Tóm tắt
Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay
đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau: Cuộc cách mạng
công nghiệp (CMCN) lần thứ tư - Cách mạng công nghiệp 4.0 kết hợp các công nghệ
lại với nhau diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và
Vật lý. Tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch
sử”. Tuy nhiên cũng như mọi cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư này có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn,
đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, phương thức đào
tạo trực tuyến trong giáo dục đại học ở Việt Nam có cơ hội để hợp tác và học hỏi
nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Các trường đại học cần phải tìm
cách đổi mới chính mình, nói cách khác cần phải làm một cuộc cách mạng để tồn tại
và phát triển. Đó là nội dung chính của bài viết này.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức đặt ra với phương thức đào tạo trực tuyến ở bậc đại học tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
155
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA
VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN Ở BẬC ĐẠI HỌC
TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Hoàn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay
đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau: Cuộc cách mạng
công nghiệp (CMCN) lần thứ tư - Cách mạng công nghiệp 4.0 kết hợp các công nghệ
lại với nhau diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và
Vật lý. Tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch
sử”. Tuy nhiên cũng như mọi cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư này có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn,
đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Trong bối cảnh đó, phương thức đào
tạo trực tuyến trong giáo dục đại học ở Việt Nam có cơ hội để hợp tác và học hỏi
nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Các trường đại học cần phải tìm
cách đổi mới chính mình, nói cách khác cần phải làm một cuộc cách mạng để tồn tại
và phát triển. Đó là nội dung chính của bài viết này.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo trực tuyến, giáo dục đại học,
thách thức
1. Khái niệm Công nghiệp 4.0
Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại
Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Năm
2013, cụm từ “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) xuất phát từ một báo cáo của Chính
phủ Đức nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà
không cần sự tham gia của con người. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình
sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0
tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc
đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Tháng 1/2016, một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 -
khái niệm Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư được GS. Klaus
Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra và đó cũng là chủ đề
chính của diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2016. Ông cho rằng nhân loại đang
đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng
ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển
156
đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua. Nhìn lại lịch sử,
loài người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn: i) Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước,
tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.
Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử nhân loại; ii) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) đến khi loài
người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần
so với động cơ hơi nước; iii) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất
hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với
nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet là những công nghệ hiện nay
chúng ta được thụ hưởng từ cuộc cách mạng này; iv) Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số mà yếu tố cốt lõi của
Kỹ thuật số là thông qua các công nghệ như Internet vạn vật kết nối - Internet of Things
(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), dữ liệu lớn (Big
Data), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để
chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và
hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện
năng để sản xuất hàng loạt, cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông
tin để tự động hóa sản xuất thì cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc
cách mạng lần ba diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số
và Vật lý. Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ
thuật số và sinh học. Theo Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp
4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp
trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều
rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ
thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,
chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Trên lĩnh vực vật lý, Công nghiệp 4.0 là xu hướng của tự động hóa và trao đổi
dữ liệu trong công nghệ sản xuất, không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh
và được kết nối, mà còn có làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực
khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, robot thế hệ mới, máy in 3D,
xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions), từ các năng lượng tái tạo tới tính
toán lượng tử.
157
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông
minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý
không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới
vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con
người theo thời gian thực, và với IOS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá
trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Cụm từ “cách mạng công nghiệp” hàm
chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách
toàn diện. Các công nghệ mới từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển
với tốc độ vượt bậc, với những đột phá để phục vụ con người được hiện thực hóa như
xe tự lái, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo... Tuy nhiên cũng như mọi cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này có thể đưa
đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động.
Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con
người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất
nghiệp. Năm 2015, McDonald công bố sẽ xây dựng thêm 25.000 nhà hàng hoạt động
hầu như bằng robot; thay vì từ 10 đến 20 nhân viên cho một nhà hàng thì nay chỉ còn
2 - 3 người để quản lý. Tháng 11/2015, Ngân hàng Anh Quốc đưa ra một dự báo sẽ
có khoảng 95 triệu lao động phổ thông bị mất việc trong vòng 10 – 20 năm tới tại
riêng Mỹ và Anh, tương đương 50% lực lượng lao động tại hai nước này. Tháng
5/2016, Foxconn (Đài Loan) cũng tuyên bố sẽ cắt giảm 60.000 nhân công và thay
bằng robot (1). Các tin tức như 90% công nhân một số nhà máy mỹ nghệ ở Bình
Dương mất việc làm, hay Nike quay trở lại sản xuất giày tại Mỹ với các nhà máy
toàn robot, cho thấy mối đe dọa cũng bắt đầu lan đến 300 ngàn công nhân của Nike
tại Việt Nam, và hàng triệu công nhân khác (2).
Công nghệ không chỉ đe dọa các công việc tay chân. Tháng 3/2017, ngân hàng
lớn nhất của Mỹ JP Morgan Chase, ra mắt phần mềm AI có khả năng hoàn thành
hàng trăm ngàn giờ công việc của các luật sư, chuyên viên tín dụng chỉ trong vài
giây. Theo nhiều nghiên cứu, từ 38 - 47% số lượng việc làm hiện nay có thể mất đi
do AI trong vòng 20 năm tới, như luật sư cấp thấp, chuyên viên tín dụng, nhân viên
bán lẻ, lái xe, lễ tân, bảo vệ, công nhân (3). Điều này có nghĩa là hàng trăm triệu
người sẽ cần được đào tạo lại mỗi năm để trang bị những kỹ năng mới, trong đó có
hàng triệu người Việt Nam.
Trong lĩnh vực dệt may, trước đây các nước có ngành dệt may phát triển như
Mỹ, Anh vì thiếu lao động nên đã dịch chuyển thuê nhân công sang Trung Quốc, Ấn
Độ, Việt Nam - nơi có lực lượng lao động thủ công giá rẻ dồi dào. Nhưng với công
nghệ robot trong cuộc cách mạng lần thứ tư này, nhiều nhà máy dệt may trước đây
đặt ở Việt Nam có thể quay ngược lại đặt ở Mỹ, bởi họ đã bắt đầu sử dụng rất nhiều
158
robot. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại
khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á
đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong
ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của
Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh
hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giải trí, robot cũng đã hiện diện ở những
vị trí công việc vốn được cho rằng không thể thay thế con người như lễ tân khách
sạn, cơ quan, nhà hàng, trung tâm call center... Khi có khách đến robot có thể tự động
nhận dạng, ghi nhớ để chào hỏi, nhớ được sở thích, trả lời các nhu cầu của khách
hàng bằng giọng nói hoàn toàn như con người. Nhờ công nghệ AI, người máy làm
việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở
con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng
thuế, bảo hiểm của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng
lao động là người thật hay người máy.
Trong lĩnh vực giao thông, thế hệ xe không người lái sẽ phát triển nhờ đảm bảo
an toàn cao gấp nhiều lần vì không có tình trạng say rượu bia, vượt đèn đỏ, phóng
nhanh vượt ẩu. Trong lĩnh vực y tế, cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sỹ biết
tuốt” có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ
những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng
tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. “Bác sĩ biết tuốt” này còn cho
phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập
dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và
đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác. Đầu năm nay, một số bệnh viện tại thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với bốn cánh
tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể
phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ với sự xâm lấn tối
thiểu và độ chính xác, hiệu quả cao hơn, an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít
đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng không còn là nông nghiệp thuần túy. Công nghệ
IOT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo (sensor) có thể giúp tưới cây, bón
phân đúng thời điểm và khoa học với lượng cần thiết vừa đủ cho cây, giúp tiết kiệm
chi phí so với phương thức truyền thống hiện nay. Khi đó, nông dân - nhóm người
vốn bấp bênh nhất về công việc - sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thực tế ảo sẽ thay đổi cách dạy và học.
Sinh viên có thể đeo kính VR và có cảm giác như đang ngồi trong lớp nghe bài
159
giảng, hay nhập vai để chứng kiến những trận đánh giả lập, ngắm nhìn di tích, mang
lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc, giúp bài học thấm thía hơn. Hoặc khi đào tạo nghề
phi công, học viên đeo kính và thấy phía trước là cabin và học lái máy bay như thật
để thực hành đến khi nhuần nhuyễn rồi mới lái, giảm thiểu rủi ro. Trong tương lai, số
lượng giáo viên ảo có thể nhiều hơn giáo viên thực rất nhiều.
Rõ ràng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cơ hội và cũng đầy thách
thức với nhân loại. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đặt ra vấn đề này theo
các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn
phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ
chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới
thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.
Những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến
những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính
phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng Công nghiệp 4.0, nguy
cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức lại càng lớn hơn
khi các điều kiện về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực chưa sẵn sàng để thích
ứng và tận dụng cơ hội mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến. Mới đây
Cisco dự báo lưu lượng dữ liệu toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 7 lần so với năm 2016.
Các ứng dụng thực tế ảo, thực tại ảo tăng cường có tiềm năng ứng dụng cao và sử
dụng rất nhiều dữ liệu. Điều này cho thấy hạ tầng viễn thông băng rộng tiên tiến, đặc
biệt là hạ tầng di động băng rộng rộng khắp là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt
Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ
không còn là thế mạnh thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân
có thể mất việc làm bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải
dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...
Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con
người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không
được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ luỵ khôn lường.
2. Bài toán thích nghi của giáo dục đại học ở Việt Nam trước xu thế mới
Sự phát triển quá nhanh của công nghệ, đã dẫn đến nhiều điều thay đổi trong
quá trình giáo dục: ghi chú không còn là phương pháp chủ đạo trong việc học, đọc
sách cũng không còn nhận được nhiều quan tâm. Việc có mặt tại lớp học không còn
160
là lựa chọn duy nhất của sinh viên. Tất cả mọi người, không chỉ sinh viên, đều có
nhiều nguồn thông tin, dễ bị nhiễu thông tin; những điều sinh viên ngày nay học thực
sự không tồn tại mãi trong quá trình làm việc sau này của họ. Thậm chí những kiến
thức học ở trường không thực sự hữu ích cho con đường sự nghiệp của sinh viên
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đặt ra những yêu cầu mới cho năng lực nhân sự, không chỉ đe dọa việc làm của
công nhân trình độ thấp mà ngay cả những người có bằng cấp (cao đẳng, đại học trở lên)
cũng có thể bị ảnh hưởng, từ đó đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi chương trình
đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo,
khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh
nguy cơ bị đào thải. Giảng viên không dạy cho người học cái mình đang có, mà phải
hướng tới dạy người học sáng tạo ra cái mới. Học tập để cạnh tranh chứ không phải để
lấy bằng. Mục tiêu đào tạo của đại học không phải để tạo ra những người lao động làm
công việc robot sẽ làm mà phải đạt tới trình độ con người làm ra được robot.
Bên cạnh đó, tiến bộ công nghệ thông tin cũng làm xuất hiện những loại hình
đào tạo mới. Hệ thống đào tạo trực tuyến, đào tạo online là những loại hình đào tạo
thách thức các phương thức đào tạo truyền thống. Nếu giáo dục truyền thống dạy
cách đọc, cách viết, thì giáo dục ngày nay cần dạy các kỹ năng truy cập Internet, kỹ
năng tìm kiếm thông tin trên mạng, đây cũng là những kỹ năng sống còn của người
học khi trưởng thành và vào đời. Giảng viên chuyển từ việc truyền thụ kiến thức
sang hướng dẫn sinh viên tiếp cận đúng thông tin cần tìm và biết loại bỏ những thông
tin xấu, không liên quan trên Internet. Hình thức đào tạo trực tuyến MOOC (Massive
Open Online Course) ngày càng trở nên thịnh hành hơn. Trước đây người ta học ở
trường, về nhà làm bài tập. Giờ thì ngược lại, kiến thức mà thầy giáo giảng được sinh
viên học ở nhà qua trực tuyến, và đến lớp chỉ để tương tác với thầy giáo, để hỏi
những gì họ chưa rõ. Cơ sở đào tạo với những chương trình học được cập nhật hay
hợp tác sâu rộng với giới công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu có ưu thế trong việc
thu hút người học. Ví dụ, Đại học trực tuyến FUNiX của FPT là trường đại học
không có giảng đường, không có giảng viên đích thực mà sử dụng 500 mentor – là
các chuyên gia công nghệ hàng đầu luôn hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.
Quá trình học đều được thực hiện trực tuyến, nơi thầy trò giao tiếp mà không cần tới
lớp. FUNiX có thể xây dựng chương trình đào tạo cập nhật nhanh nhất mảng kiến
thức này cho học viên. Mô hình Đại học trực tuyến ngày càng lớn mạnh theo thờì
gian và phát triển song hành với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thu hút số
lượng lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông.
161
Hình thức đào tạo trực tuyến đang đặt ra thách thức và buộc đại học truyền
thống thay đổi. Ở Việt Nam, đại học trực tuyến chưa phát triển nhưng trên thế giới đã
rất phổ biến. Nếu trước đây học trực tuyến còn gây băn khoăn về chất lượng, thì hiện
nay một số trường tốp đầu của Mỹ như Berkeley, New York University,
Northwestern, Rice đã tự tin đưa ra các chương trình thạc sỹ 100% online. Theo
nghiên cứu năm 2015 của Online Learning Consortium, 71% lãnh đạo các trường đại
học ở Mỹ cho rằng hình thức học online đem lại chất lượng ngang bằng hoặc tốt hơn
học truyền thống. Cứ ba sinh viên đại học ở Mỹ, có một người đang học ít nhất một
môn hoàn toàn online (4).
Đào tạo trực tuyến giúp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhanh hơn. Sau cơn
sốt ngân hàng, năm 2013, một phần ba sinh viên ở Việt Nam theo học khối tài chính
ngân hàng. Kết quả là sau 4 - 5 năm học, hàng ngàn sinh viên ra trường đối mặt với
một ngành ngân hàng đang khủng hoảng, và chật vật tìm việc làm. Ở Mỹ, đơn vị đào
tạo trực tuyến Udacity tiên phong 1 cách làm khác: đảm bảo 100% việc làm. Họ gặp
gỡ trực tiếp Google, Facebook, Oracle để tìm hiểu nhu cầu về nhân lực trong tương
lai. Chỉ trong vài tháng, họ ra mắt các khóa học trực tuyến với các chuyên gia của
các doanh nghiệp đó tham gia xây dựng. Sau khóa học kéo dài 6 - 9 tháng, tất cả các
học viên tốt nghiệp được đảm bảo 100% việc làm tại chính các doanh nghiệp đó (5).
Pluralsight có 4.000 khóa học kỹ năng online. Họ ký hợp đồng với các doanh
nghiệp, cung cấp toàn bộ các khóa học đó cho toàn thể nhân viên. Một nhân viên
được sếp yêu cầu trình bày kế hoạch tài chính cho dự án mới trong tuần tới, đòi hỏi
nhân viên biết cách phân tích một vài chỉ số. Anh ta lên Pluralsight, tìm kiếm môn
học về phân tích đầu tư dự án, lướt nhanh qua những phần cần thiết nhất, và hoàn
thành báo cáo đúng hạn.
Để giải quyết các vấn đề do công nghệ gây ra không thể xây thêm hàng ngàn
trường đại học, hàng vạn trung tâm đào tạo chỉ trong vài năm. Các trường đại học
trên thế giới cũng không thể ra mắt thêm hàng chục ngàn khóa học để đáp ứng hàng
ngàn việc làm mới toanh xuất hiện trong các lĩnh vực như lập trình, quảng cáo trực
tuyến, phân tích dữ liệu, thiết kế 3D mà tìm đến công nghệ. Hai tổ chức Coursera
và EdX hợp tác với hơn 200 trường đại học tốp đầu thế giới, đưa hàng ngàn khóa học
của các giáo sư lên mạng dưới dạng khóa học trực tuyến và đã có hơn 30 triệu người
trên thế giới đăng ký học. Udemy, Pluralsight, Skillshare cung cấp hơn 60 000 khóa
học online từ kỹ năng văn phòng, lập trình đến yoga và nuôi dạy con. Đa số các khóa
học của các giảng viên Stanford, Harvard trên Coursera, EdX đều miễn phí, học viên
chỉ phải trả tiền khi thi lấy chứng chỉ.
162
Các công nghệ mới đang hứa hẹn nhiều giải pháp đột phá, quá trình đào tạo
được rút ngắn và hiệu quả gấp nhiều lần so với học qua sách vở hay trên máy tính:
các Kỹ sư của Boeing đeo kính Google Glass trong khi lắp ráp, sửa chữa phụ tùng có
thể nhìn thấy các hướng dẫn bằng hình 3D ngay trước mắt; phần m