Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực

1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đã tao áp lưc v ̣ ề chất lượng giáo dục đào tạo. Trong xu hướng đổi mới giáo dục đại học theo hướ ng đảm bảo chất lương thì v ̣ ấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của sinh viên là một yêu cầu tất yếu. KTĐG không còn tồn tại độc lập như là một thành tố, một khâu cuối trong quá trình đào tạo. KTĐG không chỉ mang ý nghĩa công nhận kết quả học tập của sinh viên đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà là sự phát huy tiềm năng, điều chỉnh hoạt động học tập tạo khả năng vận dụng kiến thức với các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Bởi vậy một xu hướng mới trong KTĐG hiện nay là sử dụng KTĐG như một công cụ hỗ trợ, tăng cường hiệu quả cho quá trình dạy học ở đai h ̣ oc.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
331 ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chu Văn Nguyên Trường Cao đẳng Công nghê ̣và Kinh tế công nghiêp̣ Đỗ Tiến Sy ̃ Hoc̣ viêṇ Quản lý giáo duc̣ Tóm tắt Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sinh viên theo định hướng phát triển năng lưc̣ có ý nghĩa quan trọng giúp sinh viên phát huy đươc̣ năng lưc̣ hoc̣ tâp̣, nghiên cứu khoa hoc̣, hơp̣ tác... Bài viết đề câp̣ đến quan điểm đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sinh viên theo năng lưc̣ trong bối cảnh đổi mới giáo duc̣ đaị hoc̣. Từ khóa: Năng lưc̣, kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đã taọ áp lưc̣ về chất lượng giáo dục đào tạo. Trong xu hướng đổi mới giáo dục đại học theo hướng đảm bảo chất lươṇg thì vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của sinh viên là một yêu cầu tất yếu. KTĐG không còn tồn tại độc lập như là một thành tố, một khâu cuối trong quá trình đào tạo. KTĐG không chỉ mang ý nghĩa công nhận kết quả học tập của sinh viên đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà là sự phát huy tiềm năng, điều chỉnh hoạt động học tập tạo khả năng vận dụng kiến thức với các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Bởi vậy một xu hướng mới trong KTĐG hiện nay là sử dụng KTĐG như một công cụ hỗ trợ, tăng cường hiệu quả cho quá trình dạy học ở đaị hoc̣. 2. Năng lưc̣ và kiểm tra đánh giá theo năng lưc̣ 2.1. Năng lưc̣ và năng lưc̣ hoc̣ tâp̣ Năng lực (Competency) được hiểu là hội tụ những đặc điểm của cá nhân về mặt tâm, sinh lý, có khả năng thực hiện một hoạt động nào đó của con người. Yếu tố tâm sinh lý, khí chất, thể chất (có thể tồn taị ở đaṇg tiềm năng) của con người taọ thành điểm đăc̣ biêṭ của cá nhân, thêm vào nữa, yếu tố môi trường xã hôị, trình đô ̣ nhâṇ thức... kết hơp̣ laị và kiến taọ thành hê ̣ thống những năng lực (NL) mà cá nhân thưc̣ hiêṇ đươc̣ theo muc̣ đích. NL bao gồm: NL chung và NL chuyên biệt, hoặc NL tái tạo và NL sáng tạo, NL xã hội, NL cá nhân, NL về phương pháp, NL nghề nghiệp, NL hoc̣ tâp̣ đươc̣ hiểu là khả năng nắm bắt, sáng taọ tri thức, mang tính chủ quan (tự nhiên hoăc̣ đươc̣ đào taọ, bồi dưỡng) của chủ thể để thực hiện hoạt động hoc̣ tâp̣ có hiêụ quả. NL hoc̣ tâp̣ mang tính đăc̣ thù chủ quan cá nhân người hoc̣, hơn nữa, 332 nó liên quan tới lĩnh vực, môn học mà người hoc̣ có khả năng hoc̣ tâp̣ hiêụ quả. Vâỵ nên, về măṭ khoa hoc̣ sư phaṃ, người daỵ cần nắm đươc̣ đăc̣ thù NL hoc̣ tâp̣ của người hoc̣, đăc̣ thù thế maṇh liñh vưc̣, môn hoc̣ mà người hoc̣ có khả năng hoc̣ tâp̣ hiêụ quả để đổi mới, điều chỉnh phương pháp daỵ hoc̣ phù hơp̣. NL hoc̣ tâp̣ của sinh viên đaị hoc̣ đươc̣ xem xét bởi những đăc̣ thù về tính chủ đôṇg, đôc̣ lâp̣, tính điṇh hướng muc̣ đích và đươc̣ đánh giá trên các chỉ số kiến thức, ky ̃năng và thái đô ̣của sinh viên viên đối với môn hoc̣, ngành hoc̣. NL hoc̣ tâp̣ của sinh viên đươc̣ chú troṇg trong tư duy đổi mới phương pháp daỵ hoc̣ theo hướng phát triển NL tư ̣hoc̣, tư ̣nghiên cứu, tư ̣phát triển bản thân sinh viên. Sinh viên cần đươc̣ rèn luyêṇ, hoc̣ cách tư ̣hoc̣, tư ̣nghiên cứu làm căn bản để phát triển NL nghề nghiêp̣ của mình. Bồi dưỡng NL tự học, tư ̣nghiên cứu là cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập của sinh viên. 2.2. Kiểm tra, đánh giá theo năng lưc̣ Khác với trước đây, quan điểm giáo dục đào tạo đề cao về vai trò của người thầy và chú trọng về nội dung kiến thức thì quan điểm mới đối với giáo dục là xem xét người học (learner) và quá trình học tập (learning) trong bối cảnh thực tiễn là trung tâm của toàn bộ các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động KTĐG. Sự ra đời của quan điểm này cùng với các xu hướng mới trong KTĐG đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hệ thống lý luận về KTĐG, với sự xuất hiện một số các khái niệm và thuật ngữ mới, cùng sự xác định nội hàm và tầm quan trọng của một số khái niệm và thuật ngữ đã tồn tại trước đó. Để thấy rõ sự khác biệt này, ta có thể xem xét ở một số điểm cơ bản như sau: Quan điểm cũ Quan điểm mới Người thầy là trung tâm, giữ vai trò chủ đạo Sinh viên và vấn đề thực tiễn là trung tâm Sinh viên lĩnh hội kiến thức Sinh viên chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển năng lực Quan tâm đến nội dung chương trình, mục tiêu giảng dạy, kết quả thu được Quan tâm đến thành quả học tập và sự tiến bộ của sinh viên Tập trung về từng mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ Tập trung phát triển năng lực Vận dụng kiến thức để hình thành kỹ năng Vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề để hình thành kỹ năng đồng thời từ rèn luyện kỹ năng sáng tạo để chiếm lĩnh thêm tri thức Nguồn: Hồ Sỹ Anh, Tìm hiểu về KTĐGHS và đổi mới KTĐGHS theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh, số 50 năm 2013 Với mỗi năng lực khác nhau sẽ có những yêu cầu kỹ năng để hình thành năng lực tương ứng đó. Như vậy, theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc tiếp nhận truyền thụ tri thức của người thầy hay khả năng 333 tái hiện kiến thức đã học của trò làm trung tâm của việc đánh giá mà là quá trình giúp sinh viên (SV) tự chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo, kiến tạo tri thức nhân loại thành tri thức cá nhân. Thông qua đánh giá này giúp SV rèn luyện kỹ năng tự học, đặc biệt là học ngoại ngữ, để nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ - một kỹ năng không thể thiếu trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó, kỹ năng tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho SV trong triết lý học tập suốt đời. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống, những vấn đề thực tiễn khác nhau để giải quyết vấn đề và không chỉ xác định mức độ đạt được yêu cầu, mục tiêu dạy học mà còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập, xác nhận sự tiến bộ của SV. Đây cũng chính là cơ hội cho SV thể hiện mình và rèn luyện, phát triển kỹ năng sáng tạo, một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại. Đánh giá SV theo năng lực học tập là quá trình tạo cơ hội cho SV được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó, SV vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài (gia đình, cộng đồng và xã hội). Và như vậy, sự phát triển năng lực của SV không chỉ thông qua việc vận dụng tri thức giải quyết tình huống mà còn từ kết quả hoàn thành nhiệm vụ giải quyết vấn đề đó lại hình thành tri thức mới, kinh nghiệm mới cho SV. Như vậy hai quá trình này liên tục là tiền đề của nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển. Qua việc hoàn thành một nhiệm vụ giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực, ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Từ đó, ta thấy đánh giá năng lực không phải hoàn toàn dựa vào nội dung chương trình giáo dục để đánh giá như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Các kỹ năng của SV được rèn luyện và sử dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ góp phần nâng cao các năng lực tương ứng tạo thành sự thúc đẩy lẫn nhau phát triển tích cực. 3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực KTĐG cần được thực hiện căn cứ theo các tiêu chí đã được xây dựng. Để thể hiện sự khác biệt trong KTĐG theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT, KN) so với KTĐG theo năng lực, ta xem xét ở các tiêu chí sau: 334 Tiêu chí thể hiện Đánh giá kiến thức, kỹ năng Đánh giá năng lực 1. Mục đích đánh giá - Xác định, công nhận SV đạt được trình độ kiến thức, mức độ kỹ năng theo mục tiêu chương trình giáo dục. - Đánh giá, phân loại, xếp hạng giữa các SV. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính mình. 2. Ngữ cảnh đánh giá - Gắn với nội dung trong chương trình quy định (kiến thức, kỹ năng, thái độ). - Gắn với ngữ cảnh hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống, công việc, ngành nghề trong tương lai. 3. Nội dung đánh giá - Theo kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng đơn vị kiến thức. - Đối chiếu quy chuẩn mức độ đạt hay không đạt kết quả nội dung học tập. - Nội dung và tiêu chí đánh giá không được nêu trước. Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học. - Tập trung về từng mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ của nhiều đơn vị kiến thức, nhiều hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực của SV. - Nội dung và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. - Tập trung phát triển năng lực, năng lực thực hiện. 4. Công cụ đánh giá - Các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ hàn lâm và tình huống giả định hoặc tình huống thực. - Các bài thi theo quy định chặt chẽ trong chương trình. - Nhiệm vụ, bài tập và vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh thực tiễn. - Bài thi đa dạng trong suốt quá trình học. 5. Thời điểm đánh giá - Ở các thời điểm nhất định trong chương trình, hay diễn ra trước và sau giảng dạy. - Thường được coi là khâu cuối cùng trong quá trình giáo dục. - Theo quy định, khống chế theo chương trình. - Ở tất cả các khâu trong quá trình giáo dục và mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đánh giá trong quá trình học. - Do sinh viên chủ động. 335 Tiêu chí thể hiện Đánh giá kiến thức, kỹ năng Đánh giá năng lực 6. Kết quả đánh giá - Căn cứ theo kết quả số lượng câu hỏi trả lời đúng hay nhiệm đã hoàn thành chủ yếu bằng tái hiện, tái nhận. - Đạt được nhiều kiến thức được coi là kết quả học tập cao. - Nhấn mạnh sự cạnh tranh. - Chú trọng kết quả sản phẩm cuối cùng. - Căn cứ phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập hoàn thành chủ yếu bằng kiến tạo, vận dụng. - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp sẽ được coi là có năng lực cao hơn. - Nhấn mạnh sự hợp tác. - Chú trọng quá trình hoàn thành sản phẩm. Nguồn: Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NLHS - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 06/2014 Như vậy, so với cách tiếp cận đánh giá theo chuẩn KT, KN của từng tiêu chí cơ bản thì cách tiếp cận đánh giá theo hướng hình thành năng lực có một số nét khác biệt cơ bản như sau: - Nếu đánh giá theo chuẩn KT, KN quan tâm nhiều đến thành tích chung của người học theo mức độ đạt được mục tiêu học tập thì đánh giá dựa theo năng lực quan tâm nhiều hơn đến sự tiến bộ và khả năng của mỗi cá nhân được bộc lộ trong quá trình học tập. Như vậy, đánh giá theo năng lực khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ giúp SV vận dụng và phát triển kỹ năng sáng tạo không ngừng. - Nếu đánh giá theo chuẩn KT, KN lấy căn cứ từ nội dung chương trình môn học (những KT, KN được quy định cho mỗi nội dung học tập) thì đánh giá dựa theo năng lực lấy kết quả đầu ra và các yêu cầu về năng lực của người học (khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn) làm căn cứ đánh giá. Do vậy, nếu đánh giá theo chuẩn KT, KN chú ý tới việc lựa chọn nội dung đánh giá phù hợp với các chuẩn KT, KN đã được quy định trong chương trình thì đánh giá dựa theo năng lực chú ý đến các nội dung đánh giá mang tính tổng hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Thông qua hoạt động này sẽ góp phần hình thành kỹ năng tư duy phản biện cho SV đối với các tình huống thực tiễn. - Nếu đánh giá theo chuẩn nhằm đo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu đạt được về KT, KN trong nội dung học tập thì đánh giá dựa theo năng lực xác định các mức độ đo năng lực trên một trên một diện rộng mang tính khái quát và tổng hợp cao để có sự phân hóa chính xác và cụ thể năng lực của người học. Hai cách tiếp cận này có mối quan hệ qua lại với nhau bởi chúng đều gắn với nội dung chương trình học tập. Khi đánh giá theo hướng năng lực cũng vẫn phải căn 336 cứ vào chuẩn KT, KN của môn học để xác định các tiêu chí thể hiện năng lực của người học, tuy nhiên, do năng lực mang tính vận dụng tổng hợp và tích hợp kiến thức với kỹ năng nên các chuẩn KT, KN được tổ hợp lại trong các mối quan hệ nhất quán để thể hiện được các năng lực của người học. Mặt khác, do chuẩn KT, KN của môn học là yêu cầu, mức độ tối thiểu cần đạt được, nên khi đánh giá theo năng lực có thể xác định được những mức năng lực theo chuẩn và cao hơn chuẩn để tạo được sự phân hóa, nhằm đo được khả năng và sự tiến bộ của tất cả các đối tượng người học. Nếu sử dụng cách đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (thường gọi là đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại với các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (thường gọi là đánh giá quá trình) một cách tách biệt thì sẽ khó xác định sự tiến bộ của sinh viên trong học tập vốn được coi là một quá trình. Bởi vậy, xu hướng mới là sự kết hợp, bổ sung cho nhau để đảm bảo KTĐG vừa ghi nhận thành quả học tập, vừa chỉ ra sự tích cực, tiến bộ cho SV. Đồng thời, qua đây sẽ là yếu tố khuyến khích SV phối hợp tích cực vào hoạt động đánh giá và tiến tới SV đánh giá cho nhau, SV tự đánh giá sẽ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hợp tác cùng hỗ trợ , giúp đỡ lẫn nhau cải thiện kết quả học tập. TS. Vũ Thị Phương Anh, GĐ Trung tâm đánh giá giáo dục - Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh đã đề xuất cho ba đặc trưng cơ bản của KTĐG theo xu hướng mới của thế giới, đó là ‘đánh giá phát triển’, ‘đánh giá thực tiễn’, và ‘đánh giá sáng tạo’ sẽ được bài viết phân tích, làm rõ dưới đây thể hiện KTĐG đúng quan điểm lấy người học làm trung tâm và phù hợp với đánh giá theo định hướng phát triển năng lực SV. 3.1. Đánh giá phát triển (formative assessment) ‘Đánh giá phát triển” có sự kết hợp hai loại KTĐG là “đánh giá tổng kết” và “đánh giá quá trình” để chỉ những hoạt động KTĐG được thực hiện trong quá trình dạy-học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động được thực hiện tại những thời điểm khác như KTĐG trước khi bắt đầu quá trình dạy - học hoặc sau khi kết thúc quá trình. - Đánh giá tổng kết thực hiện chức năng đánh giá để phục vụ quản lý. Mục tiêu chính là xác định mức độ đạt thành tích của SV sau thời gian học tập. Thành tích của mỗi SV được xác định trong sự so sánh đối chiếu với những sinh viên khác nên kết quả của cách đánh giá này thể hiện bằng điểm số và có thể dễ dàng so sánh, phân loại, xếp hạng và thống kê, tổng kết khi cần thiết nhưng không xét đến ý nghĩa thành tích đó đã đạt được bằng cách nào. - Đánh giá quá trình, thực hiện chức năng đánh giá để phục vụ quá trình dạy - học, thông tin để điều chỉnh hoạt động dạy học. Với thông tin phản hồi, đánh giá quá trình giúp SV và GV thay đổi, điều chỉnh quá trình dạy - học. Điều này thể hiện hiệu quả của hoạt động giảng dạy trong việc phát triển khả năng, năng lực của người học và chỉ ra những điều chỉnh ở các bước tiếp theo. 337 3.2. Đánh giá thực tiễn (authentic assessment) ‘Đánh giá thực tiễn’ gồm nhiều hình thức và phương pháp KTĐG được thực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống và được thực hiện trong bối cảnh thực tế. Đánh giá thực tiễn còn bao hàm cả ý nghĩa đo lường khả năng tiềm ẩn của sinh viên và đo lường khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ trong học tập đạt tới một chuẩn hoặc trên chuẩn quy định. Đánh giá thực tiễn là chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống thực tiễn khác nhau, tức là đánh giá theo năng lực giải quyết vấn đề trong bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá này dựa trên các sản phẩm đầu ra cụ thể, rõ ràng để các bên liên quan đều có thể hình dung tương đối khách quan và chính xác về thành quả của sinh viên sau mỗi quá trình học tập. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép nhận ra sự tiến bộ của sinh viên dựa trên mức độ thực hiện nhiệm vụ và các sản phẩm tạo ra thể hiện sự sáng tạo của mình. 3.3. Đánh giá sáng tạo (alternative assessment) ‘Đánh giá sáng tạo’ xuất phát từ quan điểm chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học, là công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học. Trong khi ‘đánh giá thực tiễn’ nhấn mạnh sự liên hệ của việc KTĐG trong thực tế cuộc sống, trong bối cảnh thực thì ‘đánh giá sáng tạo’ nhấn mạnh sự mới mẻ, đa dạng và sáng tạo, nhấn mạnh chứng cứ quá trình học tập như là minh chứng tích cực về kiến thức, kỹ năng của SV. Đó là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Như vậy, các xu hướng KTĐG mới trong quan điểm giáo dục hiện đại đã thể hiện quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó mục tiêu cuối cùng của KTĐG là nhằm phát hiện những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm để giúp SV phát triển đến mức tối đa mọi tiềm năng của mình. Theo quan điểm này, vai trò chủ động và việc trao quyền cho SV là hết sức cần thiết: chủ động trong việc lựa chọn điều kiện và phương pháp thể hiện năng lực của mình một cách tốt nhất và quan trọng hơn, là được trao quyền bằng cách cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin phản hồi về kết quả học tập của chính mình cũng như có điều kiện điều chỉnh hoạt động học tập, khắc phục điểm yếu và hoặc phát huy điểm mạnh trong học tập không ngừng phát triển năng lực của mình. 4. Đổi mới quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực 4.1. Quản lý việc thực hiện các quy chế, quy định kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Cần xây dựng các hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể để từng cá 338 nhân, tập thể tham gia vào hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cùng phối hợp thực hiện đảm bảo các yêu cầu đổi mới giáo dục cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế phát triển của giáo dục thế giới. 4.2. Xây dựng kế hoạch, quản lý các nguồn lực phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Các mục tiêu trong kế hoạch cần thể hiện rõ quan điểm lấy người học làm trung tâm, KTĐG chú trọng vào khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng kết hợp kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong bối cảnh thực, phải hướng tới sự phát triển, sáng tạo của người học nhằm phát huy hết tiềm năng SV và phát triển năng lực toàn diện cho họ. Cần thiết kế, xây dựng và công khai hệ thống các tiêu chí đánh giá từ trước. Tiêu chí đánh giá cần dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Xây dựng các công cụ KTĐG phù hợp để đánh giá được mức độ giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ, bài tập diễn ra trong bối cảnh thực tiễn. Bên cạnh đó, cần huy động, sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có và s
Tài liệu liên quan