Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến ( qua chùm thơ thu )

Sáng tác của Nguyễn Khuyến (gồm thơ, văn , câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm) hầu hết được làm sau lúc từ quan (1884), hiện còn khoảng trên 800 bài [1; 19]. Trong đó đại bộ phận là thơ. Đặc biệt có nhiều bài thơ được ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất điêu luyện. Tính cho đến nay, cuốn “Nguyễn Khuyến- tác phẩm” do Nguyễn Văn Huyền sưu tầm , biên dịch, giới thiệu ( Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984) là cuốn sách giới thiệu nhiều tác phẩm của Nguyễn Khuyến nhất – 432 tác phẩm.

pdf19 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khuyến ( qua chùm thơ thu ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN ( Qua chùm thơ THU ) I - Rằm tháng giêng Kỉ Dậu (1909), sau 25 năm cáo thoái triều quan, lui về chốn quê, hòa vào thôn ổ, Nguyễn Khuyến, nghệ sĩ lớn cuối cùng của nền thơ ca cổ điển Việt Nam, khép lại trang đời, hưởng thọ 74 tuổi. Sáng tác của Nguyễn Khuyến (gồm thơ, văn , câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm) hầu hết được làm sau lúc từ quan (1884), hiện còn khoảng trên 800 bài [1; 19]. Trong đó đại bộ phận là thơ. Đặc biệt có nhiều bài thơ được ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất điêu luyện. Tính cho đến nay, cuốn “Nguyễn Khuyến- tác phẩm” do Nguyễn Văn Huyền sưu tầm , biên dịch, giới thiệu ( Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984) là cuốn sách giới thiệu nhiều tác phẩm của Nguyễn Khuyến nhất – 432 tác phẩm. Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét mảng thơ có giá trị nhất của Nguyễn Khuyến là mảng thơ Nôm , trong thơ Nôm, nức danh nhất là ba bài thơ Thu (Thu vịnh , Thu điếu , và Thu ẩm). Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến có thi đề là ba cái thú tiêu khiển thanh tao và cũng thật thanh đạm của một dật sĩ: làm thơ, câu cá và uống rượu . Nhìn một cách chung nhất, nhà thơ đã đóng góp cho văn học dân tộc bức tranh thu tiêu biểu về vùng quê chiêm trũng - làng Yên Đổ, tỉnh Hà Nam. Ba thi phẩm này hầu như được viết khá gần nhau, rất nhất quán trong cách đặt thi đề, trong mạch cảm hứng, hơi thơ; nhất quán về không gian, thời gian và cả bầu sinh quyển. Bộ ba ấy tự mình làm thành một thế giới. Ông đã tạo ra nó bằng cả tâm hồn mình, và ông cũng đã chọn cái thế giới ấy làm nơi neo đậu cho cốt cách của mình. TS Chu Văn Sơn nhận xét:“ Hồn thơ của ông đã chọn cái cõi thu này để kí thác và chốn ấy cũng nhận ông về để rồi biến cái phù du khoảnh khắc nhất thời của thân thế cá nhân thành những giá trị chung muôn đời” [ 17;7]. Từ lâu ba bài thơ Thu đã được đưa vào chương trình giảng dạy của môn Văn bậc trung học. Phân tích chỗ tinh diệu trong cảm nhận và miêu tả thiên nhiên ở ba bài thơ này là một trọng tâm chú ý trong giờ giảng văn của đa số giáo viên phổ thông chúng tôi. Sự chú ý đó rất cần , rất đúng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nên chú ý đúng mức đến hình tượng cái tôi trữ tình thể hiện qua bộ ba này. Hình tượng đó , như sau đây sẽ luận giải, có tính chất quán xuyến toàn bộ thơ Nguyễn Khuyến. Văn chương không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần mà còn là đối tượng miêu tả biểu hiện; chủ thể không chỉ được xem như là một yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm mà còn được xem như là một phương tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm, là một thành tố của thế giới nghệ thuật do tác phẩm tạo ra. Ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo, dấu ấn của chủ thể càng in đậm trong từng từ, từng hình ảnh, từng dòng thơ, bài thơ,.. Vấn đề cần giới thuyết ở đây là mối quan hệ giữa chủ thể với hình tượng nhân vật trữ tình, là những hình thức biểu hiện của chủ thể với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm thơ trữ tình. Để thấy rõ mối quan hệ này, cần thiết phải phân biệt chủ thể và cái tôi, cái tôi của nhà thơ và cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Chủ thể là một phạm trù được xem xét trong mối quan hệ với khách thể, là phạm trù đối lập với khách thể ở tính tích cực, thể hiện ở ý thức, ý chí và khả năng nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực khách quan. Cái tôi là yếu tố của chủ thể làm cho chủ thể ý thức được chính mình, là chức năng tự nhận thức của chủ thể. Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong thơ. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động, tâm tình và kí ức trong cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong thơ. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện trực tiếp qua những cảnh ngộ riêng, trực tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín. Cái tôi của nhà thơ còn hiện diện qua cách nhìn, cách nghĩ, qua tình cảm thái độ trước thế giới. Tuy nhiên, cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi của nhà thơ không hề đồng nhất. Cái tôi của nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học, còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hoá và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình, là một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. II- Ở ba bài thơ thu ( Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm), qua ba bức tranh thu người đọc có thể nhận ra một con người có cách cảm nhận đặc sắc, tinh tế đối với làng cảnh Việt Nam: Phong cảnh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến, như nhiều người đã nhận xét , đúng là phong cảnh quê hương nhà thơ, một làng quê vùng chiêm trũng, lặng lẽ, nên thơ- làng Yên Đổ , huyện Bình Lục , tỉnh Hà Nam trong hai thập niên cuối cùng của thế kỉ XIX đầy những biến động dữ dội. Cảnh quê được cảm nhận bằng nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn, ở nhiều thời điểm khác nhau, trong những trạng thái tâm tư khác nhau nhưng thảy đều thống nhất trong nhãn giới của một con người canh cánh một tình yêu quê hương nồng đượm. Có cái nhìn toàn cảnh, bao quát một không gian rộng lớn ở nhiều thời điểm khác nhau , trong một trạng thái minh tĩnh tuyệt đối, một tầm đón nhận tinh tế mọi biểu hiện của cảnh thu: Trờii thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. ( Thu vịnh ) Có cái nhìn từ một không gian cụ thể, ở một khoảng thời gian cụ thể trong bài Thu điếu. Đó là cái nhìn của ông câu từ chiếc thuyền câu bé tẻo teo, bất động trên mặt ao lặng lẽ vào một chiều thu lạnh lẽo: Ao thu lạnh lẽo , nước trong veo , Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng , trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo, Có cái nhìn chếnh choáng bỡi men tiêu sầu và đó cũng là sự bổ sung một cách nhìn , một tâm thế nhìn để phát hiện ra các khía cạnh khác nhau của bức tranh quê từ một đêm trăng muộn: Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? ( Thu ẩm) Viết về làng quê mình bằng chính sự quan sát, trải nghiệm của cả cuộc đời gắn bó với quê hương nhà thơ nhận ra những nét rất đặc trưng của cảnh thu nơi làng quê núm ruột của mình. Đó là: Một bầu trời cao xanh lồng lộng dù được ngắm nhìn ở thời điểm ban ngày hay ở một đêm trăng: “ Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” “Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt” “ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” Màu xanh xuất hiện ba lần như một nỗi ám ảnh trong chùm thơ nhưng hình như mỗi màu xanh trong mỗi cảnh thu đều có những nét riêng của nó. Màu xanh ngắt trong Thu ẩm dường như pha một chút ngạc nhiên , hóm hỉnh, mà đau đớn tự bên trong; màu xanh của Thu điếu là màu xanh phân vân trước cái cao rộng của bầu trời, còn màu xanh trong Thu vịnh là cái nền xanh sâu lắng vừa cao rộng vừa thẳm sâu . Nước thu trong vắt, lãng đãng khói sương vào buổi hừng đông hoặc lúc chiều tà- “Nước biếc trông như tầng khói phủ”. Gió thu nhè nhẹ, hắt hiu. Lá thu không trút ào ạt như mùa thu Trung Quốc trong thơ Đỗ Phủ. Nó nhè nhẹ rời cành buông mình lượn theo làn gió hắt hiu : ‘Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo” Trăng thu sáng trong dịu mát , gợi cảm, sinh động: “ Song thưa để mặc bóng trăng vào” “ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” Đường thôn , lối xóm ngày thu thặt yên ắng: “ Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”. Ở trung tâm cõi thu của Nguyễn Khuyến là một nếp nhà giản dị : “ năm gian nhà cỏ thấp le te” nhưng luôn mở thông với thiên nhiên, giao hòa với trăng thu quyến rũ: “ Song thưa để mặc bóng trăng vào”. Do vậy , hình ảnh ‘năm gian nhà cỏ” không hề gợi sự tồi tàn , mặc cảm mà là sự thích thảng, một nếp sống thanh bạch của những con người cao khiết. Cả ba bài thơ đều sử dụng các từ thuần Nôm, thảng hoặc có một vài từ gốc Hán được Việt hoá cao độ ( Một trong những dấu hiệu của mức độ Việt Hoá từ ngữ gốc Hán là ở chỗ chúng có được dùng trong dạng từ đơn âm để đặt câu hay không) mặc dù Cụ là một người tinh thông chữ Hán và làm thơ chữ Hán nhiều hơn là thơ Nôm. Nhờ đó ý thơ tinh xác, cụ thể, cảm tính trong từng từ ngữ miêu tả, là kết quả của một năng lực quan sát tinh tường, một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên quê kiểng. Nhà thơ Xuân Diệu từng thán phục Cụ khi Cụ sử dụng tinh vi các từ chỉ mức độ hoạt động của lá và của sóng trong hai câu: “ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí . Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”[13, 167]. Đặc biệt nhất là các từ láy được sử dụng rất đắc địa. Hệ thống từ láy Nguyễn Khuyến sử dụng là những từ có tính tượng hình, gợi cảm cao. Bài nào cũng có: Thu vịnh có lơ phơ, hắt hiu; Thu điếu có lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng; Thu ẩm có le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh. Nhịp điệu , giọng thơ của chùm thơ tuy phải tuân thủ luật thơ thất ngôn bát cú cực kì nghiêm ngặt nhưng vẫn hết sức tự nhiên sinh động , không chút gò gẫm. Dòng nối dòng, lời thơ thơ cứ thế trôi chảy tự nhiên, uyển chuyển gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng vẫn giàu nhạc điệu, chất thơ . Tứ thơ vận động hợp lí đi từ ngoại cảnh đến nội tâm. Nội tâm được biểu hiện qua nhiều nhiều sắc thái , không trùng lắp. Đó là một dấu hiệu chứng tỏ “sự thắng thế của một quan niệm, một phương thức tư duy nghệ thuật bước đầu tìm dược một định hướng đúng, để đi nhanh từ ước lệ, công thức, đến hòa trộn tài tình bút pháp trữ tình với tả thực” [13, trang 76] Cái tôi trữ tình hiện lên qua cảnh Thu là hình tượng một thi gia ẩn dật, một lão nông lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn, xúc động bằng con mắt và trái tim của tình yêu xuất phát tự một tấm lòng gắn bó với đất và người nơi chôn nhau cắt rốn suốt trong một quãng đời dài . Đó là cách cảm nhận trực tiếp không bị bó buộc vào ước lệ, những mô tip có sẵn trong thơ cổ Việt Nam hoặc Trung Hoa. Sang bài Thu ẩm , ta bắt gặp một nét “ngông” của nhà nho - tài tử (chữ dùng của cố PGS Trần Đình Hượu). Để thể hiện nó , nhà thơ đã sử dụng một tâm thế ngắm nhìn, một trường nhìn khác . Đó là cái nhìn chuếnh choáng hơi men từ ngôi nhà cỏ vắng vẻ trong một đêm trăng muộn. Nét ngông ấy có thể thấy ở cách dựng cảnh - cảnh xao động qua tương quan sáng- tối; qua việc sử dụng khuôn vần ( - e ; - oe) giàu tính biểu tượng ngữ âm. Cảnh vật cứ thế mà chập chờn lay động với sự mở dần của âm thanh hướng người đọc đi tới một quang cảnh ngày thu đã đi vào chạng vạng, cái tối, cái sáng như cứ nhòe vào nhau, nhưng bóng tối càng tràn lấn thì ánh sáng trăng thu lại trở nên huyền ảo lung linh. Tuy nhiên ngông nhất là ở cặp luận: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.” Hai câu thơ không còn là câu miêu tả. Ngữ dụng học cho hay trong một phát ngôn luôn có phần nghĩa thông tin về sự vật và hiện tượng và phần nghĩa tình thái – thể hiện cái phần chủ quan của chủ thể phát ngôn. Trong phát ngôn văn chương , phần nghĩa tình thái là hết sức quan trọng. Nguyễn Khuyến đem “da trời” đối với “mắt lão”. Thế ra “trời” cũng có “da”, cũng bị nhuộm đến mức “ xanh ngắt” ư? Cái màu xanh ngắt ấy quả thực day dứt. Nó không hẳn là màu sắc tự nhiên của da trời. Nó, với ba lần lặp lại- trong cả chùm - bằng những sắc thái ngữ điệu khác nhau đã trở thành yếu tố bền vững trong kết cấu hình tượng Thu. Và người đọc nhận ra được điều gì qua tín hiệu thẩm mĩ nổi bật này trong cả chùm thơ để thấy con người thi nhân đã hóa thân vào đấy? Mặt khác, một yếu tố thi pháp nữa- cách đối ngẫu- cũng rất cần chú ý. Nguyễn Khuyến đem ‘da trời” đối với “mắt lão”. Vậy thì hoá ra “trời” cũng bằng vai phải lứa với “ lão” đó sao! “ Mắt lão” là mắt bệnh nên đã được vua cho cáo lão hồi hương !. Da trời “xanh ngắt” chẳng lẽ vì do bị “ai nhuộm” hay sao? Mà ai lại cả gan nhuộm da trời?! Một lần khác , trong thơ Nôm, Nguyễn Khuyến cũng khách thể hóa trời theo đường hướng này: Chót vót trên này có một tao Nào tao có muốn nói đâu nào Da tao xanh ngắt pha đen trắng Chỉ tại dì Oa vá váy vào ( Trời nói) Sắc điệu trào lộng cả trời ấy rất đáng lưu ý . Đó thật sự là một tín hiệu nghệ thuật . “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, “Chòm mây lơ lửng trời xanh ngắt” là cái nhìn ngưỡng vọng, là cái nhìn hướng lên cái bao trùm, cao cả, cái “ thiên hạ giai hạ chi”. Còn khi nói “ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” hoặc “ Da tao xanh ngắt pha đen trắng” thì ông trời đã hoàn toàn bị “ ngoại hóa” , chẳng còn gì bí ẩn, thiêng liêng, thậm chí là vô tích sự. Cùng thời với Nguyễn Khuyến một nhà nho – tài tử khác – Tú Xương- sẽ tiếp bước Nguyễn Khuyến đem trời ra đùa bỡn :“ Lúc túng toan lên bán cả trời”. Giai thoại văn học kể lại: Cụ Tam nguyên rất chặt chẽ trong phép đối nên không ưa cách “đem nho đối xỏ” của Chu Mạnh Trinh (1862-1905) trong cuộc thi vịnh Truyện Kiều tại Hưng Yên năm 1905, mặc dù cụ Tam nguyên Yên Đổ cũng chấm cho Nghè Chu giải nhất. Lại nữa, nếu nói là nghiêm túc cớ sao nhà thơ lại vặn hỏi nguyên nhân của một sự việc rất “tự nhiên nhi nhiên” là da trời có màu xanh ngắt để rồi vận luôn vào mình “ Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”. Thì ra chẳng ai nhuộm cả, chẳng ai vầy cả mà da trời vẫn có màu xanh ngắt, mắt lão cũng có màu đỏ hoe. Nói vậy tức là không mà hoá có để rồi hai câu kết nói cái có mà lại thành không: “ Rượu tiếng rằng hay , hay chả mấy; Độ dăm ba chén đã say nhè.” Nhà thơ tự nhận mình được tiếng ‘ hay rượu”. Hay rượu có thể mang hai nghĩa. Hay rượu là thường uống rượu, mà cũng có nghĩa là uống được nhiều rượu. Thật tình, thơ Nguyễn Khuyến giật giải quán quân về số lần nhắc đến rượu. Trong số 432 tác phẩm được giới thiệu trong Nguyễn Khuyến tác phẩm đã có đến 100 bài nói về rượu [13,trang 279] Một vài con số thống kê – so sánh sẽ cho chúng ta thấy rõ : Cao Bá Quát , người tự coi mình là “ngôi sao rượu” cũng chỉ có 22 bài / 156 bài ( theo Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, NXB Văn học, H, 1976). Nguyễn Công Trứ, người cho rằng “ làng say mới rộng lớn còn nhân gian là nhỏ hẹp” cũng chỉ có 17 / 60 bài ( theo Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn hóa, H, 1958). Tú Xương – thi sĩ cùng thời với ông cũng chỉ có 6/ 151 bài ( theo Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học; H, 1970) Thi sĩ- tửu đồ Tản Đà cũng chỉ có 22/424 bài( theo Thơ Tản Đà, NXB Văn học, H, 1982) [theo 13; trang 279]. Nhưng nhà thơ Xuân Diệu đã tinh tường khi lưu ý người đọc : bức chân dung Nguyễn Khuyến còn truyền lại trên tay chỉ nâng một chén rượu hạt mít [4; 146]! Khi quyết định cáo thoái triều quan , ông tự nhủ “ Từ đây ngất ngưởng ngồi nâng chén” ( Cảm tác- Đỗ Ngọc Toại dịch). Vẽ chân dung mình ông cũng viết “ Mở miệng nói ra gàn bát sách. Mềm môi chén mãi tít cung thang” ( Tự trào) , hoặc “Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu . Khi buồn ngâm láo một câu thơ”. Hầu như ngoại trừ bài “ Khóc Dương Khuê”- đoạn thơ kể về tuổi tráng niên tươi đẹp, phong lưu với bạn đồng khoa, đồng điệu- Nguyễn Khuyến khi nói về rượu và chuyện uống rượu của mình đều nói bằng một giọng trào lộng. Ngay mồng một tết, nhà thơ đã viết: “ Nghĩ ta ta cũng sướng ra mà! Mừng thấy con ta dựng được nhà Năm mới lệ thường lên tuổi một Cỗ phe ngôi đã trốc bàn ba Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu dốc Chữ “ dại” đầu năm xổ túi ra ( Nguyên đán ngẫu vịnh) “ Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ Có người say rượu tiếng còn nay Cho nên say; say khướt cả ngày Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng ( Uống rượu ở vườn Bùi) Suy bệnh diệc vô hưu tức nhật Cần lao chỉ tại túy miên trung Dịch nghĩa: Ốm yếu mà cũng không có ngày nghỉ ngơi Chỉ siêng có việc uống say và ngủ kĩ” (Tự thán 1) Mạc quái bằng song liên nhật túy Ngã vi bất túy thục vi tinh Dịch thơ: Đừng trách bên song say khướt mãi Không say thì tỉnh với ai mà
Tài liệu liên quan