Dòng điện trong các môi trường

P1 : Khi nhiệt độ của dãy kim loại tăng, điện trở của nó sẽ : A/ Giảm đi B/ Không thay đổi C/ Tăng lên D/ Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần. P2 : Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau vì : A/ Mật độ hạt mang điện trong các kim loại khác nhau thì khác nhau. B/ Số va chạm của các electron với các ion của các kim loại khác nhau thì khác nhau. C/ Số electron trong các kim loại khác nhau thì khác nhau. D/ Đáp án khác. P3 : Nguyên nhân gây ra hiện tượng tỏa nhiệt trong dây dẫn có dòng điện chạy qua là : A/ Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (+) khi va chạm. B/ Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho electron khi va chạm C/ Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyển cho ion (-) khi va chạm D/ Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm

doc49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3492 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dòng điện trong các môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG Bài 17 : DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Kiến thức : - Nêu được tính chất của kim loại. Trình bày được sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ. - HIểu được sự có mặt của các electron tự do trong kim loại. Vận dụng thuyết electron tự do trong kim loại để giải thích một cách định tính các tính chất điện của kim loại. Kỹ năng : - Giải thích được tính dẫn điện của kim loại trên cơ sở các tính chất của kim loại. B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : a) Kiến thức và đồ dùng : - Thí nghiệm đo cường độ dòng điện qua bóng đèn với hiệu điện thế khác nhau. - Bảng điện trở suất của 1 số kim loại (bảng 17.2) - Vẽ phóng to các hình từ 17.1 đến 17.4 b) Phiếu trắc nghiệm P1 : Khi nhiệt độ của dãy kim loại tăng, điện trở của nó sẽ : A/ Giảm đi B/ Không thay đổi C/ Tăng lên D/ Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần. P2 : Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau vì : A/ Mật độ hạt mang điện trong các kim loại khác nhau thì khác nhau. B/ Số va chạm của các electron với các ion của các kim loại khác nhau thì khác nhau. C/ Số electron trong các kim loại khác nhau thì khác nhau. D/ Đáp án khác. P3 : Nguyên nhân gây ra hiện tượng tỏa nhiệt trong dây dẫn có dòng điện chạy qua là : A/ Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (+) khi va chạm. B/ Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho electron khi va chạm C/ Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyển cho ion (-) khi va chạm D/ Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm P4 : Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là : A/ Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng B/ Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau C/ Do sự va chạm của các electron với nhau. D/ Cả B và C đúng. P5 : Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do : A/ Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên B/ Chuyển động định hướng của các electron tăng lên C/ Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên D/ Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi P6 : Chọn câu sai : A/ Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. B/ Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi C/ Hạt tải điện trong kim loại là ion D/ Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt P7 : Chọn câu đúng : Khi cho hai thanh kim loại khác nhau tiếp xúc với nhau thì A/ Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn. B/ Có sự khuếch tán ion từ kim loại này sang kim loại kia. C/ Có sự khuếch tán electron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn. D/ Không có hiện tượng gì xảy ra P8 : Để xác định được sự biến đổi của các điện trở ta cần các dụng cụ A/ Ôm kế và đồng hồ đo thời gian B/ Vôn kế, ampekế, cặp nhiệt độ C/ Vôn kế, cặp nhiệt độ , đồng hồ đo thời gian D/ Vôn kế, ampe kế, đồng hồ đo thời gian c) Đáp án phiếu trắc nghiệm : P1 (C) ; P2 (A) ; P3 (A) ; P4 (C) ; P5 (C) ; P6 (C) ; P7 (C) ; P8 (B). d) Dự kiến ghi bảng : (chia làm 2 cột) Bài 17 : Dòng điện trong kim loại Các tính chất điện của kim loại a) Kim loại là chất dẫn điện tốt : SGK. b) Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm : SGK. c) Dòng điện chạy qua dây kim loại gây ra tác dụng nhiệt : SGK. d) Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ ... 2) Electron tự do trong kim loại : SGK. Electron mất liên kết với hạt nhân chuyển động tự do trong mọi khoảng không gian ... 3) Giải thích tính chất diện của kim loại : Vẽ hình. a) Bản chất dòng điện trong kim loại : SGK b) Nguyên nhân điện trở : SGK c) Điện trở kim loại phụ thuộc nhiệt độ : SGK d) Giải thích sự nóng lên của kim loại SGK Học sinh : Ôn lại về tính dẫn điện của kim loại trong SGK vật Lý 9 và Định luật Ôm cho đoạn mạch, định luật Jun-len-xơ. Gợi ý ứng dụng CNTT GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về cấu trúc mạng tinh thể kim loại C/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 (...phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp - Trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn - Kiểm tra tình hình học sinh - Nêu câu hỏi về dòng điện - Nhận xét và cho điểm Hoạt động 2 (...phút) : Các tính chất của kim loại, electron tự do trong kim loại Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Thảo luận nhóm về các tính chất của kim loại - Tìm hiểu các tính chất của kim loại - Trình bày các tính chất của kim loại - Nhận xét bạn trả lời - Làm thí nghiệm như câu hỏi C1 và nhận xét kết quả. - Đọc SGK. - Thảo luận nhóm về electron tự do trong kim loại. - Tìm hiểu về electron tự do trong kim loại. - Trình bày về electron tự do trong kim loại - Nhận xét bạn trình bày - Trả lời câu C2 - Yêu cầu HS đọc phần 1 - Tổ chưc hoạt động nhóm - Hướng dẫn HS tìm hiểu - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét - Yêu cầu HS làm thí nghiệm - Yêu cầu HS đọc phần 2 - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Nhận xét - Nêu câu hỏi C2 Hoạt động 3 (...phút) : Giải thích tính dẫn điện của kim loại Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Thảo luận nhóm bản chất dòng điện trong kim loại - Tìm hiểu bản chất dòng điện trong kim loại - Trình bày bản chất về dòng điện trong kim loại - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đọc SGK - Thảo luận nhóm về giải thích tính chất điện của kim loại. - Tìm hiểu cách giải thích tính chất điện của kim loại. - Trình bày hiểu biết về tính dẫn điện của kim loại - Nhận xét câu trả lời của bạn - Trả lời câu C3 - Yêu cầu HS đọc phần 3a - Gợi ý (nếu cần thiết) - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét và kết luận - Yêu cầu HS đọc phần 3b,c,d - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét - Nêu câu hỏi C3 Hoạt động 4 (...phút) : Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Trả lời câu hỏi - Ghi nhận kiến thức - Nêu câu hỏi 1,2 SGK - Nêu câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập) - Tóm tắt bài - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Hoạt động 5 (...phút) : Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi nhớ lời nhắc của GV - Giao các câu hỏi và bài tập SGK - Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập) - Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau. Bài 18 : HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN, HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Kiến thức : - Cho HS hiểu được hiện tượng nhiệt điện và 1 số ứng dụng của nó. - Hiểu được hiện tượng siêu dẫn và 1 số ứng dụng của nó. Kỹ năng : - Giải thích được suất điện động nhiệt điện, nêu ứng dụng cặp nhiệt điện. - Giải thích hiện tượng siêu dẫn B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : a) Kiến thức và đồ dùng - Thí nghiệm cặp nhiệt điện, dòng nhiệt điện - Một số hình vẽ trong SGK được phóng to. b) phiếu học tập: P1. Hiện tượng nhiệt điện là A/ Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt đuện trong một mạch kinh gồm hai vật dẫn khác nhau ở hai nhiệt độ bằng nhau. B/ Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn khác nhau ở nhiệt độ khác nhau. C/ Hiện tượng tao thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai hai vật dẫn giống nhau ở hai nhiệt độ khác nhau. D/Hiện tượng thành xuất điện động nhiệt điện trong một mạch kín gồm hai vật dẫn giống nhau ở hai nhiẹt độ bằng nhau. P2/ Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A/ Hiệu nhiệt độ (T1- T2) giữa hai đầu mối hàn. B/ Hệ số nở dài vì nhiệt C/ Khoảng cách giữa hai mối hàn. d/ Điện trở của các mối hàn. P3/ Câu nào dưới đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng? A/ Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác. B/ Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất . C/ Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. D/ Suất điện động nhiệt điện xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1-T2)giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. P4/ Chọn câu sai : Đối với vật liệu siêu dẫn ta có : A/ Để có dòng điện chạy trong mạch ta phải luôn duy trì một hiệu điện thế trong mạch B/ Điện trở của nó bằng không C/ Có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện D/ Năng lượng hao phí do tỏa nhiệt bằng không. c) Đáp án câu hỏi trắc nghiệm : P1 (B) ; P2 (A) ; P3 (C) ; P4 (A). d) Dự kiến ghi bảng (chia làm 2 cột) Bài 18 : Hiện tượng nhiệt điện Hiện tượng siêu dẫn 1) Hiện tượng nhiệt điện : a) Cặp nhiệt điện ; dòng nhiệt điện SGK b) Biểu thức của suất điện động nhiệt điện : T = (T1 - T2) c) Ứng dụng + Nhiệt kế nhiệt điện : SGK + Pin nhiệt điện : SGK 2) Hiện tượng siêu dẫn a) Hiện tượng khi nhiệt độ giảm : T giảm R giảm đến giá trị bằng không. b) Hiện tượng siêu dẫn SGK Học sinh : - Ôn lại bản chất dòng điện trong kim loại, tính dẫn điện của kim loại Gợi ý ứng dụng CNTT GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về ứng dụng cặp nhiệt điện. C/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 (...phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp - Trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn - Kiểm tra tình hình học sinh - Nêu câu hỏi về tính chất điện của kim loại - Nhận xét và cho điểm. Hoạt động 2 (...phút) : Hiện tượng nhiệt điện Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGk - Thảo luận nhóm về cặp nhiệt điện và dòng nhiệt điện. - Tìm hiểu về cặp nhiệt điện, dòng nhiệt điện. - Trình bày về cặp nhiệt điện, dòng nhiệt điện. - Nhận xét bạn trình bày - Đọc SGK. - Thảo luận về biểu thức của suất điện động nhiệt điện. - Tìm hiểu về biểu thức của suất điện động nhiệt điện. - Trình bày về biểu thức của suất điện động nhiệt điện. - Nhận xét bạn trình bày. - Đọc SGK. - Thảo luận về ứng dụng cặp nhiệt điện - Tìm hiểu về ứng dụng cặp nhiệt điện - Trình bày về ứng dụng cặp nhiệt điện - Lấy ví dụ ứng dụng của cặp nhiệt điện. - Nhận xét bạn trình bày - Yêu cầu HS đọc phần 1a - Tổ chức hoạt động nhóm - Nêu câu hỏi - Đưa ra yêu cầu - Nhận xét - Yêu cầu HS đọc phần 1b - Yêu cầu HS thảo luận - Nhận xét và kết luận - Yêu cầu HS đọc phần 1c - Yêu cầu HS thảo luận. - Yêu cầu HS trình bày - Yêu cầu HS lấy ví dụ - Nhận xét học sinh Hoạt động 3 (...phút) : Hiện tượng siêu dẫn Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGk - Thảo luận, tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vật dẫn vào nhiệt độ, khi nhiệt độ kim loại giảm và khi nhiệt độ giảm. - Trình bày hiện tượng - Nhận xét bạn trình bày - Trả lời câu hỏi C1. - Yêu cầu HS đọc phần 2a,b - Tổ chức thảo luận - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Nhận xét và kết luận - Nêu câu hỏi C1 Hoạt động 4 (...phút) : Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Trả lời câu hỏi - Ghi nhận kiến thức - Lắng nghe - Nêu câu hỏi 1,2 SGK - Nêu câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập) - Tóm tắt bài - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Hoạt động 5 (...phút) : Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi nhớ lời nhắc của GV - Giao các câu hỏi và bài tập SGK - Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập) - Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau. A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Kiến thức : - Hiểu hiện tượng điện phân, bản chất dòng điện trong chất điện phân, phản ứng phụ trong hiện tượng diện phân, hiện tượng dương cực tan. - Hiểu và vận dụng được định luật Fa-ra-đây. - Hiểu nguyên tắc mạ điện, đúc điện, tinh chế và điều chế kim loại. Kỹ năng : - Giải thích bản chất dòng điện trong chất điện phân - Giải thích nguyên tắc mạ điện, đúc điện, tinh chế và điều chế kim loại - Vận dụng định luật Fa-ra-đây giải bài tập B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : a) Kiến thức và đồ dùng - Thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân - Dụng cụ thí nghiệm để thiết lập định luật Ôm khi có hiện tượng dương cực tan. - Một số hình vẽ trong SGK đã phóng to. b) Phiếu học tập. P1/ Câu nào dưới đây nói về chuyển động của các hạt tải điện trong chất điện phân là đúng ? A/ Khi dòng điện chạy qua các bình điện phân thì các ion âm và electron đi về anốt, còn ion dương chạy về catốt. B/ Khi dòng điện chạy trong bình điện phân thì chỉ có các electron đi về anốt, còn các ion đi về catốt C/ Khi dòng điện chạy qua bình điện thì các ion âm về anốt còn các ion dương đi về catốt. D/ Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì chỉ có các electron đi về từ catốt về anốt P2/ Đặt một hiệu điện thế U vào 2 cực của bình điện phân. Nếu kéo 2 cực của bình ra xa sao cho khoảng cách của chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước như thế nào? (Xét trong cùng 1 khoảng thời gian) A/ Tăng 2 lần B/ Giảm 1 nửa C/ Tăng 4 lần D/ Giảm 4 lần P3/ Hiện tượng phân li A/ Là nguuyên nhân chuyển động của dòng điện chạy qua chất điện phân. B/ Cho phép dòng điện chạy qua chất điện phân. C/ Là kết quả chuyển động của dòng điện chạy qua chất điện phân. D/ Là dòng điện trong chất điện phân. P4/ Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định dương lượng điện hóa của kim loại nào đó, ta cần phải sử dụng các thiết bị A/ Cân, ampekế, đồng hồ bấm giây B/ Cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây C/ Vôn kế, ôm kế, đồng hồ bấm giây D/ Ampe kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây P5/ Để xác định khối lượng của 1 chất được sinh ra tại 1 trong các điện cực trong thời gian có dòng điện chạy qua chất điện phân, ta chỉ cần biết A/ Cường độ dòng điện, thời gian dòng đienẹ chạy qua chất điện phân và nguyên tử khối của nguyên tố đó B/ Cường độ dòng điện và thời gian điện phân C/ Giá trị điện tích được các ion truyền đi, nguyên tử lượng của nguyên tố và hóa trị của chất được sản ra. D/ Giá trị điện tích được truyền đi. P6/ Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do A/ Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng, nên khả năng phân li thành ion tăng B/ Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các ion chuyển động được dễ dàng hơn. C/ Số va chạm của các ion trong dung dịch giảm. D/ Cả A và B đúng. P7/ Khi có dòng điện đi qua dung dịch điện phân, nồng độ của các ion trong dung dịch sẽ A/ Tăng lên B/ Giảm đi C/ Giữ nguyên D/ Thay đổi nếu không có hiện tượng dương cực tan. P8/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cách mạ 1 huy chương bạc A/ Dùng muối AgNO3 B/ Đặt huy chương giữa anốt và catốt C/ Dùng anốt bằng bạc D/ Dùng huy chương làm catốt c) Đáp án phiếu học tập P1 (C) ; P2 (B) ; P3 (A) ; P4 (A) ; P5 (C) ; P6 (D) ; P7 (D) ; P8 (B) d) Dự kiến ghi bảng Bài 19 : Dòng điện trong chất điện phân Định luật Fa-ra-đây 1) Thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân : a) Thí nghiệm : SGK b) Kết quả : SGK c) Kết luận SGK. 2) Bản chất dòng điện trong chất điện phân : SGK. 3) Phản ứng phụ trong chất điện phân : SGK. 4) Hiện tượng dương cực tan : a) Thí nghiệm : SGk dương cực mòn đi b) Giải thích : SGK. c) Định luật Ôm đối với chất điện phân : SGK chỉ khi có hiện tượng dương cực tan 5) Định luật Fa-ra-đây về chất điện phân a) Định luật Fa-ra-đây : SGK M = k.Q ; k là đươlng lượng điện hóa. b) Định luật II Fa-ra-đây : SGK. k = c ; F = 96500 C/mol c) Công thức Fa-ra-đây v ề điện phân. M= 6) Ứng dụng a) Luyện kim : SGK. b) Mạ điện : SGK. c) Đúc điện Học sinh : - Ôn lại tác dụng hóa học của dòng điện và sự điện li trong SGK hóa học. Gợi ý ứng dụng CNTT - Gv có thể chuẩn bị một số hình ảnh về ứng dụng hiện tượng điện phân. C/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1 (...phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp - Trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời của bạn - Kiểm tra tình hình học sinh - Nêu câu hỏi về hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn. - Nhận xét và cho điểm. Hoạt động 2 (...phút) : Thí nghiệm và bản chất dòng điện trong chất điện phân Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm - Thảo luận và đưa ra nhận xét - Trình bày nhận xét và kết luận - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Đọc SGK - Thảo luận, tìm hạt tải điện trong chất điện phân. - Tìm hiều bản chất dòng điện trong chất điện phân. - Trình bày bản chất dòng điện trong chất điện phân. - Nhận xét bạn trình bày - Trả lời câu C1 - Đọc SGK. - Tìm hiểu phản ứng phụ trong chất điện phân và trình bày. - Trình bày phản ứng phụ trong chất điện phân - Nhận xét bạn trình bày - Quan sát thí nghiệm - Đọc SGK và suy nghĩ - Thảo luận, về giải thích hiện tượng - Trình bày cách giải thích - Nêu định luật Ôm đối với chất điện phân và điều kiện để áp dụng định luật - Nhận xét sự trình bày của bạn - Trả lời câu hỏi C2 - Làm thí nghiệm - Yêu cầu HS quan sát - Yêu cầu HS đưa ra nhận xét - Nhận xét HS trình bày - Nêu kết luận chung - Yêu cầu Hs đọc phần 2 - Yêu cầu - Gợi ý để HS nhận ra. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - NHận xét trình bày - Nêu câu hỏi C1 - Yêu cầu HS đọc phần 3 - Hướng dẫn HS tìm hiểu - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét và đưa ra kết luận - Làm thí nghiệm theo phần 4 - Yêu cầu HS quan sát, giải thích - Yêu cầu HS đọc SGK phần 4b,c - Tổ chức thảo luận - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Nhận xét và kết luận - Nêu câu hỏi C2 Hoạt động 3 (...phút) : Định luật Fa-ra-đây, ứng dụng Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Tìm hiểu nội dung định luật - Trình bày định luật viết biểu thức của định luật, nói rõ các đại lượng trong biểu thức. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đọc SGK - Thảo luận về biểu thức định luật - Tìm hiểu biểu thức định luật dưới dạng thứ hai - Trình bày biểu thức định luật cả 2 dạng, nói rõ các đại lượng trong biểu thức đó - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đọc SGK. - Thảo luận về ứng dụng của hiện tượng điện phân. - Tìm hiểu những ứng dụng của hiện tượng điện phân. - Trình bày ứng dụng và giải thích - Lấy ví dụ thực tế về ứng dụng của hiện tượng điện phân. Nhận xét câu trả lời của bạn - Yêu cầu HS đọc phần 5a,b - Tổ chức tìm hiểu - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét, đưa ra kết luận, viết biểu thức lên bảng - Yêu cầu HS đọc phần 5c - Tổ chức thảo luận - Yêu cầu HS tìm hiểu - Yêu cầu HS trình bày - Nhận xét - Yêu cầu HS đọc phần 6 - Tổ chức thảo luận - Gợi ý học sinh tìm hiểu ứng dụng - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Yêu cầu HS lấy ví dụ - Nhận xét Hoạt động 4 (...phút) : Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Suy nghĩ - Trả lời câu hỏi - Ghi nhận kiến thức - Nêu câu hỏi 1,2 SGK - Nêu câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập) - Tóm tắt bài - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Hoạt động 5 (...phút) : Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi nhớ lời nhắc của GV - Giao các câu hỏi và bài tập SGK - Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập) - Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau. Bài 20 : BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT ĐIỆN PHÂN A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Kiến thức : - Vận dụng hệ thức để giải các bài tập về sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. - Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải các bài toán về hiện tượng điện phân Kỹ năng : - Vận dụng giải thích các hiện tượng và giải các bài tập về dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân. B/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : Kiến thức và dụng cụ: Một số bài tập về dòng điện trong kim loại và chất điện phân. Phiếu học tập P1/ Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối niken, có anốt làm bằng niken,biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lan lượt bằng 58,1 và 2. trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản sinh ra 1 khối lượng niken bằng: A/ 8.10-3kg C/ 12,35(g) B/ 10,95(g) D/ 15,27(g) P2/ Cho dòng điện chạy qua bình diện phân chứa dung dịch CuSO4 có anốt bằng Cu. Biết rằng đương lượng hóa của đồng K = Kg/C.để trên catốt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích c