Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường Đại học Tây Bắc

Tóm tắt. Kiểm tra, đánh giá là yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh hiện nay. Kiểm tra, đánh giá khi xuất hiện ở khâu cuối của quá trình đào tạo sẽ đưa ra được thông tin về mức độ hoàn thành mục tiêu đào tạo của người học. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Bài viết này đưa ra hình thức đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Tây Bắc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển năng lực của người học đáp ứng chuẩn đầu ra theo nhu cầu thực tế hiện nay.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường Đại học Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354 –1075.2018 –0149 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 56-60 This paper is available online at ĐỔI MỚI TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 1Đào Thị Kim Nhung và 2Trương Ngọc Kiên 1Khoa Ngoại ngữ, 2Bộ môn Tâm lí, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Kiểm tra, đánh giá là yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh hiện nay. Kiểm tra, đánh giá khi xuất hiện ở khâu cuối của quá trình đào tạo sẽ đưa ra được thông tin về mức độ hoàn thành mục tiêu đào tạo của người học. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Bài viết này đưa ra hình thức đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ trường Đại học Tây Bắc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển năng lực của người học đáp ứng chuẩn đầu ra theo nhu cầu thực tế hiện nay. Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá, phát triển năng lực, đổi mới phương pháp, chuẩn đầu ra. 1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ngoại ngữ đóng vai trò then chốt để phát triển và hội nhập. Giáo dục nước ta đang trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, vì vậy nâng cao năng lực ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, được nâng lên hàng đầu. Việc xây dựng chương trình giáo dục tập trung vào nội dung kiến thức sang hướng tiếp cận năng lực của người học, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá vô cùng cấp thiết. Bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất trong giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc. Trước sự toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của thế giới đương đại, ngoại ngữ là thứ không thể thiếu trong hành trang của mỗi người trên chặng đường hội nhập với quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia nên việc hiểu biết ngoại ngữ dần trở thành hướng vận động chung của dân cư thế giới. Như vậy, việc thông thạo ngoại ngữ là xu thế tất yếu và bắt buộc nếu muốn làm việc với đối tác nước ngoài ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục quốc tế đã có những bước tiến lớn cả về lí luận và thực tiễn. Điều đó thể hiện rõ xu hướng kiểm tra, đánh giá của thế giới là hướng đến đánh giá năng lực người học, phương pháp, cách thức đánh giá rất đa dạng và linh hoạt. Đánh giá theo xu hướng chung là chuyển từ mục tiêu cung cấp tri thức sang hình thành năng lực ở người học, hoạt động dạy định hướng vào tích cực hóa người học. Ngày nhận bài: 1/5/2018. Ngày sửa bài: 29/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018. Tác giả liên hệ: Đào Thị Kim Nhung. Địa chỉ e –mail: kimnhungttb@gmail.com Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên... 57 Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi mong muốn chia sẻ hình thức đổi mới kiểm tra, đánh giá cho sinh viên chuyên ngữ trường đại học Tây Bắc theo định hướng tích hợp cả 4 kĩ năng ngôn ngữ bên cạnh kiến thức về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp và những thách thức cùng hướng khắc phục nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh trong bối cảnh thực tế hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Năng lực Khái niệm năng lực (Savignon, 1997) chỉ sự tổng hòa các kiến thức và kĩ năng đơn lẻ cần vận dụng để thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động môt cách phù hợp và có hiệu quả trong trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể.Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Các nghiên cứu trong giáo dục (Spencer and Spencer; 1993) đã nêu hai nhóm năng lực cần hình thành và phát triển là nhóm năng lực chung (general competencies) và nhóm năng lực chuyên biệt (specific competencies). Như chúng ta biết, “năng lực chung” là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và la động nghề nghiệp. Năng lực chung được chia thành 9 kiểu loại. Đó là: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí; giao tiếp; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin; sử dụng ngôn ngữ và năng lực tính toán. Năng lực chuyên biệt là năng lực riêng biệt được hình thành và phát triển ở một lĩnh vực hoặc là năng lực môn học cụ thể (Ví dụ; Năng lực ngoại ngữ trong môn tiếng Anh). Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù , cần thiết cho một môi trường hạn hẹp hơn trong một hoạt động. (Ví dụ: các kĩ năng thực hành tiếng trong môn tiếng Anh). Như vậy xét cho cùng, năng lực là đích, là đầu ra của giáo dục – Là điều chúng ta đang nỗ lực hướng tới. 2.1.2. Năng lực ngoại ngữ Theo Bachman và Palmer (1996), năng lực ngoại ngữ bao gồm năng lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng chiến lược giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm vào trong các mục đích giao tiếp trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Năng lực sử dụng chiến lựợc giao tiếp cho phép người học sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và hoàn cảnh văn hóa – xã hội. 2.2. Cách thức kiểm tra, đánh giá 2.2.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá Có nhiều thuật ngữ được dùng để chỉ các hoạt động kiểm tra – đánh giá bao gồm: “assessment”; “ measurement”; “test”; “examination”; hay “evaluation”. Điều này thể hiện tính đa dạng trong phương thức tiến hành. Việc kiểm tra – đánh giá có thể được thực hiên thông qua các bài kiểm tra, bài thi hoặc các hình thức đánh giá thay thế như hồ sơ bài tập, thuyết trình. Bachman (1990) lại đưa ra quan điểm rằng kiểm tra đánh giá là hai hoạt động khác nhau, chính xác thì kiểm tra là một trong những công cụ để đánh giá. Theo Bachman và Palmer (2010), mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá là nhằm thu thập thông tin phục vụ việc đưa ra các quyết đinh khác nhau với tầm quan trọng khác nhau nhau với tầm quan trọng khác nhau. Đôi khi tầm ảnh hưởng của hoạt động này vượt lên trên phạm vi cá nhân, tác động đến cả chương trình, hệ thống giáo dục, thậm chí toàn xã hội. Điều này xảy ra với các bài thi có tầm ảnh hưởng lớn như bài thi chuẩn đầu ra cho sinh viên các trường chuyên nghiệp, Đào Thị Kim Nhung và Trương Ngọc Kiên 58 cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, các tác giả cũng khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa kiểm tra – đánh giá và hoạt động giảng dạy – học tập khi mà kiểm tra giúp thu thập thông tin để đánh giá và đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động dạy và học. 2.2.2. Cách thức kiểm tra – đánh giá Trước hết, cách thức kiểm tra – đánh giá (testing and assessment) cũng cần thay đổi cho phù hợp với quá trình dạy – học trong giai đoạn hiện nay. Đó là điều quan trọng và tất yếu vì ai cũng biết rằng, kiểm tra – đánh giá gián tiếp hoặc trực tiếp phản ánh quá trình, chất lượng dạy – học một cách tương đối chính xác. Trước đây, khi mục tiêu giáo dục nghiêng về truyền thụ kiến thức càng nhiều càng tốt thì kiểm tra đánh giá thường được sử dụng để so sánh kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học đối với mục tiêu chương trình theo chuẩn kiến thức, nội dung cần đạt. Hiện nay, khi mục tiêu giáo dục chuyển sang đào tạo và bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho người học thì việc thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng đang đổi mới cả nội dung lẫn phương pháp đánh giá. Thay vì chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng mà người học nắm được, người đánh giá còn phải theo dõi và khích lệ quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá thường xuyên và định kì của người dạy với việc tự đánh giá của người học, của nhà trường và đánh giá của xã hội. 2.3. Cơ sở thực tiễn Đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, chuẩn đầu ra năng lực tiếng Anh đòi hỏi sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học phải đạt được năng lực ngọai ngữ tiếng Anh tương đương bậc 5 trong khung năng lực ngoai ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam – KNLNNVN (2014) hoặc tương đương trình độ C trong khung tham chiếu châu Âu – CEFR (COE, 2001). Trước đây, việc kiểm tra – đánh giá năng lực ngôn ngữ cho sinh viên tại trường đại học Tây Bắc thường thực hiện theo hình thức kiểm tra từng kĩ năng đơn lẻ. Hình thức thi này chỉ có thể đánh giá năng lực ngôn ngữ của từng kĩ năng. Trong năm học 2016 – 2017, để đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên, việc kiểm tra – đánh giá chuyển sang hình thức tích hợp cả 4 kĩ năng ngôn ngữ bên cạnh kiến thức về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Với hình thức kiểm tra toàn diện như vậy các em sinh viên đồng thời có cơ hội bộc lộ tất cả các kĩ năng ngôn ngữ: vấn đáp, nghe, đọc, viết bao gồm cả phần thi trắc nghiệm và tự luận mà các em đã được làm quen, đồng thời, kết quả các bài thi và kiểm tra của các em có sự cải thiện khá rõ. Sau khi áp dụng hình thức đổi mới trong kiểm tra – đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên chuyên ngữ tại trường đại học Tây Bắc, bước đầu đã đạt được hiệu quả từ các bài kiểm tra như sau: Bài kiểm tra giữa kì (số1) và cuối kì (số 2) Lớp ĐHSP Tiếng Anh (K56) Học kì 1 năm học 2015 – 2016 ( Sử dụng hình thức kiểm tra cũ) Lớp ĐHSP Tiếng Anh (K57) Học kì 1 năm học 2016 – 2017 ( Sử dụng hình thức kiểm tra mới) Điểm: xuất sắc, giỏi, khá, đạt và không đạt Điểm: xuất sắc, giỏi, khá, đạt và không đạt XS G K Đ KĐ XS G K Đ KĐ % % % % % % % % % % 1 0 0 24 39 37 0 4 47 35,5 10,5 2 0 0 18 44 38 0 8 54.8 31.3 5.9 Từ kết quả bảng trên cho thấy điểm số của sinh viên đã có sự thay đổi rất lớn sau khi áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp các kĩ năng vào các bài kiểm tra giữa kì và cuối kì. Tỉ lệ các em đạt Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên... 59 điểm giỏi nâng cao hơn rất nhiều so với trước khi đổi mới cách thức kiểm tra. Cụ thể, không có sinh viên nào đạt điểm xuất sắc cả hai bài kiểm tra giữa kì và cuối kì trước khi thay đổi hình thức kiểm tra. Trong khi đó, sinh viên đạt điểm giỏi tăng lên sau khi áp dụng hình thức kiểm tra mới. Tương tự, tỉ lệ đạt điểm khá của các em sau khi áp dụng hình thức kiểm tra mới cũng tăng cao hơn so với các em kiểm tra theo hình thức cũ. Cụ thể, các em đạt điểm khá khi áp dụng hình thức thi mới cao hơn 8% so với các em kiểm tra theo hình thức cũ. Kiểm tra theo hình thức mới thì tỉ lệ sinh viên không đạt thấp hơn rất nhiều so với kiểm tra theo hình thức cũ. Bài kiểm tra lần 1 số lượng sinh viên không đạt là 10,5%. Thấp hơn 26,5 % so với bài kiểm tra lần 1 theo hình thức cũ. Tương tự, bài kiểm tra lần 2 số lượng sinh viên không đạt thấp hơn 32,1% so với hình thức kiểm tra cũ. Từ kết quả bảng trên cho ta thấy, sinh viên được làm quen với định dạng bài thi và có kĩ năng làm bài tốt hơn. Các em học có mục đích, có hứng thú học hơn. Ngoài ra, các em có phương pháp, có cách thức học tốt hơn nên hiệu quả học tập cao hơn. 2.4. Đề xuất Kiểm tra – đánh giá hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp phản ánh quá trình, chất lượng – học một cách tương đối chính xác. Nếu thiếu hiểu biết về đo lường trong giáo dục nhiều khi kết quả kiểm tra –đánh giá không phản ánh đúng thực chất của quá trình ấy. Hình thức kiểm tra nào cũng có thể sử dụng vì nó còn phụ thuộc vào môn học. Miễn là hình thức đó phải có giá trị (validity) và độ tin cậy (reliability). Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra – đánh gía quá trình như: đánh giá dự án, hồ sơ học tập, nhật ký học tập và đặc biệt sinh viên tự đánh giá. Việc đa dạng các hình thức kiểm tra – đánh giá cũng giúp sinh viên có thêm kiến thức về hoạt động này bởi các em cũng sẽ là giáo viên trong tương lai. Có thể kết hợp hình thức kiểm tra – đánh giá như sinh viên đánh giá sinh viên Để tránh tình trạng sinh viên học tập một cách máy móc, để tăng cường hoạt động tự học tự nghiên cứu, tìm kiếm nhiều tài liệu tham khảo qua nhiều hình thức, giáo viên có thể thiết kế đề thi, kiểm tra trong đó yêu cầu sinh viên áp dụng những gì các em đã học, đã tìm hiểu để giải quyết vấn đề khi làm bài. Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, đi thực tế là một phương pháp học hiệu quả và hữu ích. Đi thực tế là hoạt động yêu cầu các kĩ năng kiến thức thực tế cao. Qua các hoạt động thực tế, trải nghiệm sẽ là cơ hội tốt để các em tăng cường khả năng giao tiếp. Thiết kế các hoạt động kiểm tra – đánh giá đa dạng có thể thu thập được các biểu hiện hành vi và hành động của người học tương ứng với các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng chiến lược giao tiếp cần hình thành, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển. 3. Kết luận Mặc dù đã ý thức được và đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy – học và kiểm tra – đánh giá nhưng đa số giảng viên dạy Ngoại ngữ của trường đại học Tây Bắc vẫn bị ảnh hưởng của phương pháp dạy – học và kiểm tra – đánh giá truyền thống. Tiếp cận một chiều, giáo viên được coi là nguồn duy nhất truyền thụ ý thức, còn học sinh là người lĩnh hội tri thức nên việc kiểm tra – đánh giá vẫn tập trung nhiều vào việc ghi nhớ và tái tạo kiến thức đã dạy. Kiểm tra – đánh giá việc học của học sinh vẫn chưa có nhiều cơ hội để học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào mục tiêu giao tiếp thực thụ bằng tiếng Anh trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống. Các công cụ đánh giá và dạng bài kiểm tra chưa làm người học bộc lộ được các năng lực ngoại ngữ tiềm tàng của mình, chưa tạo cơ hội cho người học hình thành và phát triển các năng lực Đào Thị Kim Nhung và Trương Ngọc Kiên 60 lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề Các dạng bài tập kiểm tra vẫn chưa có mức tư duy cao trong việc áp dụng, phân tích, phản biện... Chưa tạo cơ hội cho người học thể hiện trách nhiệm đối với công việc học của bản thân. Chưa coi việc người học mắc lỗi là cơ hội để đào sâu kiến thức, phát triển năng lực. Đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá là nhu cầu tất yếu của giáo dục theo xu thế thời đại. Kiểm tra – đánh giá nên được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với việc phát triển năng lực học tập, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Nếu xây dựng được một quy trình kiểm tra – đánh giá thích hợp thì sẽ có những tác động tích cực tới dạy – học. Nói cách khác, kiểm tra – đánh giá cũng góp phần giúp sinh viên tự điều chỉnh và phát triển năng lực chung và năng lực chuyên ngành trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2014. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. [2] Bachman,L., 1990. Fundamental considerations in language testing. Oxford: Oxford University Press. [3] Bachman,L. F, & Palmer, A., 1996. Language testing in practice: Designing and developing useful language tests. Oxford: Oxford University Press. [4] Bachman,L. F, & Palmer, A., 2010. Language assessment in practice. Oxford: Oxford University Press. [5] Council of Europe (COE), 2001. Common European framework reference for languages: Learning, teaching, asseccement. Cambridge University Press [6] Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung, 2014. Kiểm tra – đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [7] Savignon, S,J., 1997. Communicative competence: theory and classroom practice ( 2nd ed.) New York : Wiley & Sons ABSTRACT Innovation in testing and assessment to improve the language capacity for english major students at Tay Bac University Dao Thi Kim Nhung1 and Truong Ngoc Kien2 1Faculty of Foreign Language, 2Department of Psychology , Tay Bac University Testing and assessment is an important requirement in teaching and learning English. The result of testing and assessment at the end of training process will provide information on the level of completion of learners’ training aim. In addition, it also has the effect of adjusting the training process appropriately. This article presents some innovative ways of assessing English language proficiency for major English students at Tay Bac University, and gives some recommendations to develop the learners’ language competency so as to meet the learning outcome standard according to actual demand today. Keywords: Testing; assessment; build learners’ capacity; renewal methods; learning outcome standard
Tài liệu liên quan