Một số giải pháp về quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Tóm tắt. Trong suốt thời gian dài, giáo dục Việt Nam bao gồm cả giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập luôn song hành tồn tại. Trong bối cảnh đổi mới “căn bản và toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì giáo dục ngoài công lập càng có cơ hội phát triển và khẳng định vị thế của mình bên cạnh giáo dục công lập, nhất là ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa trọng điểm của cả nước. Bài báo này đề cập đến một số giải pháp về quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Đó là các giải pháp về quản lí đổi mới công tác tuyển sinh, quản lí phát triển chương trình nhà trường, quản lí đổi mới phương pháp dạy học, quản lí chất lượng giáo dục. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về chuyên môn bên cạnh các giải pháp về cơ chế - chính sách, về tổ chức - nhân sự, về tài chính - cơ sở vật chất đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội. Trong đó có không ít các trường đã tạo nên thương hiệu với các chương trình giáo dục tiên tiến, hiện đại, các phương pháp dạy học tích cực, trở thành tấm gương điển hình, thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh trên địa bàn Thủ đô.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp về quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0030 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 90-99 This paper is available online at MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Trương Thị Bích Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong suốt thời gian dài, giáo dục Việt Nam bao gồm cả giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập luôn song hành tồn tại. Trong bối cảnh đổi mới “căn bản và toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì giáo dục ngoài công lập càng có cơ hội phát triển và khẳng định vị thế của mình bên cạnh giáo dục công lập, nhất là ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa trọng điểm của cả nước. Bài báo này đề cập đến một số giải pháp về quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Đó là các giải pháp về quản lí đổi mới công tác tuyển sinh, quản lí phát triển chương trình nhà trường, quản lí đổi mới phương pháp dạy học, quản lí chất lượng giáo dục. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về chuyên môn bên cạnh các giải pháp về cơ chế - chính sách, về tổ chức - nhân sự, về tài chính - cơ sở vật chất đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội. Trong đó có không ít các trường đã tạo nên thương hiệu với các chương trình giáo dục tiên tiến, hiện đại, các phương pháp dạy học tích cực, trở thành tấm gương điển hình, thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh trên địa bàn Thủ đô. Từ khóa: trường phổ thông ngoài công lập, giải pháp về quản lí chuyên môn, quản lí công tác tuyển sinh, quản lí phát triển chương trình nhà trường, quản lí phương pháp dạy học, quản lí chất lượng giáo dục. 1. Mở đầu Trường ngoài công lập (Non-goverment schools) (NCL) là các trường không được nhà nước đỡ đầu. Loại hình trường này luôn song hành cùng trường công lập và có vai trò quan trọng trong nền giáo dục. Nó góp phần hỗ trợ cho giáo dục công lập, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội, chia sẻ gánh nặng đầu tư của nhà nước [1]. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh điều này và đồng thời cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm quý về các giải pháp phát triển các trường ngoài công lập [2-7]. Một số công trình nghiên cứu đã đi sâu vào các phương diện quản lí nhà nước và quản trị nhà trường, đưa ra các giải pháp cụ thể trên từng phương diện quản lí như: Một số vấn đề trong công tác tổ chức quản lí các trường phổ thông bán công [8], Xu hướng phát triển giáo dục phổ thông NCL trên thế giới [4], Tác động của quy luật kinh tế thị trường đối với sự ra đời và phát triển trường ngoài công lập [9]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tính đến thời điểm hiện tại nhiều nội dung đã không còn phù hợp, đặc biệt là trước công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay. Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. Tác giả liên hệ: Trương Thị Bích. Địa chỉ e-mail: bichnxbgd@gmail.com Một số giải pháp về chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập 91 Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước. Hiện tại, với loại hình trường NCL, thành phố có 40 trường tiểu học, 20 trường THCS và 92 trường THPT. Riêng THPT, năm 2013 có hơn 20 nghìn học sinh vào lớp 10 NCL (trường công lập là 50 nghìn). Giáo dục phổ thông NCL đang đóng vai trò quan trọng trong giáo dục của TP. Hà Nội. Tuy nhiên, hệ thống này cũng đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề về quản lí nhà nước [10]. Từ tình hình nghiên cứu cũng như thực trạng công tác quản lí chuyên môn của giáo dục phổ thông NCL tại Hà Nội, bài viết đã đưa ra các giải pháp quản lí nhà nước, trong đó có giải pháp về quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông NCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục có tính đến các yếu tố đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét về thực trạng quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập của thành phố Hà Nội Thực trạng quản lí chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập của TP. Hà Nội được điều tra khảo sát ở 14 trường, trên địa bàn 5 quận: Quận Cầu Giấy, quận Hà Đông, quận Hai Bà Trưng, quận Thanh Xuân, huyện Phú Xuyên (Hà Tây cũ). Đối tượng khảo sát đa dạng: 41 CBQL (gồm cán bộ Sở GD và ĐT, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, CBQL và giáo viên các trường phổ thông NCL); 512 giáo viên; 920 học sinh và 38 phụ huynh học sinh [10]. Các trường khảo sát được phân bố đều ở các vị trí địa lí: trường nội thành, trường ngoại thành, trường có cơ sở vật chất tốt, trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, * Về công tác tuyển sinh Theo ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên được khảo sát, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường phổ thông dân lập, tư thục trên địa bàn TP. Hà Nội dựa vào các yếu tố: Tỉ lệ số học sinh được quy định vào trường công lập; Chỉ tiêu do cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục quy định; Kế hoạch đào tạo của nhà trường; Năng lực giáo dục của nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lí cấp Sở, Phòng, Trường đều cho rằng, các trường NCL chủ yếu lựa chọn yếu tố "Dựa vào tỉ lệ số học sinh được quy định vào trường công lập" để xác định chỉ tiêu tuyển sinh trường phổ thông NCL. Kết quả phỏng vấn một số cán bộ quản lí cũng cho kết quả tương tự. Hầu hết đều cho rằng, trong cơ chế cạnh tranh hiện tại, trường phổ thông NCL trên địa bàn chỉ có thể tuyển sinh được sau khi trường phổ thông công lập đã tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu trường công lập hút học sinh vào nhiều thì trường phổ thông NCL sẽ giảm cơ hội tuyển được đủ học sinh. Đây là một áp lực đối với các trường phổ thông NCL trên địa bàn Thủ đô. Giống với đánh giá của cán bộ quản lí Trường, phần lớn giáo viên cho rằng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường chủ yếu "Dựa vào kế hoạch đào tạo của nhà trường" (có 70,7 % giáo viên lựa chọn tiêu chí này). Bên cạnh đó, tiêu chí "Dựa vào số lượng hồ sơ ứng tuyển" ít được giáo viên lựa chọn. Sở dĩ như vậy vì họ cho rằng việc tuyển sinh vào các trường dân lập, tư thục không phụ thuộc nhiều vào số lượng hồ sơ ứng tuyển của học sinh. Đó chưa phải là căn cứ quan trọng để quyết định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường dân lập, tư thục. Tuy nhiên, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lí và giáo viên cũng như phụ huynh của một số trường phổ thông NCL, có thể rút ra các tiêu chí riêng cho các đối tượng trường khác nhau: - Trường phổ thông NCL “có thương hiệu”: Đây là các trường có cơ sở vật chất tốt, có đội ngũ giáo viên mạnh, có tiêu chí hoạt động phù hợp với đa phần phụ huynh nên việc tuyển sinh dựa vào hai tiêu chí: Dựa vào chỉ tiêu do cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục quy định; Dựa vào kế hoạch đào tạo của nhà trường. - Trường phổ thông NCL “hạng 2”: Là những trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chưa đủ mạnh, chưa tạo được thương hiệu nên việc tuyển sinh còn rất khó khăn. Trương Thị Bích 92 Tiêu chí tuyển sinh thụ động (Dựa vào nhu cầu xã hội; Dựa vào số học sinh không đủ điều kiện vào các trường công lập, chất lượng đầu vào tương đối thấp). Khi được hỏi về chất lượng quy trình tuyển sinh, phần lớn cán bộ quản lí (60%) cho rằng chất lượng quy trình tuyển sinh của các trường phổ thông dân lập, tư thục trên địa bàn Hà Nội ở mức trung bình khá. Trong đó: “Quy trình ra thông báo tuyển sinh” được đánh giá ở mức tốt nhất. Điều này cho thấy ở các trường dân lập, tư thục việc thực hiện ra thông báo tuyển sinh được thực hiện tốt trong toàn bộ quy trình tuyển sinh. Sở dĩ như vậy vì đây giai đoạn đầu tiên, muốn thực hiện tốt quy trình tuyển sinh trước hết phải thực hiện tốt việc thông báo tuyển sinh rộng rãi đến các đối tượng. “Sự công khai trong quá trình tuyển sinh” được đánh giá ở mức kém nhất, có 37,5% cán bộ quản lí đánh giá nội dung này ở mức yếu. Như vậy, có thể thấy ở khía cạnh nào đó việc công khai quá trình tuyển sinh ở các trường dân lập, tư thục chưa được thực hiện tốt. * Về quản lí chương trình giáo dục Kết quả khảo sát về quản lí chương trình giáo dục cho thấy tất cả các trường phổ thông NCL của TP. Hà Nội đều sử dụng chương trình thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số trường vận dụng chủ động và linh hoạt việc thực hiện thí điểm phát triển chương trình nhà trường; tham gia tổ chức dạy học theo chủ đề, tăng hoặc giảm một số tiết học, bài học để phù hợp với mục tiêu chương trình cũng như trình độ học sinh NCL. Tuy nhiên, qua phỏng vấn giáo viên, có một thực tế tại một số trường phổ thông NCL ở Hà Nội hiện nay là: Nhà trường có chủ trương cắt bớt số tiết dạy ở một số môn không thi tốt nghiệp (những năm trước là cả thi đại học) và tập trung, ưu tiên cho các môn chính, quan trọng, có tính chất quyết định trong các kì thi cuối cấp. Các môn thường bị cắt bớt tiết như: Giáo dục công dân, Thể dục, Âm nhạc, Sinh học. Các môn thường được tăng cường bồi dưỡng là: Toán, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ Văn. Hiện tượng này không xảy ra ở cấp tiểu học và ít xảy ra với cấp THCS. Giải thích nguyên nhân cho thực tế này, có thể là do áp lực thành tích, áp lực tài chính (trường có thành tích học sinh đỗ đạt cao hàng năm sẽ dần trở thành trường có thương hiệu, thu hút được lượng học sinh ngày càng đông). *Về quản lí việc thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên phổ thông NCL Đại đa số ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên khi được hỏi đều cho rằng các trường phổ thông dân lập, tư thục ở Hà Nội, thường tổ chức đánh giá chuyên môn cho giáo viên dưới hình thức “sinh hoạt chuyên môn” và “dự giờ”. Sở dĩ như vậy vì đây là hai hình thức phổ biến và được thực hiện thường xuyên ở các trường phổ thông nói chung. Giáo viên các trường phổ thông NCL thường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Sở dĩ như vậy là ở các trường phổ thông NCL, số lượng giáo viên trẻ tương đối cao; số giáo viên thỉnh giảng cũng chiếm tỉ lệ tương đối (số giáo viên này thuộc biên chế của các trường phổ thông công lập; hoặc là giảng viên từ các trường đại học). Vì vậy mà việc vận dụng các phương pháp giáo dục hiện đại vào giảng dạy đối với các thầy cô là không khó. * Về quy trình kiểm tra, đánh giá Các quy trình kiểm tra, đánh giá tại trường dân lập, tư thục ở Hà Nội được cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá ở mức khá cao, đặc biệt là “hệ thống đánh giá nội bộ của trường (tự tiến hành đánh giá chương trình, kiểm toán,)”. Như vậy, theo cán bộ quản lí và giáo viên thì hệ thống đánh giá nội bộ của trường được thực hiện ở mức tốt nhất. Điều đó nói lên rằng hiện nay, tại các trường dân lập, tư thục đã tổ chức việc đánh giá chương trình nhất là công tác tự đánh giá tình hình thu chi tài chính,... trong hoạt động nội bộ của họ ở mức khá cao. Tóm lại, thực trạng quản lí chuyên môn của các trường phổ thông dân lập, tư thục ở Hà Nội hiện nay đã có nhiều mặt khá tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lí của nhà trường. Nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để thực hiện chương trình giáo Một số giải pháp về chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập 93 dục phổ thông mới đạt mục tiêu đặt ra cần phải có những giải pháp hiệu quả trong công tác quản lí chuyên môn của nhà trường. 2.2. Một số giải pháp quản lí chuyên môn đối với trường ngoài công lập ở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.2.1. Quản lí đổi mới công tác tuyển sinh vào lớp đầu cấp Một vấn đề được đặt ra hiện nay là có sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác tuyển sinh, đặc biệt giữa các trường công lập và ngoài công lập. Bởi đây là vấn đề sống còn đối với nhà trường, nhất là các trường NCL. Tình trạng đó dẫn đến nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu trong khi chưa đảm bảo được đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Giải pháp đề xuất nhằm giúp các trường NCL thuận lợi hơn trong công tác tuyển sinh. Công tác tuyển sinh được công khai minh bạch và cân đối giữa khối công lập và ngoài công lập. a) Về công tác truyền thông quảng bá Các nhà trường cần đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh. Quảng bá, tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tượng học sinh và những người có liên quan. Muốn vậy, việc quảng bá, tư vấn phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên, qua việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua việc tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua email. Bởi vì qua các phương tiện thông tin có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác giáo dục và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học sinh và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về giáo dục thì phải có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả. Nhà trường cần thông qua các hoạt động như tiếp thị đến từng gia đình bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, không ngừng quảng bá giới thiệu về trường, về chương trình giáo dục; tìm hiểu thông tin về các trường trong hệ thống giáo dục trên địa bàn để có kế hoạch tiếp thị; Tăng cường hợp tác giao lưu, tổ chức hội thảo để quảng bá về nhà trường, quan hệ tốt với các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư nhằm nắm bắt được nhu cầu, xu hướng giáo dục của cộng đồng và xã hội. Hoàn thiện quản lí nhà nước về tuyển sinh cũng là giải pháp để các trường tự chủ tuyển sinh được người học phù hợp và có số lượng phù hợp với năng lực giáo dục. Cơ quan quản lí nhà nước cần giao toàn bộ công tác tuyển sinh, từ khâu ra đề cho tới xét tuyển cho các trường. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Để đảm bảo chất lượng và công bằng, Nhà nước quy định các tiêu chuẩn đầu vào cơ bản và tối thiểu. Các trường được quyết định các điều kiện tuyển bổ sung về trình độ, kĩ năng, thể lực hay năng khiếu, hình thức tuyển. Điều này giúp các trường thuận lợi hơn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục sau này. Đổi mới cách thức giao chỉ tiêu tuyển sinh: UBND thành phố Hà Nội cần giao cho các trường quyền quyết định chỉ tiêu tuyển dựa trên tín hiệu nhu cầu của cộng đồng dân cư và hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí chung do Bộ và Sở GD&ĐT Hà Nội quy định. Thay vì giao chỉ tiêu theo kế hoạch tập trung như hiện nay, Sở GD và ĐT nên cân nhắc giao cho các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với khả năng đào tạo, nghiên cứu, trang thiết bị, khả năng tài chính của mình và nhu cầu xã hội. Trong trường hợp sử dụng phương thức xét tuyển, các cơ quan quản lí nhà nước cần xây dựng và ban hành khung xét tuyển để căn cứ cho các trường chủ động xây dựng phương án tuyển sinh và thông báo công khai để người học, người dân biết và giám sát. b) Xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển sinh Đội ngũ tuyển sinh của các trường phổ thông NCL của Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng, vì thế cần xây dựng đội ngũ này gồm những đối tượng sau: Trương Thị Bích 94 - Bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh: Bộ phận chuyên trách tuyển sinh đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh của nhà trường. Bộ phận này sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch quảng bá, tư vấn tuyển sinh và hoạt động suốt năm học. - Bộ phận cán bộ, giáo viên: Công tác tuyển sinh là hoạt động của toàn trường, mọi thành viên trong trường phải có trách nhiệm tham gia, để thực hiện được điều này mỗi cán bộ, viên chức trước hết cần phải nhận thức rằng công việc tham gia tuyển sinh của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường vì không có học sinh đồng nghĩa với việc trường sẽ không hoạt động được. Để thực hiện được điều này, nhà trường phải có những biện pháp động viên khích lệ, chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên mỗi hồ sơ khi học sinh do cán bộ, giáo viên vận động đã vào học hoặc khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, các dịp tổng kết,... nhằm tạo nên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ, viên chức trong hoạt động tuyển sinh. - Bộ phận học sinh, cựu học sinh, phụ huynh học sinh, cộng đồng: Huy động lực lượng này tham gia công tác tuyển sinh qua việc động viên các thành phần tích cực quảng bá các chương trình giáo dục và chất lượng giáo dục của nhà trường đến người thân, bạn bè đồng thời có chế độ khen thưởng khi vận động được nhiều người vào học ở trường. Như vậy, công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Để công tác tuyển sinh thật sự có hiệu quả và chất lượng, nhà trường cần phải kết hợp và sử dụng rất nhiều biện pháp để công tác tuyển sinh ngày càng tốt hơn. Các trường cần có cơ chế để tự xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh. Tăng cường hợp tác giao lưu, tổ chức hội thảo để quảng bá về nhà trường. Mặt khác, các trường cũng cần có kế hoạch cải tiến chất lượng dạy và học thông qua xây dựng uy tín và thương hiệu của bản thân nhà trường; kết nối và mở rộng các chương trình liên kết. Đối với cấp quản lí vĩ mô, việc hoàn thiện quản lí nhà nước về tuyển sinh cũng là giải pháp để các trường tự chủ tuyển sinh được người học phù hợp và có số lượng phù hợp với năng lực giáo dục. Nhà nước hoàn thiện cơ chế, giao cho các trường quyền quyết định chỉ tiêu tuyển dựa trên tín hiệu nhu cầu của cộng đồng dân cư và hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí chung do Bộ và Sở GD&ĐT quy định. 2.2.2. Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường Giải pháp nhằm cụ thể hóa chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn cơ sở giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong dạy - học, đáp ứng định hướng phát triển năng lực thực hiện của người học. Vậy nên, việc quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường cần được thực hiện như sau: a) Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên nhà trường về phát triển chương trình nhà trường thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục; lồng ghép nội dung phát triển chương trình nhà trường vào trong hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn; tổ chức các buổi seminar theo chủ đề liên quan đến phát triển chương trình nhà trường. b) Thứ hai, tổ chức các khóa học bồi dưỡng, tập huấn về phát triển chương trình nhà trường Thực hiện rà soát năng lực của giáo viên nhằm tổ chức các khóa học bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên giúp họ có được một hệ thống kiến thức cơ bản về phát triển chương trình nhà trường; giúp đỡ, bồi dưỡng, hỗ trợ cho giáo viên có đủ năng lực để tham gia vào quá trình phát triển chương trình nhà trường cũng như sẽ trực tiếp hiện thực hóa chương trình đó vào thực tiễn. c) Thứ ba, khuyến khích giáo viên nghiên cứu về các vấn đề phát triển chương trình nhà trường Khuyến khích, giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên hoặc một nhóm giáo viên thực hiện các nghiên cứu các vấn đề nảy sinh hoặc liên quan đến phát triển chương trình nhà trường trong quá trình thực Một số giải pháp về chuyên môn đối với các trường phổ thông ngoài công lập 95 hiện hoạt động này. d) Thứ tư, đổi mới sinh hoạt chuyên môn Hiệu trưởng/cán bộ quản phụ trách chuyên môn cần tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn thông qua nghiên cứu bài học, tăng cường các hoạt động dự giờ, thảo luận, rút kinh nghiệm về giáo án, tiết giảng của giáo viên. e) Thứ năm, thực hiện các hoạt động giao lưu, chia sẻ về kinh nghiệm phát triển chương trình nhà trường Tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chương trình nhà trường với các cơ sở giáo dục tham gia thí điểm, với các cơ sở giáo dục không tham gia thí điểm thông qua hình
Tài liệu liên quan