Định lượng Nito tổng theo phương pháp Kjeldahl

Dưới tác dụng của H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao, các hợp chất có chứa nito bị phân huỷ và oxy hoá đến CO2và H2O còn nito chuyển thành amoniac (NH3) và tiếp tục kết hợp với H2SO4 tạo thành muối amoni sulfat

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10957 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định lượng Nito tổng theo phương pháp Kjeldahl, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 1 ĐỊNH LƯỢNG NITO TỔNG THEO PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL CHƯNG CẤT ĐAM BẰNG BỘ CHƯNG CẤT KJELDAHL 1. NGUYÊN TẮC Dưới tác dụng của H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao, các hợp chất có chứa nito bị phân huỷ và oxy hoá đến CO2 và H2O còn nito chuyển thành amoniac (NH3) và tiếp tục kết hợp với H2SO4 tạo thành muối amoni sulfat Quá trình được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Vô cơ hoá nguyên liệu R-CH-COOH + H2SO4 CO2+H2O+(NH4)2SO4 NH2 Bước 2: Cất đạm phản ứng xảy ra trong thiết bị cất đạm (NH4)2SO4 +2NaOH Na2SO4 +2NH3 +2H2O Phản ứng xảy ra trong bình hứng NH3 +H2SO4 (NH4)2SO4 +H2SO4 dư Bước 3: Chuẩn độ lượng H2SO4 còn thừa trong bình hứng bằng NaOH t Xúc tác phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 2 BỘ CHƯNG CẤT ĐẠM KJELDAHL GIỚI THIỆU TERMAMYL -Termamyl là tên thị trường của enzyme amylase -Termamyl là một loại alpha-amylase ổn định nhiệt sản xuất bởi một chủng Licheniformis Bacillus. Ứng dụng: -Termamyl được sử dụng trong các ngành công nghiệp sau đây: Tinh bột Tinh bột là sản phẩm tự nhiên quan trọng nhất có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật và trong đời sống con người. Nhiều nước trên thế giới sử dụng nguồn tinh bột từ khoai tây, lúa mì, ngô (sắn), còn riêng ở nước ta thì sử dụng gạo A B C D E F P1 P2 phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 3 và khoai mì là nguồn tinh bột chủ yếu. Trong chế biến tinh bột và đường, công đoạn quan trọng nhất là thuỷ phân tinh bột về các đường đơn giản. Sau đó, chủ yếu trên cơ sở đường đơn nhờ lên men, người ta sẽ nhận được rất nhiều sản phẩm quan trọng như: rượu cồn, rượu vang, bia, các loại acid hữu cơ, amino acid,…. Quá trình thuỷ phân tinh bột gồm hai công đoạn chủ yếu là giai đoạn hồ hoá và giai đoạn đường hoá. Để thực hiện hai công đoạn công nghệ nói trên, trong thực tế sản xuất người ta áp dụng hai cách: Thuỷ phân tinh bột bằng acid và bằng enzym. Để thuỷ phân tinh bột từ lâu người ta đã sử dụng acid vô cơ như HCl và H2SO4. Nhưng kết quả cho thấy, thuỷ phân bằng acid rất khó kiểm soát và thường tạo nhiều sản phẩm không mong muốn và không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Do vậy, việc thay thế và ứng dụng enzym để thuỷ phân tinh bột là một kết quả tất yếu của lịch sử phát triển. Enzym amylase đã được tìm ra đã góp phần quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Enzym amylase có thể tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau như amylase từ thực vật, động vật và VSV. Amylase càng ngày càng được thay thế acid trong sản xuất ở qui mô công nghiệp. Hiện nay, các nhà sản xuất có thể sử dụng amylase có khả năng chịu nhiệt cao mà không bị mất hoạt tính, chẳng hạn amylase được tách chiết từ VSV, cụ thể là các chủng vi khuẩn chịu nhiệt được phân lập từ những suối nước nóng. Ngoài ra, amylase còn có nhiều ưu điểm hơn khi sử dụng acid để thuỷ phân tinh bột: Năng lượng xúc tác thấp, không yêu cầu cao về thiết bị sử dụng, giảm chi phí cho quá trình tinh sạch dịch đường. Nguồn amylase có thể lấy từ mầm thóc, mầm đại mạch ( malt), hạt bắp nảy mầm, hay từ nấm mốc,… Nguyên liệu cho sản xuất là gạo, bắp, khoai mì,… đây là những nguồn nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền có thể tìm thấy dễ dàng ở nước ta. Do đó, đây là một lợi thế và là hướng phát triển mạnh làm cơ sở cho nhiều ngành khác phát triển. Ví dụ: sản xuất bánh kẹo, bia, cồn, sirô và làm mềm vải,… Trong công nghiệp tinh bột, Termamyl được sử dụng cho các hóa lỏng liên tục của tinh bột ở nhiệt độ lên tới 105-110 ° C, lợi dụng sự ổn định nhiệt cực độ của enzym này. Rượu Trong công nghiệp rượu, Termamyl được sử dụng cho tinh bột mỏng trong chưng cất mashes. Mía đường Trong công nghiệp đường, Termamyl được sử dụng để phá vỡ các mặt tinh bột trong nước trái cây mía. Qua đó nội dung tinh bột đường thô giảm và lọc tại nhà máy lọc tạo điều kiện. phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 4 Dệt may Trong ngành công nghiệp dệt may, Termamyl được sử dụng cho hàng dệt trước khi nhuộm ở nhiệt độ cao. HOẠT ĐỘNG -Enzyme termamyl là một endoamylase bẻ gãy mối liên kết hydrolyses 1,4- alpha glycosidic trong amylose và Amylopectin, hai thành phần của tinh bột. Do đó ,tinh bột bị phá vỡ nhanh chóng để tạo dextrins và oligosaccharides. -Termamyl hoạt động tối ưu ở pH 7 và 90 ° C. -Termamyl là một amylase được sử dụng để loại bỏ vết bẩn tinh bột . -Termamyl hiệu quả loại bỏ vết bẩn tinh bột và cung cấp độ trắng. Termamyl là có hiệu quả tại môi trường kiềm tương đối cao và ở nhiệt độ cao. Tổng quan về enzym amylase Amylase là gì? Amylase là một hệ enzyme rất phổ biến trong thế giới sinh vật . Các enzyme này thuộc nhóm enzyme thủy phân, xúc tác phân giải liên kết nội phân tử trong nhóm polysaccharide với sự tham gia của nước. Có 6 loại enzyme được xếp vào 2 nhóm: Endoamylase ( enzyme nội bào ) và exoamylase ( enzyme ngoại bào ). Endoamylase gồm có α-amylase và nhóm enzyme khử nhánh. Nhóm enzyme khử nhánh này được chia thành 2 loại: Khử trực tiếp là Pullulanase ( hay α-dextrin 6 – glucosidase); khử gián tiếp là Transglucosylase (hay oligo- 1,6-glucosidase) và maylo-1,6-glucosidase. Các enzyme này thủy phân các liên kết bên trong của chuỗi polysaccharide. Exoamylase gồm có β-amylase và γ-amylase. Đây là những enzyme thủy phân tinh bột từ đầu không khử của chuỗi polysaccharide. Cơ chất tác dụng của amylase là tinh bột và glycogen: • Tinh bột: là nhóm Carbohydrate ở thực vật, có chủ yếu trong các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai mì… , trong các hạt ngũ cốc, các loại hạt và có công thức tổng quát là (C6H12O6)n.Tinh bột từ mọi nguồn khác nhau đều có cấu tạo từ amylase và amylopectin ( Meyer, 1940 ). Các loại tinh bột đều có 20-30% amylase và 70-80% amylopectin. Trong thực vật, tinh bột được xem là chất dự trữ năng lượng quan trọng. -Amylase có trọng lượng phân tử 50.000 – 160.000 Da, được cấu tạo từ 200- 1000 phân tử D-glucose nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glucoside tạo thành một mạch xoắn dài không phân nhánh. phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 5 -Amylopectin có trọng lượng phân tử 400.000 đến hàng chục triệu Da, được cấu tạo từ 600-6000 phân tử D-glucose, nối với nhau bởi liên kết α-1,4- glucoside và α-1,6-glucoside tạo thành mạch có nhiều nhánh. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng khi hỗn dịch tinh bột bị đun nóng ( 60- 850C ) thì tinh bột sẽ bị hồ hóa và được gọi là hồ tinh bột . Dưới tác dụng của enzyme amylase, tinh bột bị thủy phân do các liên kết glucoside bị phân cắt. Sự thủy phân tinh bột bởi enzyme amylase xảy ra theo 2 mức độ: Dịch hóa và đường hóa. Kết quả của sự dịch hóa là tạo ra sản phẩm trung gian dextrin và khi dextrin tiếp tục bị đường hóa thì sản phẩm là maltose và glucose. -Cabohydrate trong thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể con người. Rau và quả cũng là nguồn cung cấp tinh bột và tinh bột này một phần đã được chuyển hóa thành disaccharide và glucose. Carbohydrate có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm nhưng nguồn cung cấp chủ yếu là đường và tinh bột. • Glycogen: là một loại Cabohydrate dự trữ. Ở động vật được dự trữ trong cơ thể động vật và được cơ thể chuyển hóa để sử dụng từ từ. Amylase có vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa glucid ở tế bào động vật, VSV, glucogen được cấu tạo từ các glucose liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glycoside ở các vị trí phân nhánh, glucose nối với nhau bằng liên kết α-1,6-glycoside. Glycogen có số mạch nhiều hơn tinh bột. Phân tử lượng ở trong khoảng 2 triệu-3 triệu Da. Glycogen dễ tan trong nước, nếu như chúng ta ăn quá nhiều Carbohydrate thì cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo dự trữ. Ở động vật và người, glycogen tập trung chủ yếu ở trong gan. Đặc tính và cơ chế tác dụng của enzym α-amylas Đặc tính của enzym α-amylase α-amylase từ các nguồn khác nhau có thành phần amino acid khác nhau, mỗi loại α-amylase có một tổ hợp amino acid đặc hiệu riêng. α-amylase là một protein giàu tyrosine, tryptophan, acid glutamic và aspartic. Các glutamic acid và aspartic acid chiếm khoảng ¼ tổng lượng amino acid cấu thành nên phân tử enzyme: - α-amylase có ít methionine và có khoảng 7-10 gốc cysteine. - Trọng lượng phân tử của α-amylase nấm mốc: 45.000-50.000 Da ( Knir 1956;Fisher,Stein, 1960 ). - Amylase dễ tan trong nước, trong dung dịch muối và rượu loãng. - Protein của các α-amylase có tính acid yếu và có tính chất của globuline. -Điểm đẳng điện nằm trong vùng pH=4,2-5,7 ( Bernfeld P, 1951 ). -α-amylase là một metaloenzyme. Mỗi phân tử α-amylase đều có chứa 1-30 nguyên tử gam Ca/mol, nhưng không ít hơn 1-6 nguyên tử gam/mol Ca tham phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 6 gia vào sự hình thành và ổn định cấu trúc bậc 3 của enzyme, duy trì hoạt động của enzyme ( Modolova, 1965 ). Do đó, Ca còn có vai trò duy trì sự tồn tại của enzyme khi bị tác động bởi các tác nhân gây biến tính và tác động của các enzyme phân giải protein. Nếu phân tử α-amylase bị loại bỏ hết Ca thì nó sẽ hoàn toàn bị mất hết khả năng thủy phân cơ chất. α-amylase bền với nhiệt độ hơn các enzyme khác. Đặc tính này có lẽ liên quan đến hàm lượng Ca trong phân tử và nồng độ Mg2+. Tất cả các amylase đều bị kiềm hãm bởi các kim loại nặng như Cu2+, Ag+, Hg2+. Một số kim loại như :Li+, Na+, Cr3+, Mn2+, Zn2+, Co2+, Sn2+, Cr3+, không có ảnh hưởng mấy đến α-amylase. Thành phần amino acid của α-amylase ở nấm mốc Aspergillus như sau ( g/100 g protein ): alamine=6,8 ; glycine= 6,6; valine= 6,9, leucine= 8,3; Isoleucine= 5,2; prolin= 4,2, phenylalanine= 4,2; tyrosine=9,5; trytophan= 4,0; xetin= 6,5; trionin= 10,7, cystein + cystine= 1,6; glutamic acid= 6,9; amide= 1,5 ( Akabori et amiloza, 1954 ). Không giống các α-amylase khác, amylase của Asp.oryzae có chứa phần phi protein là polysaccharide. Polyose này bao gồm 8 mol maltose, 1 mol glucose, 2 mol hexozamin trên 1 mol enzyme ( Akabori et amiloza, 1965 ). Vai trò của polyose này vẫn chưa rõ, song đã biết được rằng nó không tham gia vào thành phần của trung tâm hoạt động và nằm ở phía trong phân tử enzyme. α-amylase của nấm mốc hầu như chỉ tấn công những hạt tinh bột bị thương tổn. Sản phẩm cuối cùng của thủy phân amylase là glucose và maltose. Đối với nấm sợi tỉ lệ là 1:3,79 ( Hanrahan, Caldwell, 1953 ) .α-amylase của nấm sợi không tấn công liên kết α-1,6 glucoside của amylopectin, nên khi thủy phân nó sẽ tạo thành các dextrin tới hạn phân nhánh. Đây là một cấu trúc phân tử tinh bột do enzym α-amylase phân cắt tạo thành dextrin tới hạn phân nhánh. Sản phẩm thủy phân cuối cùng của tinh bột dưới tác dụng của amylase nấm sợi chủ yếu là maltose, thứ đến là maltotriose. Khi dùng nồng độ α-amylase VSV tương đối lớn có thể chuyển hóa 70-85% tinh bột thành đường lên men. Còn các α-amylase của nấm mốc thì mức độ đường hóa đến glucose và maltose có thể lên tới 84-87%. Điều kiện hoạt động của α-amylase từ các nguồn khác nhau thường không giống nhau. pH tối thích cho hoạt động của α-amylase từ nấm sợi là 4,0-4,8 ( có thể hoạt động tốt trong vùng pH từ 4,5-5,8 ). Theo số liệu của Liphis, pH tối thích cho hoạt động dextrin hóa và đường hóa của chế phẩm amylase từ Asp.oryzae trong vùng 5,6-6,2. Còn theo số liệu của Fenixova thì pH tối thích cho hoạt động dextrin hóa của nó là 6,0-7,0. Độ bền đối với tác dụng của acid cũng khác khác nhau. α-amylase của phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 7 Asp.oryzae bền vững đối với acid tốt hơn là α-amylase của malt và vi khuẩn Bac.subtilis. Ở pH= 3,6 và 0oC, α-amylase của malt bị vô hoạt hoàn toàn sau 15-30 phút; α-amylase vi khuẩn bị bất hoạt đến 50%, trong khi đó hoạt lực của α-amylase của nấm sợi hình như không giảm bao nhiêu ( Fenilxova, Rmoshinoi 1989 ). Trong dung dịch α-amylase nấm sợi bảo quản tốt ở pH= 5,0-5,5; α-amylase dextrin hóa của nấm sợi đen có thể chịu được pH từ 2,5- 2,8.Ở 0oC và pH= 2,5, nó chỉ bị bất hoạt hoàn toàn sau 1 giờ. Nhiệt độ tối thích cho hoạt động xúc tác của α-amylase từ các nguồn khác nhau cũng không đồng nhất, α-amylase của nấm sợi rất nhạy cảm đối với tác động nhiệt. . Nhiệt độ tối thích của nó là 500C và bị vô hoạt ở 70OC( Kozmina, 1991 ). Trong dung dịch đệm pH= 4,7, α-amylase của Asp.oryzae rất nhạy với tác động của nhiệt độ cao, thậm chí ở 400C trong 3 giờ hoạt lực dextrin hóa của nó chỉ còn 22-29%, hoạt lực đường hóa còn 27-85%. Ở 500C trong 2 giờ, α- amylase của nấm sợi này bị vô hoạt hoàn toàn ( Miller và cộng sự ). Cơ chế tác dụng của enzym α-amylase α-amylase ( 1,4-α-glucan-glucanhydrolase ). α-amylase từ các nguồn khác nhau có nhiều điềm rất giống nhau. α-amylase có khả năng phân cách các liên kết α-1,4-glucoside nằm ở phía bên trong phần tử cơ chất ( tinh bột hoặc glycogen ) một cách ngẫu nhiên, không theo một trật tự nào cả. α-amylase không chỉ thủy phân hồ tinh bột mà nó thủy phân cả hạt tinh bột nguyên song với tốc đột rất chậm. Quá trình thủy phân tinh bột bởi α-amylase là quá trình đa giai đoạn. + Ở giai đoạn đầu ( giai đoạn dextrin hóa ):Chỉ một số phân tử cơ chất bị thủy phân tạo thành một lượng lớn dextrin phân tử thấp (α-dextrin ), độ nhớt của hồ tinh bột giảm nhanh ( các amylose và amylopectin đều bị dịch hóa nhanh ). + Sang giai đoạn 2 ( giai đoạn đường hóa ): Các dextrin phân tử thấp tạo thành bị thủy phân tiếp tục tạo ra các tetra-trimaltose không cho màu với iodine. Các chất này bị thủy phân rất chậm bởi α-amylase cho tới disaccharide và monosaccharide. Dưới tác dụng của α-amylase, amylose bị phân giải khá nhanh thành oligosaccharide gồm 6-7 gốc glucose( vì vậy, người ta cho rằng α-amylase luôn phân cắt amylose thành từng đoạn 6-7 gốc glucopiranose 1 ). + Sau đó, các poliglucose này bị phân cách tiếp tục tạo nên các mạch polyglucose colagen cứ ngắn dần và bị phân giải chậm đến maltotetrose và maltotriose và maltose. Qua một thời gian tác dụng dài, sản phẩm thủy phân phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 8 của amylose chứa 13% glucose và 87% maltose. Tác dụng của α-amylase lên amylopectin cũng xảy ra tương tự nhưng vì không phân cắt được liên kết α-1,6-glycoside ở chỗ mạch nhánh trong phân tử amylopectin nên dù có chịu tác dụng lâu thì sản phẩm cuối cùng, ngoài các đường nói trên ( 72% maltose và 19% glucose ) còn có dextrin phân tử thấp và isomaltose 8%. Tóm lại, dưới tác dụng của α-amylase, tinh bột có thể chuyển thành maltotetrose, maltose, glucose và dextrin phân tử thấp. Tuy nhiên, thông thường α-amylase chỉ thủy phân tinh bột thành chủ yếu là dextrin phân tử thấp không cho màu với Iodine và một ít maltose. Khả năng dextrin hóa cao của α-amylase là tính chất đặc trưng của nó. Vì vậy, người ta thường gọi loại amylase này là amylase dextrin hóa hay amylase dịch hóa. Các giai đoạn của quá trình thủy phân tinh bột của α-amylase: + Giai đoạn dextrin hóa: Tinh bột dextrin phân tử lượng thấp + Giai đoạn đường hóa: Dextrin tetra và trimaltose di & monosaccharide Amylase oligosacharide poliglucose Maltose maltotriose maltotetrose 2.NGUYÊN LIỆU, HOÁ CHẤT , THIẾT BỊ: NGUYÊN LIỆU: Mẫu termamyl đã vô cơ hoá và pha loãng HOÁ CHẤT : H2SO4 N/100 NaOH N/100 Metyl đỏ CÁCH TIẾN HÀNH: Bước 1: Vô cơ hoá mẫu _ termamyl dùng đã được vô cơ hoá mẫu sẵn. Bước 2 : Cất đạm a )Rửa máy : - Đun sôi bình A và mở nước vào ớng làm lạnh F. Khoá P1 và P2 đều đóng , sau đó cho vào phễu D ít nước cất (khoảng 10ml) và cho chảy xuống bình C bằng P2. Hơi nước của bình A sẽ từ từ qua erlen F, cứ để như vậy cho đến khi erlen F có khoảng 5ml nước thì ngưng đun bình A, làm nguội bình A , áp suất trong bình A giảm xuống đồng thời áp suất trong bình B cũng giảm , do đó nước trong bìnhC sẽ rút qua B . phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 9 - Khi nước đã rút hết ta lại thêm nước vào phễu D, và lại mở kẹp cho nước chảy qua C, kế đó nước sẽ rút qua B. Ta làm như vậy chừng vài lần. - Nuớc ở bình B đầy ta mở kẹp P1 cho nước chảy ra. Khoá kẹp P1 và P2 lại. b)Chuẩn bị dung dịch ở bình hứng NH3 (bình F): Cho vào bình hứng F (erlen 250 ml) 15ml H2SO4 N/100 và 5 giọt thuốc thử metyl đỏ, dung dịc có màu tím đỏ. Đặt bình hứng sao cho đầu mút của ống sinh hàn E ngập trong dung dịch của bình hứng. c)Thực hiện chung cất lôi cuốn hơi nước: - Lúc này bình A đang được đun sôi, kẹp P1 v à P2 đóng. Đổ vào phễu D 10 ml dung dịch termamyl, mở kẹp P2 sao cho dung dịch chảy từ từ xuống bình C, đóng P2 lại. Đổ nước tráng vào D và mở kẹp cho nước chảy từ từ xuống C cho đến khi mực nước trong D xuống gần sát kẹp P2 thì khoá kẹp P2 lại. Sau đó tráng D bằng nước cất vài lần với thao tác như trên. - Thêm vào phễu D 10 ml NaOH đậm đặc . Mở khoá P2 từ từ để cho NaOH chảy từ từ xuống C từng giọt một. Nếu nước trong C trào lên mạnh quá thì khoá P2 lại, rồi sau đó lại tiếp tục cho NaOH chảy gần hết xuống C. Tráng phễu D 2 lần bằng nước cất , chỉ cho nuớc chảy gần sát tới P2 mà thôi. - Tiếp tục chưng cất lôi cuốn hơi nước trong 5 phút, sau đó hạ erlen xuống sao cho đầu mút của ống sinh hàn trong không khí , đun tiếp 3 phút. Rửa đầu mút của sinh hàn E nằm trong không khí, đun tiếp 3 phút nữa. Rửa đầu mút lại bằng nước cất, rồi lấy erlen ra để định lượng H2SO4 thừa. - Ngưng đun bình A , rửa máy vài lần. *Ta thực hiện lại một lần thử không thay vì dùng termamyl ta dùng 10 ml nước cất. Bước 3: Chuẩn độ Lượng H2SO4 N/100 còn thừa trong bình F được chuẩn độ bằng NaOH N/100. Quá trình chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển từ đỏ tím sang màu vàng nhạt. 3.SƠ ĐỒ KHỐI phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 10 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ HIỆU CHUẨN : Lấy 2 erlen , cho vào mỗi erlen 20 ml H2SO4 N/100 và vài giọt metyl đỏ . Sau đó chuẩn độ bằng dung dịch NaOH N/100 . MẪU TERMAMYL 10 ML CHO VÀO PHỄU D, TRÁNG LẠI PHỄU BẰNG NƯỚC CẤT RỬA MÁY CHƯNG CẤT ĐẠM 2 ĐẾN 3 LẦN CHUẨN BỊ DUNG DỊCH Ở BÌNH HỨNG F : 15 ml dung dich H2SO4 N/100, 5 giọt metyl đỏ CHO 10 ml DUNG DỊCH NaOH , TRÁNG LẠI BẰNG NƯƠC CẤT -CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC TRONG 5 PHÚT -SAU ĐÓ HẠ ERLEN XUỐNG SAO CHO ĐẦU MÚT CỦA ỐNG SINH HÀN TRONG KHÔNG KHÍ , ĐUN TIẾP 3 PHÚT. -RỬA ĐẦU MÚT CỦA SINH HÀN E NẰM TRONG KHÔNG KHÍ, ĐUN TIẾP 3 PHÚT NỮA. -RỬA ĐẦU MÚT LẠI BẰNG NƯỚC CẤT ĐUN SÔI BÌNH A VÔ CƠ HOÁ MẪU TERMAMYL NaOH N/100 LẤY DUNG DỊCH TRONG BÌNH F CHUẨN ĐỘ VỚI NaOH N/100 ĐẾN KHI DUNG DỊCH CHUYỂN SANG VÀNG NHẠT phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 11 4. KẾT QUẢ Thể tích NaOH N/100 (ml) Mẫu trắng (V0) 12.8 Mẫu chuẩn ( V1) 7.9 Xác định hệ số hiệu chỉnh (lần 1) (V NaOH1) 16.8 Xác định hệ số hiệu chỉnh (lần 2) (V NaOH2) 17 a) Hệ số hiệu chuẩn V NaOH1 = 16,8 ml V NaOH2 = 17,0 ml vậy V NaOH = 16,9 ml Hệ số hiệu chuẩn 1834.1 9.16 20100/20 100/  NNaOHV NNaOHmlX b) Tính lượng đạm có trong mẫu Gọi Vo là thể tích NaOH của lần thử không , Vo=12,8ml V1 là thể tích NaOH của lần thử thât , V1=7,9 ml Lượng NaOH tương ứng với NH3 phóng thích bởi 10 ml dung dịch termamyl đã vô cơ hoá và pha loãng ▲V=V0-V1 = 12.8 – 7.9 =4.9 Số mol NH3 phóng thích tương đương với số mol NaOH. Do đó , số mol NH3 phóng thích bởi 10ml dung dịch termamyl là : phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang 12 )(10798.5101834.19.410.. 1000.100 . 555 molXVXV   Số gram đạm có trong 10ml dung dich termamyl đã vô cơ hoá và pha loãng là: 14.∆V.X.10-5 =14*5.798*10-5 =8.118*10-4 (g) Số gram đạm có trong 100ml dung dịch đạm vô cơ hoá là )(10118.810...14 10 100.10...14 345 gXVXV   Số gram đạm có trong 1 lit mẫu ban đầu )/(118.8 1 1000*1834.1*9.4*141000.10...14 4 lg Vm XV   5.NHẬN XÉT Phương pháp cho kết quả khá chính xác, thực hiện khá đơn giản, sai số không cao. Lượng đạm có trong mẫu termamyl tương đối thấp. phanquangthoai@yahoo.com Ks.phanquangthoai Trang
Tài liệu liên quan