Khi đọc truyện ngắn Lỗ Tấn ta phát hiện mấu chốt vấn đề trải dài trên từng đoạn
văn nhỏ, mỗi đoạn văn ở những vị trí khác nhau có vai trò, chức năng khác nhau. Xâu
chuỗi những đoạn văn ấy ta thu được chủ đề hoàn chỉnh cho toàn văn bản. Trong đó,
đoạn văn kết thúc đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chỉnh thể tác phẩm cả về
mặt hình thức lẫn nội dung. Nó được thể hiện rất linh hoạt và mang đậm dấu ấn sáng
tạo cá tính của nhà văn. Như D. Furmanôp đã nói: Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật)
là thuộc về đoạn kết [2, tr. 3]. Tìm hiểu cấu trúc và nội dung của từng đoạn kết trong
hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” là cơ sở để hiểu sâu hơn ý đồ nghệ
thuật của tác giả, đồng thời khám phá “dấu ba chấm” đằng sau dấu chấm hết tác phẩm.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đoạn văn kết thúc trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2010 – 2011
215
ĐOẠN VĂN KẾT THÚC TRONG HAI TẬP TRUYỆN NGẮN
“GÀO THÉT” VÀ “BÀNG HOÀNG” CỦA LỖ TẤN
Trần Huỳnh Anh Thơ
(SV năm 3, Khoa Ngữ văn)
GVHD: TS Đinh Phan Cẩm Vân
Khi đọc truyện ngắn Lỗ Tấn ta phát hiện mấu chốt vấn đề trải dài trên từng đoạn
văn nhỏ, mỗi đoạn văn ở những vị trí khác nhau có vai trò, chức năng khác nhau. Xâu
chuỗi những đoạn văn ấy ta thu được chủ đề hoàn chỉnh cho toàn văn bản. Trong đó,
đoạn văn kết thúc đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chỉnh thể tác phẩm cả về
mặt hình thức lẫn nội dung. Nó được thể hiện rất linh hoạt và mang đậm dấu ấn sáng
tạo cá tính của nhà văn. Như D. Furmanôp đã nói: Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật)
là thuộc về đoạn kết [2, tr. 3]. Tìm hiểu cấu trúc và nội dung của từng đoạn kết trong
hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” là cơ sở để hiểu sâu hơn ý đồ nghệ
thuật của tác giả, đồng thời khám phá “dấu ba chấm” đằng sau dấu chấm hết tác phẩm.
1. Cơ sở lý thuyết về đoạn văn kết thúc truyện ngắn
1.1. Khái niệm đoạn văn kết thúc
Đoạn văn kết thúc nằm trong hệ thống cấu trúc văn bản. Nó là đoạn đứng cuối
văn bản có nhiệm vụ tóm lược, tổng kết các ý kiến đã được trình bày trong những đoạn
khai triển hay để bày tỏ thái độ, tình cảm của tác giả về những vấn đề được nêu trước
đó. Nó có tính chất “đóng” cả về phương diện hình thức cũng như nội dung văn bản.
Tính chất “đóng” ở đây là điểm dừng văn bản theo dụng ý của tác giả. Tuy đoạn văn
kết thúc có tính chất “đóng” (khép) văn bản nhưng mạch tư duy của nó nói riêng và của
toàn tác phẩm nói chung chưa hẳn đã chấm dứt. Trong trường hợp này, đoạn văn kết
thúc có tính chất “mở”.
1.2. Một số đặc điểm của đoạn văn kết thúc truyện ngắn
Đoạn văn kết thúc là một bộ phận, là một đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Bắt
đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm, dấu ba chấm, dấu chấm
hỏi hoặc dấu chấm cảm. Nếu đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về
hình thức thì đoạn văn kết thúc cũng làm được điều đó, nhưng tùy vào dụng ý của nhà
văn mà không ít trường hợp đoạn văn kết thúc chỉ đạt được một trong hai yêu cầu về
hình thức hay nội dung, thậm chí không hoàn chỉnh về mặt nào cả. Xét về hình thức,
đoạn văn kết thúc truyện ngắn có hai loại: đoạn kết bình thường và đoạn kết đặc biệt.
Đoạn văn kết thúc có vai trò đáng kể trong việc tạo sức sống cho tác phẩm nghệ
thuật, nhà văn Đỗ Chu phát biểu: Còn như việc kết thúc truyện ngắn: đó là một hành
động dễ gây ra những xúc động đột ngột. Ta sẽ thấy rất sung sướng nếu cảm thấy vừa
khép kín một cái gì hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã
lầm lẫn. Ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình viết ra thành công đến đâu. Cái thú
của người viết truyện ngắn có khi nằm ngay ở chỗ đó nữa [2, tr. 15].
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
216
2. Cấu tạo đoạn văn kết thúc trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng
hoàng” của Lỗ Tấn
2.1. Đoạn kết có cấu tạo bình thường
Đoạn kết có cấu tạo bình thường được xây dựng theo một số cấu trúc nhất định và
có quan hệ nội tại tương đối chặt chẽ. Đoạn kết có cấu tạo bình thường là những đoạn
kết theo dạng diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành. Đoạn kết có cấu tạo bình
thường trong truyện ngắn Lỗ Tấn chiếm tỷ lệ 60% (15/25 truyện).
2.1.1. Đoạn kết diễn dịch
Đoạn kết diễn dịch là đoạn kết có nội dung phát triển theo hướng từ câu có ý
chung, khái quát đến những câu có ý riêng, cụ thể. Câu đầu là câu quan trọng nhất, còn
gọi là câu chủ đề, câu nòng cốt, câu chốt, câu khóa. Nó là đầu mối của mọi liên kết
trong toàn đoạn hoặc đánh dấu một sự kiện mở đầu tạo điều kiện cho các sự kiện tiếp
theo xảy ra. Những câu theo sau có nhiệm vụ triển khai chủ đề bằng cách giải thích,
chứng minh, phân tích,
Đoạn kết có cấu trúc diễn dịch chiếm 24% gồm 6 truyện: Mẩu chuyện nhỏ, Luồng
ánh sáng, Lễ cầu phúc, Miếng xà phòng, Cao Phu Tử, Tiếc thương những ngày đã mất.
2.1.2. Đoạn kết quy nạp
Đoạn kết quy nạp là đoạn kết có nội dung phát triển theo hướng từ những câu có
ý nghĩa riêng, cụ thể đến câu có ý nghĩa chung, khái quát. Nghĩa là nó được thiết lập
ngược hẳn với đoạn kết diễn dịch. Loại đoạn kết có cấu trúc quy nạp trong truyện ngắn
Lỗ Tấn chỉ có một truyện là Cố Hương, chiếm tỷ lệ 4%.
2.1.3. Đoạn kết móc xích
Đoạn kết móc xích là đoạn kết mà các câu nối tiếp nhau về ý theo kiểu chuỗi
xích: hệ quả của câu trước là tiền đề cho câu sau. Những sự kiện tiếp nối nhau theo một
mạch logic nhất định và trong phạm vi nào đó khó có thể thay đổi vị trí được. Loại
đoạn kết này có 4 tác phẩm, chiếm tỷ lệ 16%, gồm các truyện ngắn: Thuốc, Thỏ và
mèo, Trong quán rượu, Một gia đình hạnh phúc.
2.1.4. Đoạn kết song hành
Đoạn kết song hành là đoạn kết có các câu triển khai những nội dung song song
với nhau, không nội dung nào bao trùm nội dung nào, tức là các câu trong đoạn ngang
hàng với nhau về mặt nội dung. Tất cả các câu ấy cùng tập trung thể hiện chủ để của
đoạn. Loại đoạn này không có phần mở đầu và phần kết thúc, không có câu chủ đề.
Các tác phẩm truyện ngắn Lỗ Tấn có đoạn kết song hành chiếm tỷ lệ 12%, gồm có:
Ngày mai, AQ chính truyện, Anh em.
2.1.5. Đoạn kết có cấu trúc kết hợp
Khảo sát 25 truyện ở hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”, ta thấy hầu hết các
đoạn văn kết thúc đều nằm trong một cấu trúc cấu trúc nhất định, tùy mỗi truyện.
Nhưng ngoại trừ truyện ngắn “Sóng gió” thì có nét khác biệt, đoạn văn kết thúc không
Năm học 2010 – 2011
217
thuần túy thuộc cấu trúc nào cả mà là sự kết hợp giữa hai hình thức diễn dịch và song
hành.
2.2. Đoạn kết có cấu tạo đặc biệt
Đoạn kết có cấu tạo đặc biệt là đoạn kết chỉ gồm có một từ, một cụm từ hoặc một
câu. Có trường hợp nó là một bài ca dao, đồng dao hay một đoạn bài hát nào đó, v.v
hoặc một thủ pháp nghệ thuật độc đáo được nhà văn sử dụng. Sự xuất hiện của đoạn
văn kết thúc truyện ngắn có cấu tạo đặc biệt thường nằm trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật
của tác giả. Nó mang đậm dấu ấn phong cách nhà văn và góp phần gây hứng thú cho
người đọc. Đoạn kết có cấu tạo đặc biệt chiếm tỷ lệ 40% (10/25): Nhật ký người điên,
Khổng Ất Kỷ, Chuyện cái đầu tóc, Tết Đoan ngọ, Kịch vui đàn vịt, Hát tuồng ngày
rước thần, Cây trường minh đăng, Thị chúng, Con người cô độc, Ly hôn. Thông
thường với cấu tạo đặc biệt, đoạn kết sẽ là một kết thúc mở mang sắc thái ý nghĩa rất
phong phú, tạo ra nhiều hướng nhìn nhận, những cảm xúc và cách giải quyết vấn đề
khác nhau từ phía độc giả. Đối với nhà văn thì trong những kết thúc như vậy sẽ thuận
tiện cho việc đưa đến chiều sâu triết luận không những cho đoạn kết mà còn cho toàn
bộ tác phẩm.
Hình thức kết thúc tác phẩm như thế nào là do dụng ý của nhà văn chi phối và
quyết định. Thông qua hình thức ấy nhà văn muốn truyền đến độc giả nội dung bên
trong, cái tầng tâm hồn được gửi gắm trong đó. Bước thống kê và chỉ ra cấu tạo của
đoạn văn kết thúc trong từng tác phẩm là cơ sở tiền đề cho công việc tìm hiểu nội dung
cụ thể tiếp sau.
3. Nội dung đoạn văn kết thúc trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng
hoàng” của Lỗ Tấn
3.1. Kết thúc khép
Đoạn văn kết thúc khép là đoạn văn mang tính chất thâu tóm các sự việc đã diễn
ra trong tác phẩm. Nó phản ánh hệ quả tốt hay xấu của toàn bộ diễn tiến các biến cố, sự
việc, liên quan đến nhân vật. Kết thúc khép trùng với phần mở nút của cốt truyện, nó
trình bày kết quả của xung đột, xóa bỏ xung đột.
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn kiểu kết thúc khép chiếm tỷ lệ 52% trội hơn so với
kết thúc mở (24%). Kết thúc khép là nơi mà xung đột truyện được giải quyết, điều mà
nhà văn muốn nói cùng dừng lại với dấu chấm hết tác phẩm. Nhưng không vì thế mà
không để lại ấn tượng trong lòng người đọc, ngược lại nó làm cho người đọc trăn trở,
suy nghĩ nhiều hơn về những vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm. Đối với kiểu
đoạn kết khép, người viết tạm chia làm hai loại nhỏ như sau:
3.1.1. Đoạn kết khép không bộc lộ trực tiếp thái độ, tâm trạng của tác giả
Đối với những truyện ngắn có kết thúc khép không bộc lộ trực tiếp, thái độ tâm
trạng của tác giả gồm có: Chuyện cái đầu tóc, Sóng gió, AQ chính truyện, Tết Đoan
ngọ, Luồng ánh sáng, Một gia đình hạnh phúc, Thị chúng, Cao phu tử.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
218
Trường hợp thứ nhất là những tác phẩm có đoạn văn kết thúc phản ánh tâm trạng,
suy nghĩ, hành động và thái độ của nhân vật: Chuyện cái đầu tóc, Tết Đoan ngọ, Cao
phu tử, Một gia đình hạnh phúc. Qua tầng sâu tâm hồn nhân vật ta có thể gián tiếp hiểu
được nhà văn.
Ông N. trong Chuyện cái đầu tóc tuy không đấu tranh trực diện với tàn dư phong
kiến nhưng hành động cắt đuôi sam phần nào cho thấy ông ủng hộ cách tân và cải cách
xã hội. Mặc dù rất mờ nhạt nhưng cũng đáng ghi nhận. Song thực tế vẫn tồn tại những
trí thức mơ hồ trước cuộc đời, có cách sống cầu an, hèn nhát đến mức tự tạo cho mình
một triết lý sống an phận. Đại biểu cho dạng trí thức này trong truyện ngắn Lỗ Tấn là
ông Phương Huyền Xước. Trải qua nhiều sự việc mà ông Xước cho là “một chín một
mười như nhau cả” đến hoàn cảnh túng quẫn của gia đình trong khi chuẩn bị đón Tết
Đoan ngọ, thế mà ông vẫn bình thản “Ông Xước cũng không nói hết câu, ưỡn lưng một
cái, giở cuốn Thường thí tập, ngâm nga”. Một kết thúc thi vị đấy chứ! Đoạn kết phản
ánh hành động nhàn hạ của ông Xước nhưng lại mang đến cho độc giả cái nhìn phê
phán, phẫn uất, lên án đối với loại trí thức vị kỷ, nhu nhược. Qua đoạn kết phản ánh
hành động của nhân vật, nhà văn đã tổng kết bản chất một cá nhân con người, hơn thế
nữa là cả một dạng trí thức đang hiện diện thản nhiên, quay lưng trong giai đoạn Cách
mạng cần họ.
Trường hợp thứ hai đoạn kết không bộc lộ trực tiếp thái độ, tâm trạng của tác giả
mà chỉ nêu ra một chuỗi sự kiện tiếp sau theo mạch phát triển của câu chuyện hoặc
cảnh tượng hiện thực lúc đó mà vắng đi sự trăn trở, suy tư. Cụ thể là: AQ chính truyện,
Luồng ánh sáng, Thị chúng.
Theo dõi suốt chiều dài cuộc đời AQ, ta thấy AQ không đơn độc mà bên cạnh y
còn có “quần chúng”. Lỗ Tấn không tiếp tục dùng ngòi bút của mình để viết về AQ
trong đoạn văn kết thúc mà ở vị trí đó nhà văn dành riêng cho “quần chúng” xung
quanh AQ. Lúc này, cái “quần chúng” ấy hiện lên với đầy đủ vóc dáng của “con bệnh
thời đại”: “Còn về dư luận, thì cả làng Mùi đều nhất trí công nhận rằng: AQ không
phải là người lương thiện, chứng cớ là y đã bị bắn, vì rằng: nếu là người lương thiện
thì sao lại bị bắn kia chứ! Trên huyện thì dư luận không lấy gì làm hay lắm. Phần
nhiều họ không thỏa mãn. Họ bảo: bắn người trông không vui mắt bằng chém, mà cái
tên tử tù kia trông buồn cười thế nào ấy. Đã bị đưa lên bêu phố một hồi như vậy mà
cũng không hát lên được một câu, thành ra đi theo nó bao nhiêu đường đất, chỉ mất
công toi”. Song hành hai ý kiến khác nhau: một bên là của người dân làng Mùi, một
bên là của những người trên huyện. Tuy kết luận của hai bên về cái chết của AQ khác
nhau nhưng thật chất đều xuất phát từ một nguồn. Đấy không gì khác hơn là thái độ thờ
ơ, lạnh nhạt với chính người cùng chung dân tộc, người mà họ vẫn gọi nhau bằng hai
tiếng trìu mến “đồng bào”. Trước thực tế này, Lỗ Tấn quặn lòng đau xót: Chúng tôi
rút cục vẫn chưa đổi mới được nhân dân một nước cũ kỹ như thế. Cho nên, người này
chưa thể cảm thông được với người kia, đến nỗi tay mình cơ hồ cũng không thể hiểu
được chân mình [1, tr. 17]. Nếu được phép làm một cuộc lắp ghép thì người đọc có thể
Năm học 2010 – 2011
219
lồng truyện ngắn Thị chúng vào giai đoạn bêu phố trước khi AQ bị đưa lên hành hình,
để có thể thấy được tất thảy những khuôn mặt háo hức, tò mò, “quan tâm” đến người
đồng bào xấu số. Như thế mới thấy “căn bệnh mãn tính” của đa số người dân bấy giờ là
thái độ bàng quan, lạnh nhạt trước những bất hạnh của người khác. Tuy cùng bị áp bức,
bóc lột nhưng trước tai nạn chung, họ chưa có sự đồng cảm. Nỗi bất hạnh rơi vào đầu
ai thì người ấy phải chịu, thậm chí còn cho đó là trò tiêu khiển, là thú vui. Lỗ Tấn
chứng kiến điều đau lòng ấy, ông quả quyết: “cho nên, điều chúng ta cần phải làm
trước tiên là biến đổi tinh thần họ, và theo tôi hồi đó, thì muốn biến đổi tinh thần họ tất
nhiên không gì bằng văn nghệ” [1, tr. 33]. Chỉ riêng khía cạnh này ta nhận thấy chủ đề
quốc dân tính càng trở nên thấm thía, sâu sắc thể hiện qua ngòi bút máu hòa nước mắt
của nhà văn Lỗ Tấn.
3.1.2. Đoạn kết khép bộc lộ trực tiếp thái độ, tâm trạng của tác giả
Đoạn kết khép bộc trực tiếp thái độ, tâm trạng của tác giả thường thể hiện qua
nhân vật “tôi”. Nhà văn có thể lấy bản thân mình đưa vào tác phẩm, song khi đã trở
thành nhân vật thì nó không còn là “nguyên mẫu” của con người thật mà là hình tượng
nghệ thuật. Coi “tôi” là tác giả, ta đã vô tình thu hẹp tính điển hình của nhân vật, đồng
thời càng không giải quyết được vấn đề mối quan hệ giữa các nhân vật “tôi” trong hệ
thống các truyện ngắn. Như vậy, “tôi” là một nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan, là
kiểu nhân vật người kể chuyện xuất hiện cụ thể và rõ ràng trong tác phẩm.
Trong các truyện ngắn “tôi” - nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất - là đầu mối dẫn
ra câu chuyện và phát triển câu chuyện, là tấm gương soi chiếu bộ mặt các nhân vật.
Bằng cách này, tác giả có điều kiện bộc bạch trực tiếp quan điểm tư tưởng của mình
như trong các truyện ngắn: Nhật ký người điên, Lễ cầu phúc, Khổng Ất Kỷ, Mẩu chuyện
nhỏ, Hát tuồng ngày rước thần.
Khép lại tác phẩm “Nhật ký người điên” là câu cầu khiến “Hãy cứu lấy các em”
mặc dù khi đã giác ngộ về giai cấp, không tin vào tiến hóa luận nữa, Lỗ Tấn có viết:
Bây giờ nếu lại đăng một bài nghị luận rất mực ôn hòa như “hãy cứu lấy các em” thì
ngay tôi, nghe cũng thấy rỗng tuếch (Trả lời ông Hữu Hằng, Tạp văn, tập II) nhưng
trong thời điểm ông viết câu ấy, nó mang ý nghĩa hàm súc và tích cực. Ngay cả đến
thời đại ngày nay, khách quan mà nhìn nhận ta vẫn thấy câu ấy không hoàn toàn “rỗng
tuếch” mà bản thân nó là một thông điệp hay đúng hơn là một “lời cầu cứu”. Có thể
nhận thấy niềm hy vọng mãnh liệt của người điên mong muốn thế hệ sau sống trong
lòng xã hội nhân ái, tốt đẹp hơn, không còn cảnh “người ăn thịt người”. Người điên là
hình tượng khác thường, tiếng nói của anh ta từ đầu cho đến cuối nhật ký vang lên nhất
quán, hệ thống. Từ đây Lỗ Tấn đã gây ra một sự chú ý, một tiếng thét có sức chấn
động, vang xa công kích lễ giáo hủ lậu để bên vực quyền sống con người, để thức tỉnh
người Trung Hoa vốn đang “ngủ say trong một mái nhà hộp bằng sắt, không có cửa
sổ” [7, tr. 71]. Tinh thần triệt để chống phong kiến về sau được phát triển cao hơn trong
“Cây trường minh đăng”.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
220
Cho đến bây giờ, Lỗ Tấn vẫn được coi là nhà văn hiểu sâu sắc nhất cuộc sống của
nhân dân lao động Trung Quốc. Lỗ Tấn luôn hết lòng trân trọng người dân lao động,
ông ngạc nhiên trước phẩm chất cao đẹp của họ. “Tôi” trong Mẩu chuyện nhỏ là người
trực tiếp bộc bạch lòng tôn kính người lao động, tự thấy mình hổ thẹn trước họ và yêu
cầu nghiêm khắc cải tạo con người tiểu tư sản nhỏ bé của mình. “Mẩu chuyện này, đến
bây giờ, tôi thường thường vẫn nhớ tới, và do đó, cảm thấy đau khổ vô cùng và cố gắng
suy nghĩ về con người tôi. Mấy năm lại đây, bao nhiêu chuyện văn trị võ công tôi đều
quên hết, như đã quên những câu “Tử viết thi vân” hồi còn nhỏ. Duy có mẩu chuyện
nhỏ này cứ hiện lên trước mắt, có lúc còn rất rõ ràng, khiến tôi hết sức xấu hổ, thúc
giục tôi phải tự sửa mình, và cũng làm cho tôi càng thêm can đảm, càng thêm hy
vọng”. “Càng thêm can đảm, càng thêm hy vọng” chính là dự cảm về nhân dân lao
động sẽ có vai trò quan trọng trong xã hội mới. Nhà văn vui mừng khi cảm tưởng cách
mạng rồi sẽ không còn đơn độc mà sẽ có nhiều bàn tay như anh phu xe tham gia chiến
đấu. Cho đến năm 1927, Lỗ Tấn trở thành một nhà cộng sản chân chính, ông tuyên bố
khẳng định: “Quả đích xác chỉ có giai cấp vô sản đang trưởng thành mới có tương lai”
[1, tr. 22].
Thông qua những tác phẩm vừa phân tích đoạn văn kết thúc ta thấy tác giả có
điều kiện bộc bạch trực tiếp quan điểm tư tưởng của mình với vai trò đặc biệt của nhân
vật “tôi”. Còn đối với các tác phẩm Trong quán rượu, Con người cô độc, Tiếc thương
những ngày đã mất thì tác giả để tư tưởng, tình cảm của mình thấm đượm vào nhân vật
“tôi”, gây một cảm xúc rất “thật” lôi cuốn độc giả.
Cuộc gặp gỡ giữa “tôi” và Lã Vi Phủ “trong quán rượu” khiến “tôi” hết sức bất
ngờ trước sự đối lập hoàn toàn giữa Lã Vi Phủ nhiệt huyết cách mạng trước đây và Lã
Vi Phủ chí khí tiêu mòn ở hiện tại. “Chúng tôi cùng đi ra. Khách sạn anh ta trọ và
khách sạn của tôi trọ, ở trái nẻo nhau, nên ra đến cửa là chia tay. Tôi đi về khách sạn
một mình. Gió lạnh và tuyết cứ phả vào mặt, nhưng lại thấy trong người dễ chịu. Nhìn
thấy trời đã nhá nhem tối rồi, và nhà cửa, đường phố đều như nằm trong màn lưới
tuyết dày đặc, trắng xóa và luôn luôn di động”. Nếu khách sạn của hai người cùng
hướng nhau và cùng nhau đi một nẻo đường thì cơ hồ vẫn còn hy vọng vực Lã Vi Phủ
trở về với sức sống lý tưởng thời trai trẻ. Thế nhưng hai người lại đi ngược hướng, trái
nẻo với nhau cho thấy giờ đây chí hướng hai người đã khác, cách sống, thái độ, hành
động cũng khác nhau. Người đọc sẽ lấy làm khó hiểu trước sự “dễ chịu” của “tôi”
nhưng đi vào tầng sâu bên trong cái gọi là “dễ chịu” ấy ta cảm nhận được tâm hồn đang
buốt giá vì “gió lạnh và tuyết cứ phả vào mặt” hay đúng hơn là tiếc cho một lý tưởng
đã đóng băng không còn nhiệt huyết nữa. Sự thay đổi của con người chóng vánh, vụt
nhanh như “màn lưới tuyết dày đặc, trắng xóa và luôn luôn di động”.
Hiện thực tối tăm đã làm cho tâm hồn không ít trí thức tiểu tư sản méo mó, song
cái bệnh cô độc “tự mình kéo kén gói mình vào trong” cũng là nguyên nhân đưa đến
kết cục bi thảm. Tuy tiếp thu tư tưởng cách mạng nhưng vì không có lý tưởng kiên
định, lại xa rời phong trào cách mạng của quần chúng nên rốt cuộc họ bị dao động, đổ
Năm học 2010 – 2011
221
vỡ, bi quan, thậm chí đầu hàng. Lỗ Tấn đau xót cho họ nhưng cũng nghiêm khắc phê
phán nhược điểm ra rời thực tế, thoát ly quần chúng, cô độc, trống rỗng của họ.
Trong các đoạn văn kết thúc khép, nhà văn đã đưa ra cách mở nút rất hợp lý.
Cách giải quyết mâu thuẫn trong tác phẩm thấm đẫm tư tưởng, tình cảm của tác giả -
mặc dù bộc lộ trực tiếp hay không trực tiếp thái độ, tâm trạng vào đoạn cuối. Tuy có
nhiều chỗ khó hiểu, nhưng sau khi suy ngẫm, xem xét người đọc tìm gặp cái “tôi” của
tác giả và từ đó đồng cảm, hiểu sâu sắc hơn. Nhận định: Đọc xong hai tập Gào thét,
Bàng hoàng nhắm mắt lại có thể hình dung bóng dáng của Lỗ Tấn là hoàn toàn đúng.
3.2. Kết thúc mở
Kết thúc mở là kết thúc gợi nhiều khả năng của sự việc mà người đọc có thể liên
tưởng, giả định theo nhiều chiều hướng, tình huống khác nhau. Lúc này ý định của nhà
văn khó lòng chi phối cách giải quyết của người tiếp nhận. Đối với kiểu kết này, tuy
đánh dấu sự mở nút của vấn đề được đưa ra nhưng mâu thuẫn vẫn tiếp tục căng thẳng
hoặc chưa được xóa bỏ. Thế nên, nó buộc người đọc phải nhập cuộc, phải suy nghĩ và
cùng trăn trở về những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Khi tìm hiểu đoạn văn kết
thúc mở (chiếm 24%) trong tác phẩm truyện ngắn của Lỗ Tấn người viết chia thành hai
loại nhỏ là: Đoạn kết để ngỏ và đoạn kết không phải là kết thúc.
3.2.1. Đoạn kết để ngỏ
Kết thúc để ngỏ trong truyện ngắn Lỗ Tấn không nhiều nhưng nó có sức khơi dậy
khả năng phân tích, tìm tòi ở độc giả như các tác phẩm: Thỏ và mèo, Kịch vui đàn vịt,
Cố hương.
Ý nghĩa của đoạn kết để ngỏ thể hiện đậm nét trong truyện ngắn Cố hương. Tác
phẩm phản ánh chế độ đẳng cấp phong kiến đã xây dựng bức tường ngăn cách người
với người, phá hoại những tình cảm trong sáng, chân thành... Nhà văn hy vọng một
ngày kia trong tương lai bức tường đó sẽ bị đạp đổ, bị xóa bỏ để cho thế hệ sau – Thủy
Sinh và cháu Hoằng – được sống trong xã hội công bằng, tốt đẹp. Cuối tác phẩm tác
giả viết bằng cả niềm tin: “Tôi đan