Tóm tắt
Vùng đất Đàng Trong (Cochinchina) do các chúa Nguyễn mở mang khai phá trong hơn hai thế kỉ đã
không ngừng phát triển, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng. Sự nhanh nhậy của các
chúa Nguyễn trong cách thức ứng xử với những biến đổi của tình hình khu vực, trong sử dụng và tận
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên – trong đó có tài nguyên biển, đảo để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát
triển là yếu tố then chốt đem đến thành công cho chính quyền họ Nguyễn trong sự nghiệp cát cứ và phát
triển vùng đất phía Nam. Bài viết phân tích những giá trị của tài nguyên biển, đảo đối với sự phát triển
của kinh tế Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của tài nguyên biển, đảo trong sự phát triển kinh tế Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015
18
Giá trị của tài nguyên biển, đảo trong sự phát triển
kinh tế Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII
Marine resources for economical development of
the Dang Trong from XVI –XVIII centuries
TS. Trần Thị Thái Hà
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Tran Thi Thai Ha
Sai Gon University
Tóm tắt
Vùng đất Đàng Trong (Cochinchina) do các chúa Nguyễn mở mang khai phá trong hơn hai thế kỉ đã
không ngừng phát triển, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng. Sự nhanh nhậy của các
chúa Nguyễn trong cách thức ứng xử với những biến đổi của tình hình khu vực, trong sử dụng và tận
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên – trong đó có tài nguyên biển, đảo để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát
triển là yếu tố then chốt đem đến thành công cho chính quyền họ Nguyễn trong sự nghiệp cát cứ và phát
triển vùng đất phía Nam. Bài viết phân tích những giá trị của tài nguyên biển, đảo đối với sự phát triển
của kinh tế Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII.
Từ khóa: Đàng Trong, tài nguyên biển, cảng thị, hàng hóa, đô thị Hội An, cửa biển, yến sào,
buôn bán
Abstract
The Dang Trong (Cochinchina) explored and expanded by the Nguyen lords for more than two centuries
has not stopped growing, especially in the field of economy, politics, and defense. The prompt and
sensible of the Nguyen Lords in dealing with the change of the regional situation, the use and utilize
natural resources - including maritime resources, to promote commodity economy development is a key
factor to bring success to the Nguyễn Dynasty in lording over the southern lands. Based on these
sources, the article analyzes the value of maritime resources for economic development Cochinchina in
centuries XVI - XVIII.
Keywords: Dang Trong, Cochinchina, maritime resources, port, commodities, Hoi An urban, seaport,
nests and trade
1. Đặt vấn đề
Đàng Trong là vùng đất phương Nam,
do các vị chúa Nguyễn, khởi đầu từ
Nguyễn Hoàng mở mang, khai phá và phát
triển. Tồn tại hơn 2 thế kỉ, với 9 đời chúa
trị vì, trong suốt thời gian đó, các chúa
Nguyễn đã thi hành hàng loạt các chính
sách phát triển kinh tế năng động, tích cực,
hiệu quả. Nhờ vậy, Đàng Trong đã phát
triển nhanh chóng, xây dựng được chính
quyền tự chủ vững vàng, bảo vệ độc lập
dân tộc đồng thời giữ được thế chủ động
19
trong quan hệ đối ngoại với các nước trong
khu vực và phương Tây.
Có thể nói rằng, một trong những điều
làm nên thành công của các chúa Nguyễn
trong công cuộc cai trị vùng đất phía Nam
là đã sớm nhận ra tiềm năng và lợi thế của
tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Đất, biển,
trời là không gian lưu giữ, sinh tồn của
nhiều nguồn lợi kinh tế lớn cả về trữ lượng
và giá trị. Sự cởi mở và nhậy bén trong tư
duy là nhân tố quan trọng khiến các chúa
Nguyễn có thể khai thác và tận dụng được
nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn này để
đẩy nhanh quá trình đột khởi, hưng thịnh
cho kinh tế Đàng Trong vào các thế kỉ XVI
– XVIII, góp phần củng cố vững chắc cơ
đồ thống trị của dòng họ.
2. Những hoạt động khai thác
tài nguyên biển đảo phát triển các ngành
kinh tế Đàng Trong thế kỷ XVI-XVIII
Việt Nam có đường bờ biển dài
3260km, tính trung bình cứ vào khoảng
100km
2
lại có 1km bờ biển. Không những
thế, Việt Nam còn có hải phận và vùng khai
thác kinh tế biển là 200 hải lí, tương ứng
với chiều rộng của thềm lục địa ở đáy biển,
đến độ sâu 200m. Hàng loạt các đảo và
quần đảo gần bờ, xa bờ hay ở giữa biển
Đông đều nối với đất liền thông qua thềm
lục địa. Một vùng biển giàu tiềm năng như
vậy cho phép đất nước ta phát triển tổng
hợp kinh tế biển với các ngành du lịch, giao
thông vận tải, đánh bắt và khai thác thủy
sản Từ thế kỉ XVI – XVII, khu vực đồng
bằng sông Hồng đã không còn là trung tâm
kinh tế duy nhất của đất nước. Một vùng
kinh tế trù phú, đầy triển vọng đã hình
thành ở khu vực miền Trung ngày nay với
sự đa dạng về ngành nghề, trong đó nổi lên
vai trò của những hoạt động khai thác
nguồn tài nguyên từ biển, đảo. Cụ thể:
Thứ nhất, Giao thông và thương mại:
Đàng Trong có đường bờ biển dài,
khúc khuỷu với nhiều mũi, vũng, vịnh và
bán đảo; có nhiều cửa sông, tạo thành các
vịnh sâu và kín gió. Dọc theo bờ biển, thư
tịch cổ cho biết có hàng loạt các cửa biển,
là tuyến đường giao thông, trao đổi buôn
bán chủ yếu của thời đó giữa miền duyên
hải với miền núi; giữa miền biển, hải đảo
với lục địa. Theo ghi chép của nhà sư
Thích Đại Sán từng đến Đàng Trong thời
kì này cho biết, cho đến cuối thế kỉ XVII,
giao thông ở Đàng Trong chủ yếu sử dụng
đường biển do điều kiện địa hình bị kẹp
giữa núi và biển: “các phủ đều không có
đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một
cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này sang phủ
khác tất do đường biển” (9;230).
Cho đến thế kỉ XIX, tác giả của Lịch
triều hiến chương loại chí vẫn có những
cảm nhận như vậy: “đất này (phủ Gia Định
- tg) nhiều khe suối, đường thủy như mắc
cửi, không thể đi đường bộ được. Người
giàu chở thuyền lớn, người thường chở
thuyền nhỏ để đi ra các vụng biển” (3;202).
Có thể kể tên các cửa biển lớn như Cửa
Việt, Cửa Tư Dung, Cửa Eo mà vị trí của
nó, như Phan Huy Chú mô tả: “đất này tiếp
liền các dân Man, trao đổi hàng hóa, nguồn
lợi và sản vật thường được thừa thãi”
(3;189). Đó còn là các cửa như Bố Chính,
Di Luân, Nhật Lệ, Minh Linh, Thuận An,
Tư Hiền, Điện Dương, Tam Thanh, Sa
Huỳnh, Cu Đê, Đà Nẵng, Đại Chiêm, Đại
Áp thuộc xứ Quảng Nam Trong số này,
có những cửa biển do vị trí xung yếu của
nó mà chính quyền chúa Nguyễn rồi sau là
nhà Nguyễn thời Gia Long đều đặt đồn bảo
tại đây để phòng giữ, canh gác như cửa
Minh Linh, Đại Chiêm, Đại Áp, Đà Nẵng
(8;435-437). Như vậy, rõ ràng các cửa biển
là điểm đầu – cuối của tuyến thủy trình từ
biển vào lục địa, đảm trách vai trò cầu nối
giao thương, giao thông giữa vùng biển,
ven biển với miền thượng du và ngược lại.
Bên cạnh đó, các cửa biển này do vị trí của
mình mà còn có ý nghĩa vô cùng quan
20
trọng về mặt an ninh quốc phòng, bảo vệ
vùng biển cũng như ngăn ngừa bất kì sự
xâm nhập nào vào đất liền từ phía biển.
Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn có các
vịnh nước sâu như vịnh Đà Nẵng, vịnh
Dung Quất, vịnh Nước Ngọt hay vịnh Quy
Nhơn, thuận lợi cho việc hình thành các
đô thị cảng ven biển - nơi diễn ra các hội
chợ, các thương vụ với thương nhân nước
ngoài hay thương nhân đến từ nhiều địa
phương lân cận, đồng thời ghi dấu sự nhộn
nhịp vào ra của tàu thuyền buôn bán, vận
tải. Đặc biệt, vùng biển này có các cảng
nước sâu, do đó mà có thể đón các tàu
thuyền ngoại quốc có trọng tải lớn, trên hải
trình quốc tế từ Ấn Độ Dương lên bắc Thái
Bình Dương, từ bán đảo Đông Dương đến
các quần đảo của châu Đại Dương vào neo
đậu. Có thể nói, các cảng thị của Đàng
Trong ở vị trí khống chế một ngã tư đường
biển trọng yếu. Trong thời đại mà quan hệ
hải thương phát triển sôi động từ sau các
cuộc phát kiến địa lí lớn thì vị trí này lại
càng có giá trị đặc biệt. Bên cạnh các bạn
hàng truyền thống thì sang giai đoạn thế kỉ
XVI – XVIII, trong nền ngoại thương của
Đại Việt ở khu vực phía nam đã xuất hiện
thêm nhiều nhân tố mới.
Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn cho
biết, vào thế kỉ XVII – XVIII, các cảng của
Đàng Trong luôn là điểm đến của các
thuyền buôn từ Trung Quốc, Nhật Bản,
Xiêm La, Lữ Tống (Luzon), Cựu Cảng
(Phillipin), Mã Cao (Bồ Đào Nha), Hà Lan
Các tàu, thuyền buôn quốc tế không chỉ
đến thu mua hàng hóa mà còn đem theo
nhiều thương phẩm đáp ứng nhu cầu của
thị trường Đàng Trong và toàn khu vực nói
chung (4;291). Số thương thuyền của Nhật
Bản đến buôn bán với Đàng Trong vào đầu
thế kỉ XVII thậm chí còn vượt xa số
thương thuyền tới buôn bán với Xiêm và
Cao Miên. Vương quốc của họ Nguyễn
được đặt ở đầu danh sách các nước ở lục
địa Đông Nam châu Á có quan hệ thương
mại với Nhật Bản (5;85). Không những
thế, sự thịnh đạt của hệ thống thương cảng
Đàng Trong còn có sức hấp dẫn lớn, thu
hút nhiều dòng thiên di và cư dân khu vực
mang hàng hóa đến các cảng thị để trao
đổi, buôn bán. Điều này có thể thấy rất rõ
qua sự hiện diện của đông đảo cộng đồng
người Hoa và người Nhật ở đô thị Hội An.
Các thương nhân, giáo sĩ phương Tây
có dịp đi qua hay đến Đàng Trong thời kì
này có nhiều ghi chép và đưa ra những
nhận xét khách quan về hệ thống cảng thị
ven biển thuộc vương quốc các chúa
Nguyễn. Trong ghi chép của họ thì Đàng
Trong là một vùng đất giàu có, trù phú với
rất nhiều sản vật quý hiếm. Do nằm ở trung
điểm của một trong những tuyến chính của
hệ thống giao thương châu Á nên các
thương cảng nổi tiếng ở Đàng Trong thời
kì này như Thanh Hà (Huế), Hội An
(Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định) đều
có vị trí quan trọng.
Giáo sĩ người Ý là C. Borri, đến Đàng
Trong năm 1618 – 1621 cho biết: vùng
duyên hải Đàng Trong “chỉ trong khoảng
hơn 100 dặm một chút mà người ta đếm
được hơn 60 hải cảng, tất cả đều thuận tiện
để cập bến và lên đất liền. Là vì ở ven bờ
có rất nhiều nhánh biển lớn. Hải cảng đẹp
nhất, nơi tất cả những người ngoại quốc
đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh
tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng
Nam” (2;91).
Tại cảng thị Hội An, theo mô tả của
C. Borri là nơi tập trung nhiều thương lái
nước ngoài, trong đó, “người Tàu và người
Nhật là những người làm thương mại chính
yếu ở xứ Đàng Trong tại một chợ phiên
họp hàng năm ở một hải cảng và kéo dài
tới chừng bốn tháng. Người Nhật chở trên
thuyền của họ lượng hàng giá trị bằng bốn
hay năm triệu bạc, còn người Tàu chở
trong tàu họ gọi là “somes” (thuyền mành)
21
rất nhiều thứ lụa mịn và nhiều thứ hàng
hóa khác của xứ họ. Chúa thu được lợi
nhuận lớn trong việc buôn bán này bằng
thuế hàng hóa và thuế hải khẩu ngài đặt ra
và cả nước đều kiếm được nhiều mối lợi
không thể tính hết (2;90).
Đại Nam nhất thống chí chép rõ:
“Chợ Hội An tục gọi là phố Hội An, phía
Nam gần sông Cái, trên bờ hai bên phố
ngói liên tiếp chừng 2 dặm, bến sông
thuyền ghe tấp nập đi lại như mắc cửi, có
nhiều khách buôn người Thanh trú ngụ,
buôn bán hàng hóa phương Bắc, có đình,
chợ và hội quán, buôn bán tấp nập, làm nơi
đô hội lớn xưa nay. Lại ở phía Nam sông là
đầm Trà Nhiêu, chỗ thuyền buôn các nước
dừng đậu”(8;439).
Như vậy, trên thực tế, hệ thống cảng
thị ven biển của Đàng Trong, mà đặc biệt
là Hội An đã trở thành nơi điều phối, trung
chuyển hàng hóa của hệ thống giao thương
khu vực Đông Á. Cùng với các chợ địa
phương (như chợ Thế Lại huyện Kim Trà,
chợ Đại Phúc huyện Lệ Thủy, Chợ Thuận
huyện Vũ Xương và Hải Lăng, chợ Đan
Lương huyện Đan Điền), các thành - với
vai trò là trung tâm hành chính, chính trị,
quân sự của vùng (như thành Ninh Viễn,
thành Hóa, thành Thuận)(1;91-92), các
làng nghề vùng ven đô thì các đô thị cảng ở
Đàng Trong thời kì này đã tạo thành một
mạng lưới sản xuất, phân phối, lưu thông,
buôn bán với thị trường trong nước và
nước ngoài mà trung tâm quan trọng nhất
là đô thị cảng Hội An. Hội An thực sự là
biểu đạt rõ rệt nhất cho sức mạnh kinh tế
của chính quyền Đàng Trong ở cả hai lĩnh
vực: ngoại thương và nội thương (7;15).
Có thể thấy rõ một thực tế, đó là chính
thương nghiệp mà đặc biệt là ngoại thương
qua đường biển đã làm cho Đàng Trong chỉ
trong vòng ít thập niên trở nên giàu có và
đủ mạnh để có thể duy trì được sự độc lập
của mình đối với phía Bắc và mở rộng về
phía Nam. Không có thương mại, Đàng
Trong khó có thể tồn tại nổi cho dù tài
nguyên thiên nhiên có phong phú và dồi
dào đến đâu, vì những khó khăn mà Đàng
Trong phải đương đầu trong thời điểm đó.
Bên cạnh đó, một số hòn đảo lớn và
nhỏ ở ngoài khơi thuộc Đàng Trong, nhờ
sở hữu những bãi cát vàng bằng phẳng,
rộng rãi, lại có suối nước ngọt nên còn là
nơi trú ẩn lí tưởng cho các thuyền buôn đi
biển gặp gió bão hay cho dân chúng trong
đất liền mỗi khi có giặc dã, cướp bóc.
Thứ hai, khai thác các nguồn lợi
hải sản
- Cá, tôm các loại, mắm: Do điều kiện
môi trường tự nhiên vừa có sông, có biển,
có đất đai trù phú tốt tươi mà cư dân vùng
đồng bằng duyên hải miền Trung ngay từ
rất sớm đã không chỉ chú trọng lĩnh vực
nông nghiệp mà còn hướng các hoạt động
sinh kế của mình ra biển; họ là những
người giỏi nghề đi biển, khai thác hải sản.
Đàng Trong là vùng biển sâu, giàu có và
phong phú về nguồn lợi hải sản: cá, tôm,
hải sâm, ngọc trai, đồi mồi
Đặc biệt, đánh bắt cá được coi như
hoạt động chủ đạo của cư dân ven biển
miền Trung. C. Borri cho rằng “Ngành ngư
nghiệp cũng rất thịnh vượng và cá ở đây có
hương vị tuyệt diệu, rất đặc biệt. Xứ này
chạy dọc bờ biển nên có rất nhiều thuyền
đánh cá và rất nhiều thuyền tải cá đi khắp
xứ, từng đoàn người chuyển cá từ biển tới
tận miền núi, có thể nói trong một ngày 24
tiếng thì ít ra họ dùng 20 tiếng để làm việc
này”, và: “không ở đâu nghề cá và cá có
thể so sánh với Đàng Trong”. Để lí giải cho
thực tế phát triển nghề cá ở Đàng Trong,
C. Borri cho rằng sở dĩ người người Đàng
Trong chuyên chú việc đánh cá là vì họ “ăn
cá nhiều hơn ăn thịt”, lại “rất ham thứ nước
sốt làm bằng cá ướp muối” (nước mắm –
tg). Thậm chí, nhà nào cũng dự trữ một
lượng lớn đựng đầy trong chum, vại như
22
tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ
rượu” (2;29-30). Nổi tiếng hơn cả và được
ưa chuộng có “mắm muối thì làng Diêm
Trường huyện Tư Vinh ngon nhất, ở cửa
Roòn là thứ nhì” (1;37). Ngoài cá, tôm thì
vùng biển Đàng Trong còn vô cùng phong
phú các loại hải sản khác như: Hàu sản
xuất từ ven biển Hải Vân và cửa biển Tư
Khách, tại làng Viễn Tuy, huyện Khang
Lộc cồn hàu cũng nhiều. Sò thì bờ cát ven
biển, mà vùng Tân Chu huyện Tư Vinh
nhiều nhất. Loài ngao thì từ cửa Roòn cho
tới cửa Tư Khách đâu đâu cũng có Tôm
hùm đánh bắt ở cửa Roòn châu Bố Chính,
cá vược, cá heo có ở cửa biển huyện Tư
Vinh và ở đảo Cồn Cỏ châu Minh Linh. Sò
Cửu khổng thu được ở đảo Thủy Cần, Lệ
Thủy, cá hồng là sản vật của cửa biển Tư
Vinh; cá nheo, cá cháy đánh bắt ở cửa biển
Tư Khách, Khang Lộc; cá bống và cá tống
công đều từ biển cả”(1;37-38).
Các sản vật từ biển mà người dân đánh
bắt, chế biến như vây, bóng cá, tôm cá khô,
dầu cá, mắm ướp không những trở thành
các mặt hàng chủ yếu được trao đổi ở các
chợ, các cảng thị ven biển mà còn được
chuyên chở lên miền Thượng (Trường Sơn
– Tây Nguyên) để đổi lấy thóc, gạo, gà,
trâu, sáp ong, vỏ cây dó, vải, khăn tay của
người Man (3;189); hay bán cho thương lái
nước ngoài Thuế mắm từ các làng xã ven
biển có nghề đánh cá cũng là một trong
những nguồn thu quan trọng của chính
quyền chúa Nguyễn.
- Hải sâm: Trên các đảo của Đàng
Trong, đặc biệt là vùng Hoàng Sa có nhiều
hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, giải, ba ba, được
khai thác qua nhiều thế hệ. Lê Quý Đôn
cho biết: “có hải sâm, tục gọi là con đột
đột, bơi lội ở bên bãi, lấy về dùng vôi xát
qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm
nước, cua đồng cạo sạch đi, nấu với tôm và
thịt lợn, ngon lắm”(4;154). Cùng với yến
sào, hải sâm là thứ hải sản quý giá, thường
dành riêng để phục vụ cho tầng lớp thượng
lưu của Đàng Trong.
- Yến sào: Ở gần bờ có các nhóm đảo
Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, Cù Lao Cỏ với
nhiều đảo nhỏ nối sát nhau như hòn Lao,
hòn Tai, hòn Dài, hòn Lá, hòn Mồ có
vách đá dựng đứng thích hợp cho chim yến
làm tổ. Về đặc tính sinh hoạt của loài chim
này, ngay từ thế kỉ XVII, khi đặt chân đến
Đàng Trong thì C. Borri đã lưu ý đến và
mô tả: “xứ này có một thứ chim be bé
giống như chim én, nó làm tổ ở các cồn đá
và hốc đá sóng biển vỗ vào. Con vật nhỏ
này dùng mỏ lấy bọt biển và với chất toát
ra từ dạ dày để làm tổ”Và, yến sào nhiều
đến nỗi “người ta chất đầy mười chiếc
thuyền nhỏ những tổ yến nhặt ở dọc các
hốc núi đá, trong khoảng chưa đầy nửa
dặm” (2;31). Sách Lịch triều hiến chương
loại chí của Phan Huy Chú cũng chép: trên
các sườn đảo Hoàng Sa ở phía Đông Bắc
xã An Vĩnh, huyện Bình Dương thuộc phủ
Tư Nghĩa xưa cũng có vô số yến sào
(3;197). Trong các sản vật từ biển, đảo
trước kia thì tổ yến là loại thực phẩm cao
cấp, bổ dưỡng, chúa độc quyền sử dụng
hay làm đồ cống phẩm cho vua Tàu. Căn
cứ vào màu sắc, kích thước, khối lượng
người ta phân yến thành các loại yến huyết,
yến hồng, quan, thiên, bài, địa, vụn
Trong đó yến huyết có giá trị cao nhất,
được coi như một loại thần dược.
Vào thế kỉ XVIII, giá yến là 200 quan
1 tạ, so với ngà voi là 40 quan và sừng tê là
500 quan (7;11). Ở phủ Thăng Hoa, phủ
Quy Nhơn, trên các đảo ở cửa biển Tân
Quan, Thời Phú, Nước Ngọt, Nước Mặn
đều có nhiều yến sào. Phủ biên tạp lục ghi
rõ: “xã Thanh Châu, phủ Thăng Hoa dinh
Quảng Nam có nghề lấy yến sào”(4;290).
Đầu tiên dân làng Thanh Châu khai thác
yến một cách tự phát, dần dần sau này các
chính quyền phong kiến đã lập “đội Thanh
Châu” để quản lí các yến hộ. Nghề yến trở
23
thành nghề cổ truyền của cư dân Thanh
Châu, tồn tại cho đến ngày nay.
Là một sản vật quý nên chính quyền
Đàng Trong thực thi chế độ kiểm soát rất
chặt chẽ từ việc khai thác, chế biến đến sử
dụng tổ yến. Người dân sở tại thu lượm
hay khai thác được tổ yến đều nộp cho
quan sở tại để chuyển dâng lên chúa thì
được miễn thuế thân. “Hàng năm cứ tháng
2 thì nộp 120 tổ yến non, mỗi người khai
thác yến hạng tráng nộp 2kg yến sào hoặc
bằng tiền 2 quan, hạng dân nộp 1kg 8 lạng,
hạng lão và hạng đinh mỗi người nộp 1kg,
cả xã nộp lễ thường tân đinh đán 1500 tổ
(4;290). Nhìn chung chỉ có chúa và giới
quan lại quý tộc mới có thể sử dụng yến
sào cùng các loại hàng hóa quý hiếm khác.
Thương gia nước ngoài như Nhật Bản,
Trung Quốc muốn có được những sản vật
quý đó thường phải trao đổi bằng bạc nén.
- Đồi mồi: Theo ghi chép của thư tịch
cổ thì ở các phủ Tư Nghĩa, Thăng Hoa,
Hoài Nhân đều có đồi mồi. Trong các
vụng biển ở Cù Lao Chàm hay trên đảo
Hoàng Sa thường có thứ đồi mồi rất lớn,
gọi là hải ba, mai mỏng, có thể ghép làm
các đồ vật; trứng nó như đầu ngón tay cái
(3;197). Theo dân gian, đồi mồi còn được
dùng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh
như động kinh, mụn nhọt và đậu mùa.
- Xà cừ: là sản vật được khai thác
nhiều nhất, rất sẵn ở Cù Lao Chàm, bán
đảo Sơn Trà cho đến Hoàng Sa. Lê Quý
Đôn cho biết: Xà cừ sản ở Quảng Nam.
Người xứ Thuận Hóa hay dùng để trang
sức khay vuông, hộp tròn, hòm mũ, chuôi
kiếm. Ở Chiêm thành và Cao miên, khay
hộp trang sức bằng xà cừ thì khảm lẫn các
thủy tinh, nhỏ, xanh biếc rực rỡ”(4;155).
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương
loại chí cũng có những mô tả về loại sản
vật này trên đảo Hoàng Sa: “có thứ ốc gọi
là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ
vật”(3;197).
- Muối: Do vùng biển Đàng Trong
thuộc khu vực có độ mặn khá cao, từ
28-34% (12), lại nhiều ngày nắng (10;127),
tạo nên một nền nhiệt độ cao, tăng dần từ
phía Bắc xuống phía Nam nên khu vực ven
biển của Đàng Trong có điều kiện thuận lợi
để sản xuất muối, cung cấp lượng muối cần
thiết cho việc làm mắm, ướp cá cũng như
phục vụ nhu cầu muối ăn của đồng bào
miền xuôi và vùng cao. Phủ biên tạp lục
cho biết: “Ven biển xứ Thuận Hóa có
ruộng muối, đều tùy lò hiện có, theo lệ thu
thuế diêm điền”(4;155). Phan Huy Chú
trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng
chép rằng: “Cửa Di Luân ở châu Bố Chính,
có sản ra muối ăn rất ngon”(3;193). Khu
vực Sa Huỳnh thuộc Quảng Ngãi ngày nay
đã và đang là đồng muối có chất lượng tốt,
khả năng khai thác lớn.
Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động
khai thác hóa vật từ tàu đắm dưới lòng
biển khơi, khu vực xung quanh các đảo và
bãi đá, bãi san hô ngầm. Những vật dụng
tìm thấy được đánh giá cao là các loại vũ
khí. Nếu chúng còn ở tình trạng tốt thì tiếp
tục được sử dụng, hoặc có thể tái chế bởi lẽ
Đàng Trong khá khan hiếm về quặng kim
loại, nhất là đồng, sắt trong khi chính
quyền chúa Nguyễn thường xuyên có nhu
cầu đúc súng và đúc tiền.
Như vậy, rõ ràng các ng