Đồ án Hiện trạng phật giáo bình dương trên lĩnh vực văn hóa - Nghệ thuật

Văn hóa - nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng trong họat động Phật giáo, góp phần chuyển tãi, đem đạo vào đời sống Phật tử, làm cho Phật tử tiếp nhận đạo Phật dễ dàng hơn. Phải thừa nhận rằng, kể từ khi Phật giáo du nhập vào Bình Dương, đạo Phật đã được các tăng sĩ tùy thuận vào vùng đất, vào con người Bình Dương mà tạo ra nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ sôi nổi. Xét lĩnh vực này tại Bình Dương hiện nay, nhất là từ nhiệm kỳ VI của Đại hội Đại biểu Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương (2002-2007) để có điều kiện nhìn lại và tạo điều kiện tốt cho phương hướng tới trên lĩnh vực này

doc10 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Hiện trạng phật giáo bình dương trên lĩnh vực văn hóa - Nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆN TRẠNG PHẬT GIÁO BÌNH DƯƠNG TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Đặng Hòang Lan Khoa Du Lịch – Trường Đại học Văn Hóa Tp.HCM Văn hóa - nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng trong họat động Phật giáo, góp phần chuyển tãi, đem đạo vào đời sống Phật tử, làm cho Phật tử tiếp nhận đạo Phật dễ dàng hơn. Phải thừa nhận rằng, kể từ khi Phật giáo du nhập vào Bình Dương, đạo Phật đã được các tăng sĩ tùy thuận vào vùng đất, vào con người Bình Dương mà tạo ra nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ sôi nổi. Xét lĩnh vực này tại Bình Dương hiện nay, nhất là từ nhiệm kỳ VI của Đại hội Đại biểu Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương (2002-2007) để có điều kiện nhìn lại và tạo điều kiện tốt cho phương hướng tới trên lĩnh vực này Sau năm 2002, căn cứ vào tinh thần quy chế của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội do Trung Ương giáo hội ban hành, sau kỳ Đại hội V, Ban Thường trực đã hệ thống và củng cố nhân sự của các ban ngành và tiểu ban chuyên ngành, từ đó họat động ngành Văn hóa có điều kiện đi vào nề nếp hơn. Có thể khảo sát hoạt động này trên các lĩnh vực: văn nghệ, báo chí, thông tin trên đài phát thanh, truyền hình, mạng; Trung tâm Văn Hóa Phật giáo Bình Dương; Sách Phật giáo; Các tổ chức Văn Hóa Phật giáo. Văn nghệ. Văn nghệ là một trong những lĩnh vực thu hút khá nhiều phật tử thuộc nhiều tầng lớp xã hội tham gia, hưởng ứng. Văn nghệ Phật giáo Bình Dương thường gắn với lễ hội, những đại lễ Phật giáo trong năm. Đại lễ Phật Đản năm 2007 được tổ chức quy mô, với đoàn xe hoa diễu hành được trang trí công phu, cùng các tiết mục văn nghệ phong phú đã tạo được ấn tượng và được ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh đánh giá là : “Đại lễ Phật Đản được tổ chức một cách quy mô nhất trong lịch sử Phật giáo Bình Dương và đây là niềm hân hoan của Phật giáo Bình Dương chào mừng Đại lễ, một lễ Phật Đản được tổ chức Văn Hóa Khoa học Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc công nhận lễ Phật Đản là lễ hội Tôn giáo Thế giới” Đại hội Đại biểu Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nhiệm kỳ VII (2002-2007), tr.17. Năm 2008 hưởng ứng đại lễ tam hợp Vesak của Phật giáo cả nước, ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương tổ chức Đại lễ Phật Đản tại Khu Du Lịch Văn Hóa Lịch Sử Đại Nam, với 40.000 người tham dự. Ban Văn nghệ Liên Hoa làm giàn chào cung nghinh chư tôn đức. Dịp này, Đòan xe hoa các Ban Đại diện huyện cũng diễu hành tại đại lộ tỉnh Bình Dương. Đại lễ Phật Đản năm 2009 còn được nhộn nhịp hơn do 7 huyện thị đều có đăng ký xe hoa và cả các ban ngành trong Ban Trị Sự. Lễ đài thường tập trung tại Tổ Đình chùa Hội Khánh. Dịp này, ngành Văn Hóa Phật giáo đã ra rất nhiều biểu tượng hướng dẫn cho các ban ngành và các Huyện, Thị hội để mỗi xe hoa mang một biểu tượng tiêu biểu, sao cho chất liệu Từ Bi, Trí Tuệ sẽ dễ dàng đến với phật tử và cư dân Bình Dương trong đêm lễ hội này. Nét văn hóa trong những ngày đại lễ này còn là việc kết hợp thăm viếng Nghĩa Trang Liệt sĩ Tỉnh, để bày tỏ lòng thành của người dân Bình Dương luôn giữ gìn và phát huy giá trị tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc: Uống nước nhớ nguồn. Lễ Vu lan hàng năm tại các chùa đều được tổ chức long trọng, một số chùa còn thực hiện chương trình văn nghệ, như tại chùa Hội Khánh, văn nghệ có chủ đề “Ân nghĩa sinh thành”; có sự tham gia của các nghệ sĩ như Ngân Huệ, Ngọc Trinh.Thượng tọa Huệ Thông đã tham gia chương trình này qua việc sáng tác ca khúc, kịch bản có chủ đề về Mẹ. Trong các đêm văn nghệ mừng Phật Đản tại chùa Hội Khánh năm 2009, tăng ni phật tử đều biết đến em bé Hà Phạm Anh Thư, 10 tuổi. Em tham gia vào đội văn nghệ của chùa Hội Khánh và hát bài hát Phật giáo từ rất nhỏ. Ba năm liền em đều đạt giải Nhất tại hội thi Nét đẹp tuổi thơ lúc mới 5 tuổi. Những năm sau đó em đạt giải Nhất Tiếng Hát Sơn Ca tỉnh Bình Dương lần 3-2008, Giải Nhất kể chuyện theo sách do Sở Giáo Dục-Đào tạo tỉnh tổ chức. Lễ hội hoa đăng cúng dường Phật A Di Đà cũng được tổ chức tại chùa Đức Hòa (Dĩ An). Buổi lễ thu hút 1.000 phật tử và đốt lên 1.000 ngọn nến. Dùng âm nhạc để tãi đạo, Thượng tọa Huệ Thông Thượng tọa Thích Huệ Thông, trụ trì chùa Hội Khánh (Thị xã Thủ Dầu Một); trưởng ban Hoằng Pháp của Tỉnh Hội Phật giáo Tỉnh Bình Dương. đã viết rằng: “Âm nhạc là ngôn ngữ của trái tim, nó được gởi tâm tư từ tâm hồn của người sáng tác. Chương trình Tình đời ý đạo xin được gởi đến quý vị những bài hát mang âm hưởng Phật pháp, hầu góp phần tô điểm chút hương vị cho cuộc đời thêm an lạc” Trích lời ghi trên dĩa DVD Tình đời ý đạo do TT. Huệ Thông phổ cổ nhạc. . Năm 2009, dĩa cải lương mang tên Tình đời ý đạo đã được ra mắt phật tử Bình Dương. Đây là một dĩa tân cổ giao duyên, có sự tham gia của khá nhiều diễn viên, nghệ sĩ ưu tú như Lệ Thủy; Thanh Ngân cùng với các nghệ sĩ Kim Tiểu Long, Quốc Kiệt, Trinh Trinh, Ngân Huệ; Vương Tiểu Long.. Phim ảnh cũng là bộ môn họat động được Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh quan tâm, đã kết hợp được chủ đề Phật giáo. Bộ phim Duyên trần thóat tục được hình thành tại chùa Hội Khánh, phát xuất từ ý tưởng của Thượng tọa Huệ Thông. Hai diễn viên chính là Phi Hùng và Việt Trinh. Cô là phật tử của chùa. Phim được thực hiện với kinh phí hơn 4 tỷ đồng, với các cảnh quay ở Ấn Độ, Nepal và Việt Nam. Năm 2008, bộ phim đã được xác lập kỷ lục là phim cổ trang Phật giáo sản xuất quy mô lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, Tỉnh hội và ngành văn hóa đều phối hợp tổ chức những ngày lễ lịch sử như chào mừng ngày sinh Hồ Chủ tịch; lễ giỗ của cụ Nguyễn Sinh Sắc, là thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh.. Báo chí Nhằm góp phần đưa tiếng nói, tư tưởng Phật giáo và đạo pháp dễ dàng, nhanh chóng đến với phật tử, Bản tin Hương Sen, tiếng nói của Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh ra đời. Số1 ra ngày 15 tháng 8 năm 2008. Đến nay (9/2010) đã được 26 số. Mỗi tháng ra một số báo. Đây là bước chuyển quan trọng trong chương trình họat động của Ban Trị Sự. Bản tin phổ biến hoạt động của Tỉnh Hội, chuyển tãi quan điểm, tư tưởng Phật học, đồng thời cũng là nơi gửi gấm tấm lòng từ bi đến các giới Phật tử trong Tỉnh. Bản tin Hương Sen còn là nơi trao đổi, học hỏi về Phật pháp cho tăng ni, phật tử Bình Dương. Nhận xét về ảnh hưởng của Bản Tin Hương Sen, Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh đã thấy cần thiết phải “tiếp tục duy trì và phát huy tờ báo Hương Sen của Tỉnh Hội, cho đến nay, tờ báo đã được độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao, đã có nhiều bài viết gửi về. Đây là dấu hiệu cho thấy giá trị của sản phẩm Văn hóa Phật giáo trong Tỉnh Bình Dương.” Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương. Lễ Tổng kết công tác Phật sự 2009. Phương hướng hoạt động Phật sự 2010. Tr.9. Nhằm chuyển tãi thông tin nhanh và chi tiết hơn về Phật giáo Bình Dương, hai chùa Hội Khánh và Phổ Thiện Hòa đã có website riêng.Trang web:chuahoikhanh.com và phothienhoa.com ra đời từ tháng 3 năm 2008. Trang web chùa Hội Khánh có các tiết mục như tin tức Phật giáo-Tuổi trẻ, Văn hóa Phật giáo. Nếp sống đạo, sáng tác, thư viện sách.. Trang web này cũng gây ấn tượng nhẹ nhàng qua chuyên mục : Lời cám ơn cuộc sống. Nội dung bản tin Hương Sen cũng được cập nhật trên trang web này. Chỉ trong 5 tháng từ ngày ra đời, trang web chùa Hội Khánh đã có 21.024 lượt truy cập. Trang web chùa Phổ Thiện Hòa nổi bật với chuyên mục đi sâu về tư tưởng Phật giáo. Ngoài ra, để có thể đẩy mạnh việc đưa đạo vào đời, tăng, ni, phật tử Bình Dương cũng đã thường xuyên tham gia cộng tác với báo Giác Ngộ, nguyệt san Giác Ngộ, báo Bình Dương, báo Văn Nghệ, báo Xuân, Đài Phát Thanh-Truyền Hình để viết, cung cấp tin tức Phật sự từ Bình Dương. 3 .Trung tâm Văn hóa Phật giáo Bình Dương Trung tâm Văn Hóa Phật giáo Bình Dương ra đời vào ngày 12-8-2008. Công trình có tổng thể 1.200 mét vuông, được xây dựng đối diện với chùa Hội Khánh, là một công trình kiến trúc hài hòa với nghệ thuật kiến trúc cổ của tổng thể chùa. Từ ngoài vào có 2 bệ đá. Bệ bên trái khắc câu liễn đối của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng. Mặt sau, tóm tắt ý tưởng và quá trình hình thành công trình. Bệ bên phải ghi tên các bậc tôn túc cho lễ đặt đá, mặt sau ghi danh công đức của phật tử và các ngành chức năng. Tượng Thích Ca Niết bàn dài 52 mét Con số 52 mét này biểu tượng cho 52 quả vị (Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập Địa, Đẳng giác và Diệu Giác) để tu chứng thành Phật. Ngoài ra còn có 52 vị chúng sinh ở khắp nơi thấy ánh sáng Phật mà đến dự Pháp hội Niết Bàn và 52 phẩm vật dâng cúng Đức Phật trong hội Niết Bàn. là một trong những tượng niết bàn dài nhất, đã được xếp kỷ lục. Tượng được thiết kế đặc biệt Dài 52 m; bờ vai phải qua bờ vai trái : 11 m;cách mặt đất 24 m; cầu thang chính đi lên tượng Phật có 49 bậc. Quanh tượng Phật có 840 cánh hao sen được đắp bằng xi măng. Công trình do kiến trúc sư Phạm văn Thịnh, kỷ sư Trần Văn Pháp; Điêu khắc gia Trần Quang Thái thực hiện. Phần đắp tượng là 1.400 ngày công. Tổng kinh phí hòan thành công trình chính và phụ gần 20 tỷ đồng. , nằm trên mái chùa. Bên trong tượng có thể dùng làm ngôi chính điện để thờ phụng. Phần bệ nơi Phật nằm trang trí phù điêu, thể hiện lịch sử cuộc đời đức Phật (Jataka). Lễ khánh thành Phật tượng đã được long trọng tổ chức vào hai ngày 29 và 30 -3-2010. Phát biểu ý nghĩa vì sao chọn mô hình này, thượng tọa Thích Huệ Thông đã cho biết “vì ngay giây phút nhập diệt, đức Phật đã yêu thương mà ban bảo chúng sanh : các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự nương tựa chính mình bằng con đường tuệ giác. Những lời nói đầy dũng mãnh, nhân hậu của Đức Từ Phụ sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường cho nhân thế” Thích Huệ Thông đã phát biểu trong ngày khánh thành Phật tượng. Bản tin Hương Sen, số 21 ngày 15 tháng 4 năm 2010, tr. 8. . Trung tâm của công trình là trường Trung cấp Phật học. Hai bên có Nhà Truyền thống và thư viện. Nhà Truyền thống là nơi ghi lại công lao của các vị tổ từ lúc có mặt ở Bình Dương đến nay. Công lao của các vị trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thư viện quy tụ nhiều đầu sách, bao gồm Tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận). Nhận định về ý nghĩa của công trình, trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, Hòa thượng Thích Minh Thiện cho biết: “Từ đây tăng ni sẽ có nơi học tập, nghiên cứu, để ngày càng tinh tấn hơn trên con đường tu học; góp phần tạo thêm dấu ấn cho kiến trúc chùa của Bình Dương; thời gian tới đây sẽ có nhiều sự kiện trọng đại của Phật giáo cũng được tổ chức ở đây”. Năm 2011, công trình tiếp nhận hàng ngàn tăng ni cả nước về đây tham dự hội nghị của ngành Hoằng Pháp Trung ương. Thư viện của Trung tâm là một trong những hạng mục có ý nghĩa lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách Phật giáo ngày một gia tăng, nhiều chùa, tịnh xá trong Tỉnh đã lập phòng Phát Hành kinh sách tại chùa. Tại 3 chùa Hội Khánh, Phật học và Thới Hưng có tổ chức để phát hành kinh sách. Bán nguyệt san Văn Hóa Phật giáo cũng được Tỉnh hội nhận và lưu hành với con số 300 cuốn mỗi tháng. 4. Sách Phật giáo Năm 2002, hai công trình sách về Phật giáo Bình Dương đã được xuất bản. Sơ thảo Phật giáo Bình Dương Thích Huệ Thông 2000. Sơ thảo Phật giáo Bình Dương. Nxb Mũi Cà Mau-Tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương. do Thích Huệ Thông viết, và Những ngôi chùa Bình Dương-Quá khứ và hiện tại Thích Huệ Thông (chủ biên) 2002. Những ngôi chùa ở Bình Dương-Quá khứ và hiện tại. Nxb Tôn giáo. Hà Nội. do thích Huệ Thông chủ biên. Trong kế họach bảo tồn và phát huy vốn văn hóa Phật giáo Bình Dương, một học giả cư sĩ Phật giáo, vừa là Trưởng ban Văn hóa củaTỉnh hội Phật giáo Bình Dương, đã nhen nhóm từ lâu để cho ra đời công trình dịch có giá trị, đó là quyển Lưu Hương diễn nghĩa Bảo quyển Phan Thanh Đào 2006. Lưu Hương diễn nghĩa bảo quyển. Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương. 204 trang. do Hội Khoa học lịch sử Bình Dương xuất bản vào năm 2006. Đây là một tác phẩm có giá trị giáo dục về Nhân quả, Luân hồi, Nghiệp báo của Phật giáo. Trong một hội thảo lớn về Văn học Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, một tham luận cũng nhận định về Phật giáo Bình Dương thông qua tác phẩm này Trần Hồng Liên 2010. Phật giáo Bình Dương đầu thế kỷ 20 qua tác phầm Lưu Hương Diễn nghĩa bảo quyển. Trong sách Văn học Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM- Hội Nghiên cứu & Giảng dạy Văn học Tp.HCM. Nxb Văn Hóa Thông Tin. Tr. 339-344. Năm 2007, một công trình có liên quan chặt chẽ với các ngôi chùa ở Bình Dương đó là quyển sách Bước đầu tìm hiểu di sản văn hóa Hán Nôm Bình Dương Bảo Tàng Bình Dương 2007. Bước đầu tìm hiểu di sản văn hóa Hán Nôm Bình Dương. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 228 trang. do Bảo tàng Bình Dương chủ trì, gồm một số nhà khoa học có tiếng tham gia dịch, diễn nghĩa và hiệu đính, như GS.Hùynh Lứa; TS Lê Sơn; Trương Ngọc Tường, Hồ Tường..Năm này, hai đầu sách Phật giáo của Thích Huệ Thông cũng được tiếp tục xuất bản. Đó là Chân hạnh phúc chỉ có từ chánh niệm và Mẹ, Từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ. Nguyễn Hiếu Học xuất bản Dấu xưa Đất Thủ, trong đó có một số bài viết về chùa. Trong tác phẩm Bình Dương danh lam cổ tự, ông đã tham gia nhiều bài ghi lại lịch sử, phong cảnh nhiều ngôi chùa ở Bình Dương. Năm 2010, thượng tọa Thích Huệ Thông xuất bản sách Đức Phật-Con đường tuệ giác Thích Huệ Thông 2010. Đức Phật và Con đường tuệ giác. Nxb Văn Hóa Sài Gòn. 5. Các tổ chức Văn Hóa Phật giáo Sau Đại hội VII của Phật giáo Bình Dương (3/2007), ngành Văn hóa Phật giáo Tỉnh đã xin thành lập Ban Văn Hóa Phật giáo Tỉnh. Ban ra đời gồm 8 vị thành viên, do đại đức Thích Thiện Châu làm trưởng ban. Ban Văn hóa đảm nhiệm chính các cuộc lễ có trang trí mang tính mỹ thuật của Tỉnh Bình Dương. Hai thành viên trong ban Trị sự Phật giáo Tỉnh cũng là hội viên Hội Khoa học Lịch sử là Thương tọa Thích Huệ Thông và Phan Thanh Đào. * Tóm lại, qua một số lĩnh vực thuộc văn hóa Phật giáo trong Tỉnh Bình Dương vừa trình bày, cho thấy một số vấn đề nổi bật sau: - Họat động Văn hóa Phật giáo dưới sự lãnh đạo của Ban Trị Sự Phật giáo Tỉnh đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn để hình thành thêm nhiều công trình, nhiều họat động có ý nghĩa liên quan đến văn hóa Phật giáo Tỉnh nhà. - Sự thiết lập công trình văn hóa Phật giáo Tỉnh đã tạo được tiếng vang và có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động văn hóa, trong đó mang về cho Phật giáo Bình Dương kỷ lục về pho tượng Niết Bàn dài nhất nước hiện nay. - Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đã thể hiện sự cố gắng trong việc chuyển tãi nhanh chóng và hiệu quả đến phật tử qua việc hình thành đến hai trang website về Phật giáo trong một Tỉnh. - Trong họat động văn hóa Phật giáo, Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương ngày càng đẩy mạnh các công trình nghiên cứu khoa học, qua sự xuất hiện ngày càng nhiều đầu sách Phật giáo, không những là những sách hiện đại, mà còn quan tâm đến di sản văn hóa Hán- Nôm đã từng được lưu hành trong Tỉnh Bình Dương. Với một số hoạt động vừa kể, cho thấy văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương có được nhiều thuận lợi, chính là từ tinh thần đoàn kết, của tăng ni và phật tử; từ ý thức thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam và cũng từ tấm lòng chăm lo cho đạo pháp và dân tộc của đa số hàng giáo phẩm và Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo Tàng Bình Dương 2007. Bước đầu tìm hiểu di sản văn hóa Hán Nôm Bình Dương. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 2.Bản tin Hương Sen từ số 1 đến số 26. 3. Đại hội Đại biểu Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nhiệm kỳ VII (2002-2007). 4. Phan Thanh Đào 2006. Lưu Hương diễn nghĩa bảo quyển. Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương. 5. Trần Hồng Liên 2010. Phật giáo Bình Dương đầu thế kỷ 20 qua tác phẩm Lưu Hương Diễn nghĩa bảo quyển. Trong sách Văn học Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM- Hội Nghiên cứu & Giảng dạy Văn học Tp.HCM. Nxb Văn Hóa Thông Tin. Tr. 339-344. 6. Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương. Lễ Tổng kết công tác Phật sự 2009. Phương hướng hoạt động Phật sự 2010. 7.Thích Huệ Thông 2000. Sơ thảo Phật giáo Bình Dương. Nxb Mũi Cà Mau-Tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương. 8. Thích Huệ Thông (chủ biên) 2002. Những ngôi chùa ở Bình Dương-Quá khứ và hiện tại. Nxb Tôn giáo. Hà Nội 9. Thích Huệ Thông 2010. Đức Phật và Con đường tuệ giác. Nxb Văn Hóa Sài Gòn.
Tài liệu liên quan