Địa lý kinh tế

Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý học nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phân bố các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, chính trị, lịch sử, v.v. Địa chất có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực, địa hình, chi phí vận tải, và chất lượng đất từ đó tác động tới các hoạt động kinh tế. Khí hậu có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực (như lâm sản) và quy hoạch vùng nông nghiệp. Các thể chế xã hội và chính trị đặc thù của một khu vực cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những quyết định kinh tế.

pdf25 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý kinh tế Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý học nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phân bố các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: môi trường, xã hội, chính trị, lịch sử, v.v... Địa chất có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực, địa hình, chi phí vận tải, và chất lượng đất từ đó tác động tới các hoạt động kinh tế. Khí hậu có thể ảnh hưởng tới tính sẵn có của nguồn lực (như lâm sản) và quy hoạch vùng nông nghiệp. Các thể chế xã hội và chính trị đặc thù của một khu vực cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới những quyết định kinh tế. Phương pháp nghiên cứu  Địa lý kinh tế lý thuyết tập trung vào xây dựng các lý luận về quy hoạch không gian và phân bố các hoạt động kinh tế.  Địa lý kinh tế lịch sử nghiên cứu lịch sử và sự phát triển khía cạnh không gian của cơ cấu kinh tế.  Địa lý kinh tế vùng xem xét các điều kiện kinh tế của các khu vực hay quốc gia nào đó trên thế giới. Nó cũng nghiên cứu cả xu thế khu vực hóa kinh tế.  Địa lý kinh tế phê phán là phương pháp nghiên cứu mang quan điểm của môn địa lý phê phán đương đại và triết lý của nó.  Địa lý kinh tế hành vi xem xét quá trình nhận thức ẩn sau việc lựa chọn không gian, ra quyết định về địa điểm và hành vi của xí nghiệp và các cá nhân. Các mảng Môn địa lý kinh tế bao gồm các mảng sau:  Địa lý nông nghiệp  Địa lý công nghiệp  Địa lý dịch vụ  Địa lý giao thông vận tải  và các mảng khác Tuy nhiên, các mảng có thể trùng nhau ở một số chủ đề. Sự tăng trưởng công nghiệp Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, và đã nhanh chóng lan sang nước Mỹ. Năm 1860, khi Abraham Lincoln được bầu làm tổng thống, 16% dân số nước Mỹ sống ở đô thị, và một phần ba thu nhập quốc dân là từ ngành công nghiệp chế tạo. Nền công nghiệp được đô thị hóa ban đầu chỉ giới hạn ở vùng Đông Bắc; sản xuất vải bông là ngành công nghiệp hàng đầu, tiếp đến là các ngành sản xuất giầy, vải len và chế tạo máy cũng được mở rộng. Nhiều công nhân mới là người nhập cư. Từ năm 1845 đến 1855, mỗi năm có gần 300.000 người nhập cư châu Âu đến đây. Hầu hết họ là người nghèo và ở lại các thành phố miền Đông, thường là tại các cảng nơi họ đến. Ngược lại, miền Nam vẫn là vùng nông thôn và phụ thuộc vào vốn đầu tư và hàng hóa sản xuất từ miền Bắc. Lợi ích kinh tế của miền Nam, kể cả sự chiếm hữu nô lệ, chỉ có thể được các thế lực chính trị bảo vệ khi người miền Nam kiểm soát chính phủ liên bang. Đảng Cộng hoà, được thành lập năm 1856, đại diện cho miền Bắc công nghiệp hoá. Năm 1860, các đảng viên Cộng hòa và ứng cử viên tổng thống của họ, Abraham Lincoln, đã không tỏ rõ thái độ đối với vấn đề chế độ nô lệ, nhưng họ lại dứt khoát hơn nhiều trong các chính sách kinh tế. Năm 1861, họ đã thành công trong việc thúc đẩy thông qua chính sách thuế quan bảo hộ. Năm 1862, tuyến đường sắt Thái Bình Dương đầu tiên được thiết kế. Năm 1863 và 1864, bộ luật về ngân hàng quốc gia được dự thảo. Tuy nhiên, thắng lợi của miền Bắc trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865) đã đặt dấu ấn cho vận mệnh quốc gia và hệ thống kinh tế của nó. Chế độ lao động nô lệ bị xóa bỏ, làm cho các đồn điền lớn trồng bông ở miền Nam không còn mấy lợi nhuận. Nền công nghiệp ở miền Bắc, vốn dĩ đã phát triển rất nhanh do nhu cầu của chiến tranh, nay nổi lên dẫn đầu. Các nhà công nghiệp trở thành người chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia, bao gồm cả các hoạt động chính trị và xã hội. Chế độ quí tộc của các điền chủ miền Nam, mà 70 năm sau được mô tả lại rất truyền cảm trong bộ phim kinh điển Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind), đã biến mất. Hoạt động kinh tế nói chung được xếp bảo bốn khu vực của nền kinh tế: 1. Lĩnh vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ và khai khoáng. 2. Khu vực hai của nền kinh tế bao gồm công nghiệp và xây dựng. 3. Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí, v.v.. 4. Khu vực thứ tư - khu vực tri thức: Hiện có xu hướng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn thành một khu vực riêng. Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ[5], gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể:  Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.  Nhóm B: Khai khoáng.  Nhóm C: Công nghiệp chế biến.  Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí  Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.  Nhóm F: Xây dựng.  Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.  Nhóm H: Vận tải kho bãi.  Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống.  Nhóm J: Thông tin và truyền thông.  Nhóm K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. .....  Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế. . QUY MÔ NỀN KINH TẾ Hoa kì được thành lập năm 1776 nhưng năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay GDP bình quân đầu người: 39739 USD (2004) Bảng 6.3 GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC - NĂM 2004 Nguyên nhân sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hoa Kì? Tài nguyên nhiều, dễ khai thác. Hoa Kì có nguồn nhân lực dồi dào, không tốn chi phí đào tạo. Qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, Hoa Kì không bị thiệt hại mà còn thu lợi lớn. 1) Dịch vụ Chiếm tỉ trọng trong GDP năm 1960 là 62,1%, năm 2004 là 79,4 %. Phát triển rộng lớn khắp thế giới NGOẠI THƯƠNG Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì: 2344.2 tỉ USD (2004), chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn: năm 1990 nhập siêu 123.4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD. GIAO THÔNG VẬN TẢI Hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới. Có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới. Hoa Kì có tới 6,43 triệu km đường ô tô và 226,6 nghìn km đường sắt (2004) Vận tải biển và vận tải đường ống cũng rất phát triển. GIAO THÔNG Để nối gần các lãnh thổ mênh mông, Hoa Kỳ đã tạo ra một mạng lưới đường, trong đó nổi bật nhất là hệ thống Quốc lộ liên bang. Cách sống phụ thuộc vào xe ô tô của người Mỹ rất nổi tiếng, và nhiều thành phố Mỹ được thiết kế trải dài để tiện đi xe ô tô. Trong 48 tiểu bang lục địa có một hệ thống đường xe lửa xuyên lục địa để vận chuyển hàng hóa khắp nước. Giao thông bằng máy bay thường được dùng cho các điểm đến xa hơn 500 kilômét (300 dặm). CÁC NGÀNH TÀI CHÍNH, THÔNG TIN LIÊN LẠC, DU LỊCH Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, đang tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế kinh tế cho Hoa Kì. Thông tin liên lạc của Hoa Kì rất hiện đại, có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới. Du lịch phát triển mạnh. 2) CÔNG NGHIỆP Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì nhưng tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Cơ cấu công nghiệp gồm 3 ngành: công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhất. Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp : luyện kim, dệt,... tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hàng không_vũ trụ, điện tử,... Cơ cấu lãnh thổ: chuyển từ sản xuất công nghiệp truyền thống tập trung ở vùng Đông Bắc sang sản xuất công nghiệp hiện đại tập trung ở phía Nam và ven Thái Bình Dương. Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp? Nguyên nhân? 3)Nông nghiệp Hoa Kì có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới. Sản xuất theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại. Cơ cấu nông nghiệp: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp. Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới Nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến Loại hình giao thông vận tải nào phát triển nhất Hoa Kì? Đường bộ Đường hàng không Đường sông-bỉên Hàng hải Yếu tố vừa là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi đối với sự phát triển của kinh tế Hoa Kỳ là: Lãnh thổ rộng lớn Có nhiều động đất và núi lửa Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng Có nhiều người nhập cư Biện phát nào là quan trọng nhất để Hoa Kì khắc phục tình trạng sa sút về một số ngành kinh tế? Hạ tỉ giá đồng Đôla so với các đồng ngoại tệ khác để kích thích hàng xuất khẩu, hạn chế hàng nhập khẩu. Tăng cường thành lập các trung tâm nghiên cứu công nghệ, áp dụng KHKT để nâng cao chất lượng hàng hoá. Cạnh tranh các nước khác dựa vào thế mạnh quân sự, chính trị của mình Hợp tác sản suất với các nước có ngành kinh tế phát triển “Nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào chính sự bất khả xâm phạm của tài sản" Nhà công nghiệp, nhà từ thiện Andrew Carnegie, 1889 Giữa hai cuộc chiến lớn - Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất - Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong giai đoạn chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Biên giới dần biến mất. Các nhà máy lớn và xưởng luyện thép, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất, các khu nông nghiệp rộng lớn xuất hiện khắp đất nước. Với đà tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng như vậy nên đã kéo theo một loạt vấn đề. Xét trên bình diện cả nước, một số ít doanh nghiệp đã chi phối toàn bộ các ngành công nghiệp theo phương thức hoặc là kết hợp với các doanh nghiệp khác hoặc là tự độc quyền. Điều kiện làm việc thường rất tệ. Các thành phố phát triển nhanh nên không cung cấp đủ nhà ở cho cư dân hay không thể quản lý được dân số tăng lên quá nhanh. CÔNG NGHỆ VÀ THAY ĐỔI Một nhà văn đã viết: “Cuộc Nội chiến đã tạo ra một vết thương lớn trong lịch sử nước Mỹ; cuộc chiến này đã tạo ra một cú sốc gây ra những thay đổi lớn đã bắt đầu diễn ra từ 20 hay 30 năm trước đó. Nhu cầu phục vụ chiến tranh đã kích thích mạnh mẽ sản xuất, thúc đẩy quá trình kinh tế dựa trên việc khai thác sử dụng quặng sắt, động cơ hơi nước, năng lượng điện và phát triển khoa học và phát minh sáng chế. Trong những năm trước 1860 có 36.000 bằng phát minh sáng chế đã được cấp; trong 30 năm tiếp theo có 440.000 bằng phát minh sáng chế được cấp và vào 25 năm đầu tiên của thế kỷ XX thì số bằng phát minh sáng chế được cấp lên tới con số xấp xỉ một triệu. Ngay từ năm 1844, Samuel F. B. Morse đã hoàn thiện công nghệ điện tín; ngay sau đó các vùng xa xôi hẻo lánh của nước Mỹ đã được kết nối với nhau bởi các cột điện và dây điện. Vào năm 1876, Alexander Graham Bell đã trình diễn công cụ điện thoại; chỉ trong vòng nửa thế kỷ, 16 triệu máy điện thoại đã khiến cuộc sống kinh tế xã hội của nước Mỹ diễn ra nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đã được đẩy nhanh nhờ phát minh ra máy chữ vào năm 1867, máy tính năm 1888 và máy đếm tiền năm 1897. Máy in sắp chữ li -nô được phát minh năm 1886 và máy in quay, máy gấp giấy đã giúp ta in được 240.000 tờ báo tám trang chỉ trong một tiếng đồng hồ. Chiếc đèn chiếu sáng của Thomas Edison đã thực sự chiếu sáng hàng triệu gia đình. Máy quay đĩa được Edison hoàn thiện và Edison đã kết hợp với George Eastman cùng nhau phát triển ngành điện ảnh. Những phát minh kiểu này và các ứng dụng khoa học khác đã khiến năng suất lao động được đẩy lên một mức cao mới ở hầu hết các lĩnh vực. Đồng thời, ngành công nghiệp cơ bản của Mỹ - ngành sắt thép - cũng tiến bộ và được bảo hộ bởi mức thuế quan cao. Ngành luyện kim chuyển về phía Tây khi các nhà địa chất phát hiện ra các mỏ quặng mới, đặc biệt là mỏ ở dãy núi Mesabi rộng lớn nằm ở đầu nguồn hồ Superior đã trở thành một trong những mỏ lớn nhất thế giới. Do giá thành khai thác rẻ và dễ dàng, đặc biệt là không có lẫn tạp chất nên quặng ở Mesabi được sản xuất thành thép chất lượng tuyệt hảo với chi phí bằng một phần mười so với chi phí thông thường trước đó. CARNEGIE VÀ KỶ NGUYÊN CỦA THÉP Andrew Carnegie là người đã tạo ra phần lớn những tiến bộ trong việc sản xuất thép. Carnegie tới Mỹ từ Ai-len khi còn là một cậu bé 12 tuổi và đã đi lên từ một cậu bé nhặt suốt chỉ ở một nhà máy bông, sau đó chuyển sang làm nhân viên điện tín và nhân viên ngành Đường sắt bang Pennsylvania. Trước khi 30 tuổi ông đã có những vụ đầu tư khôn ngoan và có tầm nhìn xa và từ năm 1865 trở đi ông chỉ tập trung đầu tư vào ngành quặng sắt. Chỉ trong vài năm, ông đã thành lập hay có cổ tức trong các công ty sản xuất cầu sắt, đường ray xe lửa và đầu máy. Mười năm sau, ông xây dựng xưởng thép lớn nhất nước Mỹ trên bờ sông Monongahela tại bang Pennsylvania. Ông không chỉ kiểm soát các nhà máy thép mới mà còn kiểm soát cả các mỏ than đá và quặng than, quặng sắt ở vùng hồ Superior, một đội tàu hơi nước trên vùng Hồ Lớn, một thành phố cảng ở hồ Erie và hệ thống đường sắt. Doanh nghiệp của ông liên minh với hàng chục doanh nghiệp khác làm chủ các tuyến đường sắt và đường thủy. Chưa bao giờ người ta lại thấy ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh như vậy ở Hoa Kỳ. Mặc dù Carnegie kiểm soát ngành công nghiệp trong một thời gian dài, ông chưa bao giờ hoàn toàn độc quyền về tài nguyên thiên nhiên, giao thông, nhà máy công nghiệp trong ngành sản xuất thép. Trong thập niên 1890, các công ty mới ra đời đã thách thức vị trí độc tôn của ông. Ông đã bị thuyết phục sáp nhập các công ty của ông vào một công ty mới và công ty mới này nắm giữ hầu hết sản lượng sắt thép của cả nước Mỹ. CÁC TẬP ĐOÀN VÀ THÀNH PHỐ Tập đoàn Thép Hoa Kỳ, kết quả của việc sáp nhập năm 1901, cho thấy một quá trình kép dài trong 30 năm: sự kết hợp các công ty công nghiệp độc lập thành các nghiệp đoàn hay các công ty tập trung. Bắt đầu từ khi Nội chiến nổ ra, xu hướng này phát triển mạnh mẽ từ sau thập niên 1870 khi các doanh nhân bắt đầu lo rằng hiện tượng sản xuất dư thừa sẽ dẫn tới giảm giá và giảm lợi nhuận. Họ nhận thấy rằng nếu họ kiểm soát được cả sản xuất lẫn thị trường thì họ có thể hợp nhất được các công ty đang cạnh tranh với nhau vào làm một. Các tập đoàn hay tờ -rớt được hình thành để đạt được mục tiêu trên. Các tập đoàn, với nguồn dự trữ vốn dồi dào và cho phép các công ty tồn tại lâu dài và có tính độc lập cao, hấp dẫn các nhà đầu tư về cả lợi nhuận ước tính và giới hạn trách nhiệm trong trường hợp công ty phá sản. Trên thực tế các tờ -rớt là sự kết hợp các tập đoàn mà cổ đông của mỗi tập đoàn lại giao cổ phần cho các ủy viên quản trị quản lý (“Tờ-rớt với tư cách là phương pháp kết hợp các tập đoàn nhanh chóng tạo tiền đề cho việc thành lập công ty mẹ, nhưng thuật ngữ này lại không tồn tại được). Tờ-rớt tạo ra sự kết hợp trên quy mô lớn, tập trung kiểm soát và điều hành, dùng chung các bằng phát minh sáng chế. Nguồn vốn lớn của tờ-rớt khiến cho nó có khả năng mở rộng và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và có sức mạnh đàm phán với các nghiệp đoàn lao động lúc này đã bắt đầu được tổ chức hoạt động có hiệu quả. Các tờ-rớt cũng có thể yêu cầu được hưởng các điều kiện ưu đãi từ ngành đường sắt và gây tác động tới chính trị. Công ty dầu khí Standard do John D. Rockeffeller góp vốn thành lập là một trong những tập đoàn sớm nhất và hùng mạnh nhất, và sau đó thì hàng loạt các tập đoàn khác được nhanh chóng thành lập trong các ngành dầu hạt bông, chì, đường, thuốc lá sợi và cao su. Ngay sau đó các doanh nhân năng nổ bắt đầu định hình các lĩnh vực công nghiệp của riêng mình. Bốn công ty thịt hộp lớn, trong đó lớn nhất là Philip Armour và Gustavus Swift, đã lập ra tờ -rớt thịt bò. Cyrus McCormick đã tạo lập ưu thế trong ngành kinh doanh máy gặt đập. Một cuộc điều tra năm 1904 đã cho thấy hơn 5.000 công ty độc lập trước đó đã tập hợp thành khoảng 300 tờ-rớt công nghiệp. Xu hướng hợp nhất lan sang cả những lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông và thông tin liên lạc. Hãng Western Union, chiếm ưu thế trong ngành điện tín, hợp nhất cùng Bell Telephone System và sau đó là cùng với Công ty Điện thoại và Điện tín Hoa Kỳ. Trong thập niên 1860, Cornelius Vanderbilt đã hợp nhất 13 công ty đường sắt riêng rẽ thành một công ty có 800 km đường sắt nối liền New York với Buffalo. Trong thập niên tiếp theo, ông đã kiểm soát các tuyến đường sắt đi Chicago ở bang Illinois và Detroit ở bang Michigan và thành lập công ty Đường sắt Trung tâm New York. Ngay sau đó các tuyến đường sắt chính của Mỹ được tổ chức thành các tuyến và hệ thống chính do một số ít người quản lý. Trong trật tự công nghiệp mới này, thành phố là trung tâm đầu não quy tụ tất cả các nguồn lực kinh tế năng động nhất của Mỹ: tích tụ tư bản dồi dào, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, sân ga, các nhà máy, đội quân lao động chân tay và trí óc. Các làng mạc thu hút người dân từ các vùng nông thôn và từ bên kia bờ đại dương tới và trở thành các thị trấn, và các thị trấn bỗng chốc trở thành thành phố. Vào năm 1830, cứ 15 người Mỹ thì có một người sống tại các cộng đồng có từ 8.000 cư dân trở lên; vào năm 1860 tỷ lệ này đã tăng lên một trên sáu người và vào năm 1890 thì tỷ lệ này là ba trên mười. Vào năm 1860 chưa có thành phố nào có số dân đạt một triệu người; nhưng 30 năm sau thì dân số New York là 1,5 triệu; thành phố Chicago bang Illinois và thành phố Philadelphia bang Pennsylvania có dân số hơn một triệu người. Trong ba thập niên này thì dân số của Philadelphia và Baltimore bang Maryland tăng gấp đôi; dân số thành phố Kansas bang Missouri và Detroit bang Michigan tăng gấp bốn lần; Cleveland bang Ohio tăng sáu lần và Chicago tăng mười lần. Thành phố Minneapolis bang Minesota, Omaha bang Nebraska và nhiều nơi tương tự - khi Nội chiến nổ ra thì vẫn còn là những thôn làng nhỏ bé - đã có số dân tăng thêm khoảng 50% hoặc hơn. ĐƯỜNG SẮT, LUẬT LỆ VÀ THUẾ QUAN Đường sắt đặc biệt quan trọng khi mở rộng lãnh thổ quốc gia và việc xây dựng đường sắt thường bị chỉ trích. Ngành đường sắt ngày càng đưa ra mức phí vận chuyển rẻ hơn cho những người gửi hàng với số lượng lớn thông qua việc giảm bớt một phần cước phí, và vì vậy những người gửi hàng với số lượng ít bị chịu thiệt. Mức cước phí cũng thường không tính tương ứng theo khoảng cách; cạnh tranh khiến cho mức phí chuyên chở giữa các thành phố có nhiều hãng đường sắt hoạt động bị giảm xuống. Mức cước phí giữa những địa điểm chỉ có một hãng đường sắt hoạt động thường ở mức cao. Vì vậy gửi hàng từ Chicago đến New York với khoảng cách 1.280 km có chi phí thấp hơn so với việc gửi hàng từ Chicago đến những nơi cách Chicago vài trăm kilomet. Ngoài ra, để tránh tình trạng cạnh tranh thì các công ty đường sắt đôi khi chia (đi chung) việc vận chuyển theo các kế hoạch đã được sắp xếp từ trước và số doanh thu từ hoạt động này sẽ được đưa vào một quỹ chung để chia sau. Sự tức giận của dân chúng đối với việc này đã khiến chính quyền bang phải đưa ra quy định, nhưng vấn đề này mang tính chất quốc gia. Những người gửi hàng yêu cầu phải có hành động của phía Quốc hội. Vào năm 1887, Tổng thống Grover Cleveland đã ký Đạo luật Thương mại Liên bang nghiêm cấm việc thu thêm cước phí, đi chung, giảm giá cước và phân biệt mức cước. Đạo luật này lập ra ủy ban Thương mại Liên bang (ICC) để theo dõi việc tuân thủ quy định của đạo luật nhưng ủy ban này lại hầu như không được trao quyền cưỡng chế. Trong những thập niên đầu tiên kể từ khi ra đời, hiển nhiên là tất cả các nỗ lực của ICC nhằm điều tiết và cắt giảm mức cước đã không được đ
Tài liệu liên quan