Đóng góp vào việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Bản báo cáo kiểm lại tình hình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở trong nước và ngoài nước, đồng thời đề xuất một số điều có thể làm được trong thời gian tới. Tác giả lưu ý mọi người nên quán triệt hơn nữa lý thuyết ngôn ngữ học trong giảng dạy cũng như cần nắm vững đặc điểm của tiếng Việt để tránh Âu hóa cách diễn đạt ý tưởng của người Việt. Việc dạy văn hóa Việt thành một môn học riêng như hiện nay là cần thiết, nhưng ngoài ra còn phải được dạy gắn liền với cấu trúc ngôn ngữ. Còn về chiến lược phát triển việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thì có nhiều việc phải làm. Mỗi giáo viên nên nhận trách nhiệm dạy lâu dài cho một loại học viên nào đó. Một số giáo viên nên cố gắng dạy tiếng Việt trong các ngành khoa học kỹ thuật. Các giáo viên trong một cơ sở đào tạo nên cùng nhau chuẩn bị nội dung cho một kỳ thi sát hạch tiếng Việt, để tương lai có thể tổ chức thi cho những người nước ngoài muốn lấy chứng chỉ công nhận năng lực làm chủ được tiếng Việt.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đóng góp vào việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 486 ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Đoàn Thin Thut Tóm t t: Bản báo cáo kiểm lại tình hình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở trong nước và ngoài nước, đồng thời đề xuất một số điều có thể làm được trong thời gian tới. Tác giả lưu ý mọi người nên quán triệt hơn nữa lý thuyết ngôn ngữ học trong giảng dạy cũng như cần nắm vững đặc điểm của tiếng Việt để tránh Âu hóa cách diễn đạt ý tưởng của người Việt. Việc dạy văn hóa Việt thành một môn học riêng như hiện nay là cần thiết, nhưng ngoài ra còn phải được dạy gắn liền với cấu trúc ngôn ngữ. Còn về chiến lược phát triển việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thì có nhiều việc phải làm. Mỗi giáo viên nên nhận trách nhiệm dạy lâu dài cho một loại học viên nào đó. Một số giáo viên nên cố gắng dạy tiếng Việt trong các ngành khoa học kỹ thuật. Các giáo viên trong một cơ sở đào tạo nên cùng nhau chuẩn bị nội dung cho một kỳ thi sát hạch tiếng Việt, để tương lai có thể tổ chức thi cho những người nước ngoài muốn lấy chứng chỉ công nhận năng lực làm chủ được tiếng Việt. Abstract: The important task confronting the teaching of Vietnamese as a foreign language (afterwards: VFL) is to overcome the pendulum effect between linguistic theories and the characteristics of the Vietnamese language so as not to Westernise ways of expressing one's ideas. It is necessary to teach Vietnamese culture as a subject, but it should also be closely linked with the language structure. The strategies of teaching VFL integrates various related processes. It is worth noting that a teacher should pursue a particular target student for a certain long period, for example teaching Vietnamese for specific purposes (afterwards: VSP) dealing with science students. In terms of testing, the need for a testing foundation with carefully guided support and exam focused practice has been recognised. This allows us to set up a testing system to assess the foreign test takes' mastery of Vietnamese proficiency. Trong xu thế hội nhập quốc tế của nước ta, tiếng Việt đã đến với nhiều người nước ngoài. Ngày nay việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đang phát triển. Tôi xin trình bày một vài ý kiến đóng góp vào việc phát triển ấy.Tôi không có ảo tưởng đề cập được đến điều gì to tát mà chỉ xin xuất phát từ thực tế, đề nghị đôi điều cần khắc phục để kết quả của việc truyền thụ ngôn ngữ Việt được tốt hơn cũng như việc gì sắp tới có thể thực hiện được trong tầm tay. 1/ Tuy nhắc lại chuyện cũ có thể chưa vui và có thể động chạm tới một số vị, song một cái nhìn hồi quan như vậy, theo tôi là cần thiết. Trước hết là trách nhiệm của đội ngũ những người tham gia truyền thụ, bao gồm các tác giả của các tài liệu giáo khoa và những người trực tiếp giảng dạy. Để làm tròn trách nhiệm của mình và đạt được hiệu quả cao, nhất thiết họ phải nắm được một cách vững vàng đặc điểm của ngôn ngữ Việt, cần có kiến thức ngôn ngữ học, kiến thức rộng rãi về văn hóa Việt và trong chừng mực nhất định hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa của đối tượng phục vụ, tức của những cá thể hoặc cộng đồng mà ta đang hướng về họ để truyền thụ ngôn ngữ Việt. Trong bài phát biểu này tôi muốn nói chung cả tình hình trong nước lẫn nước ngoài. Một quan niệm khá phổ biến cho rằng đã là người Việt thì dạy được tiếng Việt bất kể nguồn gốc đào tạo của mình là gì, vì đã có sách. Trước hết cần biết là liệu tài liệu giáo khoa được sử dụng có đáng tin cậy không. Sau đó là làm sao mà giải đáp được những lỗi mà người học mắc phải, cũng như những câu hỏi về những hiện tượng ngôn ngữ mà người học bắt gặp bên ngoài tài liệu giáo khoa. Đương nhiên yêu cầu nắm được đặc điểm của tiếng Việt và lý luận ngôn ngữ học còn cao hơn rất nhiều đối với những người biên soạn sách. Đôi khi do tiếng Việt là bản ngữ của người truyền thụ mà họ đã phạm phải những sai lầm không đáng có. Đó là trường hợp một số phụ huynh người Việt ở nước ngoài, mua sách Tiểu học trong nước về dạy Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 487 cho con em mình. Sai lầm là ở chỗ sách dành cho trẻ em trong nước nhằm mục đích dạy chữ, trong khi yêu cầu của trẻ người Việt ở nước ngoài là học tiếng. Trường hợp nêu ra có vẻ quá thô thiển, nhưng bản chất của vấn đề lại là một và được bộc lộ ngay cả ở một số tác giả biên soạn sách hay người trực tiếp truyền thụ khi mở đầu quá trình giảng dạy bằng một loạt các bài Đánh vần, hoặc một loạt bài Luyện phát âm các thanh điệu gắn với đủ các loài hình âm tiết. Điều này xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, khi bắt đầu đi học, và đến khi truyền thụ cho người nước ngoài, vẫn nghĩ là đó là cách rút ngắn thời gian. Nhưng thực chất hiệu quả lại ngược vì đó là những âm thanh vô nghĩa, tức là cái biểu đạt tách khỏi cái được biểu đạt và sự tồn tại của những kí hiệu ngôn ngữ không có, mà như thế thì việc luyện tập sẽ thành vô hiệu quả. Cần truyền thụ những từ, và cũng không phải những từ biệt lập mà phải nằm trong câu thì người thụ đắc ngôn ngữ mới lưu giữ được trong ký ức. Những sai lầm như thế là hiện hữu trong một số tài liệu giáo khoa đang lưu hành cả trong nước cũng như nước ngoài. Một quan niệm khác cũng không kém phần phổ biến so với quan niệm trên, là người Việt giỏi một ngoại ngữ nào đó sẽ là người có khả năng truyền thụ được ngôn ngữ Việt, ngay cả khi không sẵn có tài liệu giáo khoa. Điều đó được lý giải là đã có một ngôn ngữ trung gian để giải thích nghĩa của từ, của câu. Đó cũng là một quan niệm sai lầm. Trước hết không thể phủ nhận được ưu thế hay là sự cần thiết am hiểu một ngoại ngữ ngoài tiếng Việt nhất là trong trường hợp người học tiếng Việt lại sử dụng cùng ngoại ngữ đó với tư cách bản ngữ. Như vậy sự đối chiếu giữa hai ngôn ngữ rất thuận lợi. Tuy nhiên yêu cầu nắm vững đặc điểm của tiếng Việt vẫn là yêu cầu tối thượng. Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng về Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp. Việc chuyển dịch (translation) không phải bao giờ cũng thực hiện được như mong muốn. Nói về từ thôi, thì không phải bao giờ cũng tìm thấy tương đương 1- 1. Còn về Ngữ pháp thì giữa ngôn ngữ biến hình như các ngôn ngữ Ấn Âu với tiếng Việt là một khoảng cách quá xa, vì tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình. Phương thức ngữ pháp của nó là trật tự từ và dùng hư từ, nhưng so với những ngôn ngữ cùng loại hình, nó cũng có những khác biệt. Các phạm trù Thời, Thể, Thức của tiếng Việt có những hình thức thể hiện khác hẳn và vô cùng đa dạng, Người quen sử dụng ngôn ngữ Ấn Âu nghĩ rằng đã, sẽ là thể hiện quá khứ và tương lại nhưng đâu phải hoàn toàn như thế. Khi nghe một người Việt nói: “Bao giờ anh sang Pháp” (1) phải hiểu là chủ thể phát ngôn hỏi về một sự tình chưa xẩy ra. Ngược lại khi nghe câu “Anh sang Pháp bao giờ” (2) thì phải hiểu là hỏi về việc sự tình đã xẩy ra rồi. Trật tự từ ở đây thay đổi. Mặt khác để trả lời câu (1) người Việt chỉ nói “Tháng sau tôi sang Pháp” và trả lời câu (2) là “Tôi sang Pháp năm ngoái” chứ không hề dũng sẽ, đã gì hết. Người Việt có nói: “Tôi sẽ tìm hiểu việc này” nhưng với hàm ý “quyết tâm” hoặc “đe dọa” ngoài cái gọi là “tương lai”. Nếu chỉ đơn thuần và một mực cho là sẽ thể hiện tương lai, đã thể hiện quá khứ thì không thể nào hiểu được những câu như “Ngày mai anh đã về nước rồi à” hoặc “Cây này tháng trước đang xanh mà nay đã vàng”. Những người giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp mà không hiểu được tiếng Việt đến nơi đến chốn thì kết quả đào tạo của họ là những người nói tiếng Việt theo kiểu “Tôi sẽ ăn cơm trong một giờ”. Tất nhiên không phải ai ngay từ đầu đã biết đủ mọi thứ, nhất là những vấn đề lịch sử và văn hóa mà chúng ta sẽ đề cập tới dưới đây. Vấn đề là phải tự trau dồi. 2/ Nắm được đặc điểm của ngôn ngữ cần truyền thụ, có kiến thức ngôn ngữ học mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ. Một yêu cầu nữa cũng rất quan trọng là sự hiểu biết rộng rãi về lịch sử, văn hóa của người Việt. Việc dạy văn hóa thường được ủy thác cho một giáo viên và dạy biệt lập với dạy cấu trúc ngôn ngữ, còn người dạy ngôn ngữ thì chỉ làm việc với mẫu câu, với cách sử dụng các hư từ. Người ta quên mất rằng các sự kiện văn hóa từ bao đời đã “hóa thạch” và nằm ngay trong ngôn ngữ. Người dạy ngôn ngữ phải tìm được những vết tích ấy, nói cho người học biết vì sao người Việt nói thế này Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 488 mà không nói thế khác. Lý do tồn tại của những sự kiện ngôn ngữ chính là ở những sự kiện văn hóa. Điều này có thể minh họa bằng những ví dụ cụ thể sau: Trong cuộc sống thường ngày ta bắt gặp những câu như: “Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh thăm mẹ”, hoặc “Cuối tháng nó mới ra Hà Nội”. Vào và Ra trong hai câu trên đều biểu thị sự di chuyển, nhưng có thể hoán vị cho nhau được không? Đương nhiên là không. Vậy tại sao? Tại người Việt quen nói vậy. Tại sao ngay từ đầu người ta không dùng Vào, Ra ngược lại để đến nay có một thói quen khác? Chỉ có thể giải thích được cách dùng này căn cứ vào lịch sử, văn hóa. Từ xa xưa, đúng hơn là một thiên nhiên kỷ về trước, từ khi Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, xứ kinh kỳ này và rộng ra là miền Bắc được coi là phong quang, thoáng đãng còn ngoài ra là “rừng rú, âm u”. Mãi đến đời Lê mạt (thế kỷ XVI), Nguyễn Hoàng lo trốn chạy để khỏi bị ám hại bởi họ Trịnh nhận vào trấn thủ Thuận Hóa. Trịnh Kiểm cũng ủng hộ vì đấy chỉ là nơi “mông muội, tối tăm”, theo con mắt của người đương thời. Từ một nơi thoáng đãng đến một chốn âm u, tối tăm nên phải nói là Vào và ngược lại thì phải nói là Ra. Hàm ý ấy của vào, ra có thể được kiểm chứng bằng hàng loạt trường hợp như Ra chợ, Vào làng. Chợ ở thôn quê xưa, 5 ngày 1 phiên vốn được họp trên bãi đất trống ngoài làng. Còn trong làng sau lũy tre xanh, bóng tre và cây ăn quả quanh năm phủ kín. Đó là quang cảnh phổ biến của người Việt từ bao đời và vì vậy mới nói là Ra chợ. Chỉ từ khi làng mạc được đô thị hóa, chợ mới nằm ở giữa phố phường và được lợp mái kín đáo và lúc đó người ta lại nói ngược lại: “Vào chợ mà mua, tha hồ mà chọn”. Thiếu kiến thức văn hóa không thể lý giải được từ dưới trong câu “Giọng bà Tú vọng từ dưới bếp lên”. Cần biết rằng cho tới nay cộng đồng người Việt sống ở thôn quê vẫn chiếm đại đa số. Ở đây sơ đồ kiến trúc phổ biến là nhà được dựng xung quanh một chiếc sân vuông, từ 3 phía, còn một phía là vườn hoặc ao. Tòa nhà chính là nơi thờ cúng được gọi là Nhà trên, hai tòa nhà còn lại, một là bếp, một là nhà kho, hoặc là nơi để ngủ còn có tên là nhà ngang, cả hai được gọi là Nhà dưới. Trên hay dưới ở đây gọi theo tầm quan trọng chứ cả ba cùng ở trên một mặt phẳng. Đó cũng là lý do người Việt nói Trên bộ, Dưới xã và tương ứng với quan niệm ấy, ta thường nghe thấy “Mai tôi lên Bộ tường trình” và “Đồng chí xuống xã mà xem”. Khi truyền thụ tiếng Việt cho người nước ngoài, người đảm nhiệm việc dạy cấu trúc ngôn ngữ vẫn phải dạy cả văn hóa, trong khi truyền đạt nguyên tắc sử dụng các hư từ, động từ và các biểu thức quen thuộc khác trong trường hợp cần thiết. Người truyền đạt ngôn ngữ Việt cho đối tượng có bản ngữ là ngôn ngữ gì cũng là vấn đề cần quan tâm. Nếu người dạy nắm được cả bản ngữ của đối tượng thì hiệu quả của việc giảng dạy sẽ đạt đến mức lý tưởng. Người dạy sẽ có điều kiện đối chiếu hai ngôn ngữ và từ đó nêu bật được đặc điểm của ngôn ngữ Việt, và có khả năng cảnh báo được những hiểu lầm có thể xẩy ra do sự khác biệt giữa ngôn ngữ - văn hóa nguồn và ngôn ngữ - văn hóa đích. Trong trường hợp người dạy không biết được thứ ngoại ngữ kia, giáo viên dạy tiếng Việt cố gắng liên hệ và hợp tác với một giáo viên người Việt đang dạy ngoại ngữ đó cho người Việt và việc hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đương nhiên việc làm này đòi hỏi một số thời gian nhất định song nếu thực hiện được thì sẽ đạt được hiệu quả lâu dài. Điều này cần “tổ chức” giúp sức, cụ thể là “tổ chức” nên phân công giáo viên nào dạy cho loại đối tượng nào thì liên tục dạy cho loại đối tượng ấy, nói cách khác là, trong trường hợp có thể, nên chuyên nghiệp hóa việc giảng dạy của giáo viên. Đó cũng là một ý tưởng cần quan tâm trong chiến lược phát triển việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. 3/ Nói đến chiến lược thì có nhiều vấn đề để suy nghĩ. Điều đáng mừng là ngày nay tiếng Việt đang có một vị thế cao hơn trước nhiều. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước có khoa tiếng Việt nằm trong các trường Đại học, đó là chưa kể những trung tâm những lớp riêng lẻ dạy vào buổi tối. Tại Việt Nam ở những thành phố lớn đều có Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 489 những cơ sở dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thu hút đông đảo người học đến từ các quốc gia khác nhau. Sách vở biên soạn ngày một nhiều. Có người cho rằng đã đến lúc cần quy định chuẩn cho các sách giáo khoa, và cần thiết định chuẩn cho việc sát hạch để cấp chứng chỉ. Tôi cho rằng đây là những thiện chí đáng khuyến khích, song làm được đến đâu và trước mắt phải làm gì, đó là điều cần phải bàn. Có thể tại một số cơ sở hiện nay đang có động thái chuẩn bị cho việc sát hạch này. Tôi xin ủng hộ, duy chỉ muốn nói đến một lộ trình và muốn đề xuất công việc trước mắt cần làm. Kinh nghiệm của thế giới cho biết muốn đến Mỹ để sinh hoạt và học tập ở các trường cao đẳng hoặc đại học đều phải qua một cuộc sát hạch đạt chuẩn của Toefl (đến Anh thì phải đạt IELTS). Đấy là nói chung, còn nếu đi vào chuyên môn sâu hơn thì lại phải có tiếng Anh nâng cao, tức là SAT (Scholastic Accessment Test hay Scholastic Aptitude Test) do Học viện Anh ngữ quốc tế (IEI) đưa ra. Nếu muốn học học cao học hay làm nghiên cứu sinh thì phải qua GRE (Graduate Record Examination), còn muốn học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh thì lại phải qua GMAT (Graduate Management Admission Test). Toefl là thương hiệu của Cơ quan Khảo thí Giáo dục Mỹ (Education Testing Service, viết tắt là ETS) được thành lập từ 1964, và nói chung, kể cả SAT, GMAT, GRE đều thuộc Cơ quan Giáo dục Tối cao (Summit Education Services). Chúng ta muốn có một kỳ thi sát hạch về tiếng Việt tương tự như Toefl thì một Khoa, một Trung tâm không có đủ tư cách, đủ khả năng để thực hiện. Cần phải có sự hợp lực của nhiều cơ sở, của nhiều chuyên gia. Để tiến tới một cái chung như thế, mỗi cơ sở đào tạo vẫn có thể và nên dự kiến cho riêng mình một mức sát hạch và phát bằng. Tuy nhiên vấn đề không hề đơn giản. Trước hết cần xác định yêu cầu, sau đó mới đến việc làm đề thi trắc nghiệm. Công đoạn đầu không thể được tiến hành một cách tiên nghiệm võ đoán, mang tính chủ quan. Nó đòi hỏi một sự tổng kết và điều tra thực tế nghiêm chỉnh. Thụ đắc tiếng Việt đến đâu thì được coi là làm chủ được ngôn ngữ này, đó là chưa kể chỉ tiêu đó còn liên quan đến mục đích của việc làm chủ. Thế nào là thành thạo tiếng Việt đã là việc khó xác định, nhưng mức thành thạo để có khả năng học tập ở các trường cao đẳng và đại học lại là việc khó xác định hơn. Một quan niệm đơn giản sẽ cho là người dự thi sát hạch phải nắm được hết các mẫu câu trong sách giáo khoa. Vậy thì có bao nhiêu mẫu câu? Mỗi sách giáo khoa đưa ra một số mẫu. Chúng có thể trùng nhau và thường là như vậy, nhưng cũng có những mẫu khác. Việc tổng kết các sách giáo khoa là điều tất yếu để xây dựng chỉ tiêu. Song, thi sát hạch là phải kiểm tra cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Việc tổng kết các mẫu câu có thể có thể có nhiều tác dụng trong việc kiểm tra Viết và Nói vì thí sinh chủ động trong việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ quen thuộc đã thụ đắc được. Nhưng khi Đọc và nhất là Nghe thì không phải vậy. Thí sinh vừa ở trong thế bị động, vừa phải suy đoán. Để hoàn thành bài Nghe hiểu thí sinh phải nghe một đoạn Hội thoại, mà đã là Hội thoại thì rất khó, vì đó là khẩu ngữ. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ hai đôi khi thiếu hẳn một thành phần của câu, người nghe phải nắm được sự liên kết các phát ngôn thì mới hiểu được, đó là chưa kể khi gặp phải hành vi ngữ dụng (Pragmatic Acts). Muốn sát hạch kỹ năng này cần phải có một điều tra thực tế thích đáng để ra đề thi. Bài sát hạch nói chung (về đủ các kỹ năng) nếu dễ quá thì mảnh bằng phát ra vô giá trị vì không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và học tập ở các trường cao đẳng và đại học tại Việt Nam nhưng nếu khó quá thì nhiều người lại không đạt. Tóm lại việc sát hạch trình độ tiếng Việt trong tình hình hiện nay chỉ được giới hạn ở Việt Nam chứ chưa đưa ra nước ngoài. Và để chuẩn bị cho nó thì các cơ sở đào tạo tiếng Việt như một ngoại ngữ hãy bằng lòng với những nghiên cứu riêng lẻ của mình tạo căn cứ cho một sự hợp tác và thống nhất trong tương lai. Công đoạn đầu tiên là tổng kết các tài liệu giáo khoa và điều tra thực tế một cách bài bản. Đó là Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 490 mục tiêu phấn đấu trước mắt trong chiến lược lâu dài. Công đoạn thứ hai là soạn thảo các để thi trắc nghiệm (Test) để kiểm tra năng lực người dự thi xem có đạt được những yêu cầu đề ra, vốn được xác định ở công đoạn đầu. Đương nhiên những yêu cầu ấy chắc chắn còn phải điều chỉnh cùng với thời gian thử nghiệm. Và công đoạn thứ ba mới là viết sách Luyện thi mà nội dung không phải cái gì khác hơn là những kết quả đã đạt được ở công đoạn đầu. Đã nói đến chiến lược của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thì việc thi sát hạch tiếng Việt mới chỉ là một khâu, còn một khâu không kém phần quan trọng là phải tổ chức dạy tiếng Việt nâng cao tức tiếng Việt trong chuyên môn của một số ngành (không nhiều lắm) mà ta có thể biết được như nông lâm nghiệp, công nghiệp, y tế, kinh tế tài chính Ở đây không có vấn đề sát hạch tương tự như SAT, GMAT, GRE đối với tiếng Anh, mà chỉ có vấn đề giảng dạy. Công việc này đang là một yêu cầu bức xúc của khá nhiều người nước ngoài thân thiết với chúng ta. Họ đến Việt Nam để học tập trong các ngành vừa kể. Đương nhiên công việc này rất khó khăn, cần động viên và hợp tác, nếu không muốn nói là giúp đỡ các giáo viên chuyên môn đang trực tiếp giảng dạy tại các ngành đó. Việc tập hợp những biểu thức ngôn ngữ thường gặp trong chuyên môn, việc giải thích các thuật ngữ phổ biến trong ngành, nếu được in ấn thành những tập sách không dày lắm sẽ là những đóng góp hữu hiệu cho việc học tập của người nước ngoài đang gặp khó khăn, đồng thời là một việc làm mang ý nghĩa chính trị cao. Đó cũng là một hạng mục trong chiến lược dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Cũng có người nghĩ đến việc quy định các mức chuẩn cho việc biên soạn sách giáo khoa, vì hiện nay sách viết thì nhiều và tự nhận là cơ bản hay cơ sở, tự nhận là nâng cao, không biết lấy đâu làm căn cứ. Chúng ta chia sẻ với nỗi băn khoăn ấy nhất là khi thấy Liên minh Pháp ngữ (Alliance francaise) đưa ra những tập Quy chiếu chương trình (Refecentiel de Programmes), quy định nội dung của các trình độ như A1, A2, B1, B2, C1,C2. Liên minh Pháp ngữ là một tổ chức quốc tế để truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Pháp trên toàn cầu ra đời cầu từ cuối thế kỷ 19. Lúc đầu chỉ là nơi dạy tiếng Pháp như một ngôn ngữ thứ hai, và chỉ có ở Paris. Dần dần nó lan rộng ra một số tỉnh thành và lúc đầu cũng chẳng có quy định gì hết. Nhưng đến nay đã có hơn 1.000 địa điểm dạy tiếng Pháp ở hơn 100 nước thuộc khắp các châu lục. Ngoài châu Âu, có châu Phi, châu Mỹ (riêng Mexico đã có 38 địa điểm) rồi châu Đại Dương (ở Australia có 31 địa điểm) và châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Philippine, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc Riêng Trung Quốc ở rất nhiều tỉnh, từ Bắc Kinh, Nam Kinh đến Vũ Hán đều có mặt những trung tâm của tổ chức này. Liên minh Pháp ngữ (Allianc
Tài liệu liên quan