Công trình : Nhà làm việc của Viện khoa học công nghệ tàu thủy
Địa điểm : 115 Định Công- Hoàng Mai- Hà nội
Công trình gồm 23 tầng 3 tầng hầm.
Chiều cao các tầng đều 4m
Chiều cao toàn bộ công trình : +92.00m
Diện tích toàn bộ công trình: 51mX25,5m=1300m2
36 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 8304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án kỹ thuật thi công Lập biện pháp thi công phần thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi công
Nhiệm vụ : LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN
giáo viên hướng dẫn : Tường minh hồng
sinh viên thực hiện : Lê xuân hải
lớp : tc 09x2-ltcđ
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
a. Đặc điểm về kiến trúc và kết cấu của công trình
Công trình : Nhà làm việc của Viện khoa học công nghệ tàu thủy
Địa điểm : 115 Định Công- Hoàng Mai- Hà nội
Công trình gồm 23 tầng 3 tầng hầm.
Chiều cao các tầng đều 4m
Chiều cao toàn bộ công trình : +92.00m
Diện tích toàn bộ công trình: 51mX25,5m=1300m2
Kích thước cấu kiện cơ bản:
Cột:
Tất cả các cột có kích thước: 1000 x 1000
Dầm:
Với 31 dầm có tiết diện: 700 x 300 x 8500 mm.
Với 17 dầm có tiết diện: 1000 x 400 x 8500 mm.
Vách:
Tiết diện: 2(300 x 2800); 8(2500 x 300); 2(8000 x 300); 4(1400x300); 2(1600x300); 2(950x300).
Sàn:
Với 14 ô sàn có tiết diện: 150 x 8500 x 8500 mm.
Với 02 ô sàn có tiết diện: 150 x 8500 x 5800 mm.
Với 01 ô sàn có tiết diện: 150 x 2600 x 8500 mm.
Với 20 dầm sàn có tiết diện: 300 x 8500 mm.
B. Đặc điểm về địa hình, địa mạo, thuỷ văn của khu vực xây dựng công trình
Công trình được xây dựng tại vị trí mặt bằng mới được tháo dỡ tại nhà làm việc cũ.
Mặt bằng khu đất rộng , công trình nằm trên khu có độ dốc nhỏ( i = 7%).
Công trình xây xen cấy trong thị trấn
Công trình nằm trên khu vực có đặc điểm :
Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 3, kết thúc vào cuối tháng 5, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 4 và tháng 5 có lượng mưa khoảng 300mm, trong mùa mưa thường có gió bão , tần suất gió từ 25% - 50%, rất ít khi xảy ra mưa đá. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 và 5 vào khoảng 30oC Do vạy ta thi công CT vào mùa khô.
1. giải pháp thi công:
1.1. Tính khối lượng sơ bộ các công việc(tính cho tầng điển hình):
1.1.1. Phần bê tông:
a- Bê tông cột:
Cột tầng 5 có tiết diện: b x h = (1000 x 1000) mm.
Thể tích bê tông mỗi cột: V1 = H x b x h = 4 x 1 x 1 = 4m3.
Tổng thể tích bê tông cột tầng 5: V = 23 x V1 = 23 x 4 = 92m3.
b- Bê tông vách:
Vách tầng 5 có tiết diện: 2(300 x 2800); 8(2500 x 300); 2(8000 x 300); 4(1400x300); 2(1600x300); 2(950x300).
Thể tích bê tông vách: V1 = H x b x h
V1 = 4.[2(0,3.2,8) + 8(0,3.2,5) + 2(0,3x8) + 4(0,3.1,4) + 2(0,3.1,6) + 2(0,3.0,95)]
= 62,76 m3.
Tổng thể tích bê tông vách tầng 5: V = 62,76 m3.
c- Bê tông dầm tầng 5:
Thể tích bê tông mỗi dầm sàn: V1 = H x b x h.
Với 31 dầm có tiết diện: 700 x 300 x 8500 mm.
Với 17 dầm có tiết diện: 1000 x 400 x 8500 mm.
V1 = 31.(0,7 x 0,3 x 8,5) = 55,335 m3.
V2 = 17.(0,4 x 1,0 x 8,5) = 57,8 m3.
Tổng thể tích bê tông dầm tầng 5: V = V1 + V2 = 55,335 + 57,8 = 113,135 m3.
d- Bê tông sàn tầng 5:
Thể tích bê tông mỗi ô sàn: V1 = H x b x h.
Với 14 ô sàn có tiết diện: 150 x 8500 x 8500 mm.
Với 02 ô sàn có tiết diện: 150 x 8500 x 5800 mm.
Với 01 ô sàn có tiết diện: 150 x 2600 x 8500 mm.
Với 20 dầm sàn có tiết diện: 300 x 8500 mm.
V1 = 14.(0,15 x 8,5 x 8,5) + 2.(0,15.8,5.5,8) + 0,15.8,5.8,5/2 - 20(0,15.0,3.8,5)
+ 0,15.2,6.8,5 = 180,02 m3.
Tổng thể tích bê tông sàn tầng 5: V = 180,02 m3.
Tổng thể tích bê tông phục thi công tầng điển hình (tầng 5):
V = 92 + 62,76 + 180,02 + 113,135 = 435,495 m3.
1.1.2. Phần ván khuôn:
a. Ván khuôn cột:
Cột tầng 5 có tiết diện: b x h = (1000 x 1000) mm. Chiều cao 4m, chiều cao tính toán ván khuôn: HC = H – hd = 4 – 0,7 = 3,3m.
Diện tích ván khuôn cột: SC = Hc x b + Hc x h = 3,3 x 1 + 3,3 x 1 = 6,6m2.
Tổng diện tích ván khuôn cột tâng điển hình: S = 23 x SC = 6,6 x 23 = 151,8 m2.
b. Ván khuôn vách:
Vách tầng 5 có tiết diện: 2(300 x 2800); 8(2500 x 300); 2(8000 x 300); 4(1400x300); 2(1600x300); 2(950x300). Chiều cao vách 4000mm, chiều cao tính toán ván khuốn: HV = H – hS = 4000 – 150 = 3850mm = 3,85m.
Diện tích ván khuôn cần thiết: SV = HV x b
SV = 3,85[2.(0,3 + 2,8) + 8.(2,5 + 0,3) + 2.(8 + 0,3) + 4.(1,4 + 0,3)
+ 2.(1,6 + 0,3) + 2.(0,95 + 0,3)] = 224,455 m2.
SV = 224,455 m2.
c. Ván khuôn dầm:
Với 31 dầm có tiết diện: 700 x 300. Chiều dài mỗi dầm: 8500 mm.
Với 17 dầm có tiết diện: 1000 x 400. Chiều dài mỗi dầm: 8500 mm.
Chiều dầy sàn: 150mm.
Diện tích ván khuôn đáy dầm: Sdd = 31 x 0,3 x 8,5 + 0,4 x 8,5 x 17 = 136,85 m2.
Diện tích ván khuôn thành dầm:
SD = 2.{[31x0,7x8,5+17x1x8,5]–[31 x 8,5 x 0,15 + 17 x 0,15 x 8,5]} = 535,5m2.
Tổng diện tích ván khuôn dầm: SD = 136,85 + 535,5 = 672,35 m2.
d. Ván khuôn sàn:
Diện tích ván khuôn sàn: SS = b x h = 8,5 x 8,5
Với 16 ô sàn có tiết diện: 8500 x 8500 mm.
Với 01 ô sàn có tiết diện: 2600 x 8500 mm.
SS = 16 x 8,5 x 8,5 + 2,6 x 8,5 = 1178,1 m2.
Tổng thể tích ván khuôn sàn tầng 5: S = SS - Sdd = 1178,1 – 136,85 = 1041,25 m2.
1.2. Lựa chọn giải pháp thi công bê tông:
Công trình có chiều dài 51m, chiều rộng 25,5m, có khối lượng bê tông phục vụ cho thi công mỗi sàn tầng rất lớn (435,495 m3). Do đó, cần có phương án thi công hợp lý để tiết kiệm thời gian và hiệu quả kinh tế.
Lựa chọn giải pháp thi công đối với nhà cao tầng trong thành phố là vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần để phục vụ thi công công trình mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như: an toàn cho công trình lân cận, an toàn cho sự di chuyển của các phương tiện, đảm bảo tính vệ sinh môi trường…
Đối với công trình thiết kế: Nhà làm việc của Viện khoa học công nghệ tàu thủy cao 23 tầng nổi + 3 tầng hầm, và với mặt bằng xây dựng không cho phép đặt trạm trộn và bãi vật liệu lớn để phục vụ khối lượng bêtông cho khung, sàn lớn dẫn đến đảm bảo yêu cầu chất lượng sẽ tương đối khó khăn. Từ đó ta sẽ chọn phương pháp thích hợp cho việc thi công bêtông nhà cao tầng đó là sử dụng máy bơm bêtông với bêtông, bê tông được cung cấp từ các nhà máy bêtông tươi (bêtông thương phẩm).
Đối với công trình này, chiều cao tối đa của công trình +92.00m so với cốt thiên nhiên, do đó máy bơm bê tông tự hành không đáp ứng được chiều cao thi công bê tông cần thiết. Để thi công được bê tông dầm, sàn ta dùng máy bơm bê tông cố định thuỷ lực có chiều cao tối đa là 400m.
Chọn máy vận chuyển vật liệu lên cao bằng cần trục tháp, máy vận thăng. Với khối lượng bê tông phục vụ cho công trình rất lớn, cần phân chia ra các khu vực thi công cho hợp lý nhằm đảm bảo được tính cung cấp vật liệu của các máy vận chuyển lên cao. Khối lượng bê tông thường chọn khoảng 40 – 60 m3/ca.
- Thi công bê tông cột 92m3 trong một ca.
- Thi công bê tông vách 62,76m3 trong một ca.
Thi công bê tông dầm sàn 113,135 + 167,6 = 280,73m3 dự kiến trong hai ca.
2. lựa chọn phương tiện thi công:
2.1. Chọn ván khuôn:
Ván khuôn tuy không phải là thành phần tạo nên công trình nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng, tạo ra hình dáng chuẩn xác theo thiết kế cho các cấu kiện, là nhân tố thúc đẩy tiến độ thi công, giảm giá thành sản phẩm xây dựng.
Các yếu tố chính trong công nghệ thi công nhà cao tầng như: bê tông cường độ cao có phụ gia, gia công tiền chế cốt thép, vận chuyển bê tông lên cao, ra xa... đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng với sự trợ giúp của các máy móc và công nghệ hiện đại. Chỉ còn công tác ván khuôn là còn phụ thuộc nhiều vào thực tế thi công, là nhân tố cần phải cân nhắc để mang lại lợi ích kinh tế cho người thi công. Do vậy căn cứ vào thực trạng thi công công trình, vào đặc điểm của thị trường xây dựng, chọn giải pháp ván khuôn như sau:
- Ván khuôn gỗ: Ưu điểm chính của loại ván khuôn này là giá thành rẻ có thể ghép với bất kỳ loại cấu kiện có hình dáng bất kì bằng cách cưa cắt. Tuy nhiên, độ luân chuyển của loại ván khuôn này tương đối thấp, nặng nề, chế tạo thủ công không chắc chắn (khó đảm bảo khi bơm bê tông bằng máy) và không công nghiệp hoá nên thời gian tháo lắp dài hơn các loaị ván khuôn định hình khác.
- Ván khuôn thép định hình: được chế tạo sẵn thành các môdun nên dễ tổ hợp đối với từng cấu kiện. Loại ván khuôn này rất chắc chắn, chịu tải tốt có độ luân chuyển cao phù hợp với cung cách thiết kế và thi công công nghiệp. Loại ván khuôn này có cấu tạo định hình nên tổ hợp rất đơn giản và nhanh khả năng chịu lực lớn nên rất phù hợp với các kết cấu của công trình. Do đó loại ván khuôn này được chọn chủ yếu sử dụng cho công trình này.
- Ván khuôn gỗ ép khung sườn thép: là loại ván khuôn mới xuất hiện trên thị trường xây dựng ở nước ta chưa lâu, loại ván khuôn này kết hợp được cả hai ưu điểm của hai loại ván khuôn trên nhưng vẫn còn có một số nhược điểm như sau:
( Dễ bị dính bê tông nên cần phải quét dầu chống dính.
( Dễ bị cong vênh nên cần cấu tạo chuyên cho từng loại cấu kiện trong sản xuất công nghiệp.
Ván khuôn gỗ ép khung sườn thép phải gia cố lắp ráp theo yêu cầu của kết cấu mà không có sẵn định hình vì vậy việc tổ hợp cũng rất phức tạp và với nhược điểm như trên trong công trình này ta không sử dụng ván khuôn gỗ ép khung sườn thép.
Trong từng trường hợp cụ thể chọn các giải pháp ván khuôn như sau:
( Ván khuôn sàn: dùng gỗ ép dày 16mm kết hợp hệ sườn gỗ 4 ( 6 cm có kích thước 1 tấm (1.2 ( 2.4)m. Tuỳ theo kích thước từng sàn mà tổ hợp chúng lại. Theo thực tế thi công, loại ván khuôn này có độ luân chuyển đến 5 lần rất phù hợp với thực tế tiến độ thi công của công trình này .
Với các ưu điểm của ván khuôn thép về khả năng chịu lực và số lần quay vòng lớn nên tất cả các kết cấu của công trình đều được sử dụng ván khuôn thép với những kết cấu phức tạp có đường cong ta sử dụng kết hợp với ván khuôn gỗ để thuận tiện cho việc chế tạo. Đối với từng kết cấu ván khuôn được tính toán cụ thể trong phần tính toán ván khuôn.
( Ván khuôn cột: với đặc điểm tiết diện cột thay đổi khá nhiều lần, lắp dựng và tháo dỡ phải nhanh, kinh tế nên chọn loại ván khuôn thép định hình (xem thiết kế). Ưu điểm chính của loại này là chỉ cần dùng 1 bộ hộp ván khuôn cột là có thể thi công tất cả các cột trong 1 tầng và toàn công trình với thời gian thao tác ngắn nhất, hiệu quả nhất.
( Ván khuôn dầm: gồm ván khuôn đáy dầm và ván khuôn thành dầm:
+ Ván khuôn đáy dầm: là ván khuôn chịu lực cần thời gian dài mới tháo (cần loại có độ luân chuyển thấp) nhưng phải tháo lắp dễ dàng thuận tiện cho thi công và vận chuyển lên cao. Chọn loại ván khuôn thép định hình Việt - Trung. Loại ván khuôn này có nhiều đặc điểm ưu việt cho thi công công nghiệp nhưng còn có đặc điểm là yêu cầu độ luân chuyển cao.
+ Ván khuôn thành dầm: là ván khuôn chịu lực bé nên có độ luân chuyển cao, chọn loại ván khuôn thép định hình. Loại này có đặc điểm: chắc, độ luân chuyển cao, tháo lắp dễ dàng, giá thành tương đối hợp lí và đã được thi công với nhiều công trình. Việc thiết kế ván khuôn này xem phần tính toán.
( Ván khuôn vách: yêu cầu phải được chế tạo sao cho dễ dàng lắp dựng, chắc chắn, nhẹ nhàng. Chọn loại ván khuôn thép định hình (xem tính toán thiết kế).
2.2. Chọn cây chống dầm sàn:
a. Chọn cây chống sàn:
Sử dụng giáo PAL do hãng Hoà Phát chế tạo.
a1. Ưu điểm của giáo PAL:
Giáo PAL là một chân chống vạn năng
bảo đảm an toàn và kinh tế.
- Giáo PAL có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với những kết cấu nặng đặt ở độ cao cao.
- Giáo PAL làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ, vận chuyển nên giảm giá thành công trình.
a2. Cấu tạo giáo PAL:
Giáo PAL được thiết kế trên cơ sở một hệ khung tam giác được lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo như:
- Phần khung tam giác tiêu chuẩn.
- Thanh giằng chéo và giằng ngang.
- Kích chân cột và đầu cột.
- Khớp nối khung.
- Chốt giữ khớp nối.
Bảng độ cao và tải trọng cho phép của cây chống
Lực giới hạn của cột chống (KG)
35300
22890
16000
11800
9050
7170
5810
Chiều cao (m)
6
7,5
9
10,5
12
13,5
15
ỉng với số tầng
4
5
6
7
8
9
10
a3. Trình tự lắp dựng:
- Đặt bộ kích (gồm đế và kích), liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.
- Lắp khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.
- Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và giằng chéo.
- Lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ. Sau đó, chống thêm một khung phụ lên trên.
- Lắp các kích đỡ phía trên.
Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dưới trong khoảng từ 0 đến 750 mm.
Trong khi lắp dựng chân chống giáo PAL cần chú ý những điểm sau:
+ Lắp các thanh giằng ngang theo hai phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong quá trình dựng lắp không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của giáo bằng các đồ vật khác.
+ Toàn bộ hệ chân chống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bộ kích.
+ Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp được chốt giữ khớp nối.
b. Chọn cây chống dầm sàn:
Sử dụng cây chống đơn bằng kim loại do hãng Hoà Phát chế tạo.
Các thông số và kích thước cơ bản cây chống
Loại
Đường kính ống ngoài
Đường kính ống trong
Ch.cao sử dụng
Tải trọng
Trọng
lượng
Min
Max
Khi đóng
Khi kéo
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)
(kg)
(kg)
(kg)
K-102
1500
2000
2000
3500
2000
1500
12,7
K-103
1500
2400
2400
3900
1900
1300
13,6
K-103B
1500
2500
2500
4000
1850
1250
13,83
K-104
1500
2700
2700
4200
1800
1200
14,8
K-105
1500
3000
3000
4500
1700
1100
15,5
2.3. Chọn máy thi công:
a. Chọn cần trục tháp:
Với các biện pháp và công nghệ thi công đã lập thì cần trục tháp sẽ đảm nhận các công việc sau đây:
( Vận chuyển bê tông thương phẩm cho đổ tường ngăn bao che: bê tông được trộn tại công trường sau đó được đổ vào thùng chứa bê tông (đã được thiết kế trước) để cần trục tháp vận chuyển lên cao.
( Vận chuyển ván khuôn, cốt thép, gạch vữa...
Do điều kiện mặt bằng cũng như yêu cầu an toàn khi thi công các công trình cao tầng nên chọn loại cần trục cố định tại chổ trên bệ móng được làm chắc chắn bằng hệ cọc nhồi, đối trọng ở trên cao. Cần trục tháp được đặt ở chính giữa công trình theo chiều dài có thể phục vụ thi công ở điểm xa nhất trên mặt bằng. Cao trình mặt móng cẩu tháp bằng cao trình sàn tầng 1. Các thông số của cần trục gồm: Hyc, Qyc, Ryc.
- Hyc: chiều cao nâng máy cần thiết phải đạt được tính từ cốt móng cần trục đến móc cẩu.
Hyc = Ho + h1 + h2 + h3
Trong đó:
( Ho = 92.m là cao trình đỉnh tầng mái
( h1: khoảng cách an toàn, h1 = 1m
( h2: chiều cao cấu kiện cẩu, lấy bằng 5.5m là chiều cao cốt thép cột
( h3: chiều dài dây treo buộc, h3 = 1.5m
Vậy: Hyc = 92 + 1 + 5.5 + 1.5 = 100m
- Ryc: tầm với tối thiểu yêu cầu (m). Được tính theo công thức:
- Qyc: Sức nâng cần trục tối thiểu (T)
( Trọng lượng cốt thép cột - vách cho một tầng:
Qt = Qtcột + Qtvách = 10.804 + 6.085 = 16.889 (T)
( Trọng lượng ván khuôn cột - vách (bằng khung thép, mặt gỗ) cho một tầng:
Qvk = (Fvkcột + Fvkvách) ( 0.035 = (335 + 378.6)( 0.035 = 24.98 (T)
( Trọng lượng cốt thép dầm sàn cho một tầng:
Qt = Qtdầm + Qtsàn = 26.111 + 35.333 = 61.444 (T)
( Trọng lượng ván khuôn dầm sàn cho 1 tầng:
Qvk = Fsàn( 0.025 + Fdầm( 0.035 =1309.85 ( 0.025 + 796.29 ( 0.035 = 60.62 (T)
( Trọng lượng cột chống, giáo PAL, dầm PECCO: một ô sàn 8.5 ( 8.5m có 3 chuồng giáo chống PAL, một dầm dài 8.5m có 30 cây chống thép (1m dài có 4 chiếc), số dầm rút trong một sàn 8.5 ( 8.5m là 12 chiếc.
Qdầm rút = 0.01 ( 12 ( 8 = 0.96 (T).
QPAL = (4 ( 2 ( 3) ( 8 ( 18 = 3456 (kG) = 3.456(T).
Qcột chống thép = 4 ( (15 ( 7.7 ( + 5.5 ( 7 + 12.7 + 7.7 ( 15) ( 0.01 = 11.29 (T).
Qgiáo = 0.96 + 3.456 + 11.29 = 15.706 (T).
Căn cứ vào các thông số yêu cầu đã tính được với công trình này ta chọn cẩu tháp TOPKIT QT80A có các thông số kỹ thuật như sau: H = 100m, Q = 2.5T tại đầu cần (R = 40m).
Và có: Q = 8.0T tại R = 12.5m
Tính toán năng suất của cần trục:
Năng suất làm việc trong một giờ của cần trục tháp tính theo công thức:
N = q ( n ( k1 ( k2 (T/h)
Trong đó:
( q: sức nâng của cần trục, lấy với Qmin = 2.5T
( k1, k2: hệ số sử dụng sức trục và hệ số sử dụng thời gian
( n = 3600/Tck: số lần cẩu trong 1 giờ với: Tck = t1 + t2 + t3 + t4 + t5
+ t1: thời gian treo buộc vật, t1 = 30s
+ t2: thời gian nâng vật, t2 = H/v = 92/ 0.8 = 115 (s)
Với V là vận tốc nâng H chiều cao nâng
Với công trình cao tầng này. cần trục tháp được tổ hợp theo chiều cao và để tận dụng sức nâng của cần trục thì ta không thể tính chiều cao nâng H tại đỉnh công trình mà áp dụng cho những tầng dưới 1 cách gần đúng.
Ta tính toán sức nâng tại 5 cao trình khác nhau.
Cao trình 1: Từ tầng 1(5 ( H = 6 ( 4 ( 1,3 = 25,3m ( t2 = 25,3/0,8 = 31,62 (s).
Cao trình 2: Từ tầng 6 (10 ( H = 11 ( 4 +1,3 = 45,3 ( t2 = 45,3/0,8 = 56,62 (s)
Cao trình 3: Từ tầng 11 (15 ( H = 16 ( 4 +1,2 = 65,2 ( t2 = 65,2/0,8 = 81,5 (s)
Cao trình 4: Từ tầng 15(20( H = 21 ( 4 + 1,1 = 85,1m( t2 = 85,1/0,8 = 106,38(s)
Cao trình 5: H = 95,2m, t2 = 95,2/0,8 = 119 (s)
+ t3: thời gian di chuyển xe con t3 = R/v = 40/0,31 = 129 (s).
+ t4: thời gian tháo dỡ vật: 20 (s)
+ t5: thời gian hạ móc cẩu t5 = H/Vhạ với Vhq = 3Vn = 2,4m/s
Với cao trình 1(CT1) ( t5 = 25,3/2,4 = 10,54 (s)
Với cao trình 2(CT2) ( t5 = 45,3/2,4 = 18,8 (s)
Với cao trình 3(CT3) ( t5 = 65,2/2,4 = 27,16 (s)
Với cao trình 4(CT4) ( t5 = 85,1/2,4 = 35,46 (s)
Với cao trình 5(CT5) ( t5 = 95,2/2,4 = 39,66 (s)
Vây chu kỳ làm việc của cần trục trên tường cao trình là:
CT1: Tck = 30 + 31,62 + 129 + 20 + 10,54 = 221,16 (s).
CT2: Tck = 30 + 56,62 + 129 + 20 + 18,8 = 254,42 (s).
CT3: Tck = 30 + 81,5 + 129 + 20 + 27,16 = 287,66 (s).
CT4: Tck = 30 + 106,38 + 129 + 20 + 35,46 = 320,84 (s).
CT5: Tck = 30 + 119 + 129 + 20 + 39,66 = 337,66 (s).
Số lần thực hiện trong 1 giờ là:
CT1: n = 3600/221,16 = 16 lần
CT2: n = 3600/254,42 = 14 lần
CT3: n = 3600/287,66 = 12 lần
CT4: n = 3600/320,84 = 11 lần
CT5: n = 3600/337,66 = 10 lần
ứng với tầm với xa nhất Q = 2,5T chọn thùng đổ có dung tích 1m3
Vậy năng suất của cần trục ứng cho 1 ca là:
CT1 N=1( 8( 16 ( 0,7( 0,8 = 71,68m3.
CT2 N=1( 8( 14 ( 0,7( 0,8 = 62,72m3.
CT3 N=1( 8( 12 ( 0,7( 0,8 = 53,76m3.
CT4 N=1( 8( 11 ( 0,7( 0,8 = 49,28m3.
CT5 N=1( 8( 10 ( 0,7( 0,8 = 44,8m3
Với năng suất đó cần kiểm tra lại với tải trọng cần cẩu lớn nhất có thể xuất hiện trong thời gian thi công, hoặc khối lượng bê tông cột hoặc thiết bị hoàn thiện (máy điều hoà, máy lạnh). Tải trọng thiết bị: 1.5 ( 8.5 ( 8.5 ( 1.1 = 119.2 (T) < Nca. Vậy cần trục được chọn TOPKIT QT80A hoàn toàn thoả mãn phục vụ các công tác thi công của công trình này.
b. Chọn vận thăng:
Máy vận thăng có chức năng chính là vận chuyển người, phục vụ công tác hoàn thiện, thiết bị nhỏ cầm tay...
Khối lượng xây trát tường: (tầng 20).
Q = (5 ( 4 + 4.25 ( 2) ( 0.23 ( 3.6 ( 1.8 ( 1.1 + 8.5 ( 4 ( 0.115 ( 3.6 ( 1.8 ( 1.1
Q = 74.59 (T)
- Khối lượng gạch lát nền, vữa lát, vữa trát: 0.12 ( 51 ( 22.5 = 52 (T)
Tổng trọng lượng mà vận thăng phải vận chuyển là: 52 + 74.59 = 126.6 (T)
Chọn vận thăng chở vật liệu: GP 1000 - HD có các thông số kỹ thuật như sau:
( Chở người max 15 người
( Chở vật liệu max Qmax = 1 (T)
( Vận tốc nâng: v = 3 m/s
( Vận tốc hạ: vhạ = 6m/s
( Tầm với 2.875m
( Chiều dài sàn vận tải 3.36m
Năng suất máy vận thăng tính theo công thức: N = q ( n ( k1 ( k2
Trong đó:
( k1 = 0.7 , k2 = 0.8 như cẩu tháp
( q = 1 (T)
( n = 3600 / Tck với Tck = t1 + t2 + t3 + t4
+ t1 , t2 : thời gian treo buộc và bốc dỡ , t1 = 30s , t4 = 20s
+ t2 : thời gian nâng , t2 = 92/3 = 30.7s
+ t3 : thời gian hạ , = 92/6 = 15.3s
Tck = 30 + 30.7 + 15.3 + 20 = 96s
Thay vào: n = 3600 / 96 = 37 lượt/h.
Vậy: N = 1 ( 37 ( 0.7 ( 0.8 = 20.8 (T/h)
Năng suất trong 1 ca: Nca = 8 ( 20.8 = 166.4 (T) > Qyc => vận thăng GP1000 - HD hoàn toàn thoả mãn phục vụ nhiệm vụ thi công. Chọn hai vận thăng: 1 chở vật liệu, 1 chở người. Bố trí vận thăng ở các vị trí như trên bản vẽ mặt bằng thi công đảm bảo thuận tiện cho thi công, an toàn, tận dụng được đặc điểm thuận lợi của kết cấu công trình.
c. Chọn máy b