Di tích lịch sử văn hóa 2

Khu di tích lịch sử văn hóa Thạch Linh thần tướng và chùa Bồ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, cách thị xã Bắc Giang 20km về phía Tây. Khu di tích này được xây dựng từ thời Lê -Nguyễn, là nơi tưởng niệm vị anh hùng có công với nước, là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Khu di tích gồm một hệ thống di tích có liên quan đến nhau, cụ thể là: Ao Miếu, nơi dấu tích của Thánh, chùa Hang (Khám), đền Ngự, đền Núi Lùn thờ tượng độc cước, đền Trung, Đền Thượng, chùa Cao, chùa Bồ Đà. Từ khi khởi dựng cho tới nay, các di tích vẫn đứng nguyên vị trí ban đầu. Điểm Ao Miếu - nơi sinh ra thánh phật, giữa ao có xây 1 miếu thờ. Chùa Hang (Khám) nằm trên một gò đất cao rộng khoảng 1300m2. Đền Ngự rộng 24m2 thuộc thôn Hạ Lát. Đền Núi Lùn nằm trên một gò đất cao thuộc thôn Thượng Lát. Trong thờ pho tượng độc cước bằng đất cao 50cm. Đền Trung, đền Thượng là nơi thánh phật hóa, nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát. Đền Thượng nằm trên đỉnh núi. Đền Trung xây theo kiểu chữ đinh (T). Chùa Cao ở lưng chừng phía bắc núi Phượng Hoàng, được xây theo kiểu cuốn vòm. Trong chùa có một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Chùa Bồ Đà (Tứ Ân Tự) được xây dựng thời vua Lê Nhân Tông năm thứ nhất (1720), ở phía Bắc (chân núi Phượng Hoàng). Trong khu di tích này hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật quý hiếm, có ý nghĩa nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống. Đó là các bức đại tự, câu đối, văn bia, hương án, đồ thờ cúng, hệ thống tượng v.v... vừa là hiện vật gốc thời Lê, thời Nguyễn rất có giá trị về mặt nghệ thuật, vừa là tài liệu, hiện vật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống.

doc182 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Di tích lịch sử văn hóa 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Di tích lịch sử văn hóa 2 Ao Miếu Ao Miếu Khu di tích lịch sử văn hóa Thạch Linh thần tướng và chùa Bồ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, cách thị xã Bắc Giang 20km về phía Tây. Khu di tích này được xây dựng từ thời Lê -Nguyễn, là nơi tưởng niệm vị anh hùng có công với nước, là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Khu di tích gồm một hệ thống di tích có liên quan đến nhau, cụ thể là: Ao Miếu, nơi dấu tích của Thánh, chùa Hang (Khám), đền Ngự, đền Núi Lùn thờ tượng độc cước, đền Trung, Đền Thượng, chùa Cao, chùa Bồ Đà. Từ khi khởi dựng cho tới nay, các di tích vẫn đứng nguyên vị trí ban đầu. Điểm Ao Miếu - nơi sinh ra thánh phật, giữa ao có xây 1 miếu thờ. Chùa Hang (Khám) nằm trên một gò đất cao rộng khoảng 1300m2. Đền Ngự rộng 24m2 thuộc thôn Hạ Lát. Đền Núi Lùn nằm trên một gò đất cao thuộc thôn Thượng Lát. Trong thờ pho tượng độc cước bằng đất cao 50cm. Đền Trung, đền Thượng là nơi thánh phật hóa, nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát. Đền Thượng nằm trên đỉnh núi. Đền Trung xây theo kiểu chữ đinh (T). Chùa Cao ở lưng chừng phía bắc núi Phượng Hoàng, được xây theo kiểu cuốn vòm. Trong chùa có một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Chùa Bồ Đà (Tứ Ân Tự) được xây dựng thời vua Lê Nhân Tông năm thứ nhất (1720), ở phía Bắc (chân núi Phượng Hoàng). Trong khu di tích này hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật quý hiếm, có ý nghĩa nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống. Đó là các bức đại tự, câu đối, văn bia, hương án, đồ thờ cúng, hệ thống tượng v.v... vừa là hiện vật gốc thời Lê, thời Nguyễn rất có giá trị về mặt nghệ thuật, vừa là tài liệu, hiện vật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống. Đảo hòn Khoai Đảo hòn Khoai Đảo còn có các tên Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc lập. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đặt tên là Poulob - Obi. Tên mà nhân dân gọi là : Hòn Khoai và được giải thích như sau: - Trên đảo có nhiều khoai - Đảo có hình dáng củ khoai. Ngày 18/12/1882, Hòn Khoai thuộc vùng Cà Mau, Bắc Hạch gia nhập với vùng Bạc Liêu thuộc Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu. Theo sắc lệnh 32/VN ngày 9/3/1956, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau lập tỉnh mới gọi là tỉnh An Xuyên. Ngày nay Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiến, tỉnh Minh Hải. Hòn Khoai nằm ở vùng biển của tổ quốc cách đất liền gần nhất là 14,6km (Kinh Năm, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền). Xung quanh Hòn Khoai còn có một số đảo khác : về phía Đông Bắc là Hòn Tượng, về phía Đông Nam là Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, xa hơn là Hòn Khô, có hai cách đi bằng đường thủy. - Từ thị xã Cà Mau đi tàu về huyện Ngọc Hiền theo tuyến sông Gành Hào rẽ vào sông Bảy Háp sau đó vào Kinh Ngang là đến huyện Ngọc Hiền, từ Ngọc Hiền đi tàu theo sông Định đến Kinh Ba ra sông Bạch Gốc và đi tàu ra Hòn Khoai (đường dài 140km) - Từ thị xã Cà Mau đến huyện Ngọc Hiền, theo tuyến đường trên từ huyện Ngọc Hiền đi tàu theo sông Rạch Tàu đến xã Đất Mũi và đi tàu ra Hòn Khoai (đường dài 126km) Sau khi thế chiến lần thứ 2 xảy ra, tình hình trên thế giới và Đông Dương có nhiều biến chuyển, tạo điều kiện cho cuộc cách mạng có thể bùng nổ ở Đông Dương. Thi hành Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ VI (họp tháng 11/1939), Xứ ủy Nam kỳ đã ráo riết chuẩn bị để đón thời cơ của một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ tháng 3/1940 bảng đề cương chuẩn bị bạo động của Xứ ủy Nam Kỳ đã được các cấp Đảng bộ thảo luận và bàn kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa ở từng địa phương. Tháng 5/1940 nhận được chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn bị bạo động, tỉnh ủy Bạc Liêu có kế hoạch chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa sắp đến. Tháng 6/1940, tỉnh ủy phân công đồng chí Phan Ngọc Hiền cùng với đồng chí Dương Văn Giai, Nguyễn Thị Quýt ra Hòn Khoai xây dựng cơ sở cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa Hòn Khoai. Nhằm tạo thế hợp pháp, đồng chí Phan Ngọc Hiền đến gặp tên xếp đảo Oliever xin mở trường dạy học. Trong một thời gian ngắn, hầu hết các nhân viên Việt Nam làm việc trên đảo đều được đồng chí Hiền tuyên truyền và giác ngộ cách mạng. Ngày 23/10/1940 nhận được nghị quyết của Xứ ủy Nam Kỳ, thường vụ Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị mở rộng để bàn kế hoạch khởi nghĩa, chọn Hòn Khoai làm điểm khởi đầu của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bạc Liêu và phân công đồng chí Phan Ngọc Hiền lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai. Ngày 26 và 27/11/1940, tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị tại Lung Lá, Nhà Thế (ấp Rạch Mũi, xã Tân Hưng) trên cơ sở đánh giá tình hình chung về công tác chuẩn bị khởi nghĩa trong tỉnh, hội nghị đã thống nhất chia thành 3 khu vực khởi nghĩa trong tỉnh. Khu vực I là Năm Căn trong đó có Hòn Khoai và một số xã chung quanh. Khu vực II là thị trấn Cà Mau và các xã xung quanh Khu vực III là thị xã Bạc Liêu và các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Gia Rai. Hội nghị nhất trí lấy điểm Hòn Khoai làm điểm khởi đầu của cuộc khởi nghĩa trong tỉnh vì Hòn Khoai là cụm đảo cô lập ngoài biển khơi, cách mũi Cà Mau 20 km ở đây lực lượng ta hoàn toàn áp đảo địch. Vì ngoài tên thực dân Pháp phụ trách Hải Đăng, hầu hết các nhân viên Hải Đăng người Việt đều được giác ngộ cách mạng kể cả các nhân viên canh gác và giữ kho súng của địch. Sau khi khởi nghĩa Hòn Khoai thắng lợi ta sẽ thu toàn bộ vũ khí về phối hợp với du kích xã Tân Hưng Tây và các xã chung quanh Năm Căn đã bố trí sẵn ở đây. Để giải phóng thị trấn Năm Căn thành lập chính quyền cách mạng ở khu vực này, Sau ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940) bọn tề huyện, xã ở Năm Căn đều hoang mang, các thị xã, thị trấn các trụ sở tề đều có tăng cường lính gác, huyện Năm Căn được tăng cường với đại đội lính Khơ Me. Một số tên tề được trang bị thêm súng lửa, bọn tề xã Tân Hưng Tây, xã Tân An buộc thanh niên từ 18 đến 45 tuổi phải gia nhập lực lượng dân tuyền. Chúng lập các trạm gác ở các ngã ba đường, giới nghiêm ban đêm chúng tổ chức tuần tra suốt ngày đêm, trao giải thưởng ai bắt được cộng sản được thưởng từ 200đ đến 400đ. Tên Oliever xếp đảo Hòn Khoai cũng được lãnh theo dõi tình hình diễn biến của các nhân viên người Việt trên đảo. Ngày 12/12/1940 đồng chí Bông Văn Dĩa từ xã Tân dân, huyện Ngọc Hiền đến Hòn Khoai trao Nghị quyết khởi nghĩa của Tỉnh ủy cho đồng chí Phan Ngọc Hiền, đồng chí Phan Ngọc Hiền triệu tập chi bộ tại Dổ Tre (địa danh trên Hòn Khoai). Chi bộ thống nhất giờ hành động từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 13/12/1940. Vì đó là thời gian tên xếp đảo thường từ nhà đến phòng điện báo để gởi báo cáo về Sài Gòn. Chi bộ thống nhất bắt sống tên Oliever để đem về đất liền xử tội (tên Phó Đắc đã đi về Sài Gòn). Trưa ngày 13/12/1940 đồng chí Phan Ngọc Hiền tổ chức họp chi bộ mở rộng xác định sẽ chiếm 2 khu vực : phòng điện đài và khu vực đèn pha. Lực lượng khởi nghĩa chia làm 4 tổ. - Tổ một: Phan Ngọc Hiền, Dương Văn Giai, Bông Văn Nở được phân công chiếm tháp đèn pha (riêng đồng chí Giai và Nở còn có nhiệm vụ liên lạc với các tổ). - Tổ hai: Nguyễn Văn Đắc, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Cự được phân công bắt sống tên Oliever và chiếm phòng điện đài. - Tổ ba: Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Văn Đình, Đỗ Văn Biên yểm trợ tổ 1 và tổ 2. - Tổ bốn: Bông Văn Dĩa, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Thị Quýt chiếm chiếc ca nô Poulob-Opi và chuẩn bị cho quân khởi nghĩa về đất liền. Lúc 23 giờ 15 phút ngày 13/12/1940 tên Oliever đến phòng điện đài đưa báo cáo cho đồng chí Nguyễn Văn Cự để gởi về Sài Gòn. Được sự hỗ trợ của đồng chí Nguyễn Văn Đắc và Nguyễn Văn Định, đồng chí Đỗ Văn Sến xông tới vật tên Oliever xuống. Tên Oliever chống cự nên bị giết chết. Đồng chí Hiền và đồng chí Giai xông vào nhà tên Oliever lấy súng ngắn của hắn, trong khi đồng chí Sến và đồng chí Đắc phá kho lấy 2 khƯu súng trường toàn bộ đạn và mìn. Sáng 14/12/1940, 12 chiến sĩ khởi nghĩa từ Bãi Nhỏ trở về Rạch Gốc, khi gần đến Rạch Gốc, đồng chí Phan Ngọc Hiền ra lệnh giương cao cờ đỏ sao vàng và 2 tấm băng mang dòng chữ : "Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế muôn năm!" và "Đông dương độc lập muôn năm!". Trước cảnh tượng bất ngờ đó bọn tề ngụy ở đây hốt hoảng bỏ chạy vào rừng, toàn đồng bào ta khi thấy cờ cách mạng tung bay vô cùng phấn khởi, reo hò đón đoàn quân khởi nghĩa chiến thắng trở vê.ỡ Đến Rạch Gốc đồng chí Hiền tập hợp lực lượng khởi nghĩa cùng với các đồng chí trong chi bộ xã Tân An bàn kế hoạch bảo vệ dân khi địch đến phản kích. Đồng thời liên lạc với Ban Chỉ huy khu vực 1 ở Năm Căn để hợp đồng giải phóng thị trấn Năm Căn trong đêm 14/12/1940 theo nghị quyết của Tỉnh ủy. Nhưng quân khởi nghĩa Hòn Khoai chờ đến 5 giờ sáng ngày 15/12 vẫn không nghe tiếng súng tấn công vào Năm Căn (do Thường vụ Tỉnh ủy quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa ở khu vực Năm Căn). Đồng chí Hiền quyết định tiến công Đồn Kiếm Lâm tại Thủ Tam Giang tên đốc Đông phụ trách đồn Kiếm Lâm đầu hàng và nộp toàn bộ vũ khí. Qua hai trận chiến đấu Hòn Khoai và đồn Kiếm Lâm, thủ Tam Giang quân khởi nghĩa đã thu được 5 súng các loại và nhiều đạn, 21 cối mìn. Đến ngày 15/12/1940, thực dân Pháp mới biết Hòn Khoai đã bị đánh chiếm và tên xếp đảo Oliever đã bị giết chết chúng tập trung lực lượng tổ chức truy lùng các chiến sỹ khởi nghĩa. Chúng phối hợp quân trên bộ với quân đường thủy đánh vào Rạch Gốc. Chúng đốt toàn bộ nhà ở ấp Rạch gốc bắt hàng trăm người ra đánh đập, khủng bố các gia đình và chúng nghi có liên lạc với quân khởi nghĩa. Phát hiện nơi đóng quân của lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai chúng tập trung lực lượng tấn công vào. Sau ba ngày chiến đấu hết đạn, hết lương thực quân khởi nghĩa phải uống nước trong bọng cây, có đồng chí đề nghị tàu chạy sang Thái Lan, nhưng đồng chí Hiền kiên quyết bám trụ chiến đấu chờ sự chi viện của lực lượng cách mạng. Đến ngày thứ 5 một vài đồng chí đã bị bắt, đến ngày thứ 7 lực lượng khởi nghĩa không còn khả năng chiến đấu và rơi vào tay địch. Sau 6 tháng giam cầm, tra tấn dã man các chiến sĩ khởi nghĩa ngày 12/7/1941, thực dân Pháp đem các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ra xử bắn (địa điểm xử bắn tại sân vận động thị xã Cà Mau). Các đồng chí bị xử bắn là: Phan Ngọc Hiền, Nguyễn Văn Đắc, Đỗ Văn Sến, Lê Văn Biên, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Văn Cự, Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Văn Đính. Các đồng chí Bông Văn Dĩa, Dương Văn Giai bị đầy ra Côn Đảo và đồng chí Nguyễn Thị Quýt bị giam cầm ở Chí Hòa. Trước lúc bị xử bắn, thực dân Pháp cho đồng chí Phan Ngọc Hiền 10 phút để nói chuyện với đồng bào. Đồng chí dõng dạc nói "Người Cộng sản coi cái chết rất bình thường, chúng tôi sẵn sàng chết để đấu tranh cho đồng bào được ấm no, nhất định những người kế tiếp chúng tôi sẽ tiêu diệt được thực dân Pháp. Nhất định Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập" và đồng chí hô to "đả đảo đế quốc Pháp, Đông Dương độc lập muôn năm, Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm". Các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, nhưng tinh thần kiên trung bất khuất của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Minh Hải, trong lòng nhân dân Việt Nam. Kế thừa tinh thần bất khuất của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, trong phong trào đồng khởi 1959-1960, lực lượng vũ trang Minh Hải đã tập kích một đơn vị nghĩa quân ngụy đóng tại đảo, tiêu diệt toàn bộ quân địch giải phóng đảo. Đi từ cửa sông Rạch Gốc ra đến Hòn Khoai, trước tiên ta thấy Hòn Tượng án ngữ phía trước bên phải của Hòn Khoai, phía trước bên trái của Hòn Khoai là Hòn Đồi Mồi và Hòn Sao, xa hơn nữa là Hòn Khô (chỉ cao hơn mặt nước khoảng 2m). Bao bọc quanh đảo là chân cát rộng từ 3 đến 5m. Tại bãi lớn và bãi nhỏ có những bãi đá diện tích toàn đảo rộng khoảng 4 km 2,7 Điếm Trung Quân-Cầu Gạo Điếm Trung Quân-Cầu Gạo Điếm Trung Quân-Cầu Gạo thuộc xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, cách thị xã Bắc Giang 36km. Trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược năm 1077, Lý Thường Kiệt đã cùng với quân dân Đại Việt tổ chức xây dựng phòng tuyến ngăn giặc ở bờ Nam sông Cầu sau khi đã đưa quân sang tận Châu Ưng, Châu Liêm đánh vào nơi tập kết binh lương của giặc. Điếm Trung quân-Cầu gạo nằm ở giữa phòng tuyến, kề bên Đại bản doanh của chủ soái và các đạo quân lớn ở cánh đồng Dinh, đồng Cổng trại... Các đạo quân này đã vượt sông đánh sang bên kia bờ Như Nguyệt, tiêu diệt trại quân của Phó tướng Triệu Tiết. Điếm Trung quân-Cầu gạo nằm kề bên đường Thiên Lý, vừa dễ nhận tiếp tế vận chuyển từ phía hậu phương lên, vừa tiện cho công việc phân phối ra tuyến trước. Nay điếm Trung quân còn lại một nếp nhà năm gian hai trái, kiến trúc theo chữ nhị (=) nền điếm xây cao. Trong điếm còn hai hương án, một kiệu rồng sơn son thếp vàng. Điếm Cầu gạo hiện nay chỉ còn một cây hương nhỏ. So với ban đầu, quy mô điếm Trung quân và điếm Cầu gạo nay nhỏ bé hơn nhiều. Nhưng địa điểm, địa danh và ký ức lòng dân vẫn còn đó. Đền Điều Sơn Đền Điều Sơn Di tích đền Điều Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách thị xã Bắc Giang 18,5 km. Đền Điều Sơn có từ lâu đời, nằm dưới chân núi Đèo (hay Điều Sơn), cho nên đền, chùa ở đây đều mang tên đền Điều Sơn Đền Đô Đền Đô Khu di tích lịch sử Đền Đô thờ 8 vị vua thời Nhà Lý, thuộc Xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, cách tỉnh lị Hà Bắc (thị xã Bắc Giang) 33 km về phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Di tích Đền Đô nằm trên một khu đất bằng phẳng phía đông xã Đình Bảng, gần ngay xóm Thượng. Toàn bộ khu di tích nằm gọn giữa vùng quê trù phú. Các công trình xây dựng Đền Đô đều quay theo hướng Tây Nam, nhìn thẳng ra cánh đồng lúa xanh bát ngát. Phía sau đền là con đường Liên xã 179 nối vào đưng quốc lộ 1-A tạo, thành ngã ba ngay đầu thị trấn Từ Sơn. Do vậy rất thuận tiện cho khách tham quan du lịch. Ngày nay trong Đền Đô còn lại 8 bài vị và một bia đá ghi tên, ngày tháng năm sinh và năm tháng, ngày mất của các vua Lý. Khu di tích lịch sử đền Đô mang những nét nổi bật chính sau: - Về mặt lịch sử: Là nơi lưu giữ tài liệu phản ánh về làng Cổ Pháp xưa và Đình Bảng ngày nay. Đồng thời là đất tôn miếu và phát tích tôn thờ 8 vị vua Nhà Lý. Ngày nay Lăng các vua Lý vẫn được nhân dân giữ gìn nguyên vẹn trên các cánh đồng làng Đình Bảng. - Về mặt kiến trúc nghệ thuật: Đền Đô được xây dựng quy mô vào thi kỳ Nhà Lê (đầu thế kỷ 17) theo kiểu "Nội công ngoại quốc", xung quanh có tường thành vây bọc. Nhưng rất đáng tiếc là các công trình này đã bị thực dân Pháp san bằng vào năm 1952, thành một phế tích. Chỉ còn lại 8 bài vị vua Lý và một bia đá ghi ngày cúng giỗ các vua Lý cùng những người hưởng công xây dựng Đền Đô. Cho tới năm 1990, căn cứ vào bản ảnh và bản vẽ (mặt bằng) của di tích mà ta còn lưu giữ trong nhà bảo tàng ( bản này Pháp chụp từ năm 1912), thì thấy nhân dân đã xây dựng xong 7 gian nhà hậu cung với kết cấu kiến trúc trồng giường hoàn toàn bằng gỗ lim chắc khỏe, cùng hai nhà bia và dãy nhà kiệu, nhà ngựa, đồng thời xây dựng xong nền móng nhà chuyển bồng và nhà tiền tế. Duy nhất còn 8 bài vị ghi tên các vua Lý được sơn son thếp vàng, chạm khắc vào thời Lê. Đặc biệt còn một bia đá, chạm khắc vào năm 1605 do Tiến sỹ Phùng Khắc Khoan phụng soạn ghi công đức các vua Lý, phần trên chạm khắc hình rồng chầu mặt nguyệt rất tinh xảo. Ngày nay, trong di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật là đồ đồng, đồ sứ có giá trị như đỉnh đồng, bình hương thời Lê do nhân dân Đình Bảng và khách thập phương cung tiến. Đền Đông Bào Đền Đông Bào Thôn Đông Bào hiện nay thuộc xã Gia Xuyên, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng. Đền Đông Bào thờ Vương mẫu Nhiếp chính Yỷ Lan. Hàng năm, lễ đền được mở làm 2 kỳ: - Tháng 2: Ngày 18/2 là ngày sinh nhật. - Tháng 7: Ngày 25/7 - Ngày mất. Lệ là 10 ngày nhưng thực tế chỉ có 5 ngày được sử dụng vào hội. Theo truyền thuyết, đền Đông Bào được xây dựng vào năn 1113. Nhưng nhìn vào kiến trúc thấy rằng được trùng tu thời Nguyễn. Đền được kiến trúc theo hình chữ Nhị, có chuôi phía sau. Đầu phía Nam là một ngôi đình cổ, sau đền là chùa thờ Phật. Đền ngoài gồm có 5 gian bằng gỗ lim, vì kèo đều có chạm khắc rồng phượng và hoa lá. Gian giữa đặt bàn thờ Ngọc Lộ. Bên cạnh Ngọc Lộ là đồ thờ tế, đặc biệt có đôi lục bình trên có khắc bài thơ. Gian trung từ: Gian trung từ có 5 gian, tiếp mái với gian ngoài, sơn son thếp vàng toàn bộ. Phía hiên chạm khắc trúc, rồng, phượng. Ngoài hiên chính giữa để một bàn thờ trên có ngai thờ. Trong nhà có bàn thờ. Trên có bức đại tự to ghi bằng chữ Hán: "Vương giả tri hương". Gian hậu cung có một bàn thờ đặt nghi lễ, trên có bức đại tự ghi: "Tối linh từ linh từ". Sau bàn thờ là gian cấm, có tượng Vương mẫu ngồi trong huyện. Tượng bằng gỗ cao khoảng 50cm. Trước cửa cấm có 5 thanh kiếm thờ, tượng Yỷ Lan đẹp, theo nhân dân cho biết là tượng để trong cung cấm không bao giờ mang ra ngoài. Toàn bộ cấu trúc hậu cung không có chạm khắc. Ngay sát đền Yỷ Lan, cạnh phía nam là đình thờ thần hoàng và phía đông là chùa thờ Phật. Đền đình Trang Liệt Đền đình Trang Liệt Cụm di tích đền và đình thờ hai vị danh tướng thời Trần là Trần Bà Liệt và Trần Quang Khải nằm ở trung tâm thôn Bà Liệt (hay còn gọi là làng Sặt) xã Tràng Liệt (hay Tráng Liệt) huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc thôn Trang Liệt, xã Đồng Quang huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nằm kề bên thị trấn Từ Sơn hiện nay. Đền Trang Liệt, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, khi Trần Bà Liệt mất, để thờ mẹ con Trần Bà Liệt (Hoài Đức vương mẫu và Hoài Đức vương). Trần Bà Liệt là con của Thượng hoàng Trần Thừa. Sau năm Trần Quang Khải mất, dân làng thờ vọng cả Trần Quang Khải. Chính thức tới thời Lê, năm Hồng Đức thứ 3 (1472) thì hai vị tướng thời Trần đã hòa vào làm một. Tới thế kỷ 15 (1472), ngôi đền đã được Nhà nước phong kiến công nhận với ý nghĩa đầy đủ là đền thờ Phúc thần thượng đẳng đại vương. Dân làng Sặt vẫn giữ nguyên vị trí cũ của ngôi đền và từ đó đổi tên làng thành Thôn Bà Liệt. Thần tích của đền cho biết, khi Lê Thái Tổ khởi binh chống giặc Minh, có đến đây làm lễ cầu Đại thắng (1418-1427). Do đó sau khi đất nước độc lập, ngôi đền được xây dựng quy mô hơn trước để tiếp nhận sắc phong và thần phả do Nhà nước cấp vào khoảng năm 1472. Đến năm Chính Hòa thứ 13 (1692) đền được tu sửa lại. Năm 1743 đời vua Lê Hiến Tôn, lại tiếp tục tu bổ thêm. Năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), quan viên hương lão trong làng quyên góp tài của sửa sang đình miếu cho ngôi đền thêm khang trang rộng lớn. Từ đó về sau đền Trang Liệt chỉ tu sửa nhỏ và bổ sung các di vật phụ: chuông, câu đối, đồ thờ, cây hương, sắc phong... Tới năm 1984, các cụ phụ lão trong làng tu sửa lại lần cuối gồm các công việc như nối cột, đảo ngói, xương tường hoa mà không bổ sung gì thêm. Năm 1813, bên cạnh việc tu sửa đền, làng Trang Liệt đã cho xây dựng một ngôi đình lớn 5 gian hai trái kề liền đền. Ngoài chức năng xã hội, đình Trang Liệt là nơi thờ cúng Thành hoàng, mà Thành hoàng làng Trang Liệt lại chính là vị thần được thờ ở đền Trang Liệt. Toàn bộ khu vực đền được bố cục mặt bằng theo lối nội công ngoại quốc. Nhà bái đường và nhà thờ được xây dựng theo lối nhà kết cấu chồng giường, tiền kẻ hậu bẩy. Qua cổng tam quan có 2 vệ sỹ cầm đao canh giữ đền, 2 cánh cửa lớp sơn son chữ vàng "Túc túc" và "Đồng đồng" có nghĩa là "Mẹ mẹ", "Con con". Tại hiên nhà tam quan, một cây hương đá có niên đại Chính Hòa năm thứ 23. Một quả chuông lớn đúc vào năm tự đức thứ 2 (1849), treo trên xà hiên Tam quan. Các dãy bàn thờ với bát bửu, ngai thờ, hương án, tàn lọng, kiếm kích, lọ vò... cùng với màu sơn son thếp vàng, sắc ánh khảm trai đã tạo ra một khung cảnh trang nghiêm mà rực rỡ. Đáng lưu ý là một số bức mộc tự còn lưu lại ở đây ghi lại việc tu sửa đình, việc dân làng có nghề đúc đồng bỏ tiền tu tạo đình miếu... Những đôi câu đối được gia công cẩn thận bằng chất liệu sơn mài, sơn ta màu đen, màu đỏ với các dạng thẳng hay bán nguyệt, hầu hết đều có chạm tỉa hoa văn kỷhà hay các cách điệu. Bên cạnh những đồ thờ bằng kim loại, gốm sứ và gỗ, còn có các di vật khác bằng chất liệu giấy và vải như thần phủ, thần sắc, sở kho, quần áo từng thời kỳ, cờ quạt, long tàn. Hội lễ được tổ chức vào ngày 8/3 âm lịch hàng năm. Cụm di tích đền Trang Liệt được nhân dân giữ gìn và tu sửa cẩn thận chu đáo, các công trình, các di vật trong đền đều được bảo quản tốt. Đền Cao Đền Cao Đền Cao được xây dựng trên ngọn núi Bồng - một ngọn núi cao và đẹp ở trung tâm thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh,tỉnh Hải Hưng, cách thị xã Hải Dươn