế của e-learning mang lại, hình thức đào
tạo này được coi như một cách lựa chọn hợp lí, cung
cấp cho người học một quá trình đào tạo tổng thể. Việc
triển khai Blended learning trong giáo dục đào tạo tại
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Hà Nội là một xu
hướng tất yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
giảng dạy cũng như học tập tiếng Việt và văn hóa Việt
Nam, đồng thời cũng là việc làm cần thiết để chúng ta
tiếp cận với giáo dụng thế giới hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất từng bước xây dựng mô hình học tập kết hợp B-L (Blended Learning) tại khoa Việt Nam học, trường Đại học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
447
ĐỀ XUẤT TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG
MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP B-L (BLENDED LEARNING)
TẠI KHOA VIỆT NAM HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
Đào Th Thanh Huyn
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Bài viết hướng tới triển khai mô hình đào tạo
kết hợp BL (Blended learning), một trong những mô
hình đào tạo của e-learning tại Khoa Việt Nam học,
Trường Đại học Hà Nội. Mô hình kết hợp cả hai hình
thức dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến e-
learning nhằm mang kết quả cao nhất cho người học,
đó là mô hình học tập kết hợp Blended solution hay
Blended learning. Với những lợi thế của hình thức đào
tạo truyền thống như cung cấp tương tác tốt giữa người
dạy và người học, người dạy có thể theo dõi sự tiến bộ
của người học, đưa ra các tác động sư phạm cần thiết
và những lợi thế của e-learning mang lại, hình thức đào
tạo này được coi như một cách lựa chọn hợp lí, cung
cấp cho người học một quá trình đào tạo tổng thể. Việc
triển khai Blended learning trong giáo dục đào tạo tại
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Hà Nội là một xu
hướng tất yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
giảng dạy cũng như học tập tiếng Việt và văn hóa Việt
Nam, đồng thời cũng là việc làm cần thiết để chúng ta
tiếp cận với giáo dụng thế giới hiện nay.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của
tin học và truyền thông, các phương thức giáo dục
ở Việt Nam ngày càng được cải tiến, nâng cao
chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho
người học. Sự phát triển đó cũng phù hợp với Chỉ
thị 58-CT/TW ngày 17/02/2000 của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị nêu rõ “Đẩy mạnh
công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và
đào tạo ở các cấp học, bậc học, các ngành học.
Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ
cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt, tập
trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo
dục và đào tạo, kết nối mạng internet tất cả các cơ
sở giáo dục và đào tạo”. Theo đó, thuật ngữ E-
learning, Blended learning cũng đã dần dần trở
nên quen thuộc đối với chúng ta. Sau đây, chúng
ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm đó.
1. Khái niệm về E-learning và Blended Learning
1.1. Khái niệm chung
Thuật ngữ mới e-learning là tên viết tắt của
cụm từ tiếng Anh “electronic learning”. Dưới đây
là một số trong rất nhiều những quan điểm, định
nghĩa khác nhau về thuật ngữ này:
- Theo William Horton, e-learning là việc sử
dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập.
- Theo MASIE Center, e-learning là việc học
tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc
quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ
thông tin, truyền thông khác nhau.
- Theo Edusoft Ldt., e-learning là cách thức học
mới qua mạng Internet, qua đó học viên có thể học
mọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học suốt đời.
Tuy có nhiều cách hiểu nhưng nói chung e-
learning đều có ba đặc điểm chung như sau:
- Dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông
trên nền tảng mạng Internet và công nghệ Web.
- Về bản chất thì đó vẫn là quá trình truyền tải
kiến thức từ người dạy đến người học dưới sự
giám sát của hệ thống quản lí. Do vậy, cần tuân
thủ các tiến trình cơ bản trong quá trình đào tạo và
triển khai hệ thống. E-learning luôn được hiểu là
gắn liền với quá trình học hơn là quá trình dạy học.
- E-learning tạo điều kiện cho người học và
người dạy hay giữa cộng đồng người học với nhau
trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra
nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích
của từng cá nhân.
Vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ nhất
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
448
e-learning là quá trình đào tạo dựa trên công nghệ
thông tin và truyền thông nhằm hướng tới thực hiện
tốt mục tiêu học tập, trong đó người học dễ dàng
lựa chọn nội dung học tập phù hợp với khả năng,
sở thích từng cá nhân và sự tương tác trực tiếp
giữa người dạy và người học cũng như giữa cộng
đồng học tập được thực hiện một cách thuận lợi.
1.2. Mô hình khái niệm e-learning
Mô hình tổng quát khái niệm e-learning gồm 4
thành phần, mỗi thành phần đều được tách riêng
biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau, toàn bộ
hoặc một phần của những thành phần này sẽ được
truyền tải đến người học thông qua các phương
tiện truyền thông điện tử.
a) Nội dung: Bao gồm các nội dung đào tạo,
bài giảng được thể hiện dưới dạng phương tiện
truyền tải, đa phương tiện.
b) Phân phối: Phân phối các nội dung đào tạo
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
Ví dụ tài liệu được gửi cho người học bằng email,
người học học trên website hoặc qua đĩa CD-
ROM multimedia
c) Quản lí: Quá trình quản lí học tập, đào tạo
được thực hiện nhờ phương tiện truyền thông điện
tử. Ví dụ: đăng kí học, theo dõi tiến độ học tập, thi
kiểm tra đánh giá thực hiện thông qua mạng internet.
d) Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học
trong quá trình học tập qua phương tiện truyền
thông điện tử. Ví dụ: thảo luận thông qua chatting,
forum trên mạng.
1.3. Đối tượng tham gia e-learning
Con người được coi là chủ thể trong hệ thống
e-learning. Con người ở đây gồm: người học,
người dạy và người quản trị.
- Công việc của người dạy là chuẩn bị kịch
bản, biên soạn bài giảng, cung cấp kiến thức cho
người học, trao đổi thông tin với người học, theo
dõi quá trình học tập của người học
- Công việc của người học là học tập (chủ
yếu là tự học) để lĩnh hội kiến thức, trao đổi thông
tin với người dạy và người học khác
- Công việc của người quản trị là quản lí quá
trình học, thông tin cá nhân, cấp và xóa tài khoản
của người học, quản lí quá trình dạy, cấp quyền
1. Người dạy 2. Người học
3. Người quản trị
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
449
cho người dạy, quản lí chương trình học, thời
khóa biểu
1.4. Đặc điểm của e-learning
Hiện nay, e-learning đang phát triển rất mạnh
mẽ và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của
người dạy, người học cũng như các cơ sở đạo tạo
ở Việt Nam cũng như trên thế giới. E-learning
được coi như một phương thức đào tạo trong
tương lai gần. Về bản chất, đó vẫn là quá trình
truyền tải kiến thức từ phía người dạy tới người
học nhưng vẫn có những đặc điểm khác biệt với
lớp học truyền thống (face-to-face). Sau đây
chúng ta có thể so sánh một vài sự khác biệt giữa
lớp học truyền thống và lớp học e-learning.
Yếu tố Lớp học truyền thống Lớp học e-learning
Lớp học - Phòng học, kích thức hạn chế
- Số lượng người học hạn chế
- Học đồng bộ (học tập theo một
trình tự nhất định)
- Mọi lúc, mọi nơi
- Số lượng người học không hạn chế
- Học không đồng bộ (chủ động lựa
chọn nội dung phù hợp)
Phương tiện - Power point
- Giáo trình, thư viện
- Video
- Đa phương tiện
- Thư viện số
- Đồng bộ hay không đồng bộ
Thích ứng cá nhân - Cách thức học tập chung cho mọi
người
- Cách thức và nhịp độ học tập được
xác định bởi người học.
Bản chất - Người dạy làm trung tâm - Người học làm trung tâm
E-learning là mô hình đào tạo kết hợp cân đối
giữa lí thuyết và thực hành trong môi trường đào
tạo trực tuyến. Tại sao e-learning đang trở thành
xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức? Bởi hình
thức này có rất nhiều ưu điểm.
a) Đối với người học: E-learing cung cấp một
phương pháp hiệu quả và thuận lợi để học các kĩ
năng và kiến thức. Người học có thể học mọi lúc
mọi nơi, dù đang ở đâu và vào lúc nào. Người học
cũng không cần phải đi lại nhiều và vẫn có thể
vừa học vừa làm bởi họ có thể tự quyết định tiến
trình học tập của mình. Người học tham gia các
khóa học e-learning được thiết kế hợp lí kèm theo
multimedia làm cho thông tin phong phú, đa dạng
khiến cho hiệu quả học tập tăng lên rõ rệt. Các
khóa học này được triển khai trong thời gian ngắn
nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng. Tham gia
các khóa học e-learning, người học dễ dàng truy
nhập những tài liệu khi cần thiết, đặc biệt nó còn
phù hợp với những người có sức khỏe yếu hay tàn
tật không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo để
học tập. Tóm lại, e-learning cho phép học viên
làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ
thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ
tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực
tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học
một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học
một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những
người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá
trình học, những điều mà theo cách học truyền
thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
Tuy nhiên, hình thức đào tạo e-learning cũng
có nhiều điểm hạn chế đối với người học. Đó là
việc đòi hỏi người học phải có kĩ thuật phức tạp
(phải thông thạo một số kĩ năng sử dụng máy tính,
cài đật và sử dụng các phần mềm liên quan đến
bài học), cần có chi phí cao (máy tính phải có cấu
hình phù hợp, được kết nối internet). Một số
người học cũng có thể cảm thấy buồn tẻ, thiếu
quan hệ bạn bè, thầy cô và sự tiếp xúc trên lớp.
Việc học tập qua mạng cũng đòi hỏi người học
phải có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với việc học
của mình, nếu không tự giác học tập, khóa học e-
learning sẽ thất bại hoàn toàn
b) Đối với các cơ sở đào tạo: Khi thiết kế và
cung cấp các khóa học trực tuyến e-learing, các cơ
sở đào tạo có thể giảm chi phí tổ chức và quản lí
đào tạo trong khi vẫn đào tạo được số lượng lớn
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
450
người học. Sở dĩ nói như vậy vì các cơ sở cần ít
phương tiện hơn, các máy chủ và phần mềm cần
thiết cho việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn rất
nhiều so với việc xây dựng các phòng học và các
các cơ sở vật chất khác. Các khóa học e-learning
cũng giảm chi phí cho người dạy vì giáo viên
không phải mất thời gian đến chỗ dạy, việc này sẽ
tiết kiệm được khá nhiều các chi phí khác.
Nhưng chúng ta cũng cần rõ, một khóa học e-
learning làm giảm chi phí tổ chức và quản lí đào
tạo nhưng phát triển một lớp học e-learning có thể
tốn gấp 4-10 lần so với một khóa học thông
thường với nội dung tương đương. Do đó, khi
quyết định lựa chọn hình thức đào tạo e-learning
hay truyền thống chúng ta cần xem xét, so sánh
giữa chi phí phát triển khóa học với chi phí quản
lý khoa học. Thêm vào đó, việc triển khai e-
learning cũng đòi hỏi người dạy cần phải có
những kĩ năng mới so với giảng dạy theo cách
truyền thống. Các cơ sở đào tạo cũng cần tính đến
việc sẽ gặp phải sự ngần ngại từ phía người học
hay việc một số môn học cần sự tương tác trực
tiếp không thể triển khai mô hình học trực tuyến
e-learning.
1.5. Hình thức đào tạo Blended Learning
Việc triển khai áp dụng e-learning khá đa dạng,
đơn giản nhất là hình thức cung cấp bài giảng điện
tử trên đĩa CD-ROM (CBT-Computer Based
Tranning) cho người học tự học và phức tạp hơn
là những lớp học ảo được tổ chức trên mạng
internet với sự quản lí một cách có hệ thống.
Trong e-learning có một số hình thức đào tạo cơ
bản sau, trong đó tác giả bài viết rất chú trọng đến
hình thức thứ 4, Blended learning, mô hình đào
tạo kết hợp.
a) Hình thức đào tạo không đồng bộ
(Asynchronous learning)
Đối với hình thức đào tạo này, việc dạy và học
diễn ra không đồng thời, giữa người dạy và người
học không có sự tương tác trực tiếp với nhau.
Người dạy chuẩn bị bài học trước khi khóa học
diễn ra, còn người học có quyền quyết định khi họ
muốn tham gia vào mộ khóa học. Đào tạo không
đồng bộ gồm các hình thức sau: từ học trên
web/internet/intranet (đào tạo dựa trên cơ sở Web-
WBT-Web Based Tranning); học bằng băng
cassette hay băng video; hỏi và trả lời qua diễn
dàn hoặc email. Lợi ích của hình thức học này là
người học thoải mái hơn về thời gian, đây là một
phương pháp tự học tốt nhưng nhược điểm của nó
là người học có thể cảm thấy bị cô lập hoặc đôi
khi động lực học tập bị giảm đi. Thêm nữa, học
tập không đồng bộ không cung cấp phản hồi ngay
lập tức về kết quả học tập của người học.
b) Hệ thống đào tạo đồng bộ (Synchronous
learning)
Đây là việc học tập có sự hướng dẫn trực tiếp
của người dạy, người học tham gia học gần như
cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp
với nhau. Việc học tập diễn ra thông qua
internet/intranet, sử dụng hệ thống quản lí học tập
LMS (Learning Management System). Người học
và người dạy có thể có khoảng cách về không gian.
Đào tạo đồng bộ được thực hiện qua các hình
thức: học qua chương trình truyền hình trực tiếp,
hội thảo bằng âm thanh và hình ảnh, điện thoại
internet. Hình thức học này giúp cung cấp ngay
E-learning
a) Asynchronous learning
b) Synchronous learning
c) Virtual learning
d) Blended learning
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
451
những phản hồi về quá trình học tập của người
học để người dạy và người học có những điều
chỉnh cần thiết.
c) Hình thức đào tạo (Virtual learning)
Đây là hình thức học tập được tổ chức ở các
“lớp học ảo” ngay trên mạng như các lớp học
thông thường và thông qua mạng internet/intranet,
sử dụng hệ thống quản lí học tập LMS. Các giờ
học trực truyến được tổ chức để thảo luận về các
vấn đề giữa người học và người dạy, giữa các
người học với nhau. Người học có thể học trực
tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập off-
line với hình thức giống như đang tham gia lớp
học trực tiếp.
d) Mô hình đào tạo kết hợp (Blended learning)
E-learning sẽ trở thành xu thế của thời đại
nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng
cách học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức
chủ yếu và phổ biến bởi nó phù hợp với tất cả các
người học và gắn liền với thói quen mỗi người từ
khi còn nhỏ, nên với cách học truyền thống người
học cảm thấy được tiếp xúc nhiều hơn, “an toàn”
hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết
vấn đề trực tiếp với giáo viên. Nó còn phù hợp với
nhiều dạng học viên khác nhau, đối với những học
viên không tự giác, không có thói quen tự làm
việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền
thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ
được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Đối với
giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học
tập và khả năng học tập của mỗi học viên thông
qua tiếp xúc trực tiếp. Nhưng ngược lại, chúng ta
cũng phải công nhận những ưu điểm tuyệt vời của
e-learning (như đã phân tích ở trên), những ưu
điểm đó chúng ta không thể tìm thấy ở cách dạy
học truyền thống. Vậy nên có một mô hình kết
hợp cả hai hình thức dạy học truyền thống và dạy
học trực tuyến e-learning nhằm mang kết quả cao
nhất cho người học, đó là mô hình học tập kết hợp
Blended solution hay Blended learning. Blended
learning cũng có nhiều cách triển khia, nhiều mô
hình dạy và học. Ví dụ mô hình đào tạo kết hợp
giữa hình thức đào tạo đồng bộ với hình thức đào
tạo truyền thống hoặc giữa hình thức đào tạo
không đồng bọ với hình thức đào tạo truyền
thống E-learning cũng cần sự tiếp xúc giữa
người dạy và người học, sự tiếp xúc nhiều hay ít
là tùy thuộc và đặc trưng của mỗi môn học hay
mục tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo. Trong giai
đoạn đầu của quá trình học, khi người học chưa có
định hướng rõ ràng về chương trình, phương pháp,
mục tiêu học tập thì người dạy cần có sự hướng
dẫn và trao đổi trực tiếp để giúp đỡ họ (giai đoạn
này giống như hình thức đào tạo truyền thống).
Các khóa học tiếp theo là mô hình đào tạo kết hợp
này có một số nội dung giảng dạy trực tiếp trên
lớp học và một số được dạy qua hệ thống e-
learning làm cho người học cảm thấy hứng thú
hơn, tiếp thu được nhiều lợi ích hơn nhờ việc tận
dụng tất cả các ưu điểm của cả hai hình thức đào
tạo truyền thống và e-learning. Với những lợi thế
của hình thức đào tạo truyền thống như cung cấp
tương tác tốt giữa người dạy và người học, người
đạy có thể theo dõi sự tiến bộ của người học, đưa
ra các tác động sư phạm cần thiết và những lợi thế
của e-learning mang lại, hình thức đào tạo này
được coi như một cách lựa chọn hợp lí, cung cấp
cho người học một quá trình đào tạo tổng thể.
2. Đề xuất triển khai giảng dạy tiếng Việt
như một ngoại ngữ tại khoa Việt Nam học,
Trường Đại học Hà Nội dựa trên mô hình
Blended Learning
2.1. Đề xuất chủ trương
Trong xu thế hội nhập kinh tế, văn hóa toàn
cầu, nhu cầu học tập và tìm hiểu văn hóa Việt
Nam của người nước ngoài ngày càng tăng. Khoa
Việt Nam học, Trường Đại học Hà Nội từ khi
thành lập năm 2004 đến nay đã đào tạo được hàng
ngàn cử nhân tiếng Việt và văn hóa Việt Nam,
góp phần tăng cường cầu nối hữu nghị giữa Việt
Nam với các nước trên thế giới. Đối tượng người
học từ chỗ thuần nhất một quốc tịch đến nay đã có
lúc lên đến 28 quốc tịch khác nhau, số lượng
người học từ chỗ vài chục đến nay đã đến vài trăm,
có năm lên đến gần 1000 sinh viên bao gồm cả
sinh viên hệ chính quy, sinh viên hệ ngắn hạn và
sinh viên diện Hiệp định chính phủ. Việc nâng cao
chất lượng giảng dạy, tìm ra một mô hình đào tạo
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
452
phù hợp để đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho
người học là vấn đề sống còn, được nhà trường
nói chung, Khoa Việt Nam học nói riêng hết sức
quan tâm và đầu tư đúng mức. Hiện nay, các loại
hình đào tạo ở Khoa Việt Nam học đều là tập
trung (chính quy-tập trung; ngắn hạn-tập trung;
Hiệp định-tập trung), hệ chính quy được tào tạo
trong 4 năm với đầy đủ kiến thức thuộc khối kiến
thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp (bao gồm khối kiến thức Thực
hành tiếng Việt, khối kiến thức lí thuyết ngôn ngữ
tiếng Việt, khối kiến thức cơ sở ngành), khối kiến
thức chuyên ngành. Trong những năm qua, để
nâng cao và khẳng định chất lượng giảng dạy, các
lớp học giáp mặt “face to face” của Khoa Việt
Nam học, giáo viên đã tăng cường sử dụng các
thiết bị công nghệ thông tin, đa phương tiện để
làm bài giảng thêm phong phú, sinh động. Đồng
thời với việc sử dụng giáo án điện tử, giáo viên đã
cung cấp cho sinh viên nhiều bài viết, thông tin
cập nhật trên mạng, ngược lại, sinh viên cũng có
thói quen tìm tài liệu trên mạng, chia sẻ với giáo
viên và các bạn học khác những trang web và tài
liệu tham khảo có liên quan. Bên cạnh đó, trong
các chương trình và lịch trình các môn học, giờ
thảo luận, làm việc nhóm được tăng cường đáng
kể nhằm mục đích lấy người học là trung tâm, một
số môn học đã dần kiểm tra, đánh giá học sinh
theo nhóm học tập Chúng ta có thể nhận thấy ở
đây “hơi hướng” của mô hình đào tạo Blened
learning. Việc đẩy mạnh tiếng Việt đến với tất cả
mọi người trên thế giới, trong đó có cả con em
những kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài,
mô hình học tập e-learning là một lựa chọn không
thể tốt hơn. Đây là kì vọng lớn của tất cả chúng ta,
những người làm công việc giảng dạy tiếng Việt
như một ngoại ngữ, tuy nhiên, đây cũng là một kế
hoạch dài hơi, cần đầu tư nhiều công sức, chất
xám và tiền của.
Trước hết, để nâng cao hơn nữa chất lượng
giảng dạy và học tập đối với các hệ đào tạo tập
trung tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Hà
Nội, việc thực hiện mô hình học tập kết hợp BL là
sự lựa chọn phù hợp và khả quan nhất. Thiết nghĩ,
ngoài những việc đã làm để nâng cao chất lượng
đào tạo như đã kể ở trên, chúng ta nên từng bước
xúc tiến thêm một số công việc khác để việc triển
khai mô hình Blended learning được rõ nét, tiến
tới một mô hình e-learning hoàn hảo trong tương lai.
Thứ nhất là tạo ra các courseware, e-course
(các cua học, khóa học) trong phần danh mục các
môn học tại trang web của khoa. Để hoàn thành
môn học nào đó, ngoài thời gian học trên lớp theo
quy định, người học cần đăng kí để hoàn thành
các e-course của môn học đó.
Thứ hai, cách tính kết quả học tập mỗi môn
học phải bao gồm cả việc hoàn thành các e-course
của môn học đó. Hiện nay, để