Đồ án xác định và lựa chọn kết cấu của rơle

Trong ngành công nghiệp điện năng, từ khâu sản xuất truyển tải, phương pháp và tiêu thụ điện năng luôn phải sử dụng các khí cụ như: áp tô mát, công tắc tơ, rơ le và cầu dao… Để phân phối và điều khiển, bảo vệ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn trong sử dụng. Khí cụ là những thiết bị, cơ cấu điện tuỳ theo lĩnh vực sử dụng được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm lại được chia thành nhiều chủng loại khác nhau

doc76 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án xác định và lựa chọn kết cấu của rơle, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời nói đầu 4 Chương I: xác định và lựa chọn kết cấu của rơle 6 I. Giới thiệu chung về rơ le: 6 I.1. Cấu tạo của Rơle: 6 I.2. Phân loại rơle: 6 I.3. Các yêu cầu khi thiết kế: 7 II. Giới thiệu chung về rơle điện từ. 7 II.1. Tác dụng: 7 II.2. Sơ đồ cấu tạo. 8 II.3. Nguyên lý hoạt động: 8 III. Lựa chọn phương án thiết kế: 8 III.1. Phân tích các mẫu: 8 III.2. Lựa chọn phương án thiết kế : 9 CHƯƠNG II. Tính toán và kiểm nghiệm mạch vòng dẫn điện 12 I. Giới thiệu kết cấu mạch vòng dẫn điện 12 II. Thiết kế tính toán thanh dẫn 12 1. Các bước tính toán thanh dẫn. 12 2. Tính toán thanh dẫn động 13 3. Tính toán thanh dẫn tĩnh 19 III. Thiết kế tính toán tiếp điểm. 20 1. Chức năng của tiếp điểm. 20 2. Yêu cầu với các tiếp điểm. 20 3. Chọn vật liệu làm tiếp điểm. 21 4. Tính lực ép tiếp điểm. 22 5. Xác định điện trở tiếp xúc. 22 6. Điện áp rơi trên điện trở tiếp xúc. 22 7. Tính nhiệt độ phát nóng của tiếp điểm. 23 8. Xác định dòng điện hàn dính. 24 9. Độ ăn mòn tiếp điểm. 24 10. Độ mở 26 11. Độ lún 26 IV. Đầu nối 26 V. Dẫy dẫn mềm. 27 chương iii: tính và dựng đặc tính cơ 29 I. Khái niệm 29 II. Sơ đồ động 29 III. Tính toán lò xo tiếp điểm 29 1. Tính chọn vật liệu làm lò xo tiếp điểm 29 2. Tính kích thước lò xo tiếp điểm 30 3. Tính trọng lượng của phần động 31 4. Tính lò xo nhả 32 4.1. Chọn vật liệu làm lò xo nhả 32 4.2. Tính lò xo nhả 32 4.3. Tính toán lực quy đổi 34 IV. Đặc tính cơ 36 Chương iV: Tính toán và kiểm nghiệm nam châm điện 37 I. Giới thiệu chung về nam châm điện. 37 II. Chọn và tính toán nam châm điện. 38 A. Chọn kết cấu. 38 B. Chọn vật liệu từ. 39 C. Chọn các thông số cường độ tự cảm, hệ số từ tản và hệ số từ rò. 39 1. Chọn cường độ tự cảm. 39 2. Chọn hệ số từ rò. 40 3. Chọn hệ số từ tản. 40 D. Xác định các kích thước và thông số chủ yếu của nam châm điện. 40 1. Xác định tiết diện lõi thép. 40 2. Xác định kích thước của cuộn dây nam châm điện và nam châm điện. 41 E. Tính toán kiểm nghiệm nam châm điện. 45 1. Vẽ sơ đồ đẳng trị với ( ( 0. 45 2. Tính từ dẫn rò: (Gr). 45 3. Xác định từ dẫn của khe hở không khí: G(. 47 4. Xác định từ dẫn tổng. 50 5. Xác định từ thông và từ cảm. 52 6. Xác định thông số cuộn dây. 53 Chương V: Tính toán hệ số nam châm điện 66 I. Tính và dựng đường đặc tính lựa hút nam châm điện. 66 II. Tính toán gần đúng thời gian tác động và thời gian nhả. 69 Chương VI: Xây dựng và hoàn thiện kết cấu 71 I. Phần làm việc 71 1. Mạch vòng dẫn điện 71 1.1. Thanh dẫn động 71 1.2. Thanh dẫn tĩnh 71 1.3. Vít đầu nối 71 1.4. Dây nối mềm 71 1.5. Hệ thống tiếp điểm 71 2. Nam châm điện 72 2.1. Mạch từ 72 2.2. Cuộn dây 72 2.3. Vòng ngắn mạch 73 II. Phần chân đế 73 Lời nói đầu Trong ngành công nghiệp điện năng, từ khâu sản xuất truyển tải, phương pháp và tiêu thụ điện năng luôn phải sử dụng các khí cụ như: áp tô mát, công tắc tơ, rơ le và cầu dao… Để phân phối và điều khiển, bảo vệ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn trong sử dụng. Khí cụ là những thiết bị, cơ cấu điện tuỳ theo lĩnh vực sử dụng được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm lại được chia thành nhiều chủng loại khác nhau. Các nhóm đó là: 1. Nhóm khí cụ điện phương pháp năng lượng điện áp cao gồm: dao cách ly, máy ngắt, biến dòng… 2. Nhóm khí cụ điện phương pháp năng lượng điện áp thấp gồm: cầu dao, cầu chì… 3. Nhóm khí cụ điện điều khiển: công tắc tơ, khởi động từ, các bộ khống chế và điều khiển…. 4. Nhóm khí cụ điện gồm các rơ le bảo vệ như: rơ le dòng điện, rơ le điện áp, rơ le thời gian, rơ le trung gian…. 5. Nhóm khí cụ dùng trong sinh hoạt: ổ cắm, phích điện…. Khi thiết kế một loại khí cụ điện phải thoả mãn hàng loạt các yêu cầu của một sản phẩm công nghiệp hiện đạt. Đó là các yêu cầu kỹ thuật, vận hành, kinh tế, xã hội được biểu hiện qua các tiêu chuẩn chất lượng các định mức nhà nước, của ngành. Các yêu cầu kỹ thuật như độ bền nhiệt của các chi tiết, các bộ pận làm việc ở chế độ định mức và khi có sự cố xảy ra, độ bền cơ và tính chịu mòn (của các bộ phận), độ bền cách điện cũng như khả năng đóng ngắt của thiết bị. Một yêu cầu về kỹ thuật nữa là kết cấu phải đơn giản, khối lượng và kích thức bé. Các yêu cầu về vận hành như: độ tin cậy cao, dễ thao tác, sửa chữa, chi phí cho vận hành và tổn hao thấp, thời gian sử dụng lâu dài. Trong vận hành phải lưu ý đến các yếu tố như: độ ẩm, độ cao, nhiệt độ…. Các yêu cầu về kinh tế, xã hội và công nghệ chế tạo: giá thành phải hạ, phải có tính thẩm mỹ trong kết cấu, tính cạnh tranh, khả năng lắp lẫn và khả năng phát triển trong tương lai. Một khí cụ điện thường gặp nói chung phải có các bộ phận chủ yếu là: - Mạch vòng dẫn điện gồm: thanh dẫn, đầu nối, các tiếp điểm…. - Hệ thống dập hồ quang - Các cơ cấu trung gian - Nam châm điện - Các chi tiết và các cụm cách điện - Các chi tiết kết cấu, vỏ, thùng. Rơ le là loại khí cụ tự động đóng ngắt mạch điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. Tuỳ theo nguyên lý làm việc, tuỳ theo đại lượng điện và giá trị dòng áp đi vào mà có nhiều loại rơ le khác nhau như: rơ le điện từ, rơ le nhiệt, rơ le cảm ứng, rơ le bán dẫn, rơ le dòng điện, rơ le điện áp và rơ le trung gian. ở Việt Nam cũng chế tạo được các loại khí cụ điện nói chung và rơ le nói riêng. Tuy nhiên chất lượng của nó chưa cao (tuổi thọ không lớn). Khi cần các loại khí cụ có độ tin cậy cao và chất lượng tốt đa phần là nhập từ nước ngoài. Trong nội dung của đồ án sẽ trình bày các phần tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín. Có các thông số ban đầu: + 4 tiếp điểm thường đóng, 4 tiếp điểm thường mở + Uđm = 220V + Iđm = 5A + f = 50 Hz + Điện áp điều khiển Uđmđk = 220V, f = 50 Hz Làm việc liên tục, cách điện cấp B. Tuổi thọ điện 106 lần đóng cắt, tuổi thọ cơ 107 lần đóng cắt. Chương I: xác định và lựa chọn kết cấu của rơle I. Giới thiệu chung về rơ le: - Rơ le là những thiết bị điều khiển tự động. Khi tín hiệu đầu vào, đạt những giá trị xác định, nhảy cấp làm biến đổi tín hiệu đại lượng đầu ra. I.1. Cấu tạo của Rơle: Rơ le gồm có 3 cơ cấu chính: + Cơ cấu thu: Tiếp nhận những tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành những đại lượng cần thiết để rơle hoạt động . + Cơ cấu trung gian: So sánh những đại lượng đã được biến đổi với mẫu rồi truyền tín hiệu đến cơ cấu chấp hành . + Cơ cấu chấp hành: Phát tín hiệu cho mạch điều khiển. I.2. Phân loại rơle: Rơle được phân loại theo công dụng và nguyên lý làm việc. + Loại rơle có tiếp điểm tác động lên mạch điều khiển bằng cách đóng ngắt tiếp điểm. + Loại rơle không tiếp điểm tác động lên mạch điều khiển bằng cách thay đổi đột ngột những tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển. + Theo đặc tính tham số đầu vào ta có thể chia ra rơle dòng điện; rơle điện áp; rơle công suất; rơle tần số… Những loại rơle này có thể điều chỉnh theo giá trị cực đại hay cực tiểu hiệu số các tín hiệu hoặc chiều tín hiệu. + Theo phương pháp mắc cơ cấu thu vào mạch ta có thể chia ra loại rơle: - Rơle mạch sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điều khiển. - Rơ le mạch thứ cấp: Mắc gián tiếp qua biến áp hay biến dòng. - Rơle trung gian: Làm việc dưới tác động của những tín hiệu từ các rơle khác, với nhiệm vụ khuyếch đại những tín hiệu này và chia ra tác động lên nhiều mạch điều khiển khác nhau. + Theo mục đích sử dụng chia ra 3 nhóm cơ bản: - Rơle bảo vệ mạng điện: Thường là rơle mạch nhị thứ (thứ cấp). Các cơ cấu thu và chấp hành của chúng thường được thiết kế với dòng điện bé. - Rơle điều khiển: Thường là loại rơle mạch sơ cấp. - Rơle tự động và liên lạc: Có thể là rơle mạch thứ cấp loại sơ cấp, chúng làm nhiệm vụ đảm nhiệm các quá trình tự động và thông tin liên lạc. I.3. Các yêu cầu khi thiết kế: + Các yêu cầu về kỹ thuật: - Đảm bảo độ bền nhiệt của các chi tiết, bộ phận của rơle làm việc ở chế độ định mức và chế độ sự cố. - Đảm bảo độ bền cách điện của các chi tiết, bộ phận cách điện và khoảng cách cách điện khi làm việc với điện áp lớn nhất, kéo dài và trong điều kiện xung quanh (như mưa, bụi, bẩn…) cũng như khi có điện áp nội bộ. - Đảm bảo độ bền cơ và tính chịu mòn của các bộ phận rơle trong giới hạn số lần thao tác đã thiết kế, thời gian làm việc ở chế độ định mức cũng như chế độ sự cố. - Khả năng đóng ngắt ở chế độ sự cố và chế độ định mức. - Khi U = 85% Uđm thì lực hút điện từ của nam châm điện phải đảm bảo đủ để hút tiếp điểm tiếp xúc. - Khi U = 110% Uđm thì cuộn dây không được quá trị số cho phép để lò xo nhả tác động. - Kết cấu phải đơn giản; khối lượng và kích thước phải nhỏ gọn. + Các yêu cầu về vận hành: - Độ tin cậy cao. - Tuổi thọ lớn, thời gian sử dụng lâu dài. - Đơn giản dễ thao tác, dễ thay thế, dễ sửa chữa. - Phí tổn vận hành ít, tiêu tốn ít năng lượng. + Các yêu cầu về kinh tế xã hội: - Giá thành hạ. - Kết cấu phải có thẩm mỹ. - Vốn đầu tư khi chế tạo, lắp ráp vận hành ít. II. Giới thiệu chung về rơle điện từ. II.1. Tác dụng: Để bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hay quá tải điện áp. + Rơle điện từ cấu tạo đơn giản, lực hút điện từ (Fđt) khá lớn do vậy rơle điện từ được sử dụng rất rộng rãi. + Rơle điện từ có loại 1 chiều và xoay chiều công suất từ vài wát đến hàng nghìn wát, trong khi đó công suất tiêu thụ khoảng vài chục wát. + Thời gian tác động của rơle điện từ trong khoảng 1 – 20ms. + Rơle điện từ có các loại: Dòng điện, điện áp cực đại và cực tiểu, rơle công suất, rơle tổng trở, tần số, trung gian, tín hiệu… II.2. Sơ đồ cấu tạo. Thân mạch từ. Nắp mạch từ Lò xo nhả Cuộn dây Tiếp điểm tĩnh Tiếp điểm động     II.3. Nguyên lý hoạt động: - Khi đưa dòng điện vào cuộn dây nam châm điện thì cuộn dây sinh ra một sức từ động F = IW. Sức từ động sinh ra từ thông khe hở không khí của nam châm điện ((. Khi Fđt > Fph  (lực hút điện từ lớn hơn lực phản hồi) làm cho nắp của nam châm điện đóng lại nhờ thanh dẫn động làm tiếp xúc các tiếp điểm tĩnh và động lại với nhau. - Khi không có dòng điện đưa vào cuộn dây nam châm điện khi đó I = 0 -> Fđt = 0 -> Fph > Fđt lò xo kéo nắp nam châm trở về vị trí ban đầu và tiếp điểm tĩnh cũng được đưa về vị trí ban đầu tách các tiếp điểm tĩnh và động khỏi nhau. III. Lựa chọn phương án thiết kế: III.1. Phân tích các mẫu: Để có kết cấu hợp lý và phù hợp với công nghệ chế tạo yêu cầu của đề tài ta tiến hành khảo sát một số loại rơle điện từ trung gian của một số nước. a. Rơle do Liên Xô cũ sản xuất : - Nam châm hút một chiều hoặc xoay chiều. - Mạch từ hút chập cho lực hút điện từ lớn. - Nam châm hĩnh chữ U. - Tiếp điểm: Một pha hai chỗ ngắt, kiểu bắc cầu; không có dây nối mềm. Ưu điểm: - Kết cấu chắc chắn. - Tuổi thọ cao. - Độ tin cậy cao. - Dễ tháo lắp, thay thế, sửa chữa các chi tiết. Nhược điểm: - Kích thước và trọng lượng lớn. b. Rơle do Nhật Bản sản xuất: - Có nhiều loại nhưng chủ yếu là kiểu hút chập. - Kết cấu kiểu Công Sôn -> 1 pha một chỗ ngắt có dây dẫn nối mềm. Ưu điểm: - Kích thước nhỏ, gọn. - Mẫu mã hình dáng đẹp. Nhược điểm: - Công nghệ chế tạo cao. - Độ tin cậy không cao. * Kết luận: Từ hai loại rơle do Liên Xô cũ và Nhật Bản sản xuất trên và yêu cầu của thiết kế của đồ án ta chọn loại rơle do Liên Xô cũ sản xuất làm nhiệm vụ thiết kế. III.2. Lựa chọn phương án thiết kế : Qua quan sát và tìm hiểu kết cấu rơle của các nước kể trên ta thấy chúng thường có cấu chung gần giống nhau. Kiểu hút chập. Dạng mạch từ hình chữ U. Tiếp điểm động được bố trí trên 1 thanh. Kết cấu đơn giản.  1 - Lò xo nhả 2 - Lẫy gạt 3 - Cần chuyển động 4 - Tiếp điểm tĩnh, thanh dẫn tĩnh 5 - Tiếp điểm động, thanh dẫn động 6 - Đế giữ mạch từ. 7 - Thân mạch từ 8 - Vỏ  9 - Cuộn dây 10 - Vòng ngắn mạch 11 - Nắp mạch từ 12 - Cơ cấu truyền đông 13 - Dây dẫn cuộn dây 14 - Lẫy giữ vỏ 15 - Đế 16 - Thanh giữ và định hướng chuyển động cho thanh truyền động.   a. Chọn tiếp điểm: Tiếp điểm là một bộ phận quan trọng của rơle, nó ảnh hưởng đến độ bền, hư hỏng của rơle. Tuy thuộc vào dòng điện, chức năng kết cấu và hình thức tiếp xúc của tiếp điểm trong rơle mà lựa chọn tiếp điểm cho phù hợp và phải thoả mãn những yêu cầu cơ bản sau: - Nhiệt độ: Phát sáng của bề mặt tiếp xúc ở chế độ làm việc dài hạn phải nhỏ hơn nhiệt độ cho phép với dòng điện lớn tiếp điểm phải chịu được độ bền nhiệt và độ bền điện động. - Điện trở tiếp xúc và ổn định độ rung không vượt quá giá trị cho phép. b. Chọn nam châm điện: Theo nguyên lý truyền động điện từ thì nam châm có dạng nắp hút chập hay hút quay. Qua phân tích ta chọn nam châm, nam châm kiểu hút chấp có các tính năng như sau: + Lực hút điện từ lớn. + Nam châm điện đóng vai trò cơ cấu truyền động, nó quyết định tính năng làm việc cũng như kích thước của rơle. + Từ thông số không đổi trong quá trình nắp chuyển động. + Từ dẫn khe hở không khí không lớn. + Đặc tính lực hút gắn với phản lực . + Vòng ngắn mạch. c. Chọn khoảng cách cách điện: Khoảng cách cách điện trong rơle nói riêng và trong các loại khí cụ điện nói chung đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng đến kích thước, độ tin cậy, tuổi thọ và khả năng làm việc của các thiết bị. Khoảng cách cách điện phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Điện áp định mức. + Môi trường làm việc. + Độ bền nhiệt của các vật liệu trong rơle. - Điện áp cách điện giữa các pha và các pha với đất theo bảng 1-2 TL2 chọn khoảng cách cách điện giữa các pha lcd = 10 (mm). CHƯƠNG II. Tính toán và kiểm nghiệm mạch vòng dẫn điện I. Giới thiệu kết cấu mạch vòng dẫn điện Trong các loại khí cụ điện nói chung và rơ le trung gian nói riêng. Mạch vòng dẫn điện đóng vai trò quan trọng, nó cùng với nam châm điện, khâu truyền động trung gian, và các bộ phận kết cấu khác cấu thành một rơ le hoàn chỉnh. Trong rơ le trung gian, mạch vòng dẫn điện là kết cấu của nhiều bộ phận khác nhau cấu tạo thành. Nó bao gồm, thanh dẫn động, thanh dẫn tĩnh, tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh, giá đỡ tiếp điểm, dây nối mềm, đầu nối ra.  Hình 1.1. Kết cấu chung của mạch vòng dẫn điện. Tính toán thiết kế mạch vòng dẫn điện của rơ le điện từ trung gian xoay chiều kiểu kín, thực chất là tính toán thiết kế từng bộ phận cấu thành nó như đã nêu ở trên. II. Thiết kế tính toán thanh dẫn 1. Các bước tính toán thanh dẫn. Tính toán thiết kế thanh dẫn bao gồm: - Xác định tiết diện và chế độ làm việc cơ bản của nó ở chế độ dài hạn và các chế độ khác. - Tính toán kiểm nghiệm tiết diện và kích thước của nó ở chế độ làm việc ngắn hạn và chế độ khởi động đối với rơ le trung gian là khả năng điều khiển và dùng trong tự động hóa, các chế độ sự cố như ngắn mạch xảy ra với các thiết bị phân phối năng lượng. - Lựa chọn dạng và kết cấu thanh dẫn trên cơ sở các thông số đã tính toán. 2. Tính toán thanh dẫn động Thanh dẫn động, thực hiện chức năng đóng hay mở tiếp điểm, truyền chuyển động, mang điện truyền tải, do đó nó phải đảm bảo tính dẫn điện, độ bền cơ khí, khả năng tản nhiệt, mức độ phát nóng phải phù hợp. Với các loại rơ le trung gian điều khiển dùng trong tự động hóa hiện nay, người ta thường dùng vật liệu là đồng phôt pho, có tính chất và các thông số kỹ thuật như sau (Tra theo bảng 2.22 của tài liệu [2] và đồ thị 1.11 của tài liệu [2]). Ký hiệu  Bp0(6,5   Tỷ trọng  (=8,9g/cm3   Nhiệt độ nóng chảy  Tnc=1083oC   Điện trở suất ở 20oC  (=0,01754.10-6(.m   Hệ số nhiệt điện trở  (=4,3.10-31/0C   Độ dẫn điện  (=3,9W/g0C   Nhiệt lượng nóng chảy  390J/g   Nhiệt dung  Cp=0,385J/g0C   Modul đàn hồi  4600.106kG/cm2   Hệ số nhiệt độ của nhiệt dung  10-4   Nhiệt lượng bay hơi  2600J/g   Độ cứng  HB=105B.kG/mm   Giới hạn đồ bền kéo  (k=550N/mm2   Nhiệt độ ổn định cho phép  1300C   Độ tăng nhiệt cho phép  900C   Với kết cấu rơ le trung gian, thanh dẫn động có kết cấu hình chữ nhật đã chọn, để đảm bảo các chế độ hoạt động, độ bền theo yêu cầu, thanh dẫn chữ nhật có chiều dài l. tiết diện chữ nhật có chiều dài a, và chiều rộng b như sau: Hình 1.2: Kêt cấu thanh dẫn a. Xác định kích thước cơ bản. Từ công thức Niutơn: P = KT.S.T. ((ôđ-(0) = KT.ST.(ôđ Cũng có thể biểu diễn công thức cân bằng nhiệt độ ở chế độ xác lập cho mọi chi tiết với bề mặt tản nhiệt ST, chiều dài l, và chu vi là ST/l: P = I2.R(.Kf = KT.ST. ((ôđ-(mt) Hay:  Trong đó: R(: Điện trở của thanh dẫn ở nhiệt độ ổn định (() ((: Điện trở xuất của vật liệu ở nhiệt độ ổn định ((m) (( = P0 .(1+(.() = (20.[1+(.((-20)] = (mt . [1+(.((-(mt)] (0, (20, (mt điện trở xuất của vật liệu ở 00C, 200C, và nhiệt độ môi trường ((m) ( là hệ số nhiệt điện trở, của đồng là 0,0043 1/0C. Kf là hệ số tổn hao phụ đặc trưng cho hiệu ứng gần và hiệu ứng bề mặt. Kf = Kbm .Kg Kbm là hệ số phụ đặc trưng cho hiệu ứng bề mặt. Kg là hệ số phụ đặc trưng cho hiệu ứng gần. Với dòng điện xoay chiều, chọn Kf = 1,03(1,06, ở đây chọn Kf = 1,05. S là tiết diện của thanh dẫn S = a.b (mm2) ST là tiết diện tản nhiệt của thanh dẫn (mm2) P là công suất tản nhiệt (W) Ctd là chu vi của thanh dẫn Ctd = 2(a+b) (mm) (ôđ là nhiệt độ ổn định của thanh dẫn (ôđ =1300C (mt là nhiệt độ môi trường hoạt động thông thường lấy (mt = 400C. KT là hệ số tỏa nhiệt, KT = 6.10-6W/mm2.0C (Bảng 6-5 của tài liệu [2]). I là dòng điện định mức, I = 5A Tra bảng 6-2 của tài liệu [2] ta được: P20 = 0,01754.10-3 (mm Do đó ta có: P( = 0,01754.10-3 [1+0,0043.(130-20)] = 0,0258.10-3 (mm Tiết diện thanh dẫn được tính theo công thức 2-4 của tài liệu [2] ta có: S.Ctd =  Tiết diện S = a.b, chu vi Ctd = 2(a+b). Do đó các cạnh a, b của hình chữ nhật thanh dẫn động xác định như sau: a.b.2.(a+b) =  Hay: b =  Trong đó n = a/b, nằm trong khoảng 5(10. Chọn n=10, Iđm = 5A, Kf = 1,05, P( = 0,0258.10-3(mm (ôđ = 130-40 = 900C ta được  a = 10.b = 0,755 mm Để thanh dẫn đạt yêu cầu về kỹ thuật và tính toán ta chọn kích thước thanh dẫn dựa trên việc chọn đường kính tiếp điểm của thanh dẫn. Mà việc chọn đường tiếp điểm thanh dẫn phụ thuộc vào dòng điện định mức theo bảng 2-15 TL[2] Ta có: Iđm = (2(5) A ( dtđ =(2(4)mm Chọn dtđ = 3mm Chiều rộng của thanh dẫn phải lớn hơn đường kính tiếp điểm. Các kích thước trên đó phải thỏa mãn về độ bền cơ và bền điện, nên ta chọn a = 5mm; b =  Tiết diện thanh dẫn động: S = a.b = 2,5 mm2 Chu vi thanh dẫn động: C = 2(a+b) = 2(0,5+5) = 11mm Mật độ dòng điện là:  b/ Tính toán kiểm nghiệm thanh dẫn * Kiểm nghiệm lại nhiệt độ thanh dẫn Từ công thức 2-4 của tài liệu [2]  Do đó:  Trong đó: S là tiết diện thanh dẫn, S = 2,5mm2 Ctd là chu vi thanh dẫn Ctd = 11mm P0 là điện trở suất của thanh dẫn ở 00C ((mm) (td là nhiệt độ hoạt động ổn của thanh dẫn với các thông số kích thước đã chọn. Trong công thức 2-4 của tài liệu [2] nó đóng vai trò (ôđ Ta có:  Như vậy ta có:  Vậy ta có: (ôđ = 1300C (theo đề bài) > (tđ = 430C Nên thanh dẫn thỏa mãn về nhiệt độ ở chế độ dài hạn *. Kiểm nghiệm lại chế độ làm việc ngắn mạch Từ công thức 6-21 trong tài liệu [2]:  Trong đó: Ibn = Inm là dòng ngắn mạch và cũng chính là dòng bền nhiệt (A) Tnm = Tbn = là thời gian ngắn mạch và cũng chính là thời gian bền nhiệt (s) Abn, Ad là hằng số tích phân với độ bền nhiệt và nhiệt độ dài (A2 s/mm4). Trong đó đối với đồng Abn lấy ở (bn = 3000C S là tiết diện thanh dẫn S =2,5mm2 Tra đồ thị 6-6 tài liệu [2] ta có: (bn =3000C thì ta có Abn =4.104 (A2 s/mm4) (ôđ =1300C thì ta có Abn =2,1.104 (A2 s/mm4) Từ công thức (**) ta có:  Với t = 3s ta có [J] = 94A/mm2 Mà  =  =>  Với t = 4s ta có  =  (  Với t = 10s ta có [J] = 51 (A/mm2)  (  Ta lập được bảng so sánh giữa mật độ dòng điện bền nhiệt đã tính và mật độ dòng điện bền nhiệt tiêu chuẩn của thanh dẫn t(s) J(Amm2)  t=3s  t=4s  t=10s   Jtt  79,6  68,9  43,6   [J]  94  82  52   Vậy thanh dẫn thỏa mãn điều kiện làm việc ở chế độ ngắn hạn. * Kiểm nghiệm thanh dẫn động làm việc ở chế