Tóm tắt
Nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối
với các cơ sở giáo dục. Hiện nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
trong nội dung giảng dạy không thể không chú trọng tới các môn khoa học Lý luận
chính trị. Thực tế, sinh viên và xã hội có phần chưa thừa nhận vai trò của các khoa
học này. Thực trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân phương
pháp và nội dung truyền đạt môn học. Nên đổi mới phương pháp giảng dạy các môn
khoa học Lý luận chính trị là một tất yếu. Từ khẳng định như vậy, bài viết hướng tới
mục tiêu chỉ ra cơ sở và nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy. Mục tiêu đó đạt
được qua việc sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp trên nền tảng tư duy lôgic
– lịch sử.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Khoa học lý luận chính trị trong đào tạo E-Learning đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
419
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN
KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG ĐÀO TẠO E-LEARNING
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TS. Lê Ngọc Thông
TS. Nguyễn Thị Hào
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối
với các cơ sở giáo dục. Hiện nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
trong nội dung giảng dạy không thể không chú trọng tới các môn khoa học Lý luận
chính trị. Thực tế, sinh viên và xã hội có phần chưa thừa nhận vai trò của các khoa
học này. Thực trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân phương
pháp và nội dung truyền đạt môn học. Nên đổi mới phương pháp giảng dạy các môn
khoa học Lý luận chính trị là một tất yếu. Từ khẳng định như vậy, bài viết hướng tới
mục tiêu chỉ ra cơ sở và nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy. Mục tiêu đó đạt
được qua việc sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp trên nền tảng tư duy lôgic
– lịch sử.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, đổi mới phương pháp, E-Learning; giảng
dạy, khoa học Lý luận chính trị
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu người lao động có trình độ tri thức,
chuyên môn nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, trên nền tảng một ý thức hệ
đúng đắn và vững chắc. Những phẩm chất đó được hình thành qua quá trình trải
nghiệm của cuộc sống, qua quá trình giáo dục bởi các môn khoa học Lý luận chính
trị. Giáo dục các môn khoa học Lý luận chính trị đối với sinh viên là một trong các
nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. Nhưng thực tế, việc học tập các môn
khoa học Lý luận chính trị hiện nay tồn tại nhiều vướng mắc. Sinh viên kinh tế, kỹ
thuật xem đó là môn “ngoại đạo”, “học để thi”, “học để qua”. Thực trạng trên phần
nào xuất phát từ phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như từ thái độ và
phương pháp học tập của sinh viên. Do vậy, trước hết cần đổi mới phương pháp
giảng dạy các môn khoa học này.
1. Tình hình học tập các môn khoa học Lý luận chính trị của sinh viên
Việc học tập tốt các môn khoa học Lý luận chính trị đóng một vai trò quan
trọng trong mục tiêu đào tạo. Nhưng nhận thức và thái độ của sinh viên chưa xứng
đáng với vị trí các môn khoa học này. Không khí giờ học ít sôi nổi, tỷ lệ học sinh tích
420
cực tham gia xây dựng bài thấp, mức độ hiểu bài của học sinh hạn chế. Kiến thức
truyền đạt và truyền thụ chưa tạo được niềm tin và thẩm thấu trong người học.
Sinh viên với tỷ lệ không nhỏ tỏ ra e ngại, không ham thích với các môn khoa
học xã hội - nhân văn nặng về lý thuyết, trừu tượng, khó hiểu. Tình trạng học đối với
các môn khoa học Lý luận chính trị chủ yếu là phục vụ cho thi hết môn, không thể và
không cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình lĩnh hội
mảng tri thức này. Sinh viên cho rằng, những kiến thức đó không mấy tác dụng đối
với công việc của họ trong tương lai. Tất yếu, phải đổi mới phương pháp giảng dạy
các môn khoa học Lý luận chính trị với định hướng tạo cho người học biết cách độc
lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, phát huy tính tích cực và chủ động.
2. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Lý luận chính trị
trong đào tạo E-Learning đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới cách thức làm việc giữa giáo viên
và sinh viên, phát huy vai trò chủ thể của người học trong vị trí trung tâm của quá
trình dạy học. Từ đó, các chiến lược và phương pháp giảng dạy cụ thể sẽ được thiết
kế nhằm tạo ra điều kiện và môi trường hoạt động cho học sinh. Đổi mới phương
pháp dạy học gắn liền với phương pháp dạy học tích cực.
Yếu tố tích cực là hoạt động, là chủ động, hướng tới việc hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
Một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm phát huy tính tích cực của sinh
viên với các môn khoa học Lý luận chính trị trong đào tạo E-Learning theo yêu cầu
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ nhất, đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá môn học
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, nó ảnh hưởng
đến hoạt động dạy và học. Trong khi đó, đối với các các môn khoa học Lý luận chính
trị, kiểm tra và đánh giá về trình độ tư duy của sinh viên thông qua việc hiểu đầy đủ,
sâu sắc các phạm trù, khái niệm của môn học. Do đó, cần sử dụng hệ thống các câu
hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội các phạm trù, khái niệm của sinh
viên như: trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm lựa chọn phương án phù hợp, trắc
nghiệm lắp ghép, trắc nghiệm điền thêm từ vào chỗ trống, trắc nghiệm tư duy suy
luận logic
Thứ hai, thực hiện trò chơi khoa học khi giảng dạy và học tập các môn khoa
học Lý luận chính trị.
Đối với các môn khoa học Lý luận chính trị, giáo viên giải thích và hướng dẫn
để sinh viên nắm được khái niệm, phạm trù, quy luật. Muốn vậy, sinh viên có thể
421
tham gia các trò chơi khoa học, trò chơi trí tuệ phù hợp: ô chữ, điền từ, trắc nghiệm
nhanh, đuổi hình bắt chữ... Đồng thời có khuyến khích hợp lý như cộng thêm điểm
vào bài kiểm tra, bài thi điều đó tăng sức hấp dẫn môn học và giúp người học sinh
nhớ kiến thức được lâu hơn. Các trò chơi tình huống có thể sử dụng trong giai đoạn
khởi đầu bài học
Thứ ba, hoạt động nhóm - phương pháp cùng tham gia
Hoạt động nhóm, giúp sinh viên tự mình tìm hiểu nội dung của bài học. Hình
thành các nhóm 4, 5 người một cách ngẫu nhiên hay có chủ định. Trong nhóm có thể
phân công việc tới từng thành viên. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm
hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của
mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập của cả lớp. Với hoạt động nhóm, bài học
trở thành quá trình học hỏi, rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên.
Thứ tư, phương pháp đóng vai
Một trong các mục tiêu học tập các môn khoa học Lý luận chính trị là kỹ năng
giao tiếp và xử lý tình huống chính trị thực tế của sinh viên. Đóng vai là phương
pháp sinh viên thực hành một số cách ứng xử với tình huống giả định, qua các bước:
- Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian
chuẩn mực, thời gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Các thành viên trong lớp yêu cầu người đóng vai giải thích về lý do, cảm xúc,
cách thực hiện ứng xử, và tiên liệu tình huống.
- Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù
hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?
- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống đã nêu.
Thứ năm, khai thác yếu tố tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống
(phương pháp thuyết trình; nêu vấn đề; mô tả, phân tích) với khuynh hướng sử
dụng ngày càng nhiều các phương tiện công nghệ thông tin, làm tăng sức hấp dẫn và
hiệu quả.
3. Điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học
Lý luận chính trị trong đào tạo E-Learning đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0
1. Điều kiện tiên quyết là sự phối hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục: nhà
trường, giáo viên và sinh viên. Nhà trường cần có sự phân bố hợp lý số lượng học
422
sinh trong một lớp, trang bị phương tiện thiết bị dạy học hiện đại (máy tính xách tay,
projector) và tạo điều kiện cho tất cả giáo viên dạy các môn khoa học Lý luận
chính trị tham gia các đợt tập huấn về nội dung chương trình giảng dạy để cập nhật
kiến thức cho bài giảng. Giáo viên không ngừng rèn luyện nâng cao năng lực sư
phạm, năng lực chuyên môn Sinh viên dần hình thành các phẩm chất và năng lực
thích ứng với cách học tích cực.
2. Trong tính đặc thù của phương thức đào tạo E-Learning, các giải pháp nêu
trên chỉ có thể và có hiệu quả khi được vận dụng vào khâu tham gia diễn đàn trao đổi
ở lớp, từng môn học. Trước hết, nên tập trung xây dựng được các case study phù hợp
hoàn cảnh và đặc thù của phương thức đào tạo tiên tiến này.
Ví dụ một case study cho đơn vị kiến thức Hàng hóa
Tên case: Nền kinh tế hàng hóa được hình thành trên cơ sở, điều kiện nào?
- Giảng viên nêu các câu hỏi thảo luận.
- Sinh viên làm việc nhóm và đăng bài viết trên diễn đàn.
- Giảng viên bình luận các bài post của các nhóm sinh viên (khoảng 2 bài).
- Giảng viên gợi ý sinh viên cách thu thập thông tin.
- Giảng viên khuyến khích học viên trao đổi, thảo luận.
- Giảng viên đặt câu hỏi kiểm tra lại nhận thức của học viên.
- Kết luận cho chủ đề.
3. Khuyến khích khen thưởng sinh viên tham gia diễn đàn với các hoạt động đã
nêu bằng cách thưởng SAO hay tuyên dương
423
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 83/BGDĐT-
ĐH&SĐH ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn khoa học
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục,
tr.163; 166.
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, Nxb Hà Nội, 1992, Tr. 884 và 968.
4. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, tập 2, Trường
Cán bộ quản lý giáo dục TW 1.