Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong giảng dạy học phần “Giáo dục học mầm non” ở khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc

1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin và sự phổ biến của Internet, “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) là một hình thức giảng dạy, một phương pháp sư phạm mới, nhận được sự quan tâm lớn của các nhà giáo dục trên toàn thế giới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) để người học tích cực, chủ động và sáng tạo là việc làm cần thiết trong đổi mới căn bản, toàn diện của Bộ GD-ĐT. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Tây Bắc đã thực hiện kế hoạch “Tăng cường và nhân rộng phương pháp dạy học hòa nhập và tích cực” thuộc chương trình của Au4ski tại Trường Đại học Tây Bắc năm học 2018-2019. Nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng với mục đích phát huy tính tích cực và hòa nhập của sinh viên (SV) như: thảo luận nhóm, dạy học tình huống, các kĩ thuật dạy học, sắm vai, tình huống, hỏi chuyên gia, tia chớp Việc kết hợp các PPGD với các kĩ thuật dạy học tích cực giúp cho người học chủ động, tích cực và hòa nhập trong mỗi giờ học, tạo cho người học luôn thấy mới mẻ và hấp dẫn với cách tổ chức giờ học của người dạy. Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” - một mô hình dạy học đã được áp dụng phổ biến ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Mĩ, Australia đã đáp ứng yêu cầu trên. Bài viết giới thiệu mô hình “Lớp học đảo ngược” và áp dụng mô hình vào giảng dạy ở Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong giảng dạy học phần “Giáo dục học mầm non” ở khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 183-187 ISSN: 2354-0753 183 VẬN DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “GIÁO DỤC HỌC MẦM NON” Ở KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Lường Thị Định+, Đặng Thị Sợi, Nguyễn Hoài Thanh, Nguyễn Thị Thanh Thúy Trường Đại học Tây Bắc + Tác giả liên hệ ● Email: luongthidinh@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 09/3/2020 Accepted: 18/3/2020 Published: 30/4/2020 Innovating teaching methods is important to improve teaching quality. One of the directions for innovating current teaching methods is to apply positive teaching methods that have been successfully applied by advanced education in developed countries around the world. The commonality of these methods is focusing on learners, helping learners promote independent cognitive ability, creativity, discovery and problem solving. The article presents the flipped classroom teaching model and analyzes the benefits as well as points to note when implementing this model, thereby proposing the application of this model in teaching Preschool Education subject for students of preschool education at Tay Bac University. This is an effective teaching model, consistent with the goal of being learner-centered, helping learners to be proactive, interested, positive and integrated in all learning activities. Keywords Flipped classroom, preschool education, innovating teaching. 1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin và sự phổ biến của Internet, “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom) là một hình thức giảng dạy, một phương pháp sư phạm mới, nhận được sự quan tâm lớn của các nhà giáo dục trên toàn thế giới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) để người học tích cực, chủ động và sáng tạo là việc làm cần thiết trong đổi mới căn bản, toàn diện của Bộ GD-ĐT. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Tây Bắc đã thực hiện kế hoạch “Tăng cường và nhân rộng phương pháp dạy học hòa nhập và tích cực” thuộc chương trình của Au4ski tại Trường Đại học Tây Bắc năm học 2018-2019. Nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng với mục đích phát huy tính tích cực và hòa nhập của sinh viên (SV) như: thảo luận nhóm, dạy học tình huống, các kĩ thuật dạy học, sắm vai, tình huống, hỏi chuyên gia, tia chớp Việc kết hợp các PPGD với các kĩ thuật dạy học tích cực giúp cho người học chủ động, tích cực và hòa nhập trong mỗi giờ học, tạo cho người học luôn thấy mới mẻ và hấp dẫn với cách tổ chức giờ học của người dạy. Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” - một mô hình dạy học đã được áp dụng phổ biến ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Mĩ, Australia đã đáp ứng yêu cầu trên. Bài viết giới thiệu mô hình “Lớp học đảo ngược” và áp dụng mô hình vào giảng dạy ở Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Học phần “Giáo dục học mầm non” ở Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc và một số vấn đề cơ bản về mô hình “Lớp học đảo ngược” 2.1.1. Học phần Giáo dục học mầm non trong Chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non của Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân của Trường Đại học Tây Bắc, Giáo dục học mầm non là một học phần cơ sở quan trọng trong đào tạo giáo viên mầm non, chiếm 04 đơn vị tín chỉ. Chúng tôi sử dụng Giáo trình Giáo dục học mầm non của tác giả Nguyễn Thị Hòa (2016) làm giáo trình chính, được biên soạn theo chương trình đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành Giáo dục mầm non của các trường đại học sư phạm. Nội dung giáo trình gồm có hai phần: Phần thứ nhất là Những vấn đề chung của Giáo dục mầm non (gồm 8 chương) và phần thứ hai là Tổ chức các hoạt động Giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một (gồm 7 chương). Với nội dung kiến thức khá rộng, 15 chương với thời lượng 04 đơn vị tín chỉ thì việc giảng viên (GV) tổ chức giờ giảng trên lớp sẽ không đảm bảo, do đó rất cần sự chủ động, tích cực của SV, họ cần có những giờ học ở nhà hiệu quả để có những giờ trên lớp hiệu quả. Chính vì vậy, GV cần quan tâm sử dụng các VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 183-187 ISSN: 2354-0753 184 phương pháp dạy học tích cực để kích thích được sự chủ động và tích cực trong việc tự học của SV, đặc biệt là các giờ học ở nhà. Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của sự phát triển xã hội hiện đại là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì việc đổi mới PPGD được xem là một khâu vô cùng quan trọng và mang lại hiệu quả cho các cơ sở giáo dục. Với đặc điểm của học phần Giáo dục học mầm non nêu trên và SV ngành Giáo dục mầm non của Trường Đại học Tây Bắc được thi tuyển với chất lượng đầu vào tương đối cao có trình độ nhận thức, kĩ năng sống và khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng các mạng xã hội tương đối tốt, do đó việc đổi mới PPGD là thực sự cần thiết và trong các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại trong đó chúng ta có thể vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” để đổi mới PPGD học phần này. 2.1.2. Mô hình “Lớp học đảo ngược” - Khái niệm Năm 2007, Jonathan Bergman và Aaron Sams ở WoodlandPark đã phát hiện ra một phần mềm để ghi lại việc trình diễn PowerPoint. Họ ghi lại bài giảng (BG) trực tiếp của mình và tải lên mạng Internet cho những SV không có điều kiện tham gia buổi học. Từ đó, bài học trực tuyến bắt đầu phát triển rộng rãi. GV sử dụng các video trực tuyến để dạy SV không tham gia trực tiếp trên lớp, thời gian trên lớp để làm bài tập và lĩnh hội khái niệm. Từ đây, hình thành mô hình “Lớp học đảo ngược”, nghĩa là đảo ngược quá trình học truyền thống. Việc nghe giảng để về nhà, còn việc thực hành, ứng dụng, làm bài tập được thực hiện ở trên lớp (Nguyễn Thị Hồng Lam, 2019). Trong một BG, sự chú ý của hầu hết SV bắt đầu giảm sau 10 hoặc 15 phút. Do đó, đảo ngược lớp học có thể giữ cho SV học tập toàn bộ thời gian. Đảo ngược lớp học có nghĩa là SV có thời gian để xử lí và suy ngẫm về các khái niệm và tăng cơ sở tri thức trước khi đến lớp để áp dụng vào việc học của mình. Lớp học đảo ngược đại diện cho một sự thay đổi mô hình giáo dục đang diễn ra từ các chiến lược giảng dạy lấy người dạy làm trung tâm (ví dụ: giảng bài một chiều) sang các chiến lược giảng dạy tập trung vào học tập (ví dụ: tham gia tích cực của SV). Lớp học đảo ngược (còn gọi là lớp học đảo ngược, đảo ngược hoặc ngược) là một phương pháp sư phạm trong đó các khái niệm cơ bản được cung cấp cho SV cho việc học trước lớp để thời gian trong lớp có thể áp dụng và xây dựng dựa trên các khái niệm cơ bản đó (Ziling Xu & Yeli Shi, 2018). Chúng ta có thể hiểu đó là chiến lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu kết hợp, và mô hình lớp học này trái ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học. Khác với cách dạy truyền thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, cách học này đem bài tập vào lớp học (Etep - Vietnam, 2017; Xiaona Dong, 2016). Trong PPGD đảo ngược, đầu tiên học sinh sẽ tự nghiên cứu về chủ đề sắp học thường là thông qua các BG video trên Youtube, sau đó áp dụng kiến thức có được vào việc giải bài tập và làm các công việc thực hành trên lớp. - Một số lợi ích và hạn chế của mô hình “Lớp học đảo ngược” + Mô hình “Lớp học đảo ngược” hội tụ kết quả nghiên cứu của các phương pháp dạy học truyền thống cũng như dạy học dựa trên máy tính. Học đảo ngược, SV tự quản lí, tổ chức việc học; linh hoạt trong học tập; chủ động kiểm soát việc tự học của mình; có thể tạo dừng, tua lại, xem video và thảo luận với bạn bè. Thay về ngồi lắng nghe BG của GV, SV có nhiều thời gian hoạt động hợp tác trao đổi. Do tăng số giờ thực hành thảo luận tại lớp, SV phát triển kĩ năng trao đổi, kĩ năng diễn đạt suy nghĩ của mình. SV thường xuyên được GV đánh giá, nên biết kiến thức mình còn thiếu và yếu vấn đề gì và tự bổ sung trong quá trình tự học (ETEP, 2017). Phần lớn việc các trường ngày nay đã áp dụng phương pháp này và báo cáo nhiều lợi ích: - Cho phép SV học theo tốc độ mong muốn của họ vì họ có thể xem lại các video; - Hiệu quả hơn vì SV đến lớp với tư thế sẵn sàng để phát biểu ý kiến; - Làm lớp học phong phú vì hoạt động nhóm và dự án nhóm sẽ dành được nhiều thời gian dài hơn; - Làm bài tập trong lớp các SV có thể giúp đỡ nhau, điều này có lợi cho cả nhưng SV giỏi và những SV kém hơn; Phương pháp đảo ngược (Flipping) còn đem lại thay đổi thay cho cả GV. Thông thường GV là người tương tác nhiều nhất với những SV thường xuyên tự tin đặt câu hỏi. Đảo ngược còn giúp GV tiếp cận với các SV thực sự cần giúp đỡ thay vì chỉ những SV thật sự tự tin. Đồng thời, thay vì giảng bài phía trước, GV sẽ “hướng dẫn ở bên cạnh”. Điều này giúp họ làm việc gần hơn với từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Những GV không giỏi diễn thuyết có thể sử dụng các video tham khảo để giải thích các khái niệm và tập trung vào những PPGD phù hợp với học hơn như làm việc nhóm hay làm thí nghiệm. Khi các video BG có sẵn trên mạng thì GV sẽ không cần giảng bài lặp đi lặp lại nữa. Từ đó, họ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những vấn đề còn vướng mắc của SV trong lớp. Nhiều học giả tranh VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 183-187 ISSN: 2354-0753 185 luận rằng mô hình “Lớp học đảo ngược” còn khuyến khích cơ hội học tập bình đẳng vì mọi SV đều được quan tâm khi đang làm bài tập về nhà (Nguyễn Thị Minh Phượng và Phạm Thị Thúy, 2014). Mô hình này cũng giúp tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ trong học tập bởi người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và trở nên có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay vì chờ sự truyền đạt tri thức của GV (tiếp nhận tri thức bị động). - Hạn chế của mô hình “Lớp học đảo ngược” + GV phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị BG điện tử để đưa lên mạng, cũng như trình độ sử dụng công nghệ thông tin của GV. Tuy nhiên, về lâu dài, GV có thể tiết kiệm thời gian khi sử dụng BG nhiều lần, nhưng cũng phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các thông tin mới. + Sự bình đẳng về công nghệ giữa người học với nhau, có thể là rào cản đối với việc học tập của SV thiếu cơ hội tiếp cận với công nghệ. Điều này có thể khắc phục khi người học được hướng dẫn ngay từ đầu các kĩ năng cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập như: truy cập và sử dụng tài liệu trên mạng. Bởi, không phải SV nào cũng được tiếp cận với công nghệ, với Internet sớm và mức độ sử dụng giữa các SV là khác nhau. + Nhiều SV chưa có thói quen học tập theo mô hình này nên sẽ gặp khó khăn và thậm chí lơ là không chịu chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tuy nhiên, GV có thể kiểm soát SV thông qua các hoạt động hỗ trợ như trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi và yêu cầu SV trả lời khi nghe BG ở nhà, theo dõi thông qua hệ thống quản lí hoạt động truy cập của người học. + Việc chuyển đổi vai trò từ truyền thụ sang hướng dẫn là rào cản lớn nhất đối với mỗi GV. + Mô hình “Lớp học đảo ngược” không phải có thể vận dụng cho tất cả nội dung dạy học, vì vậy GV cần phải có sự chọn lọc khi sử dụng mô hình này (Ziling Xu & Yeli Shi, 2018; Nguyễn Thế Bình & Đặng Thị Thùy Dung, 2019). 2.1.3. Phân loại mô hình “Lớp học đảo ngược” + Lớp học đảo ngược căn bản (SV được giao “bài tập về nhà” là xem video BG và đọc bất kì tài liệu nào liên quan đến buổi học hôm sau. Còn trên lớp học, SV thực hành và làm bài tập liên quan đến kiến thức đã xem ở nhà). + Lớp học đảo ngược chú trọng thảo luận (GV giao các video BG, các tài liệu tham khảo như Youtube videos, TED talks Khi đó, thời gian trên lớp được giành cho thảo luận và khám phá chủ đề môn học). + Lớp học đảo ngược chú trọng làm mẫu (đây là một dạng lớp học đặc biệt phù hợp với các môn học đòi hỏi SV phải ghi nhớ và lặp lại các hoạt động một cách chính xác như Toán, Lí, Hóa, Mĩ thuật thì các video rất hữu ích để SV để có thể tua và xem lại. Trong mô hình này, GV sử dụng phần mềm ghi lại màn hình - screen recording software để trình diễn hoạt động theo cách cho phép SV học theo tốc độ của mình). + Lớp học đảo ngược theo nhóm (cũng bắt đầu như những lớp học đảo ngược trên nhưng sự thay đổi xảy ra khi SV đến lớp, ghép thành nhóm để giải quyết bài tập ngày hôm đó. Hình thức này giúp SV cùng tìm ra câu trả lời và học hỏi từ nhau nhiều kiến thức). + Lớp học đảo ngược thực tế. + Đảo ngược vai trò của GV (ETEP, 2017). 2.1.4. Điều kiện cần thiết để có “Lớp học đảo ngược” Một trong những bước để đảo ngược BG trong việc triển khai mô hình “lớp học đảo ngược” là từng bước thiết kế các đoạn băng hình BG và đưa lên hệ thống quản lí học tập như: E-learning, Moodle để SV có thể truy cập. Sau đây là một số bước chuẩn bị một BG bằng ghi hình: - Xác định mục tiêu BG; - Thiết kế BG bằng phần mềm PowerPoint; - Chuẩn bị các thiết bị ghi âm và hình: Webcam, Micro; - Sử dụng phần mềm Camtasia Studio kết hợp PowerPoint và ghi âm BG; - Đưa BG lên hệ thống quản lí học tập hoặc chép ra đĩa CD. 2.2. Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong giảng dạy học phần Giáo dục học mầm non ở Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc 2.2.1. Các bước thiết kế “Lớp học đảo ngược” trong học phần Giáo dục học mầm non MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NGOÀI LỚP Các tài liệu giảng dạy truyền thống - như các BG được cung cấp ngoài lớp học thông qua các tài liệu trên mạng như: - Video - Các minh họa và trợ giảng - Các mô phỏng và trò chơi TRÊN LỚP Thời gian trên lớp được sử dụng để tham gia nội dung bài sâu sắc hơn, trong lúc đó GV cung cấp các hướng dẫn thông qua: - Các dự án hợp tác - Giải quyết các vấn đề theo nhóm và cá nhân - Các hoạt động học tập giữa các SV LỢI ÍCH Cung cấp cho GV nhiều thời gian trên lớp để làm việc với từng SV và cho phép các SV tự thành thạo nội dung bài học VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 183-187 ISSN: 2354-0753 186 QUY TRÌNH THIẾT KẾ LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC Mô hình “Lớp học đảo ngược” được thiết kế theo 3 giai đoạn sau: Giai đoạn I: Trước giờ lên lớp (Hoạt động ở nhà), trong giai đoạn này gồm 2 bước: Bước 1: Lựa chọn nội dung bài muốn “đảo ngược” và lựa chọn các công cụ để tạo hoặc đăng tải BG ghi hình bằng các công cụ học tập xã hội để kết nối giữa GV với SV và SV với SV như: Edmodo, EduBlogs, Google Classroom, Facebook, Skype, Zoom Meeting, Group mail, Moodle Bước 2: Phát triển “bài tập về nhà đảo ngược”. GV chia sẻ BG, các video, tài liệu tham khảo trên các trang mạng xã hội đã được lựa chọn lên công cụ học tập xã hội. Yêu cầu SV xem và trả lời các câu hỏi và hẹn thời gian hoàn thành. SV tự học, tự nghiên cứu video BG và chuẩn bị cho bài thực hành, bài tập trên lớp. GV kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ của SV. Từ đó, GV nhận xét, đánh giá mức độ hiểu bài của SV để có cách trao đổi, giải đáp trên lớp phù hợp. Giai đoạn II: Giờ học trên lớp, trong giai đoạn này gồm 2 bước: Bước 1: Phát triển các hoạt động nối tiếp trên lớp: GV thỏa thuận cách tổ chức hoạt động trên lớp và trao đổi thảo luận, kiểm tra, đánh giá SV tại lớp dựa trên việc kiểm tra bài chuẩn bị của các em. Bước 2: Chuẩn bị các hoạt động cho SV và làm các bài tập đánh giá trên lớp. Giai đoạn III: Sau giờ lên lớp, giai đoạn này gồm 3 bước: Bước 1: Đánh giá các lĩnh vực thành công và cải tiến. Bước 2: Phát triển các hoạt động của riêng GV để hoàn thành bên ngoài lớp học. Bước 3: Tạo nền tảng mà SV có thể sử dụng như một cổng thông tin phù hợp cho các bài học. 2.2.2. Ví dụ minh họa vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong đổi mới học phần Giáo dục học mầm non Bài học “Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non” với những nội dung chính sau: - Vai trò của hoạt động với đồ vật đối với trẻ ấu nhi; - Hình thức tổ chức hoạt động với đồ vật; - Vai trò của GV trong tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ở trường mầm non; - Lập kế hoạch tổ chức hai hình thức hoạt động với đồ vật; - Thực hành tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ở trường mầm non; Trong bài học này, chúng tôi sử dụng Google Classroom để thiết kế bài học đảo ngược theo 3 giai đoạn nêu trên và đảo ngược theo mô hình tập trung theo nhóm. Giai đoạn I: Trước giờ lên lớp (Hoạt động ở nhà). Bước 1: GV tạo tài khoản lớp học trên Google Classroom, sau đó mời SV vào lớp học bằng email hoặc gửi mã lớp học để SV đăng nhập (Nhiệm vụ này được thực hiện ngay từ khi bắt đầu dạy học phần). Bước 2: Sau đó, GV đăng video BG (video BG sử dụng video animation dạng tay vẽ, giúp SV khắc sâu kiến thức, dễ nhớ, dễ hiểu qua những hình vẽ minh họa), tài liệu tham khảo lên nhóm lớp học và đưa ra nhiệm vụ sau khi SV xem xong BG. Gia hạn thời gian SV phải hoàn thành nhiệm vụ trả lời các câu hỏi (có thể sử dụng tính năng Assignment để đánh giá SV làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động trên lớp) sau đây: - Hoạt động với đồ vật và ý nghĩa của nó với sự phát triển của trẻ nhà trẻ. - Đặc điểm hoạt động với đồ vật của trẻ lứa tuổi nhà trẻ. - Vai trò của giáo viên trong tổ chức các hoạt động với đồ vật cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ. - Tiến trình tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Giai đoạn II: Giờ học trên lớp. Bước 1: Trong giai đoạn này, GV tập trung vào giải quyết những vấn đề còn vướng mắc của SV khi đã theo dõi BG (kiến thức mới ở nhà) theo các hoạt động sau: Tạo hoặc tìm nội dung Lựa chọn phương thức truyền đạt Ngoài lớp học Phân tích Đánh giá Sáng tạo Lựa chọn nội dung Trong lớp Ghi nhớ Hiểu Ứng dụng Đánh giá Lựa chọn hoạt động Hướng dẫn SV VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 183-187 ISSN: 2354-0753 187 - Cho SV chơi trò chơi “Tìm bạn”, GV cho SV thẻ giấy có ghi các câu, từ trong khái niệm, ý nghĩa của bài học, sau đó yêu cầu SV tìm và ghép vào nhau thành một khái niệm, ý nghĩa hoàn chỉnh để ghép thành 3 nhóm. Việc chơi trò chơi này GV có thể đánh giá sơ bộ kiến thức cơ bản SV đã chuẩn bị ở nhà ở mức độ nào? - GV yêu cầu các nhóm khái quát lại kiến thức của bài học mới theo sơ đồ hoặc bản đồ tư duy trong khoảng thời gian 05 phút. Sau đó dùng kĩ thuật mảnh ghép để SV có thể giải quyết nhiệm vụ, chia sẻ quan điểm với nhau và thống nhất ý kiến để rút ra kết luận chung. Bước 2: GV cho SV thảo luận các câu hỏi sau: 1) Tại sao hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi nhà trẻ? 2) Hãy chứng minh hoạt động với đồ vật tạo ra những nét tâm lí mới và là tiền đề của hoạt động vui chơi. 3) Dạy học ở mầm non cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Hãy làm sáng tỏ nguyên tắc dạy học hàm chứa trong câu nói sau của G.G.Rutxô: “Đồ vật, đồ vật - hãy đưa ra đồ vật. Tôi không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng, chúng ta lạm dụng quá mức lời nói - Bằng cách giảng ba hoa, chúng ta chỉ tạo nên con người ba hoa” (Nguyễn Thị Hòa, 2016). 4) Phân tích đặc điểm hoạt động với đồ vật của lứa tuổi nhà trẻ? 5) So sánh hai hình thức (hoạt động tự do và hoạt động có hướng dẫn của GV) tổ chức hoạt động với đồ vật của lứa tuổi nhà trẻ? 6) Thực hành tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ. GV cho SV làm bài tập trên lớp với các hoạt động trên, GV chữa bài sau kết quả hoạt động của các nhóm và đánh giá cho điểm theo nhóm và cá nhân căn cứ vào hoạt động ở nhà và ở lớp để có kết quả chung. Giai đoạn III: Sau giờ học trên lớp Bước 1: GV cùng SV tự đánh giá lại các hoạt động của mình và của SV trên lớp để rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho giờ học sau bằng cách gửi nhận xét lên Google Classroom. Bước 2: Phát triển các hoạt động của riêng GV để hoàn thành nhiệm bên ngoài lớp học như chuẩn bị video BG và các tài nguyên học tập của bài tiếp theo hoặc bổ sung tài liệu hoặc BG nếu giờ trên lớp chưa được giải quyết xong để gửi cho SV qua Google Classroom (tức là quay lại
Tài liệu liên quan