Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Tóm tắt: Bài báo thể hiện kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của quá trình học tập, xúc cảm – tình cảm của SV trong học tập và những biểu hiện của động cơ học tập thông qua hành động. Đặc biệt bài viết còn đưa ra sự so sánh giữa các loại động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp giáo dục ĐCHT cho SV trường ĐH SPKT Hưng Yên.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology126 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN Lê Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Duyên1, Đoàn Thanh Hòa1, Đoàn Thị Hà 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 20/07/2017 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 29/08/2017 Ngày bài báo được duyệt đăng: 10/09/2017 Tóm tắt: Bài báo thể hiện kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của quá trình học tập, xúc cảm – tình cảm của SV trong học tập và những biểu hiện của động cơ học tập thông qua hành động. Đặc biệt bài viết còn đưa ra sự so sánh giữa các loại động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp giáo dục ĐCHT cho SV trường ĐH SPKT Hưng Yên. Từ khóa: động cơ, động cơ học tập. Từ viết tắt: ĐC Động cơ ĐCHT Động cơ học tập; SV Sinh viên; ĐTB Điểm trung bình; ĐH SPKT Đại học Sư phạm Kỹ thuật 1. Đặt vấn đề Các nhà tâm lý học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thỏa mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. Trong hoạt động học tập, ĐCHT luôn giữ vai trò quan trọng, thúc đẩy hoạt động nhận thức giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Trường ĐH SPKT Hưng Yên là ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học, sinh viên luôn thi đua học tập và rèn luyện, tạo thành phong trào học tập tích cực trong nhà trường. Điều này có được là nhờ nhiều yếu tố, trong đó có sự tác động của động cơ học tập. Tuy nhiên còn một số sinh viên chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa nhận thức được tầm quan trọng của học tập và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, còn thiếu tích cực, chủ động trong học tập. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực tế này là do sinh viên chưa xác định rõ ĐCHT. Việc tìm hiểu những động cơ thúc đẩy sinh viên tích cực học tập, những yếu tố nào ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên là rất cần thiết. 2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn 2.1. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2.1.1 Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của quá trình học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Biểu đồ 1: Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của quá trình học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Kết quả thu được có 18.7% sinh viên đánh giá quá trình học tập ở trường ĐHSPKT Hưng Yên là “Rất cần thiết” và có 31,0% cho rằng “Cần thiết”. Như vậy, đa số sinh viên đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học đại học. Học tập là một trong những con đường để hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giai đoạn học đại học không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sống mà đặc biệt là phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Nhận thức được điều này vô cùng quan trọng, nó không những giúp sinh viên hình thành động cơ học tập đúng đắn mà còn giúp sinh viên không ngừng nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn đạt được những thành tích cao trong học tập. Kết quả thu được có 18.7% sinh viên đánh giá quá trình học tập ở trường ĐHSPKT Hưng Yên ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 127 là “Rất cần thiết” và có 31,0% cho rằng “Cần thiết”. Như vậy, đa số sinh viên đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học đại học. Học tập là một trong những con đường để hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giai đoạn học đại học không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sống mà đặc biệt là phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Nhận thức được điều này vô cùng quan trọng, nó không những giúp sinh viên hình thành động cơ học tập đúng đắn mà còn giúp sinh viên không ngừng nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn đạt được những thành tích cao trong học tập. 2.1.2. Xúc cảm – tình cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên trong học tập Biểu đồ 2: Xúc cảm – tình cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên trong học tập Tìm hiểu xúc cảm, tình cảm của sinh viên trong học tập theo biểu đồ 2 thì có 7.0 % SV “Luôn cảm thấy say mê” và 28.2% SV “Cảm thấy hứng thú” trong học tập.Khổng Tử đã từng viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Chính sự say mê trong học tập sẽ khiến SV cảm thấy vui vẻ, hào hứng trong học tập, thúc đẩy SV tìm tòi khám phá, tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất. Vẫn còn 14.6% SV “Luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng” và 6.6% SV “Cảm thấy mệt mỏi, chán nản” trong học tập. Chính điều này sẽ khiến các em học tập không hiệu quả, học tập không xác định đươc mục đích, động cơ rõ ràng. 2.1.3. Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên biểu hiện ở mặt hành động Mức độ thực hiện hành động cao nhất là “Hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong học tập của giảng viên”; “Chỉ nghe giảng và ghi chép” cùng có ĐTB = 2.1. Để trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho SV, mỗi thầy/cô giáo luôn có những yêu cầu, nhiệm vụ học tập cụ thể để SV hoàn thành, Mức độ hoàn thành tốt những yêu cầu này của giảng viên đặt ra sẽ giúp SV đạt được thành tích cao trong học tập. Việc “Tìm tòi, mở rộng các kiến thức đã học” được SV đánh giá với ĐTB = 2,0. Mức độ thực hiện hành động “Tìm kiếm tài liệu; đọc bài trước khi đến lớp”; “Vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn” “Tham gia phát biểu xây dựng bài” đều có ĐTB = 1.9. Một điều không kém phần quan trọng trong học tập là tham gia phát biểu trong giờ học, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống sẽ giúp SV khắc sâu hơn nội dung, kiến thức đã học. Biểu đồ 3: Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên biểu hiện ở mặt hành động 2.1.4. Động cơ học tập bên trong của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Kết quả tìm hiểu động cơ học tập bên trong của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 4: So sánh các loại động cơ học tập bên trong của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, nhóm động cơ nghề nghiệp có ĐTB cao nhất = 2.1, sau đó là đến nhóm động cơ tự khẳng định bản thân với ĐTB = 2.0 và Động cơ hoàn thiện tri thức có ĐTB thấp ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology128 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 nhất = 1.9. Hoạt động học tập của con người luôn được thúc đẩy bởi rất nhiều động cơ, khi được thúc đẩy bởi động cơ bên trong là tối ưu theo quan điểm sư phạm. Trong nhóm Động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ được đánh giá cao nhất là: “Nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân” và do “Sự mới mẻ, thú vị, ý nghĩa của môn học” cùng có ĐTB = 2.0. Trong học tập người học xác định được động cơ học tập là rất quan trọng, học vì điều gì, do đâu mà mình học, tất cả những lý do đó sẽ thúc đẩy người học tích cực, vượt qua khó khăn đạt được thành tích học tập cao nhất. Đối với động cơ tự khẳng định bản thân, SV lựa chọn cao nhất là động cơ học tập vì: “Không muốn thua kém bạn bè” có ĐTB = 2.3. Bạn bè không chỉ giúp cho SV được chia sẻ, tâm sự chuyện vui buồn, mà bạn bè còn giúp nhau trong học tập. Những động cơ có sự lựa chọn thấp hơn: “Trở thành người tài giỏi trong lĩnh vực khoa học công nghệ”; “Được kết nạp vào Đảng”; “Được giữ lại làm việc tại trường” cùng ĐTB = 1.9 và để “Đạt được học bổng” có ĐTB = 1.8. Ở loại động cơ nghề nghiệp thì sự lựa chọn của SV hầu như cao hơn, điều này có liên quan đến tính chất học tập ở bậc Đại học là gắn liền hoạt động nghề nghiệp sau này. Động cơ được SV lựa chọn cao nhất là: “Phát triển kỹ năng nghề nghiệp”; “Công việc có mức thu nhập cao”; “Để có việc làm ổn định” có cùng ĐTB = 2.3. Đây là nhu cầu chính đáng của người học, khi học tập ở trường Đại học với định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì các em đều mong muốn việc học của mình sau này sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp. 2.1.5. Động cơ học tập bên ngoài của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Kết quả tìm hiểu động cơ học tập bên ngoài của sinh viên trường Đại học SPKT Hưng Yên được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 5: So sánh các loại động cơ học tập bên ngoài của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Kết quả thể hiện ở biểu đồ cho thấy loại động cơ học tập vì cha mẹ và gia đình có lựa chọn cao nhất với ĐTB =2.2, sau đó đến động cơ học tập vì thầy/cô và bạn bè với ĐTB = 2.1, động cơ học tập vì xã hội có ĐTB = 1.9. Khi xác định được động học tập, SV sẽ nỗ lực ý chí, vượt qua mọi khó khăn thách thức để đạt mục đích đã đề ra. Trong nhóm động cơ học tập vì cha mẹ và gia đình, SV lựa chọn nhiều nhất là động cơ: “Đáp ứng sự mong mỏi của cha mẹ”; “Làm vui lòng cha mẹ” và được “Khen thưởng của cha mẹ” cùng có ĐTB = 2.3. Với SV cha mẹ và gia đình vẫn luôn là điểm tựa vững chắc nhất cho các em, cha mẹ làm việc vất vả để nuôi dưỡng và cho các em tiền ăn học. Vì vậy, trong sâu thẳm tâm hồn của các em, cha mẹ luôn là động lực thúc đẩy các em học tập, phấn đấu để rèn luyện và phát triển bản thân mình. Trong nhóm động cơ học tập vì thầy/cô và bạn bè, SV lựa chọn cao nhất là học vì: “Sự kì vọng của thầy/cô” và “Để được bạn bè quý mến, khâm phục” cùng có ĐTB = 2.3. Như vậy, đa số SV trường ĐH SPKT Hưng Yên đã đề cao sự ảnh hưởng của mối quan hệ với thầy/cô và bạn bè. Và đầu tiên là sự kì vọng, mong mỏi của thầy/cô cũng chính là động lực thôi thúc các em cố gắng trong học tập. Bạn bè quý mến, khâm phục cũng là một động cơ được các em đánh giá cao. Đối với nhóm động cơ học tập vì xã hội, các em lựa chọn cao nhất là động cơ “Góp phần phát triển kinh tế của địa phương” và “Đóng góp sức mình vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc” cùng có ĐTB = 2.0. Còn học tập để sau này “Góp phần phát triển khoa học kỹ thuật của nước nhà” chỉ có ĐTB = 1.9. Tóm lại: Từ kết quả khảo sát về thực trạng động cơ học tập bên trong và bên ngoài, chúng tôi tổng hợp ĐTB và so sánh ở biểu đồ sau: Biểu đồ 6: So sánh các loại động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Từ kết quả khảo sát về thực trạng động cơ học tập của SV trường ĐH SPKT Hưng Yên, chúng ta thấy kết quả ĐCHT biểu hiện ở mặt nhận thức, thái độ và hành động đều có ĐTB ở mức độ trung bình. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 129 Kết quả điều tra ở phần thực trạng ĐCHT ở hai loại trên có ĐTB = 2.0 và 2.1, như vậy vẫn nằm trong khoảng trung bình. Điều này chứng tỏ chỉ có một số SV trường ĐH SPKT Hưng Yên đã xác định được động cơ học tập, còn lại các em học tập mà chưa xác định được được động cơ, mục đích rõ ràng. Điều này sẽ làm giảm động lực và tính tích cực học tập của SV. Với hai loại động cơ học tập chính được khảo sát thì loại động cơ học tập bên ngoài có ĐTB = 2.1 cao hơn loại động cơ học tập bên trong với ĐTB = 2.0. Hoạt động học tập của SV luôn được thúc đẩy bởi nhiều động cơ, khi được thúc đẩy bởi động cơ bên trong là tối ưu theo quan điểm sư phạm. Vì vậy, cần có biện pháp để giáo dục hình thành động cơ học tập bên trong cho SV, để các em học tập vì hoàn thiện tri thức của bản thân, vì nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp của mình, để có thể làm việc tốt ở các môi trường khác nhau, trong nhà trường, ngoài doanh nghiệp và cả ở nước ngoài. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Dựa vào tổng điểm trung bình của các nhóm yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi vẽ biểu đồ sau: Biểu đồ 7: Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Nhìn vào biểu đồ này chúng ta thấy, những yếu tố khách quan được các em đánh giá mức độ ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên cao hơn yếu tố chủ quan. Cụ thể, nhóm yếu tố Nhà trường/giảng viên và nhóm yếu tố Gia đình/bạn bè có cùng ĐTB = 2.1, yếu tố SV có ĐTB = 2.0, thấp nhất là nhóm yếu tố Xã hội với ĐTB = 1.9. 2.2. Một số biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của các môn học Khi sinh viên đã hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của mỗi môn học, các em sẽ cảm thấy sự cần thiết của việc học môn học này. Đây chính là một nhu cầu của con người, khi môn học trở thành đối tượng của người học cần chiếm lĩnh, thì khi đó động cơ sẽ hình thành và trở thành động lực thúc đẩy người học. - Trong giảng dạy các giảng viên giảng dạy cần tăng cường tuyên truyền, giới thiệu kỹ với SV về nội dung môn học, ý nghĩa của môn học ngay từ những buổi học đầu tiên. - Khoa, bộ môn nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, chuyên đề giới thiệu về đặc điểm, tầm quan trọng, điều kiện học tập của các học phần khác nhau, .. Chính điều này sẽ giúp SV hình thành ĐCHT và thúc đẩy SV tích cực trong học tập. 2.2.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với việc học tập và nghề nghiệp trong tương lai SV nâng cao được ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, khi các em hiểu sâu sắc về giá trị nghề nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được mục đích này, thầy cô và phụ huynh cần giáo dục để định hướng giá trị nghề nghiệp cho SV ngay từ khi mới vào trường. - Trong giảng dạy các giảng viên cần tăng cường vận dụng và liên hệ thực tế các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, đó là con đường nhanh nhất giúp các em hiểu hơn về sự cần thiết của việc học, về trách nhiệm của bản thân mình với kết quả học tập. - Đối với khoa, bộ môn cần tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, chuyên đề giới thiệu về nghề, tính chất của nghề, đặc điểm, yêu cầu, giá trị của nghề, nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động... qua đó các em sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bản thân trong học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 2.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học, đem đến những giờ học lôi cuốn, hấp dẫn, thúc đẩy tính tích cực và hợp tác của sinh viên Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thái độ học tập của SV. Chính từ những bài giảng như vậy, SV sẽ có hứng thú với học tập, sẽ biết yêu quý những học phần trong chương trình, sẽ cảm thấy gần gũi và chia sẻ với các thầy cô và bạn bè. - Nhà trương, khoa và Bộ môn tạo điều kiện hơn nữa để giảng viên được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình. - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology130 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 đề, Tọa đàm về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức quá trình dạy học... để giảng viên dễ dàng tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, tích cực đang được áp dụng trong nước và trên thế giới. - Giảng viên phải chủ động vận dụng trong hoạt động giảng dạy, sắp xếp thời gian, chuẩn bị cơ sở vật chất, đặc biệt là phương tiện dạy học, những điều kiện đảm bảo tốt nhất cho quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động dạy học. 2.2.4. Động viên khích lệ, khen ngợi kịp thời những cố gắng trong học tập của sinh viên Sự kết hợp quan trọng giữa gia đình và Nhà trường luôn được các cấp học quan tâm, để tạo ra kết quả giáo dục tốt nhất với người học. Ở bậc Đại học cũng vậy, Nhà trường, giảng viên quan tâm đến các em nhưng vẫn cần sự quan tâm, đầu tư của gia đình dành cho việc học của con em mình. Thông qua gia đình mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện cả về mặt tự nhiên và xã hội. Các bậc cha mẹ có thể vận dụng những tri thức, phương pháp của giáo dục gia đình vào việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của SV. Chính vì vậy, sự quan tâm, động viên của gia đình chính là nguồn động lực thúc đẩy SV trong học tập. - Giảng viên cần thường xuyên động viên khích lệ, khen ngợi những cố gắng của SV trong học tập. Chính những lời động viên, khen ngợi, những phần thưởng dành cho SV có thành tích học tập, rèn luyện tốt chính là một hình thức thừa nhận năng lực và thành công của SV. - Cha mẹ và gia đình luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em mình học tập. Luôn động viên, khen ngợi những cố gắng của SV, để thúc đẩy em học tập và nghiên cứu. 2.2.5. Tạo cơ chế chính sách khuyến khích sinh viên học tập và Nghiên cứu khoa học Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh viên học tập sẽ góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên trong cuộc sống và học tập, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường các chính sách hỗ trợ SV như: vay vốn tín dụng, vận động doanh nghiệp tài trợ học bổng hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó học giởi; sinh viên thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí... Điều này sẽ phần nào giảm bớt được gánh nặng kinh tế trong học tập cho các em sinh viên và gia đình, thúc đẩy tính tích cực học tập và hình thành ĐCHT cho SV. - Các tổ chức xã hội cần quan tâm hơn nữa đến đời sống và quá trình học tập của SV, các cấp điều kiện cho các em sống và học tập tốt nhất - Nhà trường cần liên kết, hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp, nhằm kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ và hoạt động tự thiện của doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội khác dành cho SV. 3. Kết luận Động cơ học tập của sinh viên là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của sinh viên, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của SV nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó. Hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ học tập khác nhau, có thể khái quát bằng 2 loại chính sau: ĐC bên trong gồm ĐC hoàn thiện tri thức, động cơ tự khẳng định bản thân, động cơ nghề nghiệp và ĐC bên ngoài gồm ĐC học tập vì cha mẹ và gia đình; ĐC học tập vì thầy/cô và bạn bè; ĐC học tập vì xã hội. Có nhiều biện pháp để giáo dục động cơ học tập cho sinh viên, các biện pháp này sẽ bổ sung cho nhau góp phần hình thành động cơ học tập, tạo hứng thú học tập, làm động lực thôi thúc SV vượt qua khó khăn, học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt nhất. Tài liệu tham khảo [1]. Ngô Minh Duy (2011), Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở Tp.HCM, Luận văn Tâm lý học, Tp.HCM. [2]. Nguyễn Trần Hương Giang, Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh THPT Marie Curie, Quận 3, thành phố HCM, 2008. [3]. Phạm Minh Hạc, (2001), Tâm lý học, NXB giáo dục Hà Nội. [4]. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5]. Dương Thị Kim Oanh, Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 48, 2013. [6]. A. Xmiecnov (Chủ biên), A. N. Leonchiep, X. L. Rubinxtein, B. M. Chieplop (1975), Tâm lí học, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, (bản dịch của Phạm Công Đồng, Thế Trường). ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 15/Tháng 9 - 2017 Journal of Science and Technology 131 LEARNING MOTIVATORS OF STUDENTS HUNG YEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION Abstract: This paper presents the research content; research methods and some of the results of research: Student perceptions of the necessity of the learning process; Emotional - emotional feelings of students in learning; Expressing motivation to learn through action; Motivation to enter the Hung Yen university of technology and educa
Tài liệu liên quan