Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình kể từ khi trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Một điều không thể phủ nhận là ngày
càng có nhiều công ty đa quốc gia muốn đầu tư phát triển kinh tế và thiết lập mối quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Điều đó mở ra cơ hội để nước ta vươn ra biển lớn hòa
nhập vào nền kinh tế thế giới. Để nắm bắt được cơ hội đó, người Việt Nam cần có trình
độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - thứ tiếng được xem như là ngôn ngữ quốc tế.
Trong bốn kỹ năng của tiếng Anh, kỹ năng nói được xem là kỹ năng thiết yếu và
quan trọng. Khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả bằng tiếng Anh có sự đóng góp
đáng kể vào thành công của người học ở trường cũng như ngoài xã hội sau này.
Dạy nói là một khâu quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, nó
chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng ở trường phổ thông bởi vì nền giáo
dục nước ta vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của hình thức giáo dục theo hướng thi cử.
“Kết quả thật đáng ngạc nhiên: 86,8% học sinh trong số đó đã tự nhìn nhận mình không
có khả năng cũng như sự tự tin để giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh, dù
chỉ là những câu nói xã giao thông thường” [3]. Có nhiều phương pháp giảng dạy môn
nói, sử dụng hình ảnh là một trong số những cách đó. Vì vậy, đề tài được thực hiện
nhằm nghiên cứu giá trị về mặt giáo dục của tranh ảnh trong việc giảng dạy môn nói.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: “Tranh ảnh
có ảnh hưởng như thế nào trong việc nâng cao khả năng nói cũng như thái độ của học
sinh đối với việc học nói trong trường phổ thông?”
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của tranh ảnh trong việc giảng dạy môn Nói tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
38
GIÁ TRỊ CỦA TRANH ẢNH TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN NÓI
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN DU
Trương Thùy Dương,
Lê Thị Yến Như
(SV năm 4, Khoa Anh văn)
GVHD: TS Nguyễn Thanh Tùng
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình kể từ khi trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Một điều không thể phủ nhận là ngày
càng có nhiều công ty đa quốc gia muốn đầu tư phát triển kinh tế và thiết lập mối quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Điều đó mở ra cơ hội để nước ta vươn ra biển lớn hòa
nhập vào nền kinh tế thế giới. Để nắm bắt được cơ hội đó, người Việt Nam cần có trình
độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - thứ tiếng được xem như là ngôn ngữ quốc tế.
Trong bốn kỹ năng của tiếng Anh, kỹ năng nói được xem là kỹ năng thiết yếu và
quan trọng. Khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả bằng tiếng Anh có sự đóng góp
đáng kể vào thành công của người học ở trường cũng như ngoài xã hội sau này.
Dạy nói là một khâu quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, nó
chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng ở trường phổ thông bởi vì nền giáo
dục nước ta vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của hình thức giáo dục theo hướng thi cử.
“Kết quả thật đáng ngạc nhiên: 86,8% học sinh trong số đó đã tự nhìn nhận mình không
có khả năng cũng như sự tự tin để giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh, dù
chỉ là những câu nói xã giao thông thường” [3]. Có nhiều phương pháp giảng dạy môn
nói, sử dụng hình ảnh là một trong số những cách đó. Vì vậy, đề tài được thực hiện
nhằm nghiên cứu giá trị về mặt giáo dục của tranh ảnh trong việc giảng dạy môn nói.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: “Tranh ảnh
có ảnh hưởng như thế nào trong việc nâng cao khả năng nói cũng như thái độ của học
sinh đối với việc học nói trong trường phổ thông?”
Khái niệm về tranh ảnh ngày càng trở nên chính xác và cô đọng. Tranh ảnh vừa là
một công cụ cung cấp ngữ cảnh, gợi ý tưởng cho việc thực hành nói, đồng thời cũng là
một loại phương tiện nghe nhìn. Theo Richards và Rodgers [4], “Bên cạnh ngữ cảnh
thực tế, tranh ảnh còn cung cấp nội dung cho hoạt động giao tiếp”. Ngoài ra, Chang [2]
cũng đưa ra ý kiến rằng: “Tranh ảnh là một loại phương tiện nghe nhìn hoặc hình ảnh
đồ họa được phác họa nhằm truyền đạt một thông điệp hay ý định nào đó”. Tóm lại,
cần sử dụng tranh ảnh trong việc giảng dạy môn nói tiếng Anh ở trường phổ thông vì
chúng cung cấp cho người học những yếu tố giao tiếp cần thiết như: ngữ cảnh, nội
dung và ý định.
Có nhiều cách để phân loại tranh ảnh. Về cơ bản, chúng được chia thành hai loại:
dựa vào nội dung và nguồn gốc của tranh. Theo Wright (1989), tranh ảnh có thể được
chia thành: tranh về những vật riêng lẻ, hoạt động của nhiều người, nơi chốn hay biểu
đồ. Ngoài ra, còn có thể phân loại theo: tranh ảnh lấy từ hình ảnh cá nhân, từ sách giáo
Năm học 2010 – 2011
39
khoa, báo hay tạp chí. Dù được phân loại theo cách thức nào, tranh ảnh cũng đều được
sử dụng với cùng mục đích là nâng cao khả năng nói của người học [5].
Vậy, lựa chọn tranh ảnh cần có những tiêu chuẩn nào? Burke đưa ra nhận định:
“Trước khi sử dụng một hình ảnh cụ thể nào đó, giáo viên cần đặc biệt chú trọng đến
mục đích giáo dục, tính phù hợp và hiệu quả của tranh ảnh” [1].
Tranh ảnh được sử dụng trong nhiều hoạt động giảng dạy môn nói khác nhau.
Điển hình là hoạt động “Thực hành đối thoại”. Trong hoạt động này, học sinh có cơ hội
thực hành mẫu đối thoại sử dụng ngữ cảnh và ý tưởng mà tranh ảnh cung cấp. Một hoạt
động khác là “Kể chuyện dựa vào tranh”, học sinh được cung cấp một chuỗi những
hình ảnh liên quan với nhau, sắp xếp lại thứ tự của các bức hình và kể câu chuyện dựa
theo thứ tự đó.
Tranh ảnh giúp ích rất nhiều đối với việc học môn nói ở trường phổ thông. Nó tạo
cho học sinh niềm hứng thú và động lực trong quá trình học nói. Bên cạnh đó, tranh
ảnh còn cung cấp ngữ cảnh và ý tưởng cho học sinh, giúp học sinh tập trung chú ý vào
bài giảng. Tranh ảnh còn giúp tăng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của học sinh.
Tuy nhiên, nếu giáo viên quá lạm dụng tranh ảnh hay sử dụng những hình ảnh xa lạ đối
với học sinh thì học sinh sẽ dễ bị rối và phân tâm.
Để kiểm tra tác động của tranh ảnh đối với khả năng nói và thái độ của học sinh
đối với môn học này, phương pháp thực nghiệm được sử dụng. Trường Nguyễn Du
(Quận 10, TP HCM) được chọn là trường áp dụng phương pháp trên. Lớp 10C10 là lớp
thực nghiệm, được giảng dạy môn nói với tranh ảnh. Lớp 10C8 là lớp đối chứng, được
học môn nói theo phương pháp truyền thống, không sử dụng thêm tranh ảnh khác ngoài
những tranh ảnh đã có sẵn trong sách giáo khoa. Trước thực nghiệm, học sinh của cả
hai lớp đều được kiểm tra khả năng nói tiếng Anh. Giáo viên tiếng Anh của lớp và
người nghiên cứu cùng tham gia vào việc chấm điểm để đảm bảo tính khách quan của
kết quả. Trong 4 tuần kế tiếp, tranh ảnh được sử dụng trong tiết giảng dạy môn nói đối
với lớp thực nghiệm trong khi lớp đối chứng được dạy theo những phương pháp truyền
thống. Cuối đợt dạy thực nghiệm, giáo viên và người nghiên cứu lại tiến hành kiểm tra
trình độ nói tiếng Anh của cả hai lớp. So sánh độ chênh lệch kết quả của hai lớp nhằm
giúp đánh giá ảnh hưởng của tranh ảnh đối với khả năng nói của học sinh. Hệ số tương
quan đơn Pearson được sử dụng để kiểm tra độ tương quan trong cách chấm điểm của
giáo viên và giáo sinh, được tính bằng công thức:
2 2 2 2
( ) ( )( )
( ) ( )
Exp E E E E
Exp
Exp E E Exp E E
N X Y X Y
r
N X X N Y Y
−
=
⎡ ⎤ ⎡ ⎤− −⎣ ⎦ ⎣ ⎦
∑ ∑ ∑
∑ ∑ ∑ ∑
R = hệ số tương quan
X = điểm cho bởi giáo viên tiếng Anh
Y = điểm cho bởi giáo sinh
N = số học sinh tham gia đợt kiểm tra
Exp (E) = nhóm thực nghiệm
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
40
Sau khi đã kiểm tra độ tương quan, điểm nói của học sinh được chia thành ba
mức điểm: dưới trung bình, trung bình và trên trung bình nhằm dễ dàng nhận ra sự
chênh lệch trong trình độ nói của học sinh. Đồng thời tiến hành tính điểm số trung bình
của hai nhóm điểm để nhận thấy xu hướng trung tâm về khả năng nói của học sinh. Sự
chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp được kiểm tra có ý nghĩa về mặt thống kê
hay không bằng cách so sánh kết quả giá trị quan sát t với giá trị tới hạn của t. Kết quả
của giá trị quan sát t được tính bằng tay và kiểm tra lại bằng phần mềm SPSS 18.0 trên
máy tính. Công thức tính giá trị quan sát t:
2 2( / ) ( / )
Exp Con
obsExpCon
Exp Exp Con Con
M Mt
SD N SD N
−
=
+
obsExpCont = giá trị quan sát t kiểm tra độ lệch trung bình của hai nhóm
M = giá trị trung bình
SD = độ lệch chuẩn
N = tổng số học sinh tham gia đợt kiểm tra
Exp = nhóm thực nghiệm
Con = nhóm đối chứng
Cuối cùng, Levene’s test được dùng để kiểm chứng giả định, xem phương sai của
hai nhóm điểm có như nhau hay không và Normal Q-Q plot được dùng để kiểm tra sự
phân bố điểm của hai nhóm.
Bên cạnh đó, bảng khảo sát được phát cho học sinh ở lớp thực nghiệm trước và
sau đợt thực nghiệm nhằm kiểm tra xem tranh ảnh có giúp thay đổi thái độ, suy nghĩ
của học sinh đối với việc học nói bằng tranh ảnh hay không. Bảng khảo sát bao gồm
hai phần chính: phần đầu hỏi về thông tin cá nhân cũng như trình độ nói tiếng Anh của
học sinh, phần sau gồm 9 câu hỏi chia thành 4 chủ đề chính: thái độ của học sinh đối
với việc học nói bằng tranh ảnh, thực tế việc sử dụng tranh ảnh trong môn nói ở trường,
đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tranh ảnh trong môn học nói, nguyên nhân học sinh
thích hoặc không thích học nói bằng tranh ảnh. Sự khác biệt về kết quả thu được của
bảng khảo sát trước và sau đợt thực nghiệm nhằm rút ra kết luận về ảnh hưởng của
tranh ảnh đối với suy nghĩ và thái độ của học sinh đối với việc học môn nói bằng tranh
ảnh. So sánh điểm trung bình của từng nhóm chủ đề nhằm rút ra được xu hướng trung
tâm trong thái độ của học sinh. SPSS 18.0 được dùng để kiểm tra độ lệch trung bình có
ý nghĩa về mặt thống kê hay không.
Phân tích cứ liệu trong quá trình dạy thực nghiệm bao gồm điểm kiểm tra nói
tương ứng với cách hành xử của học sinh và bảng khảo sát tương ứng với thái độ của
chúng đưa ra kết quả như sau:
Dựa vào kết quả đợt kiểm tra nói trước thực nghiệm, hệ số tương quan Pearson
cho 2 nhóm được tính bằng tay và kiểm tra lại trên máy tính bằng phần mềm SPSS cho
kết quả như nhau:
Năm học 2010 – 2011
41
22.9
4.2
72.9
19.1
6.4
74.5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Dưới 5 5 Trên 5
Tỷ
lệp
hầ
n
tr
ăm
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Hệ số tương quan Pearson cho 2 nhóm (r) 0,907 và 0,883 đều cao hơn nhiều so
với giá trị tới hạn của r 0,2875. Điều đó cho thấy có một sự tương quan lớn trong cách
cho điểm của 2 giám khảo. Sau đó, khi xét đến sự phân bố điểm riêng lẻ của từng cá
nhân, cả 2 nhóm có trình độ nói tiếng Anh như nhau vì sự chênh lệch điểm ở cả 3 mức
không lớn. Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng lần lượt là 5,67
và 5,60.
Nhóm đối chứng Điểm cho bởi GSTT
Điểm cho bởi
GVHD
Pearson Correlation 1 0.883
**
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi
GSTT N 47 47
Pearson Correlation 0.883
**
1
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi
GVHD N 47 47
Nhóm thực nghiệm Điểm cho bởi GSTT
Điểm cho bởi
GVHD
Pearson Correlation 1 0,907
**
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi GSTT
N 48 48
Pearson Correlation 0,907
**
1
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi GVHD
N 48 48
Nhóm ĐTB
Thực nghiệm 5.67
Đối chứng 5.60
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
42
Vì giá trị t 0,327 thấp hơn giá trị tới hạn của t là 1,661, nên độ chênh lệch giữa
điểm trung bình của 2 lớp là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó ám chỉ sự
tương đồng trong khả năng nói tiếng Anh của 2 lớp trước quá trình dạy thực nghiệm.
Sau đó, Levene’s test được dùng để kiểm chứng giả định. Vì giá trị có ý nghĩa 0,874
cao hơn giá trị tới hạn 0,05, nên phương sai của 2 nhóm như nhau. Hơn nữa, theo như
Normal Q-Q plots, phân bố điểm của 2 lớp bình thường. Vì vậy, hai giả định của giá trị
t được kiểm chứng.
Kết quả của lần kiểm tra nói sau thực nghiệm cũng được phân tích theo phương
thức tương tự. Hệ số tương quan Pearson cho 2 nhóm (r) tính bằng tay và kiểm tra lại
bằng máy cho kết quả như sau:
Levene's Test for
Equality of Variances
Sig.
Pre-test
0,874
Nhóm thực nghiệm Điểm cho bởi GSTT
Điểm cho bởi
GVHD
Pearson Correlation 1 0,892**
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi GSTT
N 48 48
Pearson Correlation 0,892** 1
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi GVHD
N 48 48
Nhóm đối chứng Điểm cho bởi GSTT
Điểm cho bởi
GVHD
Pearson Correlation 1 0,870
**
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi GSTT
N 47 47
Pearson Correlation 0,870
**
1
Sig. (2-tailed) 0,000
Điểm cho
bởi GVHD
N 47 47
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Năm học 2010 – 2011
43
Hệ số tương quan đơn Pearson cho 2 nhóm (r) 0,892 và 0,870 đều cao hơn nhiều
so với giá trị tới hạn của r 0,2875. Điều đó cho thấy có một sự tương quan lớn trong
cách đánh giá khả năng nói tiếng Anh của học sinh giữa 2 giám khảo. Sau khi 2 cột
điểm đã được chứng minh là tương quan với nhau, điểm cuối cùng của học sinh được
tính bằng cách lấy điểm trung bình của 2 cột điểm đó. Khi xét đến sự phân bố điểm
riêng lẻ của từng cá nhân, trong khi nhóm thực nghiệm đạt được nhiều điểm cao thì
nhóm đối chứng nhận nhiều điểm thấp:
Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và đối chứng lần lượt là 6,92 và 5,67. Vì
giá trị t 5,964 lớn hơn giá trị tới hạn của t là 1,661, nên sự khác biệt giữa điểm trung
bình của 2 lớp có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó khẳng định rằng nhóm học sinh
trong nhóm thực nghiệm nói tiếng Anh tốt hơn học sinh trong nhóm đối chứng. Sau đó,
Levene’s test được dùng để kiểm chứng giả định. Vì giá trị có ý nghĩa 0,256 cao hơn
giá trị tới hạn 0,05, nên phương sai của 2 nhóm như nhau. Hơn nữa, theo như Normal
Q-Q plots, điểm kiểm tra của 2 lớp được phân bố bình thường. Vì vậy, hai giả định của
giá trị t được đáp ứng.
Bốn chủ đề trong bảng khảo sát được trình bày theo dạng biểu đồ bên dưới để thể
hiện thái độ và suy nghĩ của học sinh đối với việc sử dụng hình ảnh trong dạy nói Tiếng
Anh:
Biểu đồ đầu tiên thể hiện sự thay đổi lớn trong thái độ của học sinh đối với việc
học nói tiếng Anh với tranh ảnh trước và sau thực nghiệm. Sau thực nghiệm, học sinh
thích học nói với tranh ảnh hơn vì tỉ lệ phần trăm của “rất thích” và “thích” tăng mạnh.
Sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị t là 6,189 (cao hơn giá trị tới
hạn của t) và giá trị ý nghĩa 0,000 (thấp hơn giá trị 0,05).
Nhóm ĐTB
Thực nghiệm 6.92
Đối chứng 5.67
Levene's Test for
Equality of Variances
Sig.
Pre-test
0.256
Dưới 5
5
Trên 5
2.08
21.3
0
2.23
97.92
76.47
0
20
40
60
80
100
T ỷ
l ệ
p
h ầ
n
tr
ăm
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
44
Biểu đồ thứ hai miêu tả thực tế giảng dạy trước và sau thực nghiệm. Trước thực
nghiệm, tranh ảnh hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên sau đó, chúng được sử dụng
thường xuyên hơn trong giờ dạy nói tiếng Anh. Sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt
thống kê với giá trị t 20,172 (cao hơn giá trị t tới hạn) và giá trị ý nghĩa 0,000 (thấp hơn
giá trị 0,05)
Biểu đồ thứ 3 cho thấy sự thay đổi trong cách học sinh đánh giá hiệu quả của
tranh ảnh. Trước thực nghiệm, đa số học sinh nghĩ rằng tranh ảnh có ảnh hưởng ít đối
với việc học nói. Tuy nhiên, sau đó họ đánh giá cao tính hiệu quả của tranh ảnh trong
việc học nói. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị t -23,643 (cao hơn giá
trị tới hạn t) và giá trị ý nghĩa 0,000 (thấp hơn giá trị 0,05).
Biểu đồ cuối cùng thể hiện lý do học sinh thích học nói bằng tranh ảnh. Đa số học
sinh đồng ý với những nguyên nhân trong bảng khảo sát đặc biệt là không khí lớp sinh
động, tăng phản xạ, và cung cấp ý tưởng và ngữ cảnh. Sự khác nhau về giá trị trung
bình của những nguyên nhân này có ý nghĩa về mặt thống kê với các giá trị t đều lớn
t -6,189
Sig. (2-
tailed)
0,000
Sig. (2-
tailed)
t
0,000 -
20,172
t -23,643
Sig. (2-
tailed)
0,000
22.9
31.3
37.5
62.5
29.2
6.2 10.4
00
20
40
60
80
T ỷ
l ệ
p
h ầ
n
tr
ăm
Rất thích Thích Không
thích lắm
Ghét
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Thái độ của HS đối với việc học môn nói bằng tranh ảnh
0
20
40
60
80
Luôn luôn Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi
2.1
8.3
33.3
56.360.4
29.2
10.4
0
Tỷ
lệ
p
h
ần
t
ră
m
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Thực tế sử dụng tranh ảnh trong môn nói
Năm học 2010 – 2011
45
hơn giá trị tới hạn của t. Sự khác nhau về giá trị trung bình của những nguyên nhân
khác dù không có giá trị về mặt thống kê nhưng vẫn có ý nghĩa.
Theo kết quả nghiên cứu, về phương diện thể hiện của học sinh, trước thực
nghiệm khả năng nói của cả 2 nhóm hầu như giống nhau vì sự khác biệt trong điểm
trung bình của 2 nhóm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, học sinh trong
nhóm thực nghiệm đạt nhiều điểm tốt hơn so với những học sinh trong nhóm đối chứng
sau quá trình thực nghiệm. Lúc này, sự khác nhau giữa điểm trung bình của 2 nhóm là
có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó dẫn đến kết luận rằng: “Nhóm thực nghiệm nói
tiếng Anh tốt hơn nhóm đối chứng.” Về phương diện thái độ của học sinh, khi tranh
ảnh được sử dụng nhiều trong giờ dạy nói, học sinh có thái độ tích cực hơn đối với việc
học nói. Hơn nữa học sinh còn tin vào tính hiệu quả của tranh ảnh đối với việc học nói.
Học sinh thích học nói tiếng Anh bằng tranh ảnh chủ yếu là vì không khí lớp sôi động,
ý tưởng và ngữ cảnh được cung cấp cũng như phản xạ của học sinh được tăng lên.
Một cách tổng quát, tranh ảnh có ảnh hưởng lớn đến cách học sinh suy nghĩ, cảm
nhận và hành xử. Cụ thể, việc sử dụng tranh ảnh giúp cải thiện khả năng nói của học
sinh và tranh ảnh thật sự giúp học sinh có thái độ tích cực đối với việc học nói.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burke, K. (1995), “Why use audio-visual aids in language teaching”, từ
articlesbase.com/languages-articles/why-use-audio-visual-aids-in-language-teaching-
2954769.html.
2. Chang, Y. L. (2006), “Visual organizers as scaffolds in teaching English as a foreign
language”, từ
- n-teaching-english-as-a-foreign-language.pdf.
3. Kim Liên (2006), “7 năm học ở phổ thông: Tại sao không biết nói tiếng Anh”, từ http://
vietbao.vn/Giao-duc/7-nam-hoc-o-pho-thong-Tai-sao-khong-biet-noi-tieng-
Anh/40166558/202/
4. Richards, J. C., Rodgers, T. S. (2001), Approaches and methods in language teaching.
New York: Cambridge University Press.
5. Wright, A. (1989), Pictures for language learning. Cambridge: Cambridge University
Press.
t
Sig. (2-
tailed)
-2,843 0,036
-1,903 0,011
-2,163 0,034
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
Không khí
lớp sinh
động
Tiếp thu bài
nhanh chóng
Nhớ bài lâu Tăng phản
xạ
Cung cấp ý
tưởng và
ngữ cảnh
Tăng tính
sáng tạo
2.93
3.34 3.31
2.76
2.97
3.28
3.47
3.33 3.29 3.16 3.36 3.33
G
TT
B
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Nguyên nhân HS thích học nói với tranh ảnh