Tóm tắt. Trường Đại học Thành Đô triển khai hệ thống đào tạo tín chỉ từ năm học
2009 - 2010. Quá trình chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo
tín chỉ đã đặt nhà trường trước bài toán khó về công tác quản lý sinh viên (SV), vì
các lớp học phần theo giờ tín chỉ luôn biến động; SV có quyền tự quyết định thời
khóa biểu học tập; đội ngũ cán bộ quản lý vẫn chịu ảnh hưởng của phương thức đào
tạo theo niên chế; đội ngũ cố vấn học tập chưa phát huy hết khả năng của mình. Để
khắc phục được tình trạng này, nhà trường đã áp dụng một số giải pháp phù hợp
nhằm đổi mới công tác quản lý SV. Nhà trường đã tổ chức đổi mới trong công tác
chỉ đạo, tập huấn cho cán bộ, giảng viên, SV về công tác đào tạo theo hệ thống tín
chỉ. Tuy nhiên thực tiễn đòi hỏi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác
quản lý SV cần phải thành lập Ban chỉ đạo đổi mới công tác quản lý SV, đầu tư cơ
sở vật chất, trang bị phầm mềm quản lý, xây dựng đội ngũ cố vấn học tập chuyên
trách, phát huy sức mạnh của tổ chức Đoàn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo
hệ thống tín chỉ của Nhà trường.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Thành Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 5, pp. 137-147
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
Nguyễn Thúy Vân
Trường Đại học Thành Đô
E-mail: ntvan@thanhdo.edu.vn
Tóm tắt. Trường Đại học Thành Đô triển khai hệ thống đào tạo tín chỉ từ năm học
2009 - 2010. Quá trình chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo
tín chỉ đã đặt nhà trường trước bài toán khó về công tác quản lý sinh viên (SV), vì
các lớp học phần theo giờ tín chỉ luôn biến động; SV có quyền tự quyết định thời
khóa biểu học tập; đội ngũ cán bộ quản lý vẫn chịu ảnh hưởng của phương thức đào
tạo theo niên chế; đội ngũ cố vấn học tập chưa phát huy hết khả năng của mình. Để
khắc phục được tình trạng này, nhà trường đã áp dụng một số giải pháp phù hợp
nhằm đổi mới công tác quản lý SV. Nhà trường đã tổ chức đổi mới trong công tác
chỉ đạo, tập huấn cho cán bộ, giảng viên, SV về công tác đào tạo theo hệ thống tín
chỉ. Tuy nhiên thực tiễn đòi hỏi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác
quản lý SV cần phải thành lập Ban chỉ đạo đổi mới công tác quản lý SV, đầu tư cơ
sở vật chất, trang bị phầm mềm quản lý, xây dựng đội ngũ cố vấn học tập chuyên
trách, phát huy sức mạnh của tổ chức Đoàn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo
hệ thống tín chỉ của Nhà trường.
Từ khóa: Đổi mới, tín chỉ, quản lý SV.
1. Mở đầu
Trường Đại học Thành Đô chính thức triển khai áp dụng đào tạo theo học chế tín
chỉ từ năm học 2009 - 2010, trên cơ sở xây dựng quy trình phù hợp với tình hình hoạt
động thực tiễn của Nhà trường. Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ đã khích
lệ cho tập thể cán bộ giảng viên và SV đổi mới phương pháp dạy và học. SV được chủ
động, tự lựa chọn các học phần cho phù hợp với nhu cầu và năng lực thực tiễn của mình.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã đặt Nhà trường trước bài toán khó trong công tác
quản lý và hướng dẫn SV có phương pháp học tập phù hợp với phương thức đào tạo mới.
Trên cơ sở sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát và
phương pháp tổng kết kinh nghiệm, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp với công tác quản
lý SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng
“yêu cầu đổi mới giáo dục”.
137
Nguyễn Thúy Vân
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận của đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ
2.1.1. Quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Quản lý SV trong trường đại học là một trong những công tác trọng tâm, quyết định
chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm “nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì SV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được
nhà trường bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập
và rèn luyện tại trường.
Quản lý SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ để tổ chức, quản lý việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua,
khen thưởng, kỷ luật, những SV đăng ký cùng học một học phần được sắp xếp vào lớp
học tín chỉ theo từng học kỳ.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì người học là trung tâm của quá trình dạy học. Công
tác quản lý SV là khâu đột phá, then chốt quyết định chất lượng đào tạo vì SV là chủ thể
của quá trình đào tạo, chủ động, tích cực lĩnh hội vốn tri thức của nhân loại để hình thành,
phát triển nhân cách của mình.
2.1.2. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Khái niệm tín chỉ.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Trong
các tài liệu nghiên cứu có hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Định nghĩa về tín chỉ được biết đến
nhiều nhất ở Việt Nam là của học giả người Mĩ gốc Trung Quốc James Quann thuộc Đại
học Washington. Theo quan điểm của James Quann thì tín chỉ học tập là một đại lượng đo
toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao
gồm (1) thời gian lên lớp; (2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần
việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu,
giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài; đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một
giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kỳ 5 tuần;
đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1
giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần.
Theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “Tín chỉ được
sử dụng để tính khối lượng học tập của SV. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý
thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở;
45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học
138
Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín...
phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ SV phải dành ít
nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân”.
Như vậy, tín chỉ là một đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kỹ năng học
tập của SV cần phải tích lũy trong khoảng thời gian nhất định, thông qua các hình thức:
học tập trên lớp; học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm đồ án, khóa luận tốt
nghiệp; hoạt động tự học của SV.
Ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ trao quyền chủ động cho SV, tạo cơ hội cho SV tự
quyết định về tiến độ học tập và tích lũy số tín chỉ phù hợp với nhu cầu và năng lực của
mình. Tuy nhiên, SV phải hiểu và biết tự vận dụng các quy trình đăng ký môn học, các
quy định đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ, biết tự thay đổi và có năng lực tự học.
Tổ chức hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện cho SV chủ động
trong việc lựa chọn thời khóa biểu, lựa chọn học phần, đăng ký học phần theo kế hoạch
học tập và chương trình học tập. Nhà trường căn cứ vào số lượng SV đăng kí môn học để
tổ chức mở lớp học.
Tổ chức hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ giúp SV có thể “học vượt”, nếu
hoàn thành số tín chỉ theo quy định và phù hợp với nhu cầu, năng lực của cá nhân. Đồng
thời với hệ thống tín chỉ, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần, do đó kết
quả một học phần nào đó có điểm thi không đạt yêu cầu không cản trở quá trình học tiếp
tục.
Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ được xây dựng trên cơ sở chương trình
khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tính mềm dẻo, tạo điều kiện giúp SV có thể học
hai chương trình, với điều kiện ngành học thứ 2 phải khác với ngành học thứ 1.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào
tạo, khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tuy nhiên, khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào thực tiễn các trường đại
học còn gặp một số khó khăn do tính gắn kết trong công tác quản lý SV còn hạn chế. Các
lớp học phần thường xuyên ở trạng thái động nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho
SV gặp khó khăn.
Sự khác nhau giữa công tác quản lý SV trong đào tạo theo niên chế và đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
* Lớp học:
Đào tạo theo niên chế thì quá trình thành lập lớp học mang tính ổn định, lớp học
tồn tại từ đầu khóa đến khi kết thúc khóa học. SV của các lớp học này sẽ phải hoàn thành
số lượng kiến thức ấn định, bắt buộc trong năm học đó. Chương trình học được phân bổ
theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì lớp học được thành lập vào đầu khóa học chỉ mang
tính chất tạm thời để SV tham gia vào học tập chính trị đầu khóa. Tính ổn định của các
139
Nguyễn Thúy Vân
lớp học này sẽ thay đổi khi SV tham gia đăng ký lớp học phần tín chỉ và giờ tín chỉ. Lúc
này các lớp học thành lập dự kiến ban đầu không còn phù hợp, yêu cầu phải thành lập các
lớp học mới theo học phần tín chỉ cho phù hợp với các lớp học phần đã đăng ký của SV.
* Công tác giáo viên chủ nhiệm
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm các lớp học niên chế thường mờ nhạt. Việc triển
khai các nhiệm vụ của năm học được tổ chức thực hiện trong định kỳ sinh hoạt chủ nhiệm
hàng tháng.
Đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì giáo viên chủ nhiệm đồng thời là cố vấn
học tập của SV. Các cố vấn học tập phải am hiểu quy chế, quy định và quy trình phân bổ
các môn học theo tín chỉ.
* Chương trình học
Chương trình đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học và một năm học có
hai học kỳ. SV của một lớp học cùng chung thời khóa biểu và được quy định cụ thể. Tính
gắn kết giữa các thành viên trong lớp học rất chặt chẽ và thuận lợi khi tổ chức các sinh
hoạt Đoàn, Hội SV,...
Chương trình đào tạo theo tín chỉ được tổ chức theo học kỳ, một năm có từ 2 đến
3 học kỳ. Mỗi SV có một thời khóa biểu học riêng phù hợp với nhu cầu và năng lực thực
tiễn của người học. Nên khó gắn kết các thành viên trong lớp học với nhau để tổ chức các
hoạt động ngoại khóa cũng nhu các hoạt động của Đoàn và Hội SV.
2.1.3. Vai trò của chủ thể quản lý trong công tác quản lý sinh viên
Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Qúa trình quản lý SV ở trường đại học là quá trình
tác động của chủ thể quản lý bao gồm: Ban Giám hiệu, các Phòng chức năng, Khoa, Tổ
bộ môn, giảng viên đến đối tượng quản lý là SV bằng việc sử dụng các phương tiện quản
lý nhằm đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Ban Giám hiệu có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường.
Tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ nhu cầu học tập của SV
nhằm thực hiện hiện mục tiêu giáo dục.
Các phòng chức năng, Khoa, Tổ bộ môn phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng
chương trình, kế hoạch đào tạo, tổ chức giáo dục lối sống, tư tưởng, tổng hợp tình hình
học tập, tư tưởng của SV, phản ánh kịp thời tới Ban Giám hiệu và chủ động đề xuất các
biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề liên quan đến công tác quản lý SV.
2.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý sinh viên
hiện nay ở Trường Đại học Thành Đô
2.2.1. Thực trạng đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
140
Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín...
Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững". Nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học, cao đẳng là phải
xây dựng một đội ngũ trí thức giỏi về chuyên môn, có khả năng vận dụng tri thức khoa
học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Để nâng cao chất lượng
giáo dục đại học, cao đẳng, cụ thể là không chỉ trang bị cho SV tri thức khoa học, mà cả
năng lực kết hợp lý luận với thực tiễn, gắn học với hành, cần phải có nhiều biện pháp tích
cực và đồng bộ, đặc biệt là việc bồi dưỡng cho họ thế giới quan duy vật và phương pháp
tư duy biện chứng. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm giúp họ học tập, tiếp thu và tích lũy
tri thức có hiệu quả cao; đồng thời giúp họ có khả năng nhận thức, phân tích và giải quyết
các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Vì vậy, công tác giáo dục chính trị, đạo đức lối sống
cho SV của Nhà trường được Ban giám hiệu coi đây là một trong những nhiệm vụ năm
học. Công tác này được nhà trường tổ chức vào đầu khóa học, sau đó trên cơ sở thu thập
phiếu đánh giá nhận xét của SV để điều chỉnh nội dung cho phù hợp, kết quả đánh giá của
SV chúng tôi thu được như sau: có 93% trên tổng số 800 SV được hỏi cho rằng nội dung
công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống của nhà trường rất tốt và tốt với SV, 5% SV
đánh giá ở mức độ khá, 2% SV đánh giá ở mức độ trung bình.
Biểu đồ 1. Đánh giá của SV về công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống
Công tác giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý lớp học. Trong giai đoạn đào tạo tín
chỉ thì giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người quản lý mà còn là người am hiểu quy chế
đào tạo, cố vấn cho SV. Đánh giá vai trò của giáo viên chủ nhiệm hiện nay trong công tác
đào tạo tín chỉ, chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 1.
Kết quả điều tra, tôi nhận thấy công tác giáo viên chủ nhiệm hiện nay chưa phù hợp
với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Vì có trên 57% SV cho rằng giáo viên chủ
141
Nguyễn Thúy Vân
nhiệm chưa thường xuyên giúp đỡ SV xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa học cũng như
chưa giúp đỡ SV xây dựng phương pháp học tập phù hợp với đào tạo tín chỉ. Do đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm vẫn chịu ảnh hưởng bởi phương thức quản lý đào tạo niên chế, chỉ
thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý lớp học. Nên chưa thực sự là cố vấn chuyên môn,
hiểu biết từng SV để có thể định hướng giúp các em xây dựng kế hoạch học tập.
Bảng 1.Đánh giá của SV về công tác giáo viên chủ nhiệm
TT Nội dung GV chủ nhiệm có thực hiện việc này không
Có % Không %
1
Thông báo chương trình đào tạo
toàn khóa học.
800 100
2
Thường xuyên giúp đỡ SV xây
dựng kế hoạch học tập toàn khóa
học cho phù hợp với nhu cầu học
tập và năng lực của SV.
347 43% 453 57%
3
Giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ
SV xây dựng phương pháp học
tập phù hợp với đào tạo theo hệ
thống tín chỉ.
338 42% 462 58%
4
Tổ chức tốt các hoat động ngoại
khóa cho SV.
405 51% 395 49%
Các khó khăn của SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ được áp dụng tại nhà trường từ năm học
2009 - 2010. SV học tập theo phương thức đào tạo theo tín chỉ chưa kịp đổi mới phương
pháp học để thích nghi với phương pháp học ở bậc đại học và cao đẳng. Vì vậy, SV gặp
khó khăn là điều khó tránh khỏi. Sau khi điều tra, chúng tôi thu được kết quả Bảng 2.
Bảng 2. Các khó khăn của SV trong đào tạo tín chỉ
TT Nội dung Các khó khăn trong học tập theo hệ thống tín chỉ
Có % Không %
1
Phương pháp học tập phù hợp
với đào tạo theo hệ thống tín chỉ
và học ở bậc đại học, cao đẳng.
589 74% 211 26%
2
Kế hoạch học tập toàn khóa học
phù hợp với nhu cầu và năng lực
nhận thức của mình.
605 76% 195 24%
3
Tham gia tích cực các hoạt động
của Đoàn và Hội SV và các hoạt
động ngoại khóa.
701 88% 99 12%
4
Đăng ký học phần tín chỉ trên hệ
thống phần mềm quản lý đào tạo.
406 51% 394 49%
142
Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín...
Khi chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo
tín chỉ, SV gặp rất nhiều khóa khăn. Khó khăn lớn nhất của SV là thời gian tham gia các
hoạt động của Đoàn, Hội SV và các hoạt động ngoại khóa, vì thời khóa biểu đào tạo theo
tín chỉ được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của người học và luôn biến động. Nên công tác
phối hợp số lượng lớn SV tham gia các hoạt động ngoại khóa khó thực hiện.
Đồng thời, việc đăng ký học phần tín chỉ của SV cũng là một công việc mới, chưa
từng được thực hiện ở bậc học Trung học phổ thông, nên có 51% SV chưa thực sự thành
thạo trong đăng ký học phần tín chỉ. Trong khi đó đội ngũ cố vấn học tập chưa phát huy
hết khả năng của mình, nên có trên 74% SV gặp khó khăn về phương pháp học tập chưa
phù hợp với bậc đào tạo đại học, cao đẳng.
Công tác đánh giá kết quả rèn luyện, thi đua khen thưởng cho SV.
Công tác đánh giá kết quả rèn luyện được tổ chức định kỳ theo tháng, giúp nhà
trường quản lý hữu hiệu chuyên cần, ý thức học tập, tham gia các hoạt động của SV. Kết
quả điều tra thu được tại Bảng 3.
Bảng 3. Đánh giá của SV về công tác rèn luyện và thi đua khen thưởng
TT Nội dung Các mức độ
Có % Không %
1
Nhà trường tổ chức đánh giá về
công tác rèn luyện cho SV.
800 100%
2
Nhà trường có chế độ học bổng
cho SV có thành tích cao trong
học tập và SV nghèo vượt khó.
800 100%
3 Chế độ khen thưởng kịp thời. 497 62% 313 38%
Như vậy, công tác tổ chức đánh giá về rèn luyện và các chế độ học bổng được 100%
SV đồng ý. Tuy nhiên nhà trường cần có chế độ khen thưởng kịp thời và thực hiện tốt hơn
nữa để khuyến khích các SV phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập.
2.2.2. Những vấn đề đặt ra cần phải đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào
tạo tín chỉ
Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý SV trong đào tạo tín chỉ, có nhiều vấn đề
cần đặt ra, yêu cầu các nhà quản lý phải có những quyết sách cho phù hợp với tình hình
mới, cụ thể:
Công tác quản lý SV trong đào tạo tín chỉ phải trực tiếp tác động đến từng đối tượng
người học, nên bộ máy quản lý từ các phòng ban đến khoa và tổ bộ môn phải củng cố và
có tính chuyên nghiệp.
Đội ngũ cố vấn học tập phải được bồi dưỡng, hoàn thiện và không ngừng đổi mới
để trợ giúp, định hướng cho từng SV trong tất cả các mặt hoạt động.
Công tác thi đua khen thưởng phải được thực hiện thường xuyên và kịp thời.
143
Nguyễn Thúy Vân
Tổ chức lại các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội SV cho phù hợp với đặc điểm
lớp học phần tín chỉ.
Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, đòi hỏi nhà trường phải đổi mới , hoàn thiệ
hoạt động quản lý SV đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
2.3. Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
tại Trường Đại học Thành Đô
2.3.1. Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ đã
được tổ chức thực hiện ở Trường Đại học Thành Đô.
Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ vừa thực hiện chủ trương quan điểm “đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” nhưng cũng là
yêu cầu tất yếu, đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
của nhà trường. Để thực hiện thành công đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì công tác quản lý
SV phải có bước chuyển biến tích cực cho phù hợp với xu thế phát triển. Trường Đại học
Thành Đô đã mạnh dạn vận dụng một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý SV bao
gồm:
Giải pháp mang tính đột phá của đổi mới công tác quản lý SV trong đào tạo theo
hệ thống tín chỉ là tổ chức tập huấn thường xuyên về công tác quản lý SV theo tín chỉ cho
100% cán bộ, giảng viên toàn trường. Công tác tập huấn được tổ chức thường xuyên vào
đầu học kỳ. Trước đây, công tác tổ chức tập huấn giáo viên chỉ được thực hiện định kỳ vào
đầu năm học mới, nên khi có những tình huống phát sinh cần phải có ý kiến đóng góp của
tập thể thì cần phải có thời gian thích hợp, phụ thuộc vào giờ giảng dạy của giảng viên.
Thông qua công tác tập huấn này, nhận thức về vai trò của công tác quản lý SV được nâng
cao, đặc biệt được thể hiện rõ trong hành động của mỗi cá nhân nhằm phục vụ tốt nhu cầu
học tập của SV.
Trên cơ sở thu thập ý kiến đánh giá của giảng viên đối với công tác tập huấn, chúng
tôi thu được kết quả như sau: 92% giảng viên cho rằng công tác tập huấn định kỳ năm học
giúp cho đội ngũ giảng viên nâng cao chất lượng dạy học, cải thiện chất lượng giáo dục,
đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, 85% giảng viên có ý kiến đề xuất với nhà trường cần
tổ chức thường xuyên các hội thảo, mời chuyên gia có kinh nghiệm để bồi dưỡng trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp quản lý SV cho phù
hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Đối với SV, trước khi kết thúc các học phần tín chỉ và để chuẩn bị cho công tác đăng
ký các học phần tín chỉ của học kỳ tiếp theo, các Khoa chủ quản ngành học tổ chức cho
SV thảo luận, đóng góp ý kiến về công tác quản lý SV, các khó khăn thường gặp phải khi
SV đăng ký học phần. Từ đó các Khoa chủ quản đề xuất Ban Giám hiệu đề ra các biện
pháp khắc phục hạn chế trong công tác quản lý SV.
Tổ chức chỉ đạo đổi mới hoạt động quản lý SV của nhà trường. Công tác định hướng
144
Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín...
chỉ đạo đã được Ban Giám hiệu được thống nhất trong các cuộc họp giao ban hàng tuần.
Tuy nhiên để công tác định hướng chỉ đạo mang