Đôi điều về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học

Tóm tắt. Bài viết đã đưa ra khái niệm thi pháp học và việc vận dụng thi pháp học vào tiếp cận Vũ Trọng Phụng của các nhà nghiên cứu. Tiếp cận văn học nói chung và Vũ Trọng Phụng nói riêng, tất nhiên là có nhiều hướng và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Việc tiếp cận theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung hiện nay. Điểm lại vài nét về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp của một số nhà nghiên cứu để thấy được phần nào tính chất phong phú khi tiếp cận nhà văn này.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đôi điều về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 89-93 ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC TIẾP CẬN VŨ TRỌNG PHỤNG THEO HƯỚNG THI PHÁP HỌC Lê Thị Điển Trường THPT Trưng Vương - Bình Định E-mail: ledien69@gmail.com Tóm tắt. Bài viết đã đưa ra khái niệm thi pháp học và việc vận dụng thi pháp học vào tiếp cận Vũ Trọng Phụng của các nhà nghiên cứu. Tiếp cận văn học nói chung và Vũ Trọng Phụng nói riêng, tất nhiên là có nhiều hướng và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Việc tiếp cận theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung hiện nay. Điểm lại vài nét về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp của một số nhà nghiên cứu để thấy được phần nào tính chất phong phú khi tiếp cận nhà văn này. 1. Mở đầu Thi pháp xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristote. Nhưng thi pháp học với tư cách là bộ môn khoa học thì hình thành từ đầu thế kỉ XX ở Nga sau đó dịch chuyển sang Âu-Mĩ và lan ra nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, với hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt, trước năm 1975, thi pháp học đã nhập vào miền Nam những chưa có điều kiện phổ biến ra miền Bắc. Mãi đến sau năm 1986, thi pháp học mới được chú ý và nhanh chóng phát triển. Với sự phát triển chung của thi pháp học trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương, việc vận dụng thi pháp học vào tiếp cận Vũ Trọng Phụng cũng phát triển. Tìm hiểu Vũ Trọng Phụng, một tác gia phức tạp, các nhà nghiên cứu không chỉ vận dụng hướng tiếp cận thể loại, phương pháp xã hội học. . . như trước kia, mà khoa học thi pháp đã được vận dụng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thi pháp học và việc tiếp nhận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp 2.1.1. Khái niệm thi pháp học Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Theo Từ điển văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp 89 Lê Thị Điển biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách, hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”. Và “Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ,. . . ” [3;304]. Như vậy theo quan niệm trên thì thi pháp có nhiều cấp độ, nhiều bình diện khác nhau. 2.1.2. Một số nhà nghiên cứu tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học 1. Năm 1967, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học (1) - Sài Gòn, Đỗ Long Vân có đăng bài viết Kĩ thuật tả chân của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ. Nhà nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp thi pháp học và xã hội học để tiếp cận tác phẩm Số đỏ. Trước hết Đỗ Long Vân chú ý đến lối văn trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Đó là cách tạo ra những mâu thuẫn trào phúng từ trong các nhân vật. Với nhà họa sĩ TYPN thì: “tung ra những kiểu áo khiêu dâm và hễ mở miệng là chửi dân An Nam ngu dốt không hiểu được những sáng chế tân kì của mình. Nhưng nếu vợ ông mang những kiểu áo ấy ra mặc thì ông phải là người đầu tiên kêu trời là đã vô phúc lấy phải một thứ người mà cái ngôn ngữ của người lương thiện như ông chỉ có thể gọi là con đĩ.”; còn nhân vật Văn Minh “không coi bằng cấp ra gì, nhưng các bạn ông lẽ ra phải là tiến sĩ, đốc tờ, giáo sư, và tuy ông thường tuyên bố là người của giói bình dân là những người duy nhất có một giá trị đích thực, nhưng nếu tình thế bắt buộc phải gả em gái mình cho Xuân tóc đỏ thì ông cho là không có cái họa nào lớn hơn và vội vàng dùng mọi cách để chôn vùi cái dĩ vãng ma-ca-bông của thằng em rể trời giáng và sắm cho nó cái danh giá mới toanh của một giáo sư quần vợt,. . . ” [6;82]. Hay ở các nhân vật vợ cụ cố Hồng, Tuyết,. . . Đỗ Long Vân cũng đã chỉ ra cách khai thác mâu thuẫn trào phúng của họ Vũ để xây dựng nên thế giới “phường chèo” và từ đó khẳng định giá trị của tác phẩm. Bên cạnh đó, Đỗ Long Vân cũng chú ý khai thác kết cấu của truyện Số đỏ. Theo nhà nghiên cứu thì: “Truyện. . . chia ra làm nhiều chương. Và nội dung mỗi chương được tóm tắt trong vài câu khôi hài để trên đầu. Cái lối trình bày theo kiểu những truyện cổ ngược lại với những kĩ thuật tả chân mới,. . . ” [6;84]. Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: quan niệm nghệ thuật về con người, tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật. Đỗ Long Vân khi phân tích nghệ thuật tả chân trong Số đỏ đã chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ của nhân. Theo ông thì “Ấy là một ngôn ngữ nghèo nàn và máy móc và những nhân vật trong truyện chỉ biết nói như vẹt vài câu nhất định” [6;85] từ Xuân tóc đỏ đến ông Văn Minh và chính những câu nói 90 Đôi điều về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học lặp lại một cách vô lí và khôi hài ấy khiến cho người ta “nghi ngờ cái ngôn ngữ tiến bộ ấy của ông Văn Minh và đồng bọn”. . . Ngôn ngữ đã máy móc, cử chỉ của nhân vật trong Số đỏ theo Đỗ Long Vân cũng máy móc không kém! Chính vì thế mà Vũ Trọng Phụng đã “tố giác” được “cái vai trò mà mỗi người đang đóng”. 2. Tiếp theo, Giáo sư Đỗ Đức Hiểu cũng là nhà nghiên cứu đã vận dụng thành công thi pháp học vào việc tìm hiểu tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 4-1990, Giáo sư đã cho đăng bài viết Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ. Trong công trình này, ông chú ý nhiều đến thời gian nghệ thuật - một trong những yếu tố mà theo khoa học thi pháp thì nó cùng với nhân vật và không gian làm nên “hình tượng thế giới”. Ông viết: “Xuân tóc đỏ là nhân vật trung tâm, nơi gặp gỡ của những mối quan hệ nhằng nhịt của cái xã hội lem luốc ấy, số phận ấy biến động, đột biến như có phép màu nhiệm, như diều gặp gió, nó cứ “toạ hưởng kì thành”. . . từ khi nó tiếp xúc với nghệ thuật trừu tượng “những cái thẹo lộn xuôi và lộn ngược”, từ khi nó ê a học thuộc lòng “Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ. . . Hở đến nách. . . ”, từ khi nó nghe những tiếng Tây ngậu xị mannequyn, vendeur, tailleur. . . đến khi nó lên ngôi thần tượng “Xuân tóc đỏ vạn tuế”. . . nó nghiễm nhiên là “bậc vĩ nhân”, “vị anh hùng cứu quốc”, ông Typn ngồi thụp xuống đất cởi giày cho nó “một cách nô lệ”. . . thời gian chỉ là khoảnh khắc năm tháng. . . Thời gian trong Số đỏ là thời gian hối hả với những biến cố bất ngờ liên tiếp, đột ngột và sửng sốt. Xuân tóc đỏ làm chính trị, sự nghiệp Âu hoá, sự nghiệp xây dựng xã hội bình dân của nó hoàn thành trong năm tháng (. . . ). Biết bao liên từ, trạng từ, phó từ, “chợt”, “bỗng”, “tự nhiên”, “tình cờ”, “vừa lúc ấy”, “đột ngột”. . . người kể chuyện đã sử dụng” [2;471]. Bên cạnh thời gian nghệ thuật, GS.Đỗ Đức Hiểu đã phát hiện ra “tiếng cười nhại” trong Số đỏ, điều mà trước đó chưa ai nói tới. Tiếng cười nhại xuyên thấu mọi cấp độ tác phẩm, từ chủ đề đến cấu trúc đa thanh, đa giọng. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu coi “tính dục là một chủ đề văn chương của Vũ Trọng Phụng, tức là một phương diện đô thị của nó”, “chủ đề tính dục kết hợp chặt chẽ với các chủ đề xã hội và lịch sử khác, và bị chủ đề này lấn át” [2;474]. Nhà nghiên cứu đã giúp người đọc thấy được văn phong độc đáo của Vũ Trọng Phụng qua Số đỏ. Số đỏ là “một hệ thống ngôn từ đặc sắc mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể”. Vũ Trọng Phụng sử dụng nhuần nhuyễn mọi thứ văn phong: “Số đỏ tập hợp hết mọi thứ văn phong: lối kể chuyện chương hồi, có tục ngữ, ca dao, cải lương. . . có thơ mới, có văn Tự lực văn đoàn, có lối văn cổ hủ của Khai Trí Tiến Đức, lối văn thừa thãi dài ngoằn và trống rỗng. . . rồi tiếng Tây ngậu xị, rồi “Mẹ kiếp. . . nước mẹ gì rất bình dân. . . ” [2;470]. 3. Chuyên luận Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Bùi Văn Tiếng đã phân tích những yếu tố thời gian mà nhà văn họ Vũ đã sử dụng trong các tiểu thuyết của ông như một “phương diện rất cơ bản trong nội dung phản ánh hiện thực. . . đánh dấu chiều sâu cảm thụ thế giới” [5;116] của nhà văn. Chuyên luận cũng đã làm rõ những nét đặc sắc về thời gian nghệ thuật trong từng tiểu 91 Lê Thị Điển thuyết của Vũ Trọng Phụng: “thời gian trong Dứt tình mang dấu ấn tâm trạng, thời gian trong Làm đĩ là thời gian đã mất, thời gian của đêm trường trong Giông tố, khuynh hướng hãm phanh thời gian trong Vỡ đê, tư duy thời gian đồng hồ của thế giới nhân vật Số đỏ, Lấy nhau vì tình và sức ám ảnh của thời gian. . . ”. Từ những phân tích cụ thể, Bùi Văn Tiếng đã khái quát đặc điểm thời gian trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng: “Không gian - thời gian chủ đạo: đêm - tối - vẫn - sáng; nhịp điệu thời gian: khẩn trương, dồn dập; tư duy thời gian nhân vật và trình tự thời gian trần thuật được hiện đại hoá” [5;116]. 4. Phạm Xuân Nguyên thì tập trung đánh giá sự cách tân thể loại trong Số đỏ trên hai mặt: xây dựng nhân vật và thủ pháp tạo dựng tiếng cười. Tác giả nêu ra ba ý nghĩa của tiếng cười Vũ Trọng Phụng: 1) Tiếng cười kéo nhân vật (Xuân tóc đỏ) ra khỏi thế giới sử thi; 2) Tiếng cười thượng lưu hoá bình dân và bình dân hoá thượng lưu, và 3) Tiếng cười xếp Xuân tóc đỏ ngang tầm xã hội, xếp mọi người ngang hàng với nhau. Từ đó nhận xét “. . .Số đỏ tập trung cao độ thể hiện sự dị dạng của con người trong một xã hội tư sản hoá cuối mùa” - đó chính là tính riêng biệt của Số đỏ so với những tác phẩm cùng thời khai thác những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam 1930-1945. 2.2.5. Còn Phạm Sỹ Cường khi tiếp cận Vũ Trọng Phụng đã chú ý đến hệ thống giọng điệu trong tác phẩm Vỡ đê: “Sự tổ chức hệ thống giọng điệu của tiểu thuyết này có những đặc sắc riêng, chứng tỏ tài năng đặc biệt và tư tưởng sâu sắc của nhà văn” [1;96]. Phạm Sỹ Cường đã tiến hành phân tích các nhóm giọng điệu cơ bản mà Vũ Trọng Phụng đã sử dụng. Đó là: - “Giọng khách quan quen thuộc, nhưng ở đây đã bớt đi sự lạnh lùng, thay vào đó là giọng xót xa thương cảm” [1;97]. - “Giọng khách quan nhưng ẩn giấu niềm phẫn uất, bất bình mỗi khi tác giả viết về giai cấp thống trị” [1;100]. - “Giọng hóm hỉnh, đùa tếu” [1;102]. Và cũng theo Phạm Sỹ Cường thì hệ thống giọng điệu trong Vỡ đê“đa dạng mà thống nhất: giọng điệu khách quan mà đầy thương cảm xót xa cho người nông dân, giọng căm phẫn hướng tới giai cấp thống trị, giọng điệu ngưỡng mộ, lạc quan hướng tới trí thức tiến bộ hay những chiến sỹ cách mạng. . . ”. Hệ thống giọng điệu đó “xuất phát từ sự đồng cảm, thấu hiểu nỗi khổ và sức mạnh của người nông dân, sự tin yêu các chiến sỹ cách mạng, sự công phẫn đối với chế độ đương thời. . . Đó chính là lập trường nhân đạo của tác giả” [1;103]. 3. Kết luận Có nhiều cách tiếp cận văn học nói chung và sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Thực tế cho thấy khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, nhiều nhà nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Việc tiếp cận tác phẩm của Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học hứa hẹn nhiều khám phá, phát hiện thú vị. Điểm 92 Đôi điều về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học lại vài nét về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp của một số nhà nghiên cứu để thấy được phần nào tính chất phong phú khi tiếp cận nhà văn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Sỹ Cường, 2009. Hệ thống giọng điệu trong Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Tạp chí Nhà văn, số 7, tr.96-103. [2] Đỗ Đức Hiểu, 1990. Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ. Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. [3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, 1993. Từ điển văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Phạm Xuân Nguyên, 1991. Vũ Trọng Phụng và Số đỏ. Văn nghệ (50), Hà Nội. [5] Bùi Văn Tiếng, 1997. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Nxb Văn hóa, Hà Nội. [6] Đỗ Long Vân, 1967. Kĩ thuật tả chân của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ. Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1, Sài Gòn. ABSTRACT Some ideas of access to Vu Trong Phung towards Literature Methodology This article has introduced the concept of literature methodology and the application of learning to access Vu Trong Phung’s research. Accessing to literature in general and in particular Vu Trong Phung, of course, there are many directions that can incorporate many different methods. The implementation approach in the spirit of learning is the current trend. Making the review of several definitions of Vu Trong Phung approaches towards the implementation of some legal research to find part of the extensive nature of the approach of this writer. 93