Đềcương môn học lí luận dạy học Địa lí

Mục tiêu : - Kiến thức: Biết đối tượng, nhiệm vụvà phương pháp nghiên cứu môn lí luận dạy học địa lí. Khẳng định: Lí luận dạy học địa lí là một khoa học. - Kĩnăng: Nhận biết tiêu chuẩn của một môn khoa học - Thái độ: Có ý thức trau dồi các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phục vụviệc giảng dạy sau này.

pdf24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đềcương môn học lí luận dạy học Địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Khoa địa lí NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ (Phương pháp dạy học 1) Số tín chỉ: 03 (Lí thuyết: 35 tiết, thực hành: 10 tiết) THÁI NGUYÊN, 2011 2Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ * Mục tiêu : - Kiến thức: Biết đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn lí luận dạy học địa lí. Khẳng định: Lí luận dạy học địa lí là một khoa học. - Kĩ năng: Nhận biết tiêu chuẩn của một môn khoa học - Thái độ: Có ý thức trau dồi các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ việc giảng dạy sau này. 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của môn lý luận dạy học địa lý 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu Môn lí luận dạy học Địa lí nghiên cứu quá trình dạy học môn Địa lý trong nhà trường phổ thông. Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học gồm: ∑ Mục tiêu dạy học ∑ Nội dung dạy học. ∑ Phương pháp dạy học (Hoạt động của thầy (dạy) và hoạt động của trò (học). ∑ Phương tiện dạy học ∑ Kiểm tra- đánh giá trong dạy học ∑ Tổ chức dạy học Muốn đạt được kết quả đó, môn lý luận dạy học địa lý phải tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa mục tiêu - nội dung- phương pháp- phương tiện và kiểm tra- đánh giá. 1.1.2. Nhiệm vụ 3Nhiệm vụ của môn lý luận dạy học bộ môn là nghiên cứu các tính quy luật của quá trình giáo dục, đào tạo con người thông qua việc giảng dạy các môn văn hoá trong nhà trường. Nhiệm vụ của môn lý luận dạy học địa lý là đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên tương lai có đầy đủ năng lực làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình một cách sáng tạo và có hiệu quả. Cụ thể là: Phải giải đáp được 2 câu hỏi: 1/ Môn địa lý dạy những nội dung gì? Tại sao phải dạy và học những nội dung đó? 2/ Dạy và học như thế nào trong điều kiện thực tế của nhà trường Việt Nam để có được những năng lực và phẩm chất của con người mới. Giải đáp hai câu hỏi trên tức là phải giải đáp những vấn đề có liên quan đến mục đích, nội dung, các điều kiện và phương pháp dạy học của môn Địa lý. 1.1.3. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống kiến thức địa lý và con đường hình thành. - Mối quan hệ giữa khoa học Địa lí và môn Địa lí trong nhà trường phổ thông. - Các nguyên tắc dạy học địa lý. - Các phương pháp dạy học địa lý. - Các phương tiện dạy học địa lý. - Các hình thức tổ chức dạy - học địa lý. - Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí. - Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa li - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa địa lý ở phổ thông. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Các phương pháp lý thuyết (gọi là quan điểm tiếp cận) Bao gồm một số phương pháp như: 4- Phương pháp phân tích hệ thống: Đem đối tượng nghiên cứu, xem xét nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ. Sự thay đổi của một thành tố sẽ ảnh hưởng tới các thành tố khác và ảnh hưởng tới toàn hệ thống và ngược lại. - Phương pháp phân loại: Tập hợp tất cả các đối tượng, hiện tượng cần nghiên cứu lại rồi so sánh, phân chúng ra từng loại theo các dấu hiệu đặc trưng. - Phương pháp lịch sử: Tất cả các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu đều phải được xem xét trong quá trình phát triển và biến đổi của chúng theo thời gian. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các tài liệu, các hiện tượng đã xảy ra trong các giai đoạn lịch sử trước đây để nghiên cứu các vấn đề hiện tại. - Phương pháp toán học: Dùng để tính toán, xử lý số liệu thực nghiệm, giải thích và làm rõ những mối quan hệ qua lại phức tạp và những quy luật trong các vấn đề dạy học địa lý dựa trên các số liệu đã xử lý và những mối quan hệ có tính định lượng giữa tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh. - Ngoài ra còn nhiều các phương pháp khác như: So sánh, tổng hợp, đọc tài liệu.... 1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn thường được sử dụng là: dự giờ, quan sát giờ học địa lý trên lớp, điều tra giáo viên và học sinh.... Một trong những phương pháp thực tiễn rất có giá trị trong nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học Địa lí là phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm: Là một phương pháp quan trọng trong các nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thường được sử dụng để thử nghiệm những phương pháp, những ý tưởng dạy học mới. 5Các phương pháp lý thuyết và phương pháp thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Bất cứ một kết luận nào cũng phải qua kiểm định thực tiễn, ngược lại, bất cứ một kết luận thực tiễn nào cũng phải dựa trên những giả định về mặt lý thuyết. 1.3. Quan hệ giữa môn lý luận dạy học với các khoa học 1.3.1. Quan hệ với khoa học địa lý - Môn địa lý trong nhà trường cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng địa lý hiện đại, nhưng phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, với trình độ nhận thức của học sinh. Hệ thống kiến thức Địa lí giảng dạy trong nhà trường phổ thông là sự phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học Địa lí. Mối quan hệ của môn địa lý trong nhà trường với khoa học địa lý được thể hiện rõ nhất trong nội dung môn Địa lý từ lớp 6 đến lớp 12. 1.3.2. Quan hệ với các khoa học giáo dục, đặc biệt là với lý luận dạy học đại cương Môn lý luận dạy học địa lý được phát triển phù hợp với các quy luật, các nguyên tắc do môn giáo dục đề ra. Nội dung môn địa lý trong nhà trường soạn thảo dựa trên lý thuyết của nội dung giáo dục phổ thông. Các phương pháp dạy học địa lý phù hợp với cách phân loại về phương pháp dạy học theo lý luận dạy học đại cương. Trình tự tiến hành của bài địa lý cũng phù hợp với cấu trúc của một tiết dạy học theo lí luận dạy học, các hình thức tổ chức dạy học Địa lí cũng phù hợp với những hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường. Ngược lại, lý luận dạy học Địa lý cung cấp cho lý luận dạy học đại cương quy luật dạy học đặc thù của môn địa lý. Tên gọi "lý luận dạy học địa lý" cũng phản ánh được mối quan hệ của môn này trong hệ thống các khoa học giáo dục. 1.3.3. Quan hệ với môn tâm lý học, đặc biệt là môn tâm lý dạy học 6Những tri thức về các quy luật tâm lý có thể giúp cho việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục cũng như các phương pháp dạy học bộ môn đạt hiệu quả cao. Ngoài ra mối quan hệ giữa môn lý luận dạy học Địa lý với tâm lý dạy học bộ môn còn được thể hiện ở việc vận dụng những quy luật về hoạt động nhận thức theo lứa tuổi để sắp xếp nội dung chương trình, quy định khối lượng kiến thức, kỹ năng, mức độ yêu cầu về tư duy ở mỗi lớp học, cấp học để đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức. 1.3.4. Quan hệ với môn logic học Bất cứ môn học nào thì nội dung của nó cũng phải đảm bảo tính logic. Với môn lý luận dạy học địa lý thì những quy luật của logic học được sử dụng cụ thể vào việc xây dựng hệ thống khái niệm và kỹ năng địa lý trong chương trình các lớp, nội dung sách giáo khoa và cả trong việc nghiên cứu đề ra các phương pháp, biện pháp dạy học địa lý hợp lý nhất. Như vậy: Muốn xem xét một kết luận về phương pháp dạy học địa lý chúng ta không thể không chú ý đến những mối quan hệ giữa nó với các môn khoa học khác. 1.4. Quy trình nghiên cứu những vấn đề về lý luận dạy học bộ môn. Những vấn đề hoặc đề tài nghiên cứu về lý luận dạy học môn học thường có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Song nhìn chung để công việc nghiên cứu một đề tài khoa học có kết quả tốt, có trình tự logic thì cần áp dụng quy trình hợp lý, gồm có các bước sau: Hệ thống khoa học địa lý Lý luận dạy học đại cương Tâm lý học dạy học Logic học PP DH địa lý Hình 1.1: Mối quan hệ giữa lí luận dạy học Địa lí với các khoa học khác 71/ Bước 1: Chọn đề tài. + Cần xác định được mục đích và đối tượng nghiên cứu. 2/ Bước 2: Tìm hiểu tình hình hiện tại của đề tài. 3/ Bước 3: Đặt giả thuyết và cách giải quyết tối ưu. - Đặt ra những dự kiến cần thực hiện. - Hướng giải quyết vấn đề của đề tài theo ý kiến của riêng mình và khẳng định cách giải quyết theo hướng đó là tối ưu và có thể thực hiện được. 4/ Bước 4: Đề ra các nhiệm vụ và chọn phương pháp nghiên cứu đề tài. 5/ Bước 5: Đặt kế hoạch tiến hành và kế hoạch thực nghiệm sư phạm. - Phải đặt kế hoạch về thời gian, tổ chức, theo dõi thực nghiệm, kỹ thuật, đo lường kết quả, xử lý tài liệu và rút ra kết luận. - Các kết luận có thể công nhận sự thành công hoặc thất bại của đề tài. nếu thất bại phải làm lại từ bước 3. 6/ Bước 6: Nêu giá trị thực tiễn của đề tài. - Đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu một đề tài. Người nghiên cứu có thể nêu giá trị thực tiễn của các kết luận, phạm vi có thể áp dụng chúng. Hướng mở ra từ đề tài này và các đề nghị cụ thể khác. CÂU HỎI 1. Chứng minh rằng: Lí luận dạy học địa lí là một khoa học. 2. Phân tích mối quan hệ của môn lí luận dạy học địa lí với các khoa học khác. 8Chương 2 MÔN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG * Mục tiêu: Sinh viên cần nắm được mối quan hệ giữa khoa học địa lí và môn địa lí trong nhà trường phổ thông. Từ đó có sự lựa chọn, bổ sung lượng kiến thức thích hợp khi dạy học địa lí. 2.1. Khoa học địa lý và môn địa lý trong nhà trường - Khoa học địa lý ra đời từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại nhưng môn địa lý ở nhà trường phổ thông mới ra đời từ thế kỷ 17. Quá trình phát triển của nó đã trải qua nhiều bước thăng trầm. - Khoa học địa lý ngày nay là một hệ thống gồm nhiều ngành khoa học, trong đó có 2 ngành chủ yếu: địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. 2.1.1. Trên thế giới - Phổ biến khuynh hướng tách môn địa lý truyền thống thành 2 bộ phận: + Địa lý các nước (gồm cả địa lý tổ quốc): thuộc các khoa học xã hội. + Địa lý tự nhiên đại cương + địa chất + địa vật lý, + địa hoá + thiên văn... gọi là môn Địa học hay khoa học về trái đất thuộc các môn khoa học tự nhiên. - Ở các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan... ở cấp I + cấp II kiến thức về địa lý tích hợp với kiến thức lịch sử, giáo dục công dân và xã hội học trong môn chung: khoa học xã hội. - Các kiến thức về địa học, tích hợp với kiến thức lý, hoá, sinh... trong môn khoa học tự nhiên. - Đến cấp III môn địa lý và địa học mới trở thành môn riêng. 2.1.2. Ở Việt Nam - Môn địa lý được học từ thời Pháp thuộc ở bậc tiểu học và trung học. Đặc điểm chung của thời kỳ này là các kiến thức địa lý tự nhiên là chủ yếu. 9- Đến nay, địa lý vẫn gồm cả ba mảng: địa lý đại cương, địa lý thế giới và địa lý tổ quốc được học thành môn riêng từ Trung học cơ sở. - Môn địa lý vừa có kinh tế về tự nhiên, vừa có kinh tế về xã hội nên việc sắp xếp chúng phức tạp: + Ở PTCS: địa lý được xếp vào hệ thống khoa học tự nhiên. + Ở PTTH: địa lý được xếp vào hệ thống khoa học xã hội. 2.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa KHĐLvà môn ĐL trong nhà trường 2.2.1. Những nét tương đồng - Hệ thống của khoa học: + Khoa học địa lý có 2 ngành cơ bản: địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. + Địa lý trong nhà trường phổ thông, cũng có 2 ngành: địa lý tự nhiên (cấp II) và địa lý kinh tế - xã hội (cấp III). - Những phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý: + Dùng bản đồ. + Bảng số liệu thống kê. + Thực địa. + So sánh. 2.2.2. Những nét khác biệt - Tính hệ thống: + Khoa học địa lý rất nghiêm khắc về tính logic: địa lý cơ sở Æ địa lý ngành Æ địa lý vùng Æ địa lý khu vực Æ địa lý tự nhiên Æ địa lý kinh tế - xã hội. + Địa lý ở phổ thông: Không phân biệt rạch ròi như vậy. VD: địa lý lớp 6 học những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương nhưng vẫn có phần địa lý kinh tế - xã hội. Æ Tại sao có sự khác nhau như vậy? 10 - Phạm vi chương trình: ở phổ thông phạm vi chương trình bao giờ cũng nhỏ hơn chương trình của khoa học địa lý. Tại sao? 2.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của môn ĐL trong trường phổ thông 2.3.1. Trang bị cho học sinhkhối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng về bản đồ. 2.3.2. Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn - Địa lý là một môn học có tính tổng hợp. Trong quá trình học tập địa lý học sinh luôn phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Những kiến thức đó góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng. - Học Địa lý giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của tự nhiên, của con người trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, tư duy kinh tế, tư duy sinh thái... 2.3.3. Hình thành cho HS nhân cách con người mới trong xã hội - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, thái độ nhiệt tình lao động, ý thức làm chủ và lòng mong muốn góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong việc tỏ thái độ với các hành động tiêu cực... - Qua việc học Địa lý Thế giới giúp học sinh đồng tình với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân lao động trên thế giới để giành độc lập, dân chủ, tiến bộ và tự do... Æ Tất cả các nhận thức, tình cảm nói trên là những yếu tố cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 11 Chương 3 HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ QUÁ TRÌNH NẮM TRI THỨC CỦA HỌC SINH * Mục tiêu: Sinh viên cần nắm vững hệ thống tri thức địa lí trong nhà trường phổ thông. Hiểu được vị trí của từng loại kiến thức làm cơ sở xác định các kiến thức cơ bản của mỗi bài học. 3.1. Hệ thống tri thức địa lý - Bao gồm: hệ thống kiến thức và các kỹ năng, kỹ xảo được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học địa lý được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp nội dung học vấn và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. - Nội dung học vấn địa lý trong nhà trường còn bao gồm nhiều tri thức khác giúp cho việc học tập địa lý của học sinh đạt kết quả. - Hệ thống tri thức địa lý được lựa chọn để đưa vào chương trình phổ thông phải là những vấn đề cơ bản nhất của khoa học địa lý. - Các thành phần và nội dung học vấn địa lý dạy trong nhà trường phổ thông có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: 12 Nội dung môn địa lý Kiến thức Kỹ năng - kỹ xảo KT Thực tiễn KT lý thuyết Kỹ năng bản đồ Kỹ năng làm việc với các dụng cụ nghiên cứu địa lý Kỹ năng làm việc với các tài liệu địa lý Kỹ năng học tập và nghiên cứu địa lý - Các số liệu, sự kiện địa lý. - Các biểu tượng địa lý. - Các mô hình sáng tạo về địa lý. - Các khái niệm, các quy luật, mối quan hệ nhân quả. - Các thuyết trong địa lý. - Những tư tưởng, những quan điểm trong địa lý học. - Những kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu địa lý. 3.1.1. Kiến thức địa lý - Bao gồm: kiến thức thực tiễn và kiến thức lý thuyết. a. Kiến thức thực tiễn - Bao gồm: các số liệu, sự kiện, biểu tượng và mô hình sáng tạo về địa lý. 13 - Phản ánh những đặc điểm bên ngoài của các sự vật và hiện tượng địa lý. * Các số liệu và sự kiện địa lý: Phản ánh những thông tin về đặc điểm của các sự vật và hiện tượng địa lý. - Vai trò của số liệu và sự kiện địa lý: Minh hoạ, dẫn chứng và để khái quát các kiến thức địa lý lý thuyết. * Các biểu tượng địa lý: - Biểu tượng địa lý là những hình ảnh bề ngoài của các sự vật, hiện tượng địa lý được tri giác, phản ánh vào ý thức, được giữ lại trong trí nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn. - Các loại biểu tượng: + Biểu tượng ký ức: Là sự tái hiện các hình tượng địa lý của con người, những hiện tượng được con người trực tiếp tri giác. + Biểu tượng tưởng tượng: Không trực tiếp được quan sát đối tượng mà phải qua tri giác các đối tượng có liên quan. Trong địa lý, biểu tượng đóng vai trò quan trọng vì: không thể học cái gì, học đến địa danh nào là có thể đến tận đó để trực tiếp tri giác được. - Phương pháp hình thành biểu tượng cho học sinh: + Với biểu tượng ký ức: Quan trọng nhất là cho học sinh quan sát đối tượng. Giáo viên cũng có thể dùng những câu chuyện hấp dẫn, lý thú để kể cho học sinh nghe Æ giáo viên địa lý phải biết nhiều chuyện kể. + Với biểu tượng tưởng tượng: Phải liên hệ giữa các đối tượng đã trực tiếp quan sát được với các đối tượng chưa trực tiếp quan sát để hình thành nên những dấu hiệu mới bằng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, rút ra kết luận Æ giáo viên địa lý phải tăng cường đi tham quan, quan sát, sử dụng tranh ảnh địa lý. - Ý nghĩa của biểu tượng địa lý: 14 + Sự phong phú về biểu tượng là cơ sở để hình thành các kiến thức có liên quan sau này. VD: biểu tượng sông, núi Æ khái niệm sông, núi. + Có khả năng mở rộng kiến thức cho học sinh không chỉ về địa lý mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy: trong quá trình hình thành các kiến thức địa lý cho học sinh thì việc hình thành các biểu tượng địa lý là rất quan trọng. * Các mô hình sáng tạo về địa lý: Là những mẫu cụ thể của việc vận dụng các tri thức địa lý vào thực tiễn. - Vai trò của các mô hình sáng tạo về địa lý: + Có giá trị thực tiễn và trực quan giúp học sinh hiểu cách làm, cách vận dụng tri thức. + Khêu gợi ở học sinh tư duy sáng tạo, tìm tòi những cách vận dụng mới. b. Các kiến thức lý thuyết - Là những kiến thức đã được khái quát hoá, phản ánh bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lý với những đặc điểm và mối quan hệ bên trong của chúng. - Bao gồm: Các khái niệm địa lý, các mối quan hệ nhân quả, các quy luật, các thuyết, các tư tưởng... * Các khái niệm địa lý: Là những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật và hiện tượng địa lý (cần phân biệt với biểu tượng địa lý - bên ngoài). - Các loại khái niệm địa lý: Khái niệm địa lý chung, khái niệm địa lý riêng, khái niệm địa lý tập hợp. * Các khái niệm địa lý chung: Là khái niệm dùng để chỉ các hiện tượng, sự vật địa lý cùng loại, có những thuộc tính duy nhất, như: sông, núi, đồng bằng, tài nguyên thiên nhiên... VD: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm chung. 15 - Các khái niệm chung thường tập trung ở phần địa lý đại cương (ở phổ thông là lớp 6, lớp 10). * Các khái niệm địa lý riêng: Là những dấu hiệu bản chất riêng biệt của sự vật, hiện tượng địa lý. VD: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Ba Bể, núi Ba Vì. - Mỗi khái niệm địa lý riêng thường tương ứng với một địa danh nhất định. - Có những khái niệm vừa là khái niệm riêng nếu hiểu theo nghĩa dấu hiệu bản chất, vừa là địa danh nếu hiểu theo nghĩa địa danh. Trong nhiều trường hợp địa danh lại chính là một dấu hiệu bản chất của khái niệm. VD: Bắc Thái là sự kết hợp của hai tỉnh: Bắc Kạn và Thái Nguyên Æ đó chính là một dấu hiệu bản chất của khái niệm Bắc Thái. - Các khái niệm địa lý chung và khái niệm địa lý riêng có liên quan chặt chẽ với nhau: - Khái niệm địa lý riêng tuy có nét thuộc tính riêng biệt nhưng vẫn mang những thuộc tính chung của các đối tượng cùng loại. VD: Khái niệm "Thành phố Hồ Chí Minh". Nét riêng: Mang tên Bác Hồ. Nét chung: Có các đặc điểm của các thành phố khác: + Tập trung đông dân cư. + Có nhiều dịch vụ. + Có cơ sở hạ tầng tốt. - Khái niệm địa lý chung khi cụ thể hoá thêm các đặc tính độc đáo của đối tượng sẽ trở thành khái niệm riêng. VD: Sông - khái niệm chung. Sông Đà - khái niệm riêng. - Khái niệm riêng thường gặp ở phần Địa lý thế giới, Địa lý khu vực. 16 * Khái niệm địa lý tập hợp: Là những khái niệm địa lý trung gian giữa các khái niệm địa lý chung và địa lý riêng. VD: sông ở đồng bằng, sông ở Tây Bắc. - Khái niệm địa lý tập hợp mới ra đời từ khi có phân vùng kinh tế, phân vùng tự nhiên. Trên thực tế, khái niệm địa lý tập hợp đã có những dấu hiệu bản chất của khái niệm chung và khái niệm riêng. * Khái niệm địa lý cụ thể: Gồm những khái niệm về các sự vật hiện tượng có thể tri giác được: núi đá vôi, bờ sông... * Khái niệm địa lý trừu tượng: Là các khái niệm về các sự vật, hiện tượng địa lý mà chúng ta không trực tiếp tri giác được bằng giác quan như: sự phân bố dân cư, cơ cấu nông nghiệp... * Con đường hình thành khái niệm: - Làm cho học sinh phong phú về biểu tượng địa lý thì hình thành khái niệm sẽ dễ hơn. Nếu là biể
Tài liệu liên quan