Một số biện pháp nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm

Tóm tắt Kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học quy nhơn cho thấy sinh viên sư phạm có khả năng thích ứng ứng ở mức trung bình. Trong đó, sinh viên thích ứng kém hơn ở việc chuẩn bị tâm thế nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, cần đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 4(29) - Thaùng 6/2015 92 Một số biện pháp nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm Some solutions to enhance the occupational adaptation ability of Quy Nhon University’s education students during pedagogical practicets ThS. Nguyễn Thị Như Hồng Trường Đại học Quy Nhơn M.A. Nguyen Thi Nhu Hong Quy Nhon University Tóm tắt Kết quả nghiên cứu thực trạng về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học quy nhơn cho thấy sinh viên sư phạm có khả năng thích ứng ứng ở mức trung bình. Trong đó, sinh viên thích ứng kém hơn ở việc chuẩn bị tâm thế nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, cần đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Quy Nhơn trong thực tập sư phạm. Từ khóa: khả năng thích ứng nghề nghiệp, sinh viên sư phạm, thực tập sư phạm Abstract The real situation study on the occupational adaptation ability of Quy Nhon University’s education students showed that the students were average at this skill. Students were worse at having a ready state of mind for their career and practising occupational skills. From the result of the study, the researcher suggested some solutions to enhance the occupational adaptation ability of Quy Nhon University’s education students during pedagogical practice. Keywords: occupational adaptation ability, education students, pedagogical practice 1. Đặt vấn đề Trong đào tạo nghề nghiệp tại các trường đại học - cao đẳng, khả năng thích ứng nghề nghiệp (TƯNN) đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với sinh viên sư phạm (SVSP). SVSP chính là thế hệ người giáo viên - những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong tương lai. Vì thế SVSP cần được quan tâm phát triển khả năng TƯNN. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trên 2.000 học sinh, sinh viên tại 4 thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, tháng 6 đến tháng 11/2008 cho thấy hơn 80% giới trẻ ở Việt Nam có ước mơ nghề nghiệp, nhưng không đủ tự tin, quyết tâm theo đuổi ước mơ để lập nghiệp; và khoảng 75% sinh viên tốt nghiệp nhưng chưa đủ tự tin để lập nghiệp... Thực tế cho thấy ở các trường đại học không ít sinh viên còn chưa xác định 93 rõ động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng TƯNN còn nhiều hạn chế, hầu hết các em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để thích ứng với nghề nghiệp, chưa có kỹ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các nội dung thích ứng nghề của bản thân, vì thế các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình rèn luyện nghề nghiệp. Trường Đại học Quy Nhơn là một trường đại học đa ngành thuộc khu vực Miền Trung Tây Nguyên, ước tính mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp phục vụ nhu cầu lao động cho khu vực và trên cả nước, trong đó có hơn một nửa là SVSP. Với ý nghĩa, vị trí và tầm quan trọng của mình, việc thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TƯNN cho SVSP trường Đại học Quy Nhơn là vô cùng cấp thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương phương điều tra bằng bảng hỏi và thực nghiệm, Đề tài nghiên cứu trên 146 SVSP thuộc Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non nhận nhiệm vụ thực tập sư phạm (TTSP) tại 3 trường Tiểu học: Nguyễn Văn Cừ, Ngô Mây, Quang Trung và 3 trường Mầm non: 2/9, Quy Nhơn, Hương Sen. - Đề tài nghiên cứu khả năng TƯNN trong TTSP tập trung chủ yếu ở TTSP đợt 2, từ tháng 01/2014 đến tháng 03/2014. - Công cụ nghiên cứu chính là bảng hỏi được thiết kế bao gồm 2 phần chính: - Phần thông tin cá nhân: Các câu hỏi về thông tin cá nhân của SVSP gồm giới tính, tuổi, quê quán, chuyên ngành, kết quả học tập tại trường, tên trường lớp TTSP và công việc làm thêm. - Phần câu hỏi khảo sát: Các câu hỏi về thực trạng khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP gồm 28 câu hỏi được chia thành các nội dung như sau: + Nội dung 1: Các câu hỏi về đánh giá chung khả năng TƯNN trong TTSP (câu 6); những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TƯNN trong TTSP (câu 24); nguyên nhân SVSP chưa TƯNN (câu 26); các hoạt động cụ thể SVSP mong muốn tham gia để nâng cao khả năng TƯNN (câu 27); biện pháp nhằm nâng cao khả năng TƯNN (câu 25, 28). + Nội dung 2: Các câu hỏi về nhận thức của SVSP về khả năng TƯNN trong TTSP bao gồm: Nhận thức của SVSP về khái niệm khả năng TƯNN trong TTSP (câu 1); nhận thức của SVSP về tầm quan trọng của khả năng TƯNN trong TTSP (câu 2, 3); nhận thức của SVSP về các đặc điểm của khả năng TƯNN trong TTSP (câu 4); nhận thức của SVSP về các biểu hiện của khả năng TƯNN trong TTSP (câu 5). + Nội dung 3: Các câu hỏi về mức độ biểu hiện của khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP gồm: Đánh giá chung mức độ biểu hiện của khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP (câu 7); tâm thế sẵn sàng TTSP (câu 8, 9, 10); thích ứng với nội dung TTSP (câu 11, 12); thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp (câu 13, 14); thích ứng với các điều kiện, phương tiện TTSP (câu 15,16); thích ứng với các mối quan hệ tại nhà trường và cơ sở thực tập (câu 17, 18). + Nội dung 4: Các câu hỏi về việc giải quyết các tình huống trong TTSP thông qua tình huống giả định (câu 19, 20, 21, 22, 23). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khả năng TƯNN của SVSP Trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình (TB) chung tìm được là 3,37 ứng với mức TB trong thang đánh giá Likert 5 mức độ đã xác lập. Như vậy, có thể nhận định rằng, nhìn chung SVSP có khả năng TƯNN trong TTSP đạt ở mức TB. 94 Bảng 1: Khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP STT Các tiêu chí đánh giá TƯNN Điểm TB Mức độ 1 Nhận thức về khả năng TƯNN trong TTSP 3,44 Cao 2 Biểu hiện của khả năng TƯNN trong TTSP 3,38 TB 3 Giải quyết vấn đề TTSP thông qua tình huống giả định 2,76 TB Khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP 3,37 TB Thống kê trên tỉ lệ phần trăm cho thấy đa số SVSP trường Đại học Quy Nhơn có khả năng TƯNN ở mức TB (chiếm 53,4%), mức cao (chiếm 28,8%). Đây là một con số đáng mừng, do vậy cần có những biện pháp để duy trì và tiếp tục phát huy số lượng SVSP có khả năng TƯNN cao này. Biểu đồ 1: Khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP Tuy nhiên có đến 17,8% SVSP có khả năng TƯNN ở mức thấp và rất thấp. Con số này không hề nhỏ, cho thấy bên cạnh những SVSP thích ứng tốt vẫn có nhiều sinh viên còn hạn chế trong việc TƯNN. Đặc biệt và đáng chú ý là không có SVSP nào có mức độ thích ứng rất cao. Đây là điều khiến chúng ta phải suy ngẫm, phải chăng bấy lâu nay công tác giáo dục đã chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này? Thực trạng trên có nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Về phía nguyên nhân chủ quan, cả SVSP, giáo viên hướng dẫn (GVHD) và giảng viên (GV) đều cho rằng nguyên nhân lớn nhất khiến SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp là do “Sinh viên không dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp”, và “Sinh viên chưa làm quen với các hoạt động thực hành”. TTSP là khoảng thời gian SVSP được thực hành nghề, biến những điều đã học thành thực tế, do vậy đòi hỏi SVSP phải có khả năng thực hành tốt, trong đó những kỹ năng nghề nghiệp được chú trọng hơn cả. Do vậy những đánh giá trên đây của SVSP, GVHD và GV là hoàn toàn có cơ sở. Về phía nguyên nhân khách quan, cả 3 nhóm đối tượng khảo sát được hỏi đều đồng ý rằng “Nội dung học tập ở nhà trường sư phạm ít chú trọng thực hành mà nặng về lý thuyết”, “Nhà trường sư phạm chưa có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng cho sinh viên” là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp. 3.2. Biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP Trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP 3.2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP Trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP 3.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Vận dụng tiếp cận hệ thống - cấu trúc xem xét việc nâng cao khả năng TƯNN là một thành tố làm nên quá trình đào tạo người giáo viên đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo tính hệ thống, xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP cần: Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và mục tiêu tổ chức hoạt động TTSP của nhà trường sư phạm. Căn 95 cứ vào yêu cầu của xã hội đối với năng lực và phẩm chất của người giáo viên được thể hiện trong khả năng TƯNN. Các biện pháp được xây dựng phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích chung là nâng cao khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP. Trình tự các bước tiến hành và mỗi bước tiến hành trong biện pháp phải rõ ràng về mục đích đảm bảo cho GV, SVSP có thể thực hiện được. Các biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP phải có cấu trúc đồng bộ, thống nhất, nhuần nhuyễn với nhau. 3.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Xây dựng biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP trong TTSP phải dựa vào các cơ sở lý thuyết về sự thích ứng, đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi SVSP cũng như đặc điểm nghề giáo viên và quá trình TTSP ở trường sư phạm. Đồng thời cần dựa trên thực tiễn dạy học và việc tổ chức hoạt động TTSP ở trường sư phạm, cơ sở TTSP, sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, điều kiện và yêu cầu của giáo dục đại học đồng thời có khả năng ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học và nâng cao khả năng TƯNN ở trường sư phạm. Để đảm bảo nguyên tắc này cần lưu ý: Dựa vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP trong TTSP. Hệ thống các biện pháp này cần phải đảm bảo: Phù hợp với đặc điểm, thời gian và khung chương trình đào tạo, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở trường sư phạm và cơ sở TTSP. 3.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi Các biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP phải góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở trường sư phạm, trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và thực hành nghề giáo viên, tạo ra sự phù hợp giữa bên cung (các trường sư phạm) và bên cầu (các cơ sở TTSP) về đội ngũ giáo viên. Các biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP phải có khả năng áp dụng và triển khai có hiệu quả ở các trường sư phạm và trong cả hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nghĩa là phải xây dựng biện pháp phù hợp với xu hướng phát triển dạy học ở đại học, với chương trình đào tạo, với thói quen học tập của SVSP và điều kiện dạy học ở các trường sư phạm, phù hợp với điều kiện thực tế của các cơ sở TTSP. 3.2.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP Trường Đại học quy Nhơn trong TTSP 3.2.2.1. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động TTSP * Mục đích, ý nghĩa của biện pháp Nâng cao hiệu quả của hoạt động TTSP, giúp SVSP có môi trường thuận lợi nhất, để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao khả năng TƯNN cho SVSP. Biện pháp có ý nghĩa thực tiễn trong việc tạo ra các điều kiện tối ưu cho SVSP thực hành nghề, tạo cơ hội cho SVSP rèn luyện chuyên môn, giao tiếp ứng xử, nâng cao nhận thức về nghề cho SVSP, xây dựng và củng cố hứng thú nghề nghiệp, lòng yêu nghề cho SVSP. * Nội dung biện pháp - Tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SVSP. Mở rộng các hình thức tổ chức hội thi rèn luyện NVSP tạo cơ hội cho tất cả các SVSP được tham gia và trải nghiệm. - Phong phú hóa các hình thức tổ chức các cuộc thi có ý nghĩa góp phần rèn luyện NVSP, giúp SVSP phát triển hứng thú nghề nghiệp, mở rộng hiểu biết về nghề như: Hội thi nét đẹp SVSP, soạn giáo án điện tử, xử lý tình huống sư phạm, sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, thi thiết kế sáng tạo đồ dùng dạy học, * Cách thức thực hiện biện pháp - Phối hợp với Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh Viên, các GV Tâm lí - Giáo dục tổ chức Câu lạc bộ sư phạm và các lớp rèn luyện kỹ năng cho SVSP. 96 - Kết hợp với Tổ bộ môn Tâm lí - Giáo dục, Ban chủ nhiệm các khoa, các GV bộ môn phương pháp, tổ chức hội thi rèn luyện NVSP dưới nhiều hình thức khác nhau. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo nhà trường với các GV bộ môn phương pháp, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong rèn luyện NVSP cho SVSP. - GV giảng dạy môn rèn luyện NVSP luôn sáng tạo trong cách thiết kế bài dạy, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động cho SVSP. - Sự tích cực, chủ động tạo ra thói quen và hứng thú trong việc rèn luyện NVSP, sẵn sàng và có kỹ năng nhất định khi tham gia hoạt động. 3.2.2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa GV trường sư phạm với các GVHD trong việc giáo dục nghề nghiệp cho SVSP * Mục đích, ý nghĩa của biện pháp Biện pháp nhằm giúp SVSP thích ứng nhanh với thực tế dạy học và giáo dục ở cơ sở thực tập trong đợt TTSP và khi ra trường. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tạo điều kiện cho SVSP tìm hiểu thực tế một cách linh hoạt, giúp các em có tâm thế sẵn sàng trước đợt TTSP và thích nghi nhanh chóng với nghề nghiệp sau khi ra trường. * Nội dung biện pháp - GV trường sư phạm cùng các GVHD tại cơ sở thực tập xây dựng và triển khai kế hoạch cho SVSP tìm hiểu và tham gia thực tế thường xuyên ở cơ sở thực tập. - Tổ chức cho SVSP giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, hỏi đáp thắc mắc có liên quan đến hoạt động TTSP. - Tổ chức các nhóm dự giờ ngoài thời gian thực tập để SVSP học hỏi thêm. * Cách thức thực hiện biện pháp - Với nội dung giao lưu, nghe báo cáo kinh nghiệm + GV trường sư phạm kết hợp với cơ sở thực tập và GVHD lên kế hoạch cụ thể cho buổi giao lưu và nội dung báo cáo kinh nghiệm. Các GVHD viết báo cáo, mời những sinh viên tốt nghiệp đã TTSP và có kết quả tốt tham gia giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm. + Sau khi nghe báo cáo, SVSP có thể trao đổi, chia sẻ cùng GV, GVHD và các anh chị sinh viên đã tốt nghiệp để tìm hiểu thêm về chủ đề của báo cáo và những băn khoăn, lo lắng của SVSP trong đợt TTSP. + Sinh viên nói lên những cảm nhận của mình, những kinh nghiệm thu được, những cảm xúc được hình thành, sau khi được nghe, trao đổi, chia sẻ. - Với nội dung đi dự giờ thực tế và tham gia các hoạt động thực tế + Kết hợp với GVHD lên kế hoạch thực tế cho SVSP, tổ chức cho SVSP tham gia hoạt động thực tế, kiểm tra, đánh giá kết quả thực tế, hoàn thiện, bổ sung cho các lần hoạt động sau. + GV trường sư phạm liên hệ, gặp gỡ trực tiếp với các giáo viên tại cơ sở thực tập, lên kế hoạch dự giờ và tham gia giảng dạy ở trường trong thời lượng 2 tiết/tuần/sinh viên. + Các tiết tập giảng được GV và GVHD sắp xếp vào các buổi học phụ để không ảnh hưởng đến giờ học chính của học sinh. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Cán bộ quản lí, GV trường sư phạm và các SVSP cần nhận thức rõ vai trò của cơ sở TTSP và GVHD đối với kết quả rèn luyện NVSP, TTSP và khả năng TƯNN của SVSP. - Sự phối hợp chặt chẽ giữa GV trường sư phạm và GVHD trong tổ chức các hoạt động cho SVSP. Sự sắp xếp, tổ chức hợp lý thời gian, không gian để đảm bảo tính hiệu quả. 3.2.2.3. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện nghề nghiệp cho SVSP * Mục đích, ý nghĩa của biện pháp Nhằm giúp SVSP trang bị những kỹ năng cần thiết, có thái độ tích cực nhằm 97 nâng cao khả năng TƯNN. Biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục ý thức học tập và rèn luyện nghề nghiệp suốt đời cho SVSP, khẳng định tính hiệu quả của một phương pháp học tập đặc trưng ở bậc học đại học - Phương pháp tự học. * Nội dung biện pháp - Giáo dục ý thức, tinh thần tự giác trong tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của SVSP. Đồng thời giúp SVSP có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện hiệu quả, giúp SV hiểu và có phương pháp học tập hợp lý, vừa hiệu quả vừa tạo hứng thú bền vững cho SVSP. * Cách thức thực hiện biện pháp - Tổ chức các diễn đàn về phương pháp tự học để SVSP có thể bày tỏ những khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp này. - Khuyến khích SVSP viết kinh nghiệm, sáng kiến về các kỹ năng, phương pháp học tập và rèn luyện nghề nghiệp hiệu quả, phù hợp với từng môn học, ngành học. * Điều kiện thực hiện biện pháp - Sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập của nhà trường. - Sự tích cực giáo dục ý thức học tập cho SVSP của GV và GVHD, sự gương mẫu trong tự học, tự rèn luyện của các GV. Thái độ tích cực trong học tập, nghiên cứu của SVSP. 3.3. Kết quả thực nghiệm biện pháp nâng cao khả năng TƯNN của SVSP Trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả tiến hành thực nghiệm biện pháp “Đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt động TTSP” nhằm nâng cao tâm thế nghề nghiệp và khả năng TƯNN cho SVSP trường Đại học Quy Nhơn. 3.3.1. Những thay đổi về khả năng TƯNN trong TTSP thể hiện ở “tâm thế nghề nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức (1-5) với kết quả thu được sau thực nghiệm, ở mỗi cặp điểm TB đều có sự tăng lên ở mức độ nhất định. Trước thực nghiệm, điểm TB dao động từ 2,0 đến 3,72; sau thực nghiệm điểm TB dao động từ 3,0 đến 3,78. Đồng thời mức độ thích ứng của SVSP thể hiện ở “tâm thế nghề nghiệp” được tăng lên và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,03). Cụ thể mức độ thích ứng trước thực nghiệm có điểm TB là 3,20, sau thực nghiệm là 3,38. Sự thay đổi đó được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Bảng 2: Khả năng TƯNN thể hiện ở “tâm thế nghề nghiệp” trước và sau thực nghiệm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Sig SL ĐTB ĐLC SL ĐTB ĐLC 0,03 27 3,20 0,455 27 3,38 0,224 3.3.1.1. Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và sau thực nghiệm Kết quả trên cho thấy: Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP đã tăng lên rõ rệt. Trước thực nghiệm, chỉ có 1 sinh viên (3,7%) có mức độ “rất sẵn sàng” với hoạt động TTSP, nhưng sau thực nghiệm, đã có 17 sinh viên (63,0%) “rất sẵn sàng” với hoạt động này. Đồng thời trước tác động vẫn còn có 1 sinh viên (3,7%) “ít sẵn sàng” và 4 sinh viên (14,8%) “bình thường” với hoạt động TTSP, nhưng sau thực nghiệm thì không còn có sinh viên nào ở mức này. Sau thực nghiệm tất cả sinh viên đều có mức độ sẵn sàng ở mức “sẵn sàng” và “rất sẵn sàng”. Đây là sự thay đổi về mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP sau thực nghiệm. 98 Bảng 3: Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và sau thực nghiệm TT Mức độ sẵn sàng Trước tác động Sau tác động SL % SL % 1 Không sẵn sàng 0 0 0 0 2 Ít sẵn sàng 1 3,7 0 0 3 Bình thường 4 14,8 0 0 4 Sẵn sàng 21 77,8 10 37,0 5 Rất sẵn sàng 1 3,7 17 63,0 3.3.1.2. Tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau thực nghiệm Bảng 4: Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau thực nghiệm TT Mức độ tâm trạng tiêu cực Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm SL % SL % 1 Rất thường xuyên 11 5,8 0 0 2 Thường xuyên 19 10,1 3 1,6 3 Thỉnh thoảng 81 42,9 108 57,1 4 Hiếm khi 69 36,5 69 36,5 5 Không bao giờ 9 4,8 9 4,8 Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau thực nghiệm được trình bày ở bảng 4 cho phép khẳng định, các tâm trạng tiêu cực của SVSP trong đợt TTSP ở các mức độ, trước và sau thực nghiệm có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: Mức độ “rất thường xuyên” và “thường xuyên” tỉ lệ SVSP gặp phải những tâm trạng tiêu cực đã giảm hoặc không còn sinh viên nào gặp khó khăn nữa. Mức độ “thỉnh thoảng”: Trước thực nghiệm có 42,9% sinh viên gặp tâm trạng tiêu cực, sau thực nghiệm con số này đã tăng lên 57,1%. Riêng ở hai mức độ còn lại không có sự thay đổi. Như vậy có thể thấy, số SVSP gặp khó khăn ở mức độ “rất thường xuyên” và “thường xuyên” đã
Tài liệu liên quan