Kiến thức: Nắm vững được cấu tạo của Trái Đất, các tính chất vật lý
cơ bản và thành phần hoá học của Trái Đất.
- Kỹ năng: Áp dụng tính chất từ tính trong việc xác định phương
hướng, sử dụng được địa bàn địa chất
- Thái độ: Sinh viên hiểu được những hiện tượng tự nhiên do cấu tạo
của Trái Đất mang lại. Biết cách ứng phó với các hiện tượng tự nhiên và bảo
vệ Trái Đất, hành tinh xanh duy nhất trong hệ Mặt Trời.
55 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa chất học 1 (tài liệu dùng cho sinh viên đại học sư phạm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---- o0o ----
Nguyễn Thị Mây
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐỊA CHẤT HỌC 1
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM)
Thái Nguyên, tháng 5/2011
`
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---- o0o ----
Nguyễn Thị Mây
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐỊA CHẤT HỌC 1
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM)
SỐ ĐVHT: 02 (LÝ THUYẾT 20, THỰC HÀNH 6, THẢO LUẬN 4)
Thái Nguyên, tháng 5/2011
Chương 1
CẤU TẠO, CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ - HÓA HỌC
CỦA TRÁI ĐẤT
(Lý thuyết 02, thảo luận 01)
* Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững được cấu tạo của Trái Đất, các tính chất vật lý
cơ bản và thành phần hoá học của Trái Đất.
- Kỹ năng: Áp dụng tính chất từ tính trong việc xác định phương
hướng, sử dụng được địa bàn địa chất
- Thái độ: Sinh viên hiểu được những hiện tượng tự nhiên do cấu tạo
của Trái Đất mang lại. Biết cách ứng phó với các hiện tượng tự nhiên và bảo
vệ Trái Đất, hành tinh xanh duy nhất trong hệ Mặt Trời.
1.1. Cấu tạo và trạng thái vật chất bên trong Trái Đất
Bằng phương pháp gián tiếp đặc biệt là phương pháp địa chấn cho phép
các nhà khoa học giả thiết rằng Trái Đất được cấu tạo bởi ba quyển: vỏ, manti
và nhân. Các quyển này khác nhau về thành phần hay trạng thái vật chất.
1.1.1. Vỏ Trái Đất
Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, ngăn cách với
quyển Manti bên dưới bằng mặt ranh giới Moho, có bề dày thay đổi 5 - 10 km
ở đại dương và 20 - 70 km ở lục địa. Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp có
thành phần khác nhau, được chia ra 2 kiểu vỏ: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Vỏ lục địa: phân bố ở nền lục địa có một phần nằm dưới mực nước
biển. Bề dày trung bình 35 - 40km, ở miền núi cao có thể đạt tới 70km. Về
cấu tạo gồm: lớp trầm tích cổ, lớp granit và lớp bazan.
- Vỏ đại dương: phân bố ở nền đại dương, dưới tầng nước biển và đại
dương. Bề dày trung bình 5 - 10 km. Về cấu tạo gồm: lớp trầm tích trẻ và lớp
bazan.
Thành phần hoá học của vỏ Trái Đất có mặt hầu hết các nguyên tố
hoá học trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev, trong đó chủ yếu là các
nguyên tố O2, Si, Al, Na, K, Ca, Fe, Mg. Trong tám nguyên tố này, Si và Al
có hàm lượng lớn nhất nên còn được gọi là quyển Sial.
1.1.2. Quyển Manti
Quyển Manti ngăn cách với vỏ Trái Đất bằng mặt Moho và ngăn cách
với nhân Trái Đất bằng mặt Gutenberg ở độ sâu 70 - 2900 km. Căn cứ vào tốc
độ truyền sóng chấn động chia ra: lớp cứng trên cùng là phần dưới của thạch
quyển, tiếp đó là lớp vật chất có tính dẻo nên được gọi là quyển mềm. Phần
dưới cùng vật chất ở trạng thái rắn.
Thành phần hóa học: nghèo silic, giàu sắt và manhe vì thế còn có tên là
quyển Sima.
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo Trái Đất
1.1.3. Nhân Trái Đất
- Độ sâu từ 2900 km - 6371 km
Theo nhiều nhà khoa học nhân ngoài có trạng thái gần như lỏng (vì
sóng ngang không đi qua được), nhân trong rắn và lớp ở giữa có tính
chất chuyển tiếp.
Thành phần hóa học: Trước kia người ta cho rằng toàn bộ nhân là sắt
và niken nên còn có tên gọi là Nife. Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng,
nhân khác các quyển nằm trên nó không phải do thành phần mà chủ yếu do
trạng thái vật chất của nó. Với áp suất lớn trong nhân (3,5 triệu atm) vật chất
tồn tại ở dạng ion mang điện.
1.2. Các tính chất vật lý của Trái Đất
1.2.1. Tỉ trọng
Do khối lượng các lớp bên trên đè nén các lớp bên dưới, nên vật chất ở
các lớp dưới bị nén chặt làm tăng mật độ vật chất dẫn tới tăng tỉ trọng. Như
vậy ta thấy tỉ trọng của Trái Đất tăng dần theo chiều sâu.
1.2.2. Áp suất: (áp suất gồm 2 loại)
- Áp suất thủy tĩnh hay áp suất tải trọng sinh ra do trọng lượng các lớp
bên trên đè nén các lớp bên dưới, áp suất thủy tĩnh tăng theo chiều sâu.
- Áp suất địng hướng sinh ra do các chuyển động kiến tạo của vỏ Trái
Đất. Chúng phân bố theo phương nằm ngang ở phần trên của vỏ Trái Đất và
giảm dần theo chiều sâu.
1.2.3. Trọng lực
Trọng lực là tổng hợp của hai lực: lực hút của Trái Đất và lực ly tâm
sinh ra do sự tự quay của Trái Đất (do lực ly tâm nhỏ chỉ ~ 0,34% nên hướng
của trọng lực vẫn là hướng tâm).
1.2.4. Nhiệt của Trái Đất
Nhiệt của Trái Đất gồm có nhiệt bên ngoài (do Mặt Trời cung cấp) và
nhiệt bên trong Trái Đất.
- Nhiệt bên ngoài: hàng ngày Mặt Trời bức xạ một lượng nhiệt rất lớn
về Trái Đất nhưng Trái Đất không hấp thụ hết mà chỉ hấp thụ một phần, còn
lại đa số bức xạ lên không trung. Lượng nhiệt mà mỗi điểm của mặt đất nhận
được từ Mặt Trời không những phụ thuộc vào sức nóng của Mặt Trời mà còn
phụ thuộc vào vĩ độ địa lí, độ cao địa hình, bề dày thảm thực vật, sự phân bố
lục địa, đại dương...
Nhiệt Mặt Trời chỉ làm nóng Trái Đất đến một độ sâu nhất định và
xuống tới một độ sâu nào đó, nhiệt độ không còn phụ thuộc vào nhiệt Mặt
Trời thì tầng đó gọi là tầng thường ôn. Nhiệt độ của tầng thường ôn bằng
nhiệt độ trung bình năm trên mặt đất, tầng này nằm ở những độ sâu khác
nhau tùy theo miền và tùy theo tính dẫn nhiệt của đất đá nằm trên, trung
bình ở độ sâu từ 2 - 40m.
- Nhiệt bên trong: là do hoạt động của các phản ứng hóa học tỏa nhiệt,
sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ hay nhiệt toả ra từ các lò magma trong
vỏ Trái Đất. Bên dưới tầng thường ôn, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng
dần, song không đều vì còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất và môi trường
địa lý. Ví dụ: mỏ đồng luôn nóng hơn mỏ than, gần núi lửa hoạt động thì
nhiệt độ tăng cao.
+ Cấp địa nhiệt: Là khoảng độ sâu tính bằng mét để nhiệt độ tăng lên
10C, cấp địa nhiệt trung bình của vỏ Trái Đất là 33m.
1.2.5. Từ tính của Trái Đất
Trái Đất là một nam châm khổng lồ, khoảng không gian chịu ảnh
hưởng của nam châm đó gọi là từ trường của Trái Đất (địa từ trường),
khoảng không gian chịu ảnh hưởng bằng 10 lần bán kính Trái Đất.
Nguyên nhân Trái Đất có từ trường: do sự dịch chuyển các dòng vật
chất trong nhân, do đá của vỏ Trái Đất chứa các khoáng vật có từ tính, sự
không đồng nhất mật độ vật chất giữa các lớp bên trong Trái Đất.
Do vị trí của cực từ trường không trùng với cực địa lý nên trục từ
trường và trục địa lý hợp thành một góc nhất định. Mặt khác vị trí của từ cực
luôn thay đổi theo thời gian nên góc hợp bởi giữa trục từ trường và trục Trái
Đất cũng thay đổi. Hiện nay vào khoảng 11.50. Các từ cực không trùng với
các địa cực là
do sự phân bố đất liền trên bề mặt Trái Đất không đều ở hai bán cầu.
Hình 1.2. Sơ đồ từ trường của Trái Đất
- Từ trường của Trái Đất được thể hiện bởi ba đại lượng: độ từ thiên, độ
từ khuynh và cường độ từ trường.
+ Độ từ thiên (D): Là góc lệch giữa phương bắc nam theo kim địa bàn
chỉ với phương bắc nam địa lý. Ở nước ta góc này không lớn, khoảng 50 phút
(ở Groenlan gần 600). Đường nối những điểm có độ từ thiên bằng nhau gọi là
đường đẳng thiên, đường có trị số độ từ thiên bằng 0 được gọi là kinh tuyến
từ, (khi kim lệch về phía đông có từ thiên đông (+), về phía tây có từ thiên tây
(-).
+ Độ từ khuynh: Là góc lệch giữa kim địa bàn với mặt phẳng nằm
ngang.Tại các điểm xung quanh đường xích đạo độ từ khuynh bằng 0, đi về 2
cực độ từ khuynh tăng dần tới 900 (ở cực bắc kim địa bàn thẳng đứng, đầu
kim bắc chỉ xuống dưới). Đường nối những điểm có độ từ khuynh = 0 gọi là
đường xích đạo từ. Đường nối những điểm có cùng trị số độ từ khuynh gọi là
đường đẳng khuynh.
+ Cường độ từ trường được biểu thị bằng đơn vị ơxtét hoặc gamma.
Theo
các nhà nghiên cứu thì trong khoảng 2000 năm trở lại đây cường độ từ trường
giảm 2 lần. Trong thực tế, trị số cường độ từ trường tại các điểm trên bề mặt
Trái Đất thường lệch với trị số tính toán - gọi là dị thường từ.
1.3. Thành phần hóa học của Trái Đất
- Các nguyên tố hóa học của Trái Đất phân bố rất không đều nhau, có
những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn song có những nguyên tố chiếm một tỉ lệ rất
nhỏ.
- Có 8 nguyên tố chính : O, Si, Al, Fe, Ca, Na, K, Mg = 97,24%
- Các nguyên tố khác = 2,76%
Trong số nhiều nhà khoa học thì Clac, nhà khoa học Mỹ năm 1889 đã
công bố kết quả sau nhiều năm phân tích thống kê, tìm ra tỉ lệ % trọng lượng
các nguyên tố. Số liệu công bố của ông đã gây lên sự chú ý mạnh mẽ trong
giới khoa học. Để ghi nhớ công lao của của ông người ta gọi các trị số đó là
trị số C.lac.
* Tài liệu học tập:
1. Trần Anh Châu, (1992), Địa chất đại cương, Nxb giáo dục Hà Nội.
2. Phùng Ngọc Đĩnh - Lương Hồng Hược, (2004), Địa chất đại cương, Nxb
Đại học Sư Phạm Hà Nội.
3. Võ Năng Lạc, (1998), Địa chất đại cương, Nxb Giao thông vận tải Hà Nội.
* Câu hỏi thảo luận:
1. Khi học từng quyển cấu tạo Trái Đất theo anh (chị) cần lưu ý những điều gì
nhất. Vì sao ?
2. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu nhiệt bên trong Trái Đất ?
3. Cơ sở nào suy đoán được trạng thái của vật chất bên trong Trái Đất ?
4. Cho biết những quan niệm cũ và mới về thành phần vật chất của nhân Trái
Đất.
* Yêu cầu sản phẩm nộp:
Viết bài thu hoạch và nộp sau 2 ngày
* Hướng dẫn tự học:
- Từ tính của Trái Đất.
- Vẽ sơ đồ hướng quay của kim địa bàn trong từ trường của Trái Đất.
- Tìm hiểu về cấu tạo của địa bàn.
* Trang thiết bị dạy học:
Máy tính, máy chiếu, địa bàn địa chất
Chương 2
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ
(Lý thuyết 08, thực hành 06)
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
Nắm vững các khái niệm cơ bản, tính đối xứng, các tính chất vật lý và
cách phân loại của khoáng vật. Định nghĩa, cách phân loại của đá magma,
trầm tích và biến chất.
- Kĩ năng: Phân biệt được một số khoáng vật phổ biến trong tự nhiên và
nhận biết ở ngoài thực tế các loại đá thông dụng.
- Thái độ: Sinh viên cần hiểu được tầm quan trọng của khoáng vật và đá
đồng thời có ý thức bảo vệ vì đó chính là các tài nguyên, khoáng sản của mỗi
quốc gia.
2.1. Khoáng vật
2.1.1. Những khái niệm cơ bản về khoáng vật
2.1.1.1. Định nghĩa
Khoáng vật là những nguyên tố hóa học tự nhiên hoặc hợp chất hóa học
trong thiên nhiên, hình thành do các quá trình lý hóa học hoặc sinh hóa học
khác nhau trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất.
2.1.1.2. Hình thái và cấu trúc
Khoáng vật có dạng kết tinh, dạng vô định hình và dạng keo.
- Dạng kết tinh: Là khoáng vật hình thành do sự kết tinh các nguyên tố
hóa học thành những tinh thể và gắn kết lại với nhau .
- Dạng vô định hình: Là các khoáng vật mà các nguyên tử, ion hay
phân tử sắp xếp một cách hỗn độn không theo một qui luật nào như ô mạng
tinh thể của thủy tinh, dầu mỏ...
- Dạng keo: Là khoáng vật ở trạng thái keo hoặc từ chất keo kết tinh
lại,
chất keo gồm những hạt keo có kích thước từ 1 - 100 m (1 m = 10-6mm)
hòa tan trong nước.
- Kích thước khoáng vật: Có thể lớn bé rất khác nhau, rất đa dạng,
chúng dao động từ vài mm đến vài m.
- Một số hiện tượng biến đổi của khoáng vật:
Ở khoáng vật kết tinh, có thể có hiện tượng đa hình, đồng hình hoặc giả
hình.
+ Hiện tượng đa hình: Là hiện tượng khi một nguyên tố hay hợp chất
hóa học do điều kiện khác nhau kết tinh ở dạng tinh thể khác nhau, kèm theo
sự thay đổi các tính chất vật lý (ví dụ như than chì và kim cương).
+ Hiện tượng đồng hình: Là hiện tượng khi 2 khoáng vật thành phần
khác nhau cùng kết tinh ở một dạng tinh thể như nhau, ví dụ như manhêzit
(MgCO3) và sidêrit (FeCO3).
+ Hiện tượng giả hình: Là hiện tượng những khoáng vật có dạng tinh
thể của khoáng vật khác mà chúng là sản phẩm phong hóa.
2.1.2. Tính đối xứng của tinh thể
Tính đối xứng của tinh thể thể hiện bằng sự lặp lại đều đặn các yếu tố
giới hạn của chúng. Các yếu tố giới hạn đó là mặt, cạnh, đỉnh và các yếu tố
đối xứng gồm: tâm đối xứng, trục đối xứng và mặt phẳng đối xứng.
Bằng phương pháp tổ hợp các yếu tố đối xứng của tất cả các tinh thể
khoáng vật trong thiên nhiên, các nhà tinh thể học rút ra được bảy nhóm lớn
hay bảy tinh hệ với các yếu tố đối xứng sau.
+ Tinh hệ lập phương: 3L4 ,4L3. 6L2 9P C
+ Tinh hệ lục phương: L6 6L2 7P C
+ Tinh hệ tứ phương: L4 4L2 5P C
+ Tinh hệ tam phương: L3 3L2 3P C
+ Tinh hệ trực thoi: 3L2 3P C
+ Tinh hệ một nghiêng: L2 P C
+ Tinh hệ ba nghiêng: C
2.1.3. Tính chất vật lí của khoáng vật
- Độ cứng (độ rắn)
Là khả năng của khoáng vật chống lại sự cọ xát của khoáng vật khác
lên trên bề mặt của nó. Thường dùng bảng độ cứng tương đối Mohs với 10
bậc, mỗi bậc dùng 1 khoáng vật thường gặp làm vật chuẩn, xếp theo độ cứng
tăng dần từ 1 dến 10.
Độ cứng 1: Tan, công thức hóa học: Mg3(Si4O10)(OH)2
Độ cứng 2: Thạc cao, công thức hóa học: CaSO4.2H2O.
Độ cứng 3: Canxit, thức hóa học: CaCO3
Độ cứng 4: Fluorit, công thức hóa học: CaF2
Độ cứng 5: Apatit, công thức hóa học: Ca5 (PO4)3(F.Cl)
Độ cứng 6: Octocla, công thức hóa học: K(AlSi3O8)
Độ cứng 7: Thạch anh, công thức hóa học: SiO2
Độ cứng 8: Topa, công thức hóa học: Al2(SiO4)(OH)2
Độ cứng 9: Corindon, công thức hóa học: Al2O3
Độ cứng 10: Kim cương, công thức hóa học: C
- Tỉ trọng
Khoáng vật trong thiên nhiên có tỉ trọng từ 0,8 - 21. Thông thường, tỉ
trọng của khoáng vật được xác định là tỉ trọng tương đối - nghĩa là tỉ trọng so
sánh giữa hai hoặc nhiều khoáng vật với nhau. Tỉ trọng tương đối được chia
thành 3 nhóm:
- Tỉ trọng nhẹ có chỉ số từ 1 đến 2.
- Tỉ trọng trung bình có chỉ số từ 3 đến 4.
- Tỉ trọng nặng có chỉ số lớn hơn 4.
- Tính cát khai (cắt khai - vỡ phẳng)
Khi tác dụng lên bề mặt khoáng vật một lực, khoáng vật sẽ bị tách ra
theo
những mặt phẳng song song. Sự tách ra này được gọi là tính cát khai của
khoáng vật. Chia ra bốn loại cát khai:
Cát khai rất hoàn toàn, khi khoáng vật dễ dàng tách ra thành tấm
mỏng, tạo nên mặt cát khai bằng phẳng óng ánh, điển hình là khoáng vật
mica.
Cát khai hoàn toàn, lấy búa gõ vào khoáng vật tách thành những miếng
nhỏ giới hạn bởi những mặt cát khai, điển hình là khoáng vật canxit.
Cát khai trung bình, khi vỡ ra vừa có mặt cát khai vừa không có mặt cát
khai, điển hình là khoáng vật fenspat.
Cát khai không hoàn toàn, khó tìm thấy mặt cát khai, gặp ở nhiều
khoáng vật.
- Vết vỡ
Khi dùng búa đập vào khoáng vật, khoáng vật sẽ bị vỡ ra với các dạng
vỡ khác nhau: người ta phân biệt các loại sau: vết vỡ vỏ trai, hình móc, sợi,
hạt, đất
- Màu
Mỗi khoáng vật có màu sắc riêng, màu do màu của nguyên tố hóa học
tạo nên khoáng vật gọi là màu tự sắc. Song trong thực tế, nhiều khoáng vật
ngoài màu tự sắc còn có nhiều màu sắc khác. Chẳng hạn thạch anh có màu
trắng, song trong tự nhiên còn có màu hồng, tím, xám, lục Màu đó được gọi
là màu ngoại sắc, do các nguyên tố hóa học có màu khác lẫn vào. Màu thay
đổi do sự giao thoa của ánh sáng gọi là màu giả sắc.
- Màu vết vạch
Màu của bột khoáng vật còn để lại khi vạch khoáng vật trên bản sứ
trắng không tráng men. Đa số màu vết vạch giống màu khoáng vật. Tuy nhiên
cũng có
nhiều khoáng vật có màu vết vạch khác với màu khoáng vật. Màu vết vạch là
dấu hiệu tốt để xác định khoáng vật.
- Ánh
Ánh là khả năng phản xạ ánh sáng của khoáng vật. Có hai loại ánh là:
+ Ánh kim loại: Các khoáng vật chứa kim loại
+ Ánh phi kim: Trong ánh phi kim chia ra: ánh thủy tinh, ánh kim
cương, xà cừ, tơ, mỡ...
- Từ tính
Một số khoáng vật có từ tính như sắt, bạch kim. Một số có từ tính yếu
như pirotin và một số lại có tính phản từ (bị nam châm đẩy) như bismut tự
nhiên.
Ngoài các tính chất nêu trên, một số khoáng vật còn có tính chất khác
như tính phóng xạ, tính dẫn nhiệt, dẫn điện... tính chất vật lí nêu trên được
dùng để xác định khoáng vật, ngoài ra người ta còn dùng một số tính chất hóa
học như mùi, vị, phản ứng với axit...
2.1.4. Phân loại khoáng vật
Có nhiều cách phân loại tùy theo quan điểm khác nhau, có thể phân loại
theo nguồn gốc phát sinh, theo công dụng thực tiễn, theo thành phần hóa
học...
Phân loại theo thành phần hóa học được sử dụng nhiều nhất, theo cách
phân loại này khoáng vật được chia ra làm 8 lớp:
- Lớp các nguyên tố tự nhiên: Là các khoáng vật chỉ gồm một nguyên
tố hóa học. Đặc điểm là có màu sắc cố định, rất bền vững trong thiên nhiên
như các khoáng vật vàng, bạc, platin, kim cương, graphit.
- Lớp Sunfua: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với lưu huỳnh.
Chúng thường là khoáng vật quặng có giá trị công nghiệp về kim loại màu và
kim loại hiếm như pirit (FeS2), chancopirit (CuFeS2), galenit (PbS2), sfalerit
(ZnS2), thần sa (HgS)...
- Lớp haloit: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với nhóm halogien:
(F,Cl, Br, I) như muối mỏ (NaCl), fluorit (CaF2).
- Lớp oxyt: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với oxy. Được chia
làm 2 phụ lớp: phụ lớp khan nước như thạch anh, corindon, hematit (Fe2O3)
và phụ lớp
ngậm nước như opan (SiO2. nH2O), limonit (Fe2O3. nH2O).
- Lớp carbonat: Là hợp chất của các kim loại hoặc á kim với [CO]2-.
Được chia ra 2 phụ lớp: khan nước như canxit, azurit (CuCO3) và ngậm nước
như malachit (CuCO3. nH2O).
- Lớp sunfat: Là hợp chất của các kim loại hoặc á kim với [SO]2-.
Được
chia ra làm 2 phụ lớp: khan nước như barit (BaSO4), anhydrit (CaSO4) và
phụ lớp ngậm nước như thạch cao (CaSO4. nH2O).
- Lớp phốt phát: Là hợp chất của kim loại hoặc á kim với [PO4]
2. Thí
dụ: apatít Ca5(Cl,F) [PO4]3, photphorit.
- Lớp silicat: Là hợp chất gồm 2 hoặc nhiều nguyên tố hóa học của các
kim loại hoặc á kim với nhóm [SiO2]
-. [SiO2Al]. Chia ra hai phụ lớp: khan
nước: như octocla (K[AlSi3O8]) và phụ lớp chứa nước như tan
(Mg3[Si4010](OH)2).
2.2. Đá
2.2.1. Khái niệm và phân loại
2.2.1.1. Khái niệm
Đá là tập hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận
chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
Khi nghiên cứu về đá cần phải xét tới kiến trúc, cấu tạo và thế nằm của
nó vì chúng phản ánh điều kiện thành tạo của đá.
2.2.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại: phân loại theo thành phần hóa học, nguồn gốc
phát sinh, thành phần các oxit... Một trong cách phân loại ưu điểm là cách
phân loại theo nguồn gốc, theo cách phân loại này tất cả mọi đá tạo nên vỏ
Trái Đất được chia ra làm 3 loại: đá magma, trầm tích và biến chất.
2.2.2. Đá magma
2.2.2.1. Khái niệm và phân loại
- Khái niệm: Đá magma là loại đá được thành tạo do quá trình ngưng
kết
của các silicat nóng chảy gọi là magma xảy ra trong lòng hoặc ở trên bề mặt
Trái Đất.
- Phân loại magma: có hai cách phân loại:
* Phân loại theo độ sâu thành tạo:
+ Đá magma xâm nhập: là các đá magma được thành tạo do dung nham
magma xâm nhập vào vỏ Trái Đất rồi ngưng kết lại.
+ Đá magma phun trào: là các đá được thành tạo do magma phun lên
mặt đất rồi mới ngưng kết lại.
* Phân loại theo thành phần hóa học:
Dựa vào hàm lượng SiO2 chia ra:
+ Nhóm đá siêu axit khi hàm lượng SiO2 > 75%
+ Nhóm đá axit khi hàm lượng SiO2 = 65 - 75%
+ Nhóm đá trung tính khi hàm lượng SiO2 = 52 - 65%
+ Nhóm đá bazơ khi hàm lượng SiO2 = 40 - 52%
+ Nhóm đá siêu bazơ khi hàm lượng SiO2 < 40%
2.2.2.2. Kiến trúc của đá magma
Do điều kiện thành tạo tương đối phức tạp nên đá magma có nhiều
kiến trúc khác nhau.
- Kiến trúc toàn tinh (kiến trúc hạt): Là kiến trúc trong đó toàn khối đá
có cấu trúc tinh thể (tất cả các khoáng vật đều kết tinh).
- Kiến trúc vi tinh: Là kiến trúc mà các tinh thể bé, mắt thường khó
nhìn thấy được. Kiến trúc này thành tạo khi magma phun lên mặt đất gặp
nhiệt độ và áp suất thấp nên dung nham nguội nhanh, khoáng vật không đủ
thời gian để kết tinh thành tinh thể lớn.
- Kiến trúc thủy tinh: Là kiến trúc các khoáng vật ở trong đá không kết
tinh thành tinh thể mà kết tinh ở dạng vô định hình.
2.2.2.3. Cấu tạo của đá magma
- Cấu tạo của đá xâm nhập: đá xâm nhập thường có cấu tạo khối và
cấu tạo gơnai.
+ Cấu tạo khối (đồng nhất): Là trường hợp các khoáng vật trong đá
được phân bố ở mọi chỗ đều nhau (tất cả các bộ phận đều giống nhau).
+ Cấu tạo gơnai: là trường hợp các khoáng vật sắp xếp song song nằm
theo 1 hướng nhất định, tạo nên các dải có nhữg màu sắc khác nhau (tối màu
xen kẽ với sáng màu).
- Cấu tạo của đá phun trào:
+ Cấu tạo xốp: là cấu tạo mà trong đá có những lỗ để