Di tích thờ mẫu ở nội thành Hà Nội

Tóm tắt Các di tích thờ Mẫu ở Hà Nội là sự phản ánh đậm nét môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội của Hà Nội với những đặc điểm: về vị trí thường gắn với môi trường tự nhiên ao, hồ hoặc sông nước; nhiều sự tích gắn với lịch sử kinh đô; về đối tượng thờ phụng thì đa dạng, cho thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của vùng đất. Theo thời gian, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố mà các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn như bị thu hẹp về không gian do sức ép của quỹ đất bởi quá trình đô thị hóa; chưa có sự thống nhất về lai lịch các vị thần cũng như cách thức quản lý thực hành nghi lễ Từ đó đặt ra vấn đề cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay như: tạo dựng bản sắc; trả lại không gian cảnh quan cho các di tích; đào tạo đội ngũ quản lý, xây dựng lại lai lịch và xây dựng quy chế thực hành nghi lễ phù hợp cho các di tích.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di tích thờ mẫu ở nội thành Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 28 - Tháng 6 - 2019 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA DI TÍCH THỜ MẪU Ở NỘI THÀNH HÀ NỘI NGUYỄN THỊ YÊN Tóm tắt Các di tích thờ Mẫu ở Hà Nội là sự phản ánh đậm nét môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội của Hà Nội với những đặc điểm: về vị trí thường gắn với môi trường tự nhiên ao, hồ hoặc sông nước; nhiều sự tích gắn với lịch sử kinh đô; về đối tượng thờ phụng thì đa dạng, cho thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của vùng đất. Theo thời gian, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố mà các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn như bị thu hẹp về không gian do sức ép của quỹ đất bởi quá trình đô thị hóa; chưa có sự thống nhất về lai lịch các vị thần cũng như cách thức quản lý thực hành nghi lễ Từ đó đặt ra vấn đề cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay như: tạo dựng bản sắc; trả lại không gian cảnh quan cho các di tích; đào tạo đội ngũ quản lý, xây dựng lại lai lịch và xây dựng quy chế thực hành nghi lễ phù hợp cho các di tích. Từ khóa: Di tích, thờ Mẫu, nội thành Hà Nội Abstract The relics of Mother Goddesses worship in Hanoi are deep reflection of Hanoi’s natural, historical and social environment with its characteristics: the location is often associated with the natural environment of ponds, lakes or rivers; many legends are closely connected with the history of the capital; The objects of worship are diverse, showing the cultural exchange and acculturation of the land. Over time, along with the impact of many factors that the relics of Mother Goddesses worship in the inner area of Hanoi also have many changes, such as being narrowed in space due to the pressure of the land fund by the urbanization process; There is no unification on the origin of the goddesses as well as the way to manage the ritual practice... From these points, it is necessary to preserve and promote the value of the relics of Mother Goddesses in the inner area of Hanoi today as: creating identity; recreating the landscape space to the monuments; training the management team, rebuilding the origins and building regulations for appropriate ritual practices at those relics. Keywords: Relics, Worship of Mother Goddesses, inner area of Hanoi 1. Khái quát một số đặc điểm của các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội Là vùng đất địa linh nhân kiệt, Hà Nội từ lâu đời đã là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước nên tín ngưỡng thờ Mẫu của Hà Nội cũng mang những đặc điểm riêng phản ánh môi trường tự nhiên và lịch sử, xã hội của vùng đất này. Điều đó cũng được thể hiện qua sự đa dạng về di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội. Nhìn một cách tổng thể, các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội có những đặc điểm chính sau đây: Thứ nhất, các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội thường gắn với môi trường tự nhiên ao, hồ hoặc sông nước vốn là đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên Hà Nội. Điển hình là sự hiện diện của hai ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh nổi tiếng của Hà Nội hiện nay là phủ Tây Hồ ở hồ Tây và đền Bà Kiệu ở hồ Hoàn Kiếm. Sự có mặt của hai ngôi đền ở liền kề hai hồ nước linh thiêng của Hà Nội đã góp phần làm nên vẻ đẹp vừa nên thơ vừa cổ kính mang bản sắc riêng của Hà Nội. Ngoài ra còn có đền An Thọ (phường Yên Phụ) và đền Sòng Trà (phường Số 28 - Tháng 6 - 20196 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Thụy Khuê) ở cạnh hồ Tây, đền Thủy Trung Tiên (đền Cẩu Nhi) ở hồ Trúc Bạch, đền Ghềnh cạnh sông Hồng... Mối liên hệ với thủy thần còn thể hiện qua tục thờ Hạo Nương, tương truyền là cô gái sống bên hồ Tây, người đã sinh ra hoàng tử Linh Lang - con vua Lý, có công chống giặc Tống, khi chết hóa thành giao long trườn xuống hồ [5, tr.196]. Hạo Nương được phối thờ cùng với Đức Linh Lang trong hệ thống hàng trăm ngôi đền thờ Đức Linh Lang dọc theo dòng sông Hồng1. Thứ hai, các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội có liên quan tới lịch sử kinh đô của Hà Nội. Chẳng hạn, trừ đền Quán Thánh ra thì ba ngôi đền còn lại của Tứ trấn Thăng Long đều thờ Mẫu: đền Voi Phục thờ Hạo Nương, các đền Bạch Mã và Kim Liên thờ Tam tòa Thánh Mẫu của tín ngưỡng Tứ phủ. Ở đền Kim Liên, vào dịp lễ hội hàng năm còn có sự tham gia đám rước của hội Quần tiên là các ông đồng, bà cốt trong trang phục các vị thánh của tín ngưỡng Tứ phủ như: Chúa Thượng Ngàn, ông Hoàng Ba, ông Hoàng Mười,... như là sự biểu dương cho sự có mặt của các vị thần linh của tín ngưỡng Tứ phủ ở di tích này. Ngoài ra, đền Thủy Trung Tiên được xây dựng gắn với sự tích chọn đất đóng đô Thăng Long của vua Lý Công Uẩn [11]. Sự có mặt của ngôi vị Mẫu trong điện thần của Tứ trấn một mặt chứng tỏ vị thế quan trọng của Mẫu tại các ngôi đền thiêng của Hà Nội, mặt khác cho thấy thờ Mẫu với tâm thức nguồn cội cũng là một phần không thể thiếu trong hệ thống tín ngưỡng của người Hà Nội. Thứ ba, các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội có đối tượng thờ phụng khá đa dạng, phản ánh lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng đất. Có thể tạm phân chia thành các nhóm đối tượng thờ phụng chính sau đây: * Nhóm di tích thờ Mẫu gắn nhân duyên kỳ ngộ giữa người và tiên. Đây là một nét đặc trưng cho lịch sử giao lưu văn hóa tín ngưỡng của Hà Nội. Tiêu biểu cho nhóm di tích này là chùa Ngọc Hồ hay chùa Bà Ngô (số 128 phố Nguyễn Khuyến) và Bích Câu Đạo quán (số 14 phố Cát Linh) là hai di tích thờ Mẫu nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Chùa Ngọc Hồ được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (khoảng năm 1127 - 1128), trong điện Mẫu có tượng Lê Thánh Tông ngồi trên ngai rồng liên quan đến tích vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) một lần đến chùa xướng họa thơ ca với một nàng tiên, sau vua cho xây dựng lầu Vọng Tiên ở chùa để ghi nhớ [1]. Ngôi chùa này cũng là bối cảnh cho câu chuyện chàng học trò nghèo Tú Uyên gặp nàng tiên Giáng Kiều trong truyện thơ “Bích Câu kỳ ngộ” để rồi từ đó hình thành nên Bích Câu Đạo quán thờ thần tiên, theo thời gian chuyển sang phối thờ Phật, Mẫu. Ngoài ra, tương truyền phủ Tây Hồ được hình thành gắn với truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh hiển linh lần hai xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt (lần thứ nhất đàm đạo tại xứ Lạng). Ít ngày sau, Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông, dân chúng theo tích mà lập phủ thờ. Cũng có tích kể rằng để nguôi ngoai nỗi nhớ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã cho lập đền thờ người tri âm [6]. Sự xuất hiện các di tích thờ Mẫu gắn với các cuộc tương phùng đàm đạo thơ văn giữa người và tiên chính là phản ánh các cuộc gặp gỡ giao lưu của tinh hoa văn hóa đất kinh kỳ trong lịch sử mà hồ Tây với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình chính là bối cảnh lý tưởng cho sự gặp gỡ đó. Thực tế, hồ Tây còn lưu truyền cuộc hội ngộ đối đáp thơ ca gắn với cuộc tình nổi tiếng của Nguyễn Trãi (đại diện cho nhà Nho, văn hóa bác học) với cô gái trẻ Thị Lộ (đại diện cho văn hóa dân gian) đến từ quê lúa Thái Bình. Có lẽ vì vậy mà ở thành phố Lạng Sơn có ngôi đền thờ vọng Mẫu Tây Hồ, tức thờ Mẫu Liễu Hạnh gắn với sự tích hiển thánh ở Tây Hồ như một cách phân biệt với Mẫu Liễu Hạnh hiển thánh ở phố Cát và Sòng Sơn. * Nhóm di tích thờ công chúa và cung phi, hoàng hậu của các triều đại. Đền Voi Phục (ở cả Thủ Lệ và Thụy Khuê) thờ bà mẹ sinh ra hoàng tử Linh Lang con vua Lý. Đền An Thọ thờ công chúa Hàn Sơn - người được vua Đồng Khánh 7Số 28 - Tháng 6 - 2019 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA sắc phong là “Mẫu nghi thiên hạ” và hoàng hậu Khâm Đức - mẹ đẻ của danh tướng, hoàng tử đời Trần là Linh Lang đại vương [9]. Tương truyền, đền Ghềnh thờ hoàng hậu Lê Ngọc Hân - vợ vua Quang Trung, sự tích ngôi đền gắn với số phận bi thương của hoàng hậu Lê Ngọc Hân sau khi chết [7]. Ngày nay, phần lớn các di tích này đều đã kết tập vào điện thờ của tín ngưỡng Tứ phủ. Sự có mặt các Mẫu thuộc hoàng cung trong điện thờ của tín ngưỡng Tứ phủ là một tất yếu phản ánh đặc điểm vùng đất kinh đô với sự đóng góp to lớn của các công chúa, cung phi, hoàng hậu cho đất nước qua các triều đại. * Nhóm di tích thờ vọng Mẫu Liễu Hạnh và các nữ thần ở các ngôi đền tại địa phương. Chẳng hạn, căn cứ vào bài vị, điện thần và các đạo sắc phong của đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy ngôi đền này thờ vọng Mẫu Liễu Hạnh và tiên nữ Quỳnh Hoa, Quế Hoa ở đền Phố Cát (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa). Hay như căn cứ vào tên gọi “Sòng Sơn vọng từ”, còn gọi là đền Cô Chín Sòng Sơn (số 35 phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội) thì ngôi đền này thờ vọng Cô Chín đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Đó là chưa kể một số điện thờ tư nhân cũng được xây dựng để thờ vọng, chẳng hạn như đền Tiên La vọng từ của thanh đồng N.T.K.L (Đại La, Hà Nội) thờ vọng Mẫu Bát Nàn ở đền Tiên La (thuộc thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) Từ lâu đời Hà Nội vốn là nơi lập nghiệp của người tứ xứ. Vì vậy, có nhiều lý do dẫn đến sự xuất hiện các ngôi đền Mẫu thờ vọng ở Hà Nội, trong đó một phần là do nhân duyên, nhưng có lẽ một phần quan trọng là do các vị thần địa phương cũng theo chân những người di cư đến Hà Nội “lập nghiệp”. 2. Thực trạng các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội Cũng như các di tích lịch sử - văn hóa khác ở Hà Nội, theo thời gian, các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội cũng chịu tác động sâu sắc bởi sự tác động của chiến tranh, của quá trình đô thị hóa và các chủ trương chính sách của Nhà nước về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống... Từ đó dẫn đến những biểu hiện sau đây: 2.1. Tình trạng bị lấn chiếm không gian cảnh quan. Chịu sức ép của quỹ đất do quá trình đô thị hóa từ trước đến nay nên chỉ trừ một số ngôi đền lớn còn giữ lại được không gian cảnh quan như phủ Tây Hồ, đền Voi Phục, Bích Câu Đạo quán, còn thì phần lớn các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội đều bị thu hẹp không gian do tình trạng bị lấn chiếm. Điển hình là đền An Thọ, một ngôi đền đẹp nằm sát mép hồ Tây với nhiều di vật quý hiếm nhưng ngày nay dường như bị lọt thỏm trong khu dân cư. Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm cũng trong tình trạng tương tự. Riêng đền Bà Kiệu ở cạnh hồ Hoàn Kiếm thì khi người Pháp làm con đường “Boulevard Francis Garnier” vào năm 1891 (sau năm 1954 là đường Đinh Tiên Hoàng) đã cắt ngang khu đền ra làm đôi: cổng tam quan nằm ở phía tây đường, tức phía bờ hồ, còn nhà đại bái, phương đình và hậu cung thì nằm bên phía đông đường. Hoặc như lầu Vọng Tiên ở chùa Bà Ngô cũng bị dỡ khi vua Gia Long cho phá thành Thăng Long xây lại và được chuyển về số 120B phố Hàng Bông thành đền Vọng Tiên. Đặc biệt đền Sòng Trà ở khu dân cư số 5 phường Thụy Khuê từng bị trưng dụng làm trường học, nay xây dựng nhà văn hóa của khu dân cư trên nền di tích. Nhìn chung, những di tích được xếp hạng di tích lịch sử và được Nhà nước đầu tư đền bù để giải phóng mặt bằng thì mới giữ được không gian. Chẳng hạn, Bích Câu Đạo quán được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1990. Năm 2011 - 2012 quán đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho trùng tu với kinh phí khoảng 43 tỷ đồng, hơn một nửa trong đó dành cho giải toả các hộ lấn chiếm [2]. 2.2. Sự thiếu thống nhất của sự tích, thần tích, sắc phong. Cũng như các di tích khác, do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, theo thời gian phần lớn các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội đều có sự tích hợp nhiều lớp văn hóa và tín ngưỡng khác nhau, điều Số 28 - Tháng 6 - 20198 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đó dẫn đến có sự tam sao thất bản về sự tích, thần tích và sự lẫn lộn về sắc phong ở các di tích. Điển hình là đền Sòng Trà ở phường Thụy Khuê, ngoài di tích còn sót lại là nền ngôi đền, nay là nhà văn hóa của khu dân cư số 5, thì người ta không biết gì thêm về lai lịch ngôi đền. Về niên đại xuất hiện phủ Tây Hồ cũng còn nhiều bàn cãi. Có thể do căn cứ vào truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh gặp Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở Tây Hồ trong tác phẩm “Vân Cát thần nữ” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm vào thế kỷ XVIII [10, tr.445-469] mà người đời sau đã mặc nhiên cho rằng phủ Tây Hồ xuất hiện vào thế kỷ XVI. Tuy nhiên trong các sách nói về di tích của Thăng Long - Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ XX như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,... đều không ghi chép về di tích này. Còn theo khảo sát tư liệu của các nhà nghiên cứu thì phủ Tây Hồ lúc đầu chỉ là một ngôi đền nhỏ của làng Tây Hồ, phỏng đoán được xây cất vào khoảng cuối thế kỷ XIX, năm 1947 bị Pháp đốt phá, năm 1952 được trùng tu lại [3; 4]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, không thể loại trừ trường hợp trước đó nó đã từng tồn tại dưới dạng một am thờ nhỏ và được tạo dựng dần theo thời gian, liên quan đến tích Tây Hồ hiển thánh của Mẫu Liễu Hạnh. Tương tự, sắc phong của phủ Tây Hồ theo phân tích của tác giả Chu Xuân Giao “ chỉ là sắc phong chính thức của các điểm tín ngưỡng khác (Phủ Dày, Phố Cát) mà người làng Tây Hồ hay ai đó liên quan đi sao về” [3, tr.63-74]. Hay như, mặc dù đền Thủy Trung Tiên đã được đầu tư xây dựng lại nhưng cuộc tranh cãi “Có hay không sự tồn tại của đền Cẩu Nhi và nếu có thì trong lịch sử đền này thờ thần Cẩu Nhi, thờ Mẫu Thoải hay thờ Cá” thì cho đến nay vẫn đang còn bỏ ngỏ [8]. Còn đối với đền Ghềnh, mặc dù truyền thuyết dân gian kể là gắn với việc thờ phụng công chúa Ngọc Hân nhưng dường như sự tích này vẫn chưa được chính thức hóa Vài nét cho thấy, cũng như ở nhiều địa phương khác, vấn đề chính danh hóa sự tích thần ở các di tích thờ Mẫu trong nội thành Hà Nội cũng đang là một vấn đề cần thiết phải đặt ra. 2.3. Sự thiếu thống nhất trong bài trí điện thờ và ban thờ Mẫu. Phần lớn các ngôi đền hoặc gian đền thờ Mẫu ở Hà Nội đều được trùng tu xây dựng sau những năm 1990 trở lại đây, việc sắp đặt bài trí điện thờ Mẫu ở các di tích chưa thật thống nhất, còn tùy hứng theo sự công đức hoặc theo sự phán bảo chủ quan của các ông bà thầy cúng. Chẳng hạn, một số thành viên của Ban quản lý di tích làng Xuân Đỉnh còn rất băn khoăn về cách sắp đặt khá tùy tiện các pho tượng trong ngôi đền Mẫu mới trùng tu xây dựng lại của làng. Ngoài ra, do hạn chế về không gian nên nhiều ngôi đền có xu hướng tích hợp các ban thờ trong gian thờ Mẫu. Chẳng hạn, nhà Mẫu ở đền Voi Phục được xây mới vào năm 2010 là sự tích hợp các ban thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Hạo Nương, mẹ của Đức thần Linh Lang. Ngược lại, ở đền Bạch Mã, ban thờ Mẫu chỉ là một khán nhỏ với bộ ba Tam tòa Thánh Mẫu. 2.4. Sự thiếu thống nhất trong việc đưa ra các quy ước trong thực hành nghi lễ. Do đặc thù riêng của từng ngôi đền mà việc quy ước trong thực hành nghi lễ ở các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay không giống nhau. Bên cạnh các ngôi đền thực hiện khá tốt các quy ước cụ thể trong thực hành nghi lễ như phủ Tây Hồ thì vẫn còn không ít các ngôi đền vẫn nặng về mục đích hầu đồng, đốt nhiều hàng mã. 3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay Từ đặc điểm và thực trạng các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội cho thấy việc bảo tồn, phát huy các di tích này cần đi vào những vấn đề cụ thể sau đây: 3.1. Vấn đề tạo dựng bản sắc cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội. Công việc này hoàn toàn có thể thực hiện được dựa trên việc xem xét nguồn gốc và đặc điểm của các di tích. Tôi cho rằng nổi bật trong hệ thống các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội là chuỗi các ngôi đền gắn với sự tích tương phùng giữa người và thần tiên qua các triều đại lịch sử. Đó là di tích đền Bà Ngô được xây dựng từ thời Lý 9Số 28 - Tháng 6 - 2019 TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA gắn với sự tích vua Lê Thánh Tông gặp gỡ và đối họa thơ ca với một nàng tiên xinh đẹp để cho ra đời Vọng tiên lâu. Đó là Bích Câu Đạo quán gắn với cuộc tình lãng mạn giữa người và tiên của anh học trò nghèo Tú Uyên và Giáng Kiều thế kỷ XV. Đó là phủ Tây Hồ được hình thành từ sự tích xướng họa thơ ca giữa Phùng Khắc Khoan - một nhà Nho, một vị quan nổi tiếng với mẫu Liễu Hạnh ở thế kỷ XVI. Như vậy là cả Vua - Quan và Học trò (đại diện cho tầng lớp trí thức Nho giáo) qua các thời kỳ đều có mối liên hệ mật thiết với Đạo giáo. Chính cuộc giao lưu gặp gỡ giữa Nho giáo và Đạo giáo ở đất kinh kỳ đã được biểu tượng hóa thành các cuộc tình lãng mạn giữa người và tiên rồi để lại dấu tích là các ngôi đền thờ nổi tiếng trong nhân gian như vậy. Đây là một nét riêng đặc sắc trong sự hình thành các di tích thờ Mẫu của Hà Nội. Theo ghi chép của Nguyễn Văn Huyên, cho đến hết thập niên 1940 thì đạo quán Bích Câu, chùa Ngọc Hồ cùng với Sòng Sơn vọng từ, đền Văn Tân là những nơi nổi tiếng nhất ở Hà Nội... Còn theo tác giả Nguyễn Vinh Phúc thì ở thời điểm năm 2004 “nổi tiếng nhất Hà Nội là phủ Tây Hồ” [4]. Đó chính là cơ sở để chúng ta có thể kết nối tạo dựng nên bản sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội thông qua nhóm di tích này. Việc tạo dựng bản sắc cần được bắt đầu bằng việc làm rõ về mặt lý luận, ý nghĩa biểu tượng của tín ngưỡng thờ Mẫu... Tiếp đến là thống nhất việc xây dựng lại lai lịch cho các di tích trong sự kết nối giữa các di tích về mặt không gian và thời gian, từ đó thiết kế lại điện thần, xây dựng quy chế thực hành nghi lễ, kể cả xây dựng tuyến du lịch tâm linh hoặc tham quan vãng cảnh cho các du khách. 3.2. Vấn đề trả lại không gian cảnh quan cho các ngôi đền. Đây là vấn đề thời sự lâu nay đã thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của báo giới,... nhưng để hiệu quả hơn nữa có lẽ Nhà nước cần phải có những chủ trương chính sách kiên quyết và cụ thể hơn nữa đối với từng loại hình di tích, nhất là với những di tích có môi trường cảnh quan gắn với khu vực hồ Tây như đền An Thọ, đền Sòng Trà... Bởi lẽ, ngoài nhu cầu tâm linh thì việc lấy lại không gian và cảnh quan cho các ngôi đền thờ Mẫu ở khu vực hồ Tây còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường, chống lại lấn chiếm không gian hồ và đặc biệt là phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, vãng cảnh cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. 3.3. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di tích. Để xứng tầm với vị thế là các di tích thờ Mẫu của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, về lâu dài rất cần quan tâm đến vấn đề đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý di tích nói chung trong đó có các di tích thờ Mẫu. Đi vào cụ thể, cần có sự bàn bạc phối hợp giữa các bộ phận liên quan để phân cấp quản lý, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý di tích cần được đào tạo thông qua trường lớp, có sự hiểu biết về phong tục tập quán, tín ngưỡng để chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến di tích và các hoạt động cũng như thực hành nghi lễ tại di tích. 3.4. Vấn đề xây dựng lai lịch thống nhất cho các ngôi đền. Như đã trình bày, phần lớn các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội đều được hình thành từ lâu đời gắn với lịch sử hình thành và phát triển của kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Trong quá trình đó, do sự tác động của nhiều yếu tố mà diện mạo di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội có nhiều biến đổi và tích hợp vào nó nhiều yếu tố giao lưu văn hóa tín ngưỡng khác nhau. Vì vậy, việc thống nhất để đi đến xây dựng lại lai lịch cho các ngôi đền cần phải dựa vào đặc điểm này thì mới làm rõ được nguồn gốc, xuất xứ cũng như giá trị của các ngôi đền. Ví dụ, đền Thủy Trung Tiên gắn với lớp di tích ban đầu thờ Cẩu Nhi là một thực tế khách quan rất cần được công nhận; hay như đã đến lúc cần trả lại đúng vị thế thờ công chúa Lê Ngọc Hân cho đền Ghềnh... Có như vậy mới làm rõ được giá trị lịch sử của ngôi đền cũng như tôn vinh được đối tượng thờ phụng của ngôi đền. 3.5. Vấn đề xây dựng quy chế thực hành nghi lễ. Trên tinh thần chung của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay, c
Tài liệu liên quan