Dự án cải tạo và phục hồi môi trường mỏ đá sét Cúc Đường Xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản thì số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Do đó, tổng số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường mỏ đá sét Cúc Đường là 453.213.116 đồng. Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá sét Cúc Đường có thời hạn khai thác là 49,5 năm nên mức ký quỹ lần đầu bằng 15% số tiền ký quỹ.

doc43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cải tạo và phục hồi môi trường mỏ đá sét Cúc Đường Xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I THUYẾT MINH DỰ ÁN MỞ ĐẦU Mỏ đá sét Cúc Đường đã được khai thác từ năm 1994 theo giấy phép khai thác khoáng sản số 97/QĐ-QLTN ngày 19/3/1994 của Bộ Công Nghiệp cấp cho Công ty Than Nội Địa, là nguồn cung cấp đá sét cho nhà máy Xi măng La Hiên. Hiện nay, nhà máy đang trong quá trình đầu tư nâng công suất theo chủ trương của Tổng công ty Than Việt Nam. Tuy vậy trước đây mỏ mới chỉ được thiết kế cho sản lượng 21.130T/N và phạm vi khai thác đã được cấp hiện nay không cho phép nâng sản lượng khai thác để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy đang được cải tạo, đổi mới công nghệ. Do vậy cần đầu tư cải tạo mở rộng khu mỏ hiện có để có đủ năng lực khai thác đá sét với sản lượng lớn hơn cho Nhà máy xi măng La Hiên. Với sản lượng đá thương phẩm hàng năm của mỏ là 120.000T/N đạt tiêu chuẩn cấp cho sản xuất xi măng có các hàm lượng như: SiO2 =60-70%; Fe2O3 ≥ 6,0%; Al2O3 ≥ 15,0% để cấp cho nhà máy Xi măng La Hiên. Thực hiện luật Bảo vệ Môi trường, năm 1994 mỏ đá sét Cúc Đường đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ đá sét Cúc Đường. Căn cứ Quyết định 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và thông tư số 34/2009/TT-BTNMT quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh tiến hành lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường mở rộng diện tích đối với mỏ đá sét Cúc Đường tại xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Tên dự án Dự án đầu tư khai thác mỏ đá sét Cúc Đường 1.1.2. Chủ dự án Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI - Địa chỉ :  Xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Điện thoại: 0280 3829 154 - Fax : 0280 3829 154 - Đại diện : Ông Lê Quang Bình Chức vụ : Giám đốc. 1.1.3. Hình thức đầu tư  Đầu tư mở rộng mỏ hiện có để có đủ năng lực khai thác đá sét với sản lượng 120.000T/N. 1.2. Cơ sở lập dự án 1.2.1. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật khoáng sản ngày 20/03/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản ngày 14/06/2005; - Luật đầu tư năm 2006 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; - Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; - Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/05/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/QĐ-TTg ngày 28/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 28/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/3/2010 quy định về mức lương tối thiểu chung. - Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. - Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tao, phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản; - Thông tư 34/2009/TT-BTN ngày 31/12/2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây Dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Công văn số 1258/UBND-TNMT ngày 11/08/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Quyết định số: 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Giấy phép khai thác khoáng sản số 97/2004/QĐ-QLTN ngày 19/3/1994 của Bộ Công Nghiệp cấp cho Công Ty than Nội Địa. 1.2.2. Căn cứ kỹ thuật - Văn bản số 157/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định 2279/2006/QĐ- UBND ngày 16/10/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên. - Văn bản số 1820/UBND-XDCB ngày 28/12/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về công bố giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh; - Tài liệu về thiết kế kĩ thuật mỏ đá sét Cúc Đường, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; - Một số tài liệu liên quan khác; 1.2.3. Tổ chức tư vấn lập dự án - Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh - Địa chỉ: Số 444, tổ 22, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0280.2468.999 Fax: 0280.3756.262 - Giám đốc: Trần Mạc Hoài Nam - Email: hieuanhjsc@gmail.com; ceo@hieuanh.com.vn - Website : www.hieuanh.com.vn Bảng 1.1. Danh sách những người tham gia lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường TT Họ và Tên Học vị đào tạo Chức vụ 1 Ngô Thanh Quân Kỹ sư KH môi trường Trưởng phòng kinh doanh 2 Kỹ sư KH môi trường Nhân viên phòng ĐTM 3 Kỹ sư KH môi trường Nhân viên phòng ĐTM 4 Kỹ sư KH môi trường Nhân viên phòng ĐTM 1.3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Vị trí địa lý Mỏ đá sét Cúc Đường nằm bên trái quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn, cách quốc lộ 1B 5km và cách thành phố Thái Nguyên 27km về phía Bắc, với diện tích khai thác là 35,5 ha, khu mỏ có các tọa độ địa lý như sau: 21056’- 21045’ độ vĩ bắc 10056’ - 105048’ độ kinh đông Các hướng tiếp giáp của mỏ sét như sau: - Phía Đông giáp đồi đất - Phía Tây giáp ao, ruộng. - Phía Bắc giáp ruộng lúa. - Phía Nam giáp đồi đất. Má sÐt Cóc §­êng Ruéng lóa Ruéng lóa §åi §åi §åi §­êng ®i ThÇn sa §­êng ®i Cóc §­êng §­êng ®i La Hiªn Hình 1.1. Sơ đồ mỏ đá sét Cúc Đường 1.3.1.2. Địa hình Mỏ đá sét Cúc Đường có địa hình bào mòn xâm thực, độ cao từ 50-130m. Khu mỏ gồm các dải đồi thấp, nhấp nhô, dạng yên ngựa có hướng chạy gần bắc nam, các đồi được phân cắt bởi các thung lũng sâu và suối. 1.3.1.3. Cấu trúc khu mỏ a. Kiến tạo Trong phạm vi khu vực mỏ quan sát thấy một đứt gãy F1 chạy theo hường đông bắc- tây nam là đứt gãy phân chia giữa đá vôi C-Pbs và đá phiến sét T1-2 sh . Đứt gãy nằn ở phía bắc khu mỏ chạy dài khoảng 2,7 km. Đới dăm kết quan sát tại điểm lộ 13;15 (ngoài phạm vi nhỏ). Tại đây thấy đới dăm kết khá rộng. Căn cứ vào sự định hướng của các mảnh dăm ta thấy rõ đứt gẫy hoạt động từ tây sang đông và yếu dần đi. Mặt trượt đứt gẫy nghiêng về phía nam. Cánh trượt bắc được nâng lên xuất lộ đá vôi C-Pbs, cánh trượt nam tụt xuống xuất lộ các tầng Cúc Đường. Đây là đứt gẫy thuận, góc dốc của mặt trượt gần như dốc đứng, đứt gãy này không ảnh hưởng đến quá trình khia thác mỏ. b. Địa chất Mỏ đá sét Cúc Đường thuộc địa tầng T1-2 sh nằm kẹp giữa hai giải đá vôi C-Pbs. Đá phiến sét T1-2 sh phân bố thành một dải hẹp và dài, thế nằm 1400- 1600, góc độ 450 - 700 . Đá bị ép nén phân lớp mỏng có nhiều mặt láng bóng và nếp uốn nhỏ, đá bị biến chất yếu, bao gồm đá phiến sét chưa phong hóa và đá phiến sét đã phong hóa. 1.3.1.4. Điều kiện thủy văn a. Nước mặt Trong khu vực mỏ có hai suối chính chảy qua là suối Cúc Đường và suối Đồng Rong. Lưu lượng của hai suối này thay đổi rõ rệt theo mùa. Ngoài ra xung quanh khu mỏ còn có một số ao hồ cung cấp nước tưới tiêu cho cây màu, lúa cho nhân dân khu vực. Đặc trưng của nước trên mặt ở khu mỏ là trong nước giàu các thành phần bicacbonat can xi. b. Nước ngầm Dựa vào sự khoanh định ranh giới địa chất và khả năng chứa nước của các loại đất đá, gồm các tầng chứa nước như sau: - Tầng chứa nước đệ tứ (Q); - Tầng trầm tích Triat Hệ tầng sông Hiến T1-2sh. - Tầng chứa nước trong trầm tích Cacbon-Pecmi. Hệ thống Bắc Sơn C-Pbs. - Tầng chứa nước trong đá phun trào Ryôlít. 1.3.1.5. Điều kiện khí tượng Khu vực mỏ đá sét Cúc Đường chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. + Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9 với lượng mưa trung bình từ 300 – 400 mm, khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ trung bình từ 25 – 290C, riêng tháng 7 có những ngày nhiệt độ lên tới 390C. + Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau, khí hậu khô kèm theo gió mùa đông bắc làm cho khí hậu trở nên rét, độ ẩm thấp. Lượng mưa trong mùa khô ít, trung bình 100 mm. Nhiệt độ trung bình từ 13 – 150C. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 230C - 240C. Nhiệt độ cao nhất của tháng nóng nhất là 28,80C (tháng 6). Nhiệt độ thấp nhất của tháng lạnh nhất là 15,70 (tháng 1). Độ ẩm không khí + Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí : 82% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất tháng ( tháng 4) : 96% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) : 78,8% Lượng mưa + Số ngày mưa trung bình năm : 142 ngày/năm + Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 8) : 433 mm + Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 1) : 22 mm + Lượng mưa trung bình năm : 2.000 - 2.500 mm + Cường độ mưa trung bình : 150 mm/h Tốc độ gió và hướng gió Vì nằm trong nội địa vùng Đông Bắc nên khu vực hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Còn gió mùa đông bắc đợt nào mạnh nhất thổi qua thì sức gió cũng chỉ tới cấp 3 – 4. Nhưng thời kỳ giao tiếp đổi mùa (mùa thu, nhất là mùa xuân) hay xuất hiện lốc, giông tố địa phương với tốc độ gió lên tới cấp 8 – 9 gây hậu quả nghiêm trọng. + Tốc độ gió trung bình năm : 1,9 m/s. + Tốc độ gió lớn nhất : 24 m/s Nắng và bức xạ - Số giờ nắng trung bình cả năm : 1588 giờ - Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng : 187 giờ - Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng : 46 giờ - Bức xạ trung bình năm : 122 kcal/cm2/năm. Các hiện tượng thiên nhiên bất thường Trong khu vực thực hiện dự án có các dạng thời tiết đặc biệt như: gió mùa Đông Bắc, sương muối, nồm, mây mù. Trong thời gian gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận các đợt nắng lên tới 40oC và các đợt lạnh kỷ lục năm 2008 nhiệt độ xuống đến 9oC. Tuy nhiên đây chỉ là những biểu hiện của sự biến đổi khí hậu chung trên thế giới. Tại khu vực thực hiện dự án hầu như không có các hiện tượng bất thường như bão lụt với cường độ lớn xảy ra. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Kinh tế Xã Cúc Đường là một trong những xã thuộc diện khó khăn của huyện Võ Nhai. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân trong yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi. Bình quân lương thực đầu người là 300kg/năm. Ngoài ra còn có một số hộ gia đình kinh doanh nhỏ sống hai bên tuyến đường Quốc lộ 1B. Nhìn chung nền kinh tế nơi đây mang tính chất kinh tế làng bản sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp là chính. Trong vùng chưa có các cơ sở công nghiệp lớn. Duy nhất ở ngoại vi vùng thăm dò có Công ty cổ phần xi măng La Hiên và xí nghiệp khai thác quặng kẽm – chì mỏ Lang Hít (Thuộc Công ty TNHH NN một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên). Các cơ sở này cách vùng thăm dò khoảng 15 - 20km. 1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng - Giao thông: Tuyến đường liên xã (Cúc đường-La Hiên) từ mỏ ra quốc lộ 1B rộng 4,5 m được giải nhựa, đảm bảo chất lượng cho hoạt động giao thông khu mỏ.ngoài ra còn các tuyến đường giao thông liên xã, liên xóm đang được làm mới và nâng cấp. - Điện: Hiện nay 100% tổng số dân trong toàn xã đã đã được sử dụng điện lưới quốc gia, đời sống văn hóa tinh thần của người dân đã được nâng cao. - Giáo dục: Trong xã đã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với số lượng lớp, học sinh tăng đều, đến nay đã không còn tình trạng thiếu giáo viên, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%. - Y tế: Các cơ sở y tế đang được nâng cấp trang thiết bị để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân địa phương, đội ngũ cán bộ y tế đã được đào tạo nâng cao chuyên môn. Các trang thiết bị y tế thông thường bao gồm: Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, phanh, máy hút đờm, bộ tiểu phẫu, bộ đỡ đẻ, thùng lọc nước, nồi hấp tiệt trùng,.. - Nước: Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khơi. 1.3.2.3. Xã hội a. Dân cư - Dân số trong vùng đa phần là người Tày, Dao, một ít người H'mông và Kinh. - Các dân tộc thường sống tập trung thành làng, bản nhỏ dọc theo các thung lũng, sống chủ yếu bằng nghề nông - lâm nghiệp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. b. Văn hoá - lịch sử Tại khu vực dự án mỏ sét và xung quanh hiện không có công trình văn hóa lịch sử, du lịch nào trong diện tích nhà nước quản lý và bảo vệ. tuy nhiên trong các xã lân cận của xã Cúc Đường có khá nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa du lịch như: xã Tràng Xá có khu di tích lịch sử nơi Bác Hồ về thăm, xã Cần Sa có khu khảo cổ học Cần Sa, cách thị trấn Đình Cả 7km có Hang Phượng Hoàng-Suối Mỏ Gà, tương lai sẽ làkhu di tích lịch sử lý tưởng được nhiwwuf du khách biết đến. Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các tổ chức đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi, Đoàn Thanh niên, …kết hợp đưa ra những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 2.1. Đặc điểm khu vực khai thác Mỏ đá sét Cúc Đường thuộc địa phận xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Mỏ nằm cạnh đường liên huyện cách chợ La Hiên khoảng 4km về bên trái theo hướng đi Lạng Sơn. Tọa độ khu mỏ theo bản đồ tỷ lệ 1:500 do xí nghiệp khảo sát và thiết kế và dịch vụ Công ty than nội địa được xác định như sau: X: 596.550_ 596.750 Y: 400.250_ 400.450 2.1.1. Đặc điểm về địa hình, địa mạo Xung quanh khu vực mỏ đá sét gồm các dải đồi thấp, nhấp nhô, dạng yên ngựa có hướng chạy gần bắc nam, trong khu mỏ có suối Cúc Đường và suối Đồng Rong đều bắt nguồn từ các thung lũng ở trung tâm mỏ khu vực khai thác nên có có dạng địa hình xâm thực, bào mòn. 2.1.2. Đặc điểm về địa chất, địa chất công trình 2.1.2.1. Đặc điểm về địa chất - Địa chất mỏ đá sét Cúc Đường thuộc địa tầng T1-2 sh nằm kẹp giữa hai giải đá vôi C-Pbs. Đá phiến sét T1-2 sh phân bố thành một dải hẹp và dài, thế nằm 1400- 1600, góc độ 450 - 700 . Đá bị ép nén phân lớp mỏng có nhiều mặt láng bóng và nếp uốn nhỏ, đá bị biến chất yếu, bao gồm đá phiến sét chưa phong hóa và đá phiến sét đã phong hóa. 2.1.2.2. Đặc điểm về địa tầng Địa tầng của khu vực khai thác bao gồm a. Đá phiến sét chưa phong hóa Đây là đá phiến sét nằm không chỉnh hợp, địa tầng trên mặt bào mòn đá vôi C-Pbs và nằm đươi đới phong hóa. Đá có màu xám đen rắn chắc, vết vỡ dạng vỏ trai sắc cạnh. Trong đa thường có như can xít màu trắng xuyên cắt. Thành phần khoáng vật gồm: sét xê ri xít 85-90%, thạch anh 3-4%, vật chất hữu cơ 5-10%. Thành phần hóa học của đá sét dưới dạng các ô xít được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.1. Thành phần hóa học của đá sét dưới dạng các ô xít SiO2 Al2O3 Fe2O3 MKN Cao nhất % 67,50 19,50 8,36 6,5 Thấp nhất % 60,45 15,30 5,05 4.30 Trung bình % 63,30 17,20 7,20 5,12 b. Đá phiến sét phong hóa Là lớp đá nằm dưới đất phủ, trong đới phong hóa, chiều dày trung bình 17,5m. Đá có màu vàng, phớt nâu, xám trắng, tay bóp mịn, ngâm nước dẻo. Đá bị ép nén phân lớp mỏng, thành phần tương tự như đá phiến sét chưa phong hóa. Thành phần hóa học của đá sét dưới dạng ô xít được trình bày trong bảng sau Bảng 2.2. Thành phần hóa học của đá sét dưới dạng các ô xít SiO2 Al2O3 Fe2O3 MKN Cao nhất % 68,40 18,12 8,29 5,39 Thấp nhất % 66,38 14,90 3,97 4.33 Trung bình % 67,90 16,39 6,18 4,85 Nhìn chung đá phiến sét có thành phần thạch học đồng nhất, thành phần hóa học ổn định chiều dày theo hướng cắm ít biến đổi, theo đường phương kém ổn định thường bị phân cắt bào mòn. Trong tầng đá phiến sét thường xen kẹp những lớp cát kết, bột kết có chiều dày 0,5-4m cát kết phân bố thành rải kéo dài ở phía đông nam, và những rải nhỏ rải rác trong khu mỏ. Cát kết có màu xám trắng vàng, phớt nân phong hóa yếu. Thành phần chủ yếu là thạch anh, penpat xi măng gắn kết là sét ôxit sắt và một số khoáng vật khác. 2.1.2.3. Đặc điểm địa chất công trình Mỏ chịu ảnh hưởng của đứt gãy F1 làm cho nham thạch bị uốn lượn dạng hình sin có góc từ 700-800; phần đầu lộ ra đá phiến sét bị phong hóa làm cho đá mềm và bở. Mỏ đá sét Cúc Đường thường gặp các loại đá sét như sau: - Trầm đệ tứ: (Q): Phủ trực tiếp lên quặng, mỏng ở đỉnh và dày ở thung lũng. - Tầng trầm tích Triat sớm giữa sông Hiến T1-2sh; tầng trầm tích T1-2 sh bao gồm đá phiến sét nằm sen kẽ các lớp cát kết dạng thấu kính, do quá trình phong hóa làm cho tính chất cơ lý bị thay đổi .Mức độ phong hóa giảm dần theo chiều sâu. - Tầng trầm tích Cac bon-Pecmi. - Tầng C-Pbs chủ yếu là đá vôi dạng khối trên các dãy núi cao trung bình 100 - 260m. 2.1.2.4. Thành phần thạch học, thành phần khoáng học a. Thành phần thạch học Thành phần thạch học của đá sét Cúc Đường chủ yếu là sét-xêrixit (85-90)% thạch anh (3-5)%, vật chất hữu cơ (3-5)% ngoài ra còn có một số ít micaclorit. b. Thành phần khoáng học thành phần khoáng học bao gồn: SiO2 : 65,5%; Al2O3: 17,1%; Fe2O3: 6,18 %, MKN: 6,2%; còn các thành phần khác có hàm lượng rất nhỏ. Môdun silicat và môdun alummin nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả phân tích hóa thành phần đá sét được được trình bày trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Kết quả phân tích hóa thành phần đá sét N0 Số hiệu mẫu SiO2 % Al2O3 % Fe2O3 % MKN, % TiO2, % CaO, % MgO, % H2O, % Na2O, P2O5, SO3, % Cl, % MnO, % 1 3007 64,70 17,17 5,42 5,18 0,67 1,19 0,75 3,27 0,10 0,00 0,00 0,0008 0,00 2 3022 64,06 16,55 5,94 5,67 0,47 0,84 0,95 2,98 0,10 0,00 0,00 0,003 0,00 3 3025 65,7 15,03 8,0 5,17 0,63 1,40 0,70 3,00 0,07 “ 0,00 0,115 “ 4 3027 63,08 17,48 7,82 5,94 0,60 1.12 0,70 3,00 0,08 Vết 0,00 0,198 0,025 5 3037 63,08 17,49 6,14 5,29 0,62 1,26 1,50 2,98 0,14 0,01 0,10 0,02 0,04 6 3040 61,10 15,9 7,01 5,09 0,63 1,40 0,80 2,80 0,10 0,01 0,15 0,02 0,02 7 3053 68,22 17,00 8,60 5,60 0,50 1,20 0,50 3,40 0,08 0,01 0,14 0,03 0,02 8 3056 66,72 16,20 6,38 4,20 0,64 1,40 0,80 3,03 0,09 0,01 0,01 0,04 0,02 9 3060 63,04 18,12 7,49 5,18 0,40 1,33 0,09 2,64 0,43 Vết Vết 0,001 0,08 10 3062 72,32 14,39 4,30 3,45 0,50 1,60 0,80 2,10 0,35 Vết Vết 0,001 0,004 Trung bình 65,9 16,53 6,71 5,12 0,56 1,27 0,76 2,92 0,15 0,00 0,05 0,42 0,014 2.1.2.5. Trữ lượng Khu vực mỏ nghiên cứu liên quan đến 9 khối trữ lượng gồm các khối 6-B ;4-B ; 5 Cl ;2-Cl ; 7-B ; 9-B ;10-C1 ; 11-B ; 13-B Tổng trữ lượng đá sét trong biên giới khai trường của Mỏ đá sét Cúc Đường là : 6.492,35 Ng.T Kết quả tính trữ lượng mỏ đá sét Cúc Đường được trình bày theo b
Tài liệu liên quan