Bất kỳ một nền văn minh nào từng tham chiến cũng có mục
chế tạo áo giáo, cầu kỳ hay đơn giản khác nhau, trong đó có
nhiều nền văn minh, áo giáp trở thành một phong cách thời
trang, đánh giấu mức độ phát triển về công nghệ, kỹ thuật
chiến tranh và quan niệm thẩm mỹ.
10 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghi chép về áo giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ghi chép về áo giáp
Bất kỳ một nền văn minh nào từng tham chiến cũng có mục
chế tạo áo giáo, cầu kỳ hay đơn giản khác nhau, trong đó có
nhiều nền văn minh, áo giáp trở thành một phong cách thời
trang, đánh giấu mức độ phát triển về công nghệ, kỹ thuật
chiến tranh và quan niệm thẩm mỹ.
Trong chiến tranh bộ binh với các vũ khí sát thương gươm
đao cá nhân xưa, áo giáp là phần không thể thiếu nhằm bảo
vệ tướng lĩnh và binh sĩ khi giao chiến đa diện trên chiến
trận. Bất kỳ một nền văn minh nào từng tham chiến cũng có
mục chế tạo áo giáp, cầu kỳ hay đơn giản khác nhau, trong
đó có nhiều nền văn minh, áo giáp trở thành một phong cách
thời trang, đánh dấu mức độ phát triển về công nghệ, kỹ thuật
chiến tranh và quan niệm thẩm mỹ với những thứ nặng nề và
che chắn cho con người khỏi tên rơi đạn lạc. Áo giáp của
người Hy Lạp - La Mã, áo giáp Trung Hoa, áo giáp châu Âu
thời Trung cổ đều có xu hướng kết hợp sự bảo vệ và phong
cách thời trang nhất định.
Vòng chân, đồ đồng Đông Sơn, hiện vật Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam, ảnh Nguyễn Anh Tuấn
Một đất nước có nhiều cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh
chống xâm lược phương Bắc, như Việt Nam tất yếu khoa
binh khí và võ nghệ phải phát triển, trong đó có áo giáp bộ
binh, tuy nhiên cho đến nay chúng ta rất khó tìm thấy một bộ
áo giáp phong kiến nguyên vẹn. Khi những đoàn làm phim
muốn thực hiện những bộ phim lịch sử phần lớn họ phải sang
Trung Hoa mua, mượn và không tránh khỏi những ảnh
hưởng do không biết thực sự áo giáp Việt Nam như thế nào.
Một vài thiết kế khác vẽ từ các pho tượng võ sĩ trong lăng mộ
và đền chùa, thì phần lớn đều giống áo giáp thời Tống ở
Trung Hoa và thực ra mang tính tượng trưng hơn là một thiết
kế thực dụng. Khi nghiên cứu về áo giáp, người ta thấy có ba
phần: áo giáp thực chiến, áo giáp trong tượng cổ, áo giáp
trong biểu diễn sân khấu cổ (tuồng, Kinh kịch), ba phần này
có giá trị tham khảo vì có nghiên cứu từ áo giáp thật, nhưng
áo giáp trong hai phần sau cách điệu và thẩm mỹ hóa lên rất
nhiều so với sự thực.
Trong những nghiên cứu của người Pháp về văn hóa Mường
có nhắc đến những bộ áo giáp mây, tức là áo giáp làm bằng
mây của người bản xứ. Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng Tam
Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có nhiều hồi dài nói về
Khổng Minh bình Mạnh Hoạch (Thất cầm Mạnh Hoạch -
Bảy lần bắt Mạnh Hoạch), trong khoảng giữa thế kỷ 3, sau
Công nguyên, một thủ lĩnh phương Nam, gọi là Nam Man,
trong đó có nhắc đến quân Khổng Minh từng giao chiến và
ban đầu thất bại trước quân giáp mây, một bộ tộc ra giúp
quân Mạnh Hoạch. Loại giáp này trong khảo sát của các
nghiên cứu Trung Hoa về áo giáp có nói đến và vẽ hình nom
khá cứng nhắc, nhưng cũng đầy đủ các bộ phận mũ, áo thân
che bắp tay, che hai đùi, bụng dưới và khiên cầm tay. Áo
giáp mây chỉ có thể đốt cháy, chứ gần như không bị đâm
thủng, chém thì chả ăn thua gì, và tên bắn cũng không xuyên.
Trong tiểu thuyết trên, Khổng Minh dùng kế lừa quân giáp
mây tập trung vào một hang động và phóng hỏa, giáp mây
cháy hết. Tiểu thuyết đó cũng nói đến khi làm giáp mây,
người ta ngâm tẩm các sợi mây vào dầu, nên chúng rất dai
chắc, đan ken thành áo giáp trở nên chắc chắn khó đâm
xuyên, chặt đứt, khi qua sông quân lính ngồi trên giáp mây,
lấy vũ khí làm mái chèo, bơi nổi như thuyền, nhưng nhược
điểm không chịu được lửa. Nhưng vận động cơ thể trong giáp
mây khá khó khăn, do vật liệu này cứng, các khớp nối không
linh hoạt như giáp da và giáp móc sắt. Cũng theo mô tả trong
tiểu thuyết thì vùng Nam Man đó chính là phía Bắc Việt Nam
và quân của Phục Ba Mã Viện từng trèo núi qua đây khi tiến
vào Giao Châu đánh quân của Hai Bà Trưng. Trong quân đội
phong kiến Đại Việt sau này không nhắc đến việc dùng giáp
mây, nhưng khiên mây thì có và xuất hiện trên hình vẽ sớm
các thạp gốm Lý Trần, khiên mây nhẹ và che chắn tên, giáo
tốt hơn khiên gỗ. Quân Đại Việt tay cầm khiên, tay cầm giáo
ngắn, hoặc mã tấu.
Vòng tay, đồ đồng Đông Sơn, hiện vật Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam, ảnh Nguyễn Anh Tuấn
Áo giáp và binh khí Đông Sơn trong các di chỉ khảo cổ lại
tương đối đầy đủ, dù thời đại này cách đây khá xa, ít nhất từ
3.000 năm đến 2.500 năm. Tuy nhiên người Đông Sơn theo
những hiện vật để lại chỉ có một miếng giáp ngực, gọi là hộ
tâm kính theo khái niệm Hán, thắt lưng, vòng lớn đeo cổ
chân và cổ tay, cũng vừa bảo vệ vừa tấn công được. Chúng ta
hình dung một chiến binh Đông Sơn, đầu cắm lông chim, xõa
tóc, mình trần, xăm trổ các hình giao long đầy mình, tay và
chân lồng đeo các vòng lớn và dài đến 15 phân với nhiều lục
lạc gắn theo các vòng, ngực đeo miếng giáp hình chữ nhật có
khắc hình con thuyền, thắt lưng giắt dao găm và kiếm ngắn,
tay cầm giáo và khiên mây, nom cũng ngoạn mục. Áo giáp
ngực Đông Sơn khá nhỏ, chừng 30 - 35 phân ngang, 20 phân
cao, có vòng lỗ phía trên để lồng dây đeo từ cổ và buộc hai
dây dưới ra phía sau lưng, nó có thể che được vùng ngực và
tim của chiến binh. Các vòng tay và chân làm bằng các vòng
đồng hoặc đúc liền hoặc thành từng vòng rời gắn vào với
nhau liên tục, vừa dùng cổ tay đỡ vũ khí, như dao găm, kiếm
chém và nếu đập cổ tay vào mặt đối phương cũng là đòn
giáng rất nặng. Trang bị áo giáp Đông Sơn rất gọn nhẹ, đẹp
mắt, biểu lộ vẻ đẹp cơ thể của các chiến binh, dù giáp đó
không che kín hoàn toàn được cơ thể, nhưng đây là loại thời
trang có phong cách hẳn hoi của thời đại trống đồng.
Một đất nước có nhiều các cuộc chiến tranh, nhất là chiến
tranh chống xâm lược phương Bắc, như Việt Nam, tất yếu
khoa binh khí và võ nghệ phát triển. Nhưng đến nay rất khó
tìm thấy một bộ áo giáp phong kiến nguyên vẹn. Khi làm
phim lịch sử, hầu hết các đoàn làm phim phải sang Trung
Quốc mua, mượn.