Viết bài và làm nghiên cứu

Đạo văn: sao chép một cách vô tình công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh được việc đạo văn một cách không cố ý Tại sao lại cần tham khảo tài liệu đó? Tại sao phải ghi nguồn tham khảo, ghi chú hay chú thích ở cuối trang?

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết bài và làm nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài và làm nghiên cứu Tóm tắt, đạo văn, đoạn văn, Nguồn tham khảo, ghi chú, chú thích ở cuối trang ôi rắc rối... Đạo văn: 1. Sử dụng, lấy ý tưởng hoặc văn của người khác thành của mình. 2. Ghép đoạn văn hoặc lấy ý tưởng của người khác vào bài của mình. 1 Đạo văn: sao chép một cách vô tình công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh được việc đạo văn một cách không cố ý Tại sao lại cần tham khảo tài liệu đó? Tại sao phải ghi nguồn tham khảo, ghi chú hay chú thích ở cuối trang?  Nghiên cứu của bạn sẽ có chất lượng hơn khi bạn ghi chú, xem xét cụ thể các nguồn thông tin bạn lấy  Tranh luận của bạn sẽ có thuyết phục hơn với dẫn chứng của các nguồn tin cậy, thống kê, đoạn văn bạn trích hay tóm tắt.  Văn phong của bạn sẽ trôi chảy hơn nếu người đọc thấy rõ là bạn xây dựng bài viết, luận điểm dựa trên cái gì, đồng tình hay không đồng tình với ý kiến, công trình của các tác giả khác  Đôi khi, nguồn thông tin khác giải thích rõ vấn đề hơn, bạn có thể dùng nhưng phải ghi chú rõ ràng.  Người đọc có thể muốn xem cụ thể các nguồn thông tin khác nói gì, hay hoàn cảnh của bài viết  Ghi chú các nguồn thông tin sẽ cho thấy có những ý kiến trái ngược, thậm chí con số dữ liệu trái ngược! hoặc để tạo sự chặt chẽ cho tranh luận Thế nào thì thích hợp cho việc muốn trích dẫn? Đó là khi  Đưa câu trích dẫn trực tiếp  Sử dụng các câu nói có một không hai, hay ý tưởng kiểu như vậy của một người khác, từ các giấy tờ in, trên Internet, phỏng vấn hay thậm chí nói chuyện bình thường.  Đưa ra các thông tin, hình ảnh được sao chép lại, bảng biểu.  Giới thiệu ý kiến của các chuyên gia, cho dù bạn có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó.  Xin sự trợ giúp của ai đó, gia sư, thầy cô, thậm chí bạn cùng phòng hoặc cha mẹ. Bạn không tham kháo khi:  Một việc hoặc ý kiến nào đó đã quá quen thuộc, ai cũng biết  Một nghiên cứu nào đó không có tác giả hoặc nguồn  (ví dụ: cụm "give credit where credit is due" là phổ biến khi nói đến các tài liệu không rõ nguồn gốc, tác giả  Những gì bạn trình bày dễ được chấp nhận và không được trích dẫn ở đâu khác. Cách sắp xếp và lưu trữ các nguồn thông tin khi bạn làm nghiên cứu Sử dụng máy vi tính như thế nào cho hiệu quả Khi bắt đầu làm, lập một tập mới (folder) Save tất cả các nghiên cứu thành các file riêng trong folder này Nhớ kèm thông tin về thư mục: như tác giả, dạng nguồn thông tin, địa chỉ trang web, nhà xuất bản, ngày tháng Lập một dạng mã ("code") hoặc cách ghi chú sao cho bạn sẽ dễ dàng nhận ra dạng văn bản, người chịu trách nhiệm, ngày tháng. Gộp tất cả cả file nghiên cứu thành một file Save thành một file trong folder, và giữ riêng Trong file lớn này, đặt mã hoặc cách đánh dấu vào đầu mỗi trang hoặc đoạn thông tin. Đừng thay đổi file lớn này, trừ phi lúc bạn thêm thông tin hoặc dữ liệu mới Lưu thêm một bản của file và làm việc với file đó. Sử dụng chức năng "save as". Dùng file thứ 2 này để làm việc, sắp xếp dữ liệu Sử dụng bản copy và điền thêm dữ liệu, sắp xếp văn bản, hình minh họa Tạo và để đậm các chữ ghi chủ đề, tiêu đề mục nhỏ Bôi đậm và/hoặc để gạch chân những cụm từ hay xuất hiện, từ khóa, những ý trùng lặp, tranh luận đồng tình hoặc không đồng tình Xóa những đoạn không sử dụng được Lưu và để file này trong folder lớn Trên một văn bản khác, lập một dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm của bài nghiên cứu. Lập (bằng cách Save as...) một bản thứ 3 từ file vừa được sắp xếp, chỉnh sửa Để một vài trang trống ở đầu file này Bắt đầu viết nháp; Dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ bài và từ những gì bạn nhớ từ quá trình nghiên cứu và chuẩn bị Chỉ giở ra xem lại các nghiên cứu và chuẩn bị khi cần thiết Chỉ copy và dán từ phần thông tin tìm được khi bạn muốn trích dẫn trực tiếp Lùi đầu dòng nếu bạn đưa phần trích dẫn vào, để tách phần đó với phần bạn viết trong bản nháp. Nếu bạn cần tóm tắt ý hoặc diễn đạt bằng cách khác ý tham khảo, thì nên ghi chú rõ. (Vi dụ: Theo Joe Landsberger thì...) Sau khi hoàn tất bản nháp, lưu nó vào folder. Tạo một bản lưu thứ 4 từ bản thứ 3 vừa hoàn thành Xóa tất cả các phần thông tin tìm được ở phía cuối (Nhớ rằng: bạn chưa xóa bất cứ thứ gì ở bản thứ 2 và 3) Chỉnh sửa bài nháp này thành bài viết hoàn chỉnh Ghi chú những thông tin bạn đã tham khảo của người khác, tài liệu khác ở cuối trang, theo văn phong mà đề bài cho phép. In bản viết này và xem lại những thông tin bạn đã đưa vào từ bản lưu đầu tiên
Tài liệu liên quan