Tóm tắt
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần
lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ
thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,. làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang
đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho
giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị nhân văn trong huấn dân đại cáo của Lê Thánh Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA TRUNG - CẬN ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG HUẤN DÂN ĐẠI CÁO
CỦA LÊ THÁNH TÔNG
HOÀNG VĂN THẢO
Tóm tắt
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần
lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ
thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang
đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho
giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.
Từ khóa: Giá trị nhân văn, Huấn dân đại cáo, Lê Thánh Tông, Nho giáo
Abstract
Under the reign of King Le Thanh Tong, Confucianism had a firm position in political life and
gradually spread in social life. With the policy of taking the moral values of Confucianism such as “Three
rules, five virtues”, “Loyal, Filial piety, Humanity, Righteousness”,... as a basis to build a way to govern the
country and treat people which is full of humanity, Le Thanh Tong issued the People Training - great
proclamation (Huấn dân đại cáo) to make the Confucian moral values endosmosis more deeply into
the spiritual life of the people in every village.
Keywords: Human values, People training - great proclamation, Le Thanh Tong, Confucianism
Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thế kỷ VI TCN và đã được du nhập vào Việt Nam từ hàng ngàn năm
lịch sử trước. Trải qua quá trình du nhập và
phát triển lâu dài, đến thế kỷ XV, nó đã có vị
trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của
xã hội phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng
chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng và đời sống
tinh thần của nhân dân. Sự ảnh hưởng của
nó không chỉ ở lĩnh vực chính trị và giới hạn
trong giai cấp quý tộc mà nó còn đi sâu vào đời
sống sinh hoạt thường ngày của người dân từ
thành thị cho đến thôn dã. Những giá trị đạo
đức căn bản của Nho giáo như “Tam cương,
ngũ thường”, “Tam tòng, tứ đức”, “Trung, Hiếu,
Nhân, Nghĩa”,... được đưa vào giáo dục trong
các gia đình và được coi là chuẩn mực đạo đức
để đánh giá về nhân cách một con người.
Dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497),
nhà nước Đại Việt đạt được sự phát triển cực
thịnh về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quân sự
cho đến văn hóa, giáo dục thi cử. Cùng với sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo trong đời
sống chính trị, Lê Thánh Tông đã ban hành
Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức
Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh
thần của người dân ở làng quê. Trải qua 500
năm lịch sử, tinh thần của Huấn dân đại cáo
vẫn có những giá trị to lớn đối với công cuộc
xây dựng, giáo dục giá trị nhân văn cho con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1. Quá trình ảnh hưởng của Nho giáo đến
nông thôn Việt Nam
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng
cuối thế kỷ thứ II TCN gắn liền với sự xâm lược
của nhà Hán từ phương Bắc. Lúc này, Nho
Số 30 (Tháng 12 - 2019)36
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống và
giữ vai trò thống trị tuyệt đối trong kiến trúc
thượng tầng của nhà Hán.
Khi mới du nhập vào nước ta, Nho giáo là vũ
khí tinh thần của quân xâm lược để đồng hóa
nhân dân ta nên nó gặp rất nhiều khó khăn
trong quá trình tiếp cận với đời sống tinh thần
người Việt. Hơn nữa, để xây dựng được chế độ
quân chủ chuyên chế tập quyền trung ương,
nhà Hán đã đẩy những quan hệ cơ bản trong
xã hội như: Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ,...
lên mức tuyệt đối, một chiều; đẩy những yếu
tố đạo đức của Nho giáo như “Trung”, “Hiếu”
lên mức cực đoan, khắc nghiệt; đưa ra các
phạm trù “Tam tòng”, “Tứ đức” để ràng buộc
và hạ thấp vai trò của phụ nữ, đẩy tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” lên cao. Trong khi đó, xã
hội Việt Nam ở những thế kỷ II - I TCN vẫn còn
chịu ảnh hưởng sâu sắc của hình thái công xã
nguyên thủy, dấu ấn của chế độ mẫu hệ vẫn
ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống tinh
thần của nhân dân, đặc biệt là ở nông thôn
và đời sống dân gian. Chính vì thế, tư tưởng
“trọng nam, khinh nữ”, tính khắc nghiệt cực
đoan trong các quan hệ xã hội của Hán Nho
là một trở ngại vô cùng lớn để nó có thể hòa
nhập với đời sống tinh thần vốn có của người
Việt. Trong khi đó, Phật giáo với tinh thần “từ
bi hỷ xả”, mềm dẻo, khoan dung cũng được du
nhập vào nước ta. Nó đã nhanh chóng thích
nghi, hòa nhập và trở thành một thành tố
quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Việt, đặc biệt là ở tầng lớp dưới, ở các làng quê.
Với những trở ngại như vậy nên suốt nghìn
năm Bắc thuộc, sự ảnh hưởng của Nho giáo ở
nước ta mới chỉ dừng lại ở các trung tâm chính
trị, các đô thị lớn và ở tầng lớp quý tộc thống
trị mà chưa ảnh hưởng đến vùng nông thôn.
Mặc dù số lượng nho sĩ người Việt cũng đông
dần lên, sự học hành Nho học được khuyến
khích và đã có những nho sĩ người Việt thành
danh như Lý Cầm, Lý Tiến, Khương Công Phụ,
Khương Công Phục,... nhưng đó chỉ là những
trường hợp cá biệt chứ không phải phổ biến
trong xã hội Việt Nam thời kỳ này.
Đến thế kỷ X, phong trào đấu tranh chống
Bắc thuộc của dân tộc đã giành thắng lợi. Nhu
cầu cấp thiết của giai cấp phong kiến Việt
Nam lúc này là củng cố và xây dựng nền độc
lập tự chủ non trẻ của dân tộc. Trước yêu cầu
khách quan đó, Nho giáo đã có những đóng
góp đáng kể trong việc xây dựng nhà nước
phong kiến tập quyền trung ương. Thông qua
giáo dục thi cử, từ thế kỷ XII trở đi, Nho giáo
dần dần có được vị trí trong kiến trúc thượng
tầng của xã hội. Dưới các triều Lý - Trần, triều
đình và tầng lớp nho sĩ cũng đã tìm mọi cách
mở rộng sự ảnh hưởng và đưa Nho giáo về với
đời sống sinh hoạt hàng ngày ở làng quê. Tuy
vậy, phải đến nửa cuối thời Trần (thế kỷ XIV)
trở về sau, khi Phật giáo bắt đầu mất dần vai
trò thống trị trong kiến trúc thượng tầng thì
Nho giáo mới có cơ hội và điều kiện để khẳng
định vị thế của mình. Đặc biệt, khi nhà Lê được
thành lập ở thế kỷ XV đã lấy Nho giáo làm hệ tư
tưởng chính thống, đưa Nho giáo lên vị trí độc
tôn trong kiến trúc thượng tầng xã hội, mở ra
giai đoạn phát triển cực thịnh của Nho giáo ở
Việt Nam.
Từ sự xác lập vị thế trong kiến trúc thượng
tầng, Nho giáo bắt đầu thâm nhập mạnh hơn
về làng quê, nhằm tạo ra một xã hội với sự
thống trị và ảnh hưởng tuyệt đối của nó. Giáo
dục thi cử của Nho giáo đã hoàn thiện và phổ
biến từ trung ương đến địa phương. Triều đình
nhà Lê rất coi trọng việc phổ biến Nho học
về làng xã nên hàng năm đều in sách phát
miễn phí đến tận các phủ, huyện. Trong đó,
Lê Thánh Tông là người rất chú trọng đến việc
chuyển tải tư tưởng và giáo lý Nho giáo xuống
đến tận cơ sở xã thôn, gia đình, đến các giai
tầng xã hội. Năm 1461, tức chỉ hơn một năm
sau khi lên ngôi, ông đã cho ban bố Huấn dân
đại cáo (bao gồm 24 điều cốt yếu) để giảng
dạy, tuyên truyền trong nhân dân. Việc ban
hành Huấn dân đại cáo là một trong những
dấu ấn quan trọng nhất đánh dấu sự thâm
nhập của Nho giáo trong đời sống văn hóa
nông thôn Việt Nam.
37Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA TRUNG - CẬN ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
2. Những giá trị nhân văn trong Huấn dân
đại cáo
Theo Thiên Nam dư hạ tập [7], Huấn dân đại
cáo có tất cả 24 điều giáo huấn. Trong đó, điều
1 và 2 quy định trách nhiệm của cha mẹ trong
việc dạy dỗ con cái, trách nhiệm của gia trưởng
đối với gia đình; điều 3 quy định về quan hệ vợ
chồng; điều 4 quy định quan hệ anh em trong
gia đình; điều 5 đề cập đến các mối quan hệ với
họ hàng làng xóm; điều 6, 7, 8, 9, 10 quy định
đạo lý và bổn phận của người phụ nữ; điều 11,
12 quy định nhiệm vụ và bổn phận của kẻ sĩ;
điều 13 quy định bổn phận, trách nhiệm của
quân, dân; điều 14 quy định trách nhiệm của
người buôn bán; điều 15 quy định việc cưới gả,
tế tự; điều 16 quy định về tục chèo hát, hội hè;
điều 17 quy định việc hàng quán, nhà trọ; điều
18 quy định về giữ thuần phong mỹ tục; điều
19 quy định việc giảng giải cáo dụ; điều 20
quy định việc tố giác, trừng trị bọn hào cường
xâm chiếm ruộng đất, ức hiếp nhân dân; điều
21 cấm các vương hầu và nhà đại thần cho nô
tỳ đưa đồ đút lót; điều 22 khuyên các quan
giữ chức trách chăn dân; điều 23 khuyên xã
trưởng, thôn trưởng, phường trưởng siêng
năng dạy bảo dân; điều 24 khuyên dân Man
Lạo kính giữ luân thường.
Như vậy, có thể thấy 24 điều giáo huấn
của Lê Thánh Tông tập trung chủ yếu vào việc
khuyên răn con người giữ gìn đạo đức, khuôn
phép theo tinh thần mà Nho học truyền thống
đã đặt ra với phương châm: “Tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ”. Huấn dân đại cáo bàn đến
hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, bàn đến các
mối quan hệ căn bản trong xã hội, đó là quan
hệ cha con, vợ chồng, anh em, làng xóm (bạn
bè). Thứ hai, đề cập đến việc giữ gìn, bảo vệ,
phát huy thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong Nho giáo truyền thống, khi bàn đến
vấn đề đạo đức thì gia đình và các mối quan hệ
trong gia đình được các nhà nho đặc biệt coi
trọng. Họ coi đây là những quan hệ cốt lõi của
xã hội, sẽ quyết định sự hình thành nhân cách
con người, quyết định đến các quan hệ khác
trong xã hội. Từ các quan hệ trong gia đình sẽ
hình thành cho con người đức hiếu, đễ - là nền
tảng của các phẩm chất đạo đức khác. Một
người con bất hiếu sẽ không thể trở thành một
tôi trung, cho nên Hiếu, Đễ là gốc của Trung.
Tiếp tục quan điểm đề cao đạo đức cá nhân
của Nho giáo truyền thống, đến giai đoạn
Tống Nho, các nhà nho (tiêu biểu là Trình Di,
Trình Hạo, Chu Hy,...) đã phát triển quan điểm
này lên mức cao nhất, coi đạo đức như là một
quy luật của trời đất và được gọi là “thiên lý”.
Từ năm 1407 đến 1427, khi nhà Minh tiến
hành Bắc thuộc lần thứ hai ở nước ta, quân
xâm lược đã quyết tâm hủy diệt nền văn minh
mà người Việt đã xây dựng được trong 5 thế kỷ
độc lập tự chủ trước đó. Chúng đẩy mạnh hơn
nữa việc truyền bá các học thuyết từ phương
Bắc xuống nước ta, Tống Nho vì thế cũng đã
được đưa vào đời sống tinh thần của người
Việt. Khi khởi nghĩa thành công, xây dựng triều
đại độc lập năm 1428, nhà Lê đã lấy Nho giáo
làm hệ tư tưởng độc tôn. Lúc này, Nho giáo
Việt Nam ở thế kỷ XV đã có thêm sắc thái của
Tống Nho với đặc trưng là đề cao luân thường
đạo lý.
Cũng vì những nguyên nhân lịch sử đó, dưới
triều Lê, những phạm trù như “Cương thường”,
“Trung”, “Hiếu”, “Nhân, “Nghĩa”,... được đề cao
hơn bao giờ hết. Mở đầu cho khuynh hướng
này, Nguyễn Trãi - đại công thần của nhà Lê đã
từng viết: “Chữ học ngày xưa quên hết dạng/
Chẳng quên có một chữ cương thường” (Quốc
âm thi tập).
Tiếp tục đường lối đó, trong tư tưởng của
mình, Lê Thánh Tông cũng đặc biệt đề cao vấn
đề giáo dục, rèn luyện đạo đức Nho giáo cho
con người. Ông cho rằng “Người ta sở dĩ khác
giống cầm thú là vì có lễ làm khuôn phép giữ gìn”
[3, tr.652]. Chính vì vậy, khi xem xét quan hệ
cha con, trước hết ông đã chỉ ra trách nhiệm và
nghĩa vụ của bậc làm cha, làm mẹ trong việc
nuôi dạy, làm gương cho con cháu. Ngay ở
những điều đầu tiên trong Huấn thị, Lê Thánh
Tông đã viết: “Cha mẹ dạy con phải có phép tắc,
trai gái đều có nghề nghiệp, không được rượu
chè, cờ bạc, tập nghề há t xướng để hại phong
Số 30 (Tháng 12 - 2019)38
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tục” (Điều 1), hơn nữa, “Người gia trưởng tự
mình phải giữ lễ phép để cho cả nhà bắt chước,
nếu con em làm càn thì bắt tội người gia trưởng”
(Điều 2) [2, tr.258]. Như vậy, trong quan hệ này,
bậc làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước
hết đối với con cháu. Cha mẹ phải định hướng,
giáo dục con cháu đi theo con đường chính
đạo và tránh xa những việc xấu. Nếu con cái
phạm lỗi thì trách nhiệm trước hết thuộc về
sự dạy dỗ không nghiêm của cha mẹ. Vì vậy,
ông yêu cầu người chủ gia đình phải là tấm
gương, luôn trau dồi, rèn luyện, giữ Nhân, Lễ
để con em trong nhà noi theo. Sự hưng vong
hay suy tàn của một gia đình, một gia tộc, hay
rộng hơn là của một quốc gia phụ thuộc vào
đức hạnh của người đứng đầu. Ở đây, Lê Thánh
Tông đã khẳng định vai trò quan trọng của gia
đình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái.
Điều này phản ánh tinh thần cơ bản trong tư
tưởng “Tu thân, tề gia” của Nho học.
Khi bàn đến quan hệ vợ chồng, Lê Thánh
Tông cũng đứng trên tinh thần Nho giáo mà
chỉ ra rằng: “Làm đàn bà thì phải theo chồng,
không được cậy cha mẹ mình phú quý mà khinh
nhà chồng, nếu không như thế thì bắt tội đến
cha mẹ” [2, tr.259]. Xuất phát từ cơ sở sản xuất
kinh tế nông nghiệp nhỏ (tiểu nông) đã tạo ra
chế độ gia trưởng với tư tưởng về tôn ti trật tự
đẳng cấp dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết
thống, Nho giáo đã đưa ra các phạm trù Hiếu,
Đễ, Tiết, Hạnh,... để củng cố quyền uy của
người gia trưởng và tôn ti, trật tự trong gia
đình. Từ đó dẫn đến sự bất bình đẳng trong
quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối sản phẩm
và quan hệ phân công lao động, làm cho tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” có điều kiện phát
triển, xuất hiện các phạm trù “Tam cương, ngũ
thường” và đặc biệt là “Tam tòng, tứ đức”. Do
vậy, quan hệ chồng vợ cũng mang tính tuyệt
đối một chiều, “Phu xướng, phụ tùy”. Trong
quan hệ này, Lê Thánh Tông cũng khẳng định
vị thế quyết định của người chồng, người cha.
Theo ông, người phụ nữ sau khi đã lập gia đình
phải có trách nhiệm với nhà chồng, với con cái,
thậm chí với cả con cái của thê thiếp của chồng.
Lê Thánh Tông rất chú trọng quan hệ này nên
ông dành riêng các điều 6, 7, 8, 9, 10 để quy
định trách nhiệm và nghĩa vụ của vợ đối với
chồng và gia đình nhà chồng. Chẳng hạn, Điều
8 viết: “Người đàn bà góa chồng, đối với các con
vợ cả hoặc vợ lẽ, nàng hầu, nên có lòng thương
xót, không được mưu mô để chiếm đoạt gia tài
làm của riêng mình” [2, tr.258], hoặc Điều 9 quy
định: “Đàn bà góa chồng, chưa có con cái, phải ở
nhà chồng để giữ đủ tang lễ, không được chuyển
vận của cải mang về nhà mình” [2, tr.259].
Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng
Nho giáo, nhưng cũng giống như Nguyễn Trãi,
Nho giáo trong con người Lê Thánh Tông cũng
không còn đơn thuần là Hán Nho hay Tống
Nho mà đã có sự biến đổi phù hợp với khuynh
hướng tư tưởng của dân tộc. Trong quá trình
xâm nhập và tồn tại lâu dài ở nước ta, dưới
ảnh hưởng và sự giao thoa với các tư tưởng
truyền thống bản địa, với khuynh hướng ôn
hòa, mềm dẻo của Phật giáo, Nho giáo đã
có những biến đổi nhất định để phù hợp với
khuynh hướng tư tưởng và tinh thần nhân văn
của dân tộc Việt Nam. Tinh thần nhân văn đó
đã được thể hiện ngay trong đường lối cứu
nước của Nguyễn Trãi khi ông viết “Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ
bạo” [6], hay thể hiện ở việc tha chết cho toàn
thể hàng binh của nhà Minh, cấp lương thảo
cho về nước... Tiếp nối tinh thần nhân văn đó,
khi bàn về quan hệ chồng vợ, mặc dù đứng
trên lập trường Nho giáo để xem xét nhưng Lê
Thánh Tông không tuyệt đối hóa mối quan hệ
này cũng như không tuyệt đối hóa vai trò của
người chồng. Ông đã kết hợp với tinh thần coi
trọng vai trò người phụ nữ trong truyền thống
của dân tộc, đã dành cho người phụ nữ một vị
trí nhất định trong xã hội. Vị trí đó của người
phụ nữ được ông pháp điển hóa, dùng pháp
luật để bảo vệ. Điều này được thể hiện trong
Quốc triều hình luật với các điều khoản bảo
vệ và bênh vực quyền lợi phụ nữ như: “Phàm
chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ
được trình với quan sở tại và quan xã làm chứng)
thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì hạn một năm.
Vì việc quan đi xa thì không theo luật này. Nếu
đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ của
39Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA TRUNG - CẬN ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
mình thì phải tội biếm” (Điều 308) [4, tr.127].
Hoặc: “Con gái hứa gả chồng mà chưa thành
hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội
hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái
kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị
ác tật hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ,
trái luật bị phạt 80 trượng” (Điều 322) [4, tr.130].
Với tinh thần nhân văn đó, trong Điều 3 của
Huấn điều, Lê Thánh Tông viết: “Vợ chồng cần
kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn vẹn, duy chỉ có khi
nào người vợ phạm tội thất xuất thì mới được bỏ,
chứ không được khiên ái cẩu dung làm hại đến
phong hóa” [2, tr.258]. Do vậy, khi phụ nữ đã
phạm lỗi, ông cũng khuyên răn: “Đàn bà có lỗi
mà cha mẹ và chồng đã trừng trị thì nên phải sửa
mình đổi lối, không được tự tiện trốn đi, làm hư
mất nết đàn bà” [2, tr.258].
Như vậy, có thể thấy, Lê Thánh Tông đã
xem xét các quan hệ cơ bản này dưới góc nhìn
hai chiều, mềm dẻo. Trong các quan hệ đó, cả
hai bên đều có trách nhiệm và nghĩa vụ để
xây dựng một gia đình hòa hợp, vững mạnh.
Ông chủ trương lấy tinh thần đạo đức của Nho
giáo để giáo dục nhân dân, tạo nên một xã hội
ổn định, hòa hợp, trong đó, cha mẹ có trách
nhiệm với con cái, chồng vợ có ân nghĩa với
nhau, anh em thân yêu, láng giềng làng xóm
hòa thuận. Nếu làm cho các quan hệ đó đi vào
trật tự, có trên dưới, nền nếp thì sẽ tạo ra một
gia đình gia giáo, vững mạnh, sẽ góp phần tạo
ra những làng quê gắn kết, tương thân tương
ái, tạo cơ sở để đưa quốc gia phát triển hưng
thịnh, vững mạnh.
Ngoài việc tập trung giải quyết các mối
quan hệ cơ bản trong gia đình theo tinh thần
Nho giáo, trong Huấn dân đại cáo, Lê Thánh
Tông còn khuyến khích nhân dân bảo vệ, nuôi
dưỡng thuần phong mỹ tục của dân tộc. Huấn
điều quy định: “Chỗ dân gian có mở trường du hí
hoặc cúng tế, thì con trai, con gái đến xem không
được đứng lẫn lộn, để khỏi thói dâm ô” (Điều
16) [2, tr.259]; “Phủ huyện phải lập bia ở các nơi
sở tại để cấm con trai con gái không được cùng
tắm một bến, để cho có phân biệt” (Điều 18) [2,
tr.259]. Cũng giống như khi bảo vệ các giá trị
đạo đức Nho giáo, ngoài việc giáo dục khuyên
răn ra, ông cũng chủ trương dùng luật pháp để
bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc, ai vi
phạm sẽ dùng chế tài để xử phạt. Chính vì vậy,
trong Quốc triều hình luật, nhà vua đã đưa ra
những quy định chặt chẽ và những hình phạt
nghiêm khắc để bảo vệ thuần phong mỹ tục,
bảo vệ lễ giáo phong kiến. Trong những tội bị
quy vào “thập ác” có cả những tội chống lại
đạo lý gia đình, sẽ bị điều chỉnh theo hệ thống
hình phạt ngũ hình (suy, trượng, đồ, lưu, tử).
Cụ thể: “Lăng mạ ông bà, cha mẹ thì xử tội lưu
châu ngoài, đánh thì xử đi lưu châu xa, đánh bị
thương thì xử tội giảo...” (Điều 475) [4, tr.182];
“Gian dâm với vợ kế, vợ lẽ của ông cha, với mẹ
nuôi, mẹ kế, bác gái, thím, cô, dì, chị em gái của
con cháu, con gái của anh em đều xử tội chém...”
(Điều 406) [4, tr.158]. Bên cạnh đó, pháp luật
cũng quy định và khuyến khích nhân dân
nuôi dưỡng tình thương yêu đồng loại, đồng
tộc, đồng bào, phát huy nét đẹp truyền thống
của dân tộc như những quy định tại Điều 294:
“Trong kinh thành hay phường ngõ và làng xóm
có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở
đường xá, cầu, điếm, chùa, quán thì xã quan ở đó
phải dựng lều lên mà giữ gìn săn sóc, và cho họ
cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống,
không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ...” [4,
tr.122]), hay Điều 295: “Những người góa vợ,
góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo
khổ không có người thân thích để nương tựa,
không thể tự mình mưu sống được, quan sở tại
phải thu nuôi họ, mà lại bỏ rơi họ thì bị xử đánh
50 roi, biếm một tư. Nếu họ được chu cấp cơm áo
mà quan lại ăn bớt đi thì phải khép vào tội như
người giữ kho ăn trộm của công” [4, tr.123].
Việc bảo vệ, nuôi dưỡng thuần phong mỹ
tục phải được thực hiện trong toàn cõi, không
phân biệt thành thị hay nông thôn, vùng núi,
biên ải hay đồng bằng. Chính vì vậy, Lê Thánh
Tông cũng không quên nhắc nhở: “Các dân
mường mán ở ngoài bờ cõi nên giữ lời di huấn,
không được trái đạo luân thường như cha, anh,
chú, bác đã chết thì con em không được chiếm
lấy những thê thiếp (của họ), nếu mà trái phép
thì sẽ trị tội rất nặng” [2, tr.260].
Số 30 (Tháng 12 - 2019)40
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Có thể thấy, những thuần