Giá trị vũ trụ học của sử thi Chương Han (Thái – Tây Bắc) Việt Nam

1. Đặt vấn đề Với một khối lượng đồ sộ, gồm 2436 câu thơ chia làm 5 phần và 38 trường khúc (Cầm Bao - chép tay) sử thi Chương Han của người Thái Tây Bắc Việt Nam (cùng với nó là sử thi Khủn Chưởng - sử thi “Chương” của người Thái Nghệ An, sử thi Thạo Hùng hay Chương - sử thi “Chương” của người Lào) có thể coi là “một tư liệu toàn diện nhất hiện có của nền văn minh cổ xưa Thái”, “một sự giàu có thông tin” (chữ dùng của Chamberlain) không chỉ về văn học mà còn về lịch sử, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học và vũ trụ học. . . Bài viết này xin đi sâu vào tìm hiểu giá trị vũ trụ học của sử thi Chương, khám phá những bí mật về vũ trụ quan của người Thái trong thời kỳ mà sử thi Chương phản ánh. Ở mức độ khái quát, James Chamberlain trong bài viết Thạo Hùng hay Chương: một sử thi Thái đã nhận định: “Giá trị vũ trụ học của văn bản Chương được biểu hiện trên nhiều tầng lớp khác nhau. Quan trọng nhất, có lẽ là cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề tiền Phật giáo có thể nhìn thấy được trong số các nhóm Phật giáo Thái ngày nay như một lớp dưới nặng nề bị che khuất bởi lớp phủ của thần thoại và tôn giáo Ấn Độ”. Chamberlain đã xác định sử thi Chương phản ánh vũ trụ quan thời kỳ trước khi Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến cộng đồng Thái, hoặc nếu có, mới chỉ là những ảnh hưởng còn rất nhẹ. Đó là vũ trụ quan cổ xưa của người Thái.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị vũ trụ học của sử thi Chương Han (Thái – Tây Bắc) Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 3-13 GIÁ TRỊ VŨ TRỤ HỌC CỦA SỬ THI CHƯƠNG HAN (THÁI – TÂY BẮC) VIỆT NAM Phạm Đặng Xuân Hương Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Với một khối lượng đồ sộ, gồm 2436 câu thơ chia làm 5 phần và 38 trường khúc (Cầm Bao - chép tay) sử thi Chương Han của người Thái Tây Bắc Việt Nam (cùng với nó là sử thi Khủn Chưởng - sử thi “Chương” của người Thái Nghệ An, sử thi Thạo Hùng hay Chương - sử thi “Chương” của người Lào) có thể coi là “một tư liệu toàn diện nhất hiện có của nền văn minh cổ xưa Thái”, “một sự giàu có thông tin” (chữ dùng của Chamberlain) không chỉ về văn học mà còn về lịch sử, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học và vũ trụ học. . . Bài viết này xin đi sâu vào tìm hiểu giá trị vũ trụ học của sử thi Chương, khám phá những bí mật về vũ trụ quan của người Thái trong thời kỳ mà sử thi Chương phản ánh. Ở mức độ khái quát, James Chamberlain trong bài viết Thạo Hùng hay Chương: một sử thi Thái đã nhận định: “Giá trị vũ trụ học của văn bản Chương được biểu hiện trên nhiều tầng lớp khác nhau. Quan trọng nhất, có lẽ là cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề tiền Phật giáo có thể nhìn thấy được trong số các nhóm Phật giáo Thái ngày nay như một lớp dưới nặng nề bị che khuất bởi lớp phủ của thần thoại và tôn giáo Ấn Độ”. Chamberlain đã xác định sử thi Chương phản ánh vũ trụ quan thời kỳ trước khi Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến cộng đồng Thái, hoặc nếu có, mới chỉ là những ảnh hưởng còn rất nhẹ. Đó là vũ trụ quan cổ xưa của người Thái. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vũ trụ quan cổ xưa của người Thái 2.1.1. Quan niệm về thế giới Người Thái tin rằng trên trái đất này vốn tồn tại hai thế giới. Một thế giới của sự sống và một thế giới của hư vô. Thế giới sự sống bao gồm sự tồn tại của con người, muôn vật và các hiện tượng trong thể trạng thực của nó mà người ta có thể trực giác được. Thế giới hư vô bao gồm một cõi “sống” ngự trị trong ý niệm về cái 3 Phạm Đặng Xuân Hương mà họ gọi là “phi”. Người và vật muốn sống được là nhờ có “phi khuôn” có nghĩa tương tự như linh hồn. Lực lượng sáng tạo ra “phi khuôn” của người và vật tức là “phi then” có nghĩa là chủ cõi trời (theo Cầm Trọng). Chỗ ở của “phi khuôn” người, vật và “phi Then” là hai mường khác nhau: Mường Phạ (còn gọi là mường Then hay mường Bôn) là nơi Then và tổ tiên con người ở. Còn Mường Lum (còn gọi: mường Chuông Cang - tức trần gian) thì con người và ma quỉ trú ngụ. Trong đó, mường Phạ lại chia làm hai phần rõ rệt: một là vùng trú ngụ của tổ tiên loài người (Đẳm đoi: linh hồn ông bà tổ tiên trăm họ do Then Thóng trị vì; Mường Then Hịt – Then Hạy: nơi những oan hồn trần gian nhập vào; Vùng “liên pán luông”: nơi dành cho họ quý tộc gửi linh hồn vĩnh cửu) và hai là mường các Then. Sử thi Chương cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về quan niệm thế giới này. Chúng ta sẽ xem xét lần lượt sau đây: * Mường Lum – mường trần gian Địa danh cõi trần xuất hiện trong câu chuyện là những bản mường liên quan đến chiến trường Chương Han tham chiến, như: - Mường Na Khong (ruộng của cải): nơi sinh ở trần gian của Chương Han, là một vùng rộng lớn, do Khun Phang (ông nội của Chương Han), Khun Chom (cha của Chương Han), và Chương Anh (anh trai của Chương) kế tiếp nhau trị vì - Chiềng Khừa (thủ phủ là Chiềng Phù – Mường Mếnh): Do bà Mếnh, gái goá và là bác dâu của Chương Han trị vì. Bà đẻ ra Ngọm Muôn là người vợ thứ nhất của Chương. Chương lấy nàng Ngọm được mẹ vợ mời sang để trị vị mường Chiềng Khừa. - Ngân Giang: thủ phủ là Chiềng Lạn. Do ông Chừn làm chủ, có hai con gái là nàng Ủa Ca và An Khái (là những người vợ kế tiếp của Chương). Anh Ca (cháu của Tạo Quạ) muốn lấy hai nàng, nhưng cầu hôn không được nên đã tổ chức vây hãm thành Ngân Giang trong suốt 3 năm. Ông Chừn cầu viện Chương giải vây, Chương đánh tan Anh Ca, Tạo Quạ tại chân núi Huổi Ca, giải phóng mường Ngân Giang và cưới nàng Ủa Ca, An Khái. - Chiềng Chuông: thuộc xứ Ngân Giang, kế cận thủ phủ Chiềng Lạn. Sau trận đánh, Chương Han được bác Chừn cắt vùng đất này cho cai quản (Khi ấy, Chương Han được cai quản vùng đất Chiềng Chuông – Hai cô nàng tươi trẻ kề sát đôi bên tả hữu) – [tr 96]. - Pák Căn Luông: Sau khi đánh thắng Tạo Quạ, Anh Ca tại mường Ngân Giang, Chương Han lại tiếp tục cất quân đánh chiếm mường Pák Căn, quê hương của Tạo Quạ. Chương lấy nàng Ú Kẻo, con gái Tạo Quạ làm vợ và giao cho Ải Quang, tướng thân cận của mình trị vì Pák Căn Luông. - Chiềng Ban: mường phụ cận địa đầu xứ Pak Căn Luông. Trên đường đánh Pák Căn Luông, Chương thu phục cả Chiềng Ban. 4 Giá trị vũ trụ học của sử thi Chương Han (Thái – Tây Bắc) Việt Nam - Chiềng Sười: xứ phụ thuộc của mường Tum Hoàng, địa bàn đệm giữa Pak Căn Luông và Tum Hoàng. Chương chiếm được đất Chiềng Sười. Chương vẫn để cho Minh Bản (chủ Chiềng Sười) làm chủ đất và thu phục ba con trai của Minh Bản là Khun Suông, Khun Thuống, Tạo Kính làm tướng lĩnh (vốn là các tướng được cắt cử từ trời đến phục vụ cho Chương, nay mới gặp). - Tum Hoàng: Là một vùng đất rộng lớn, có nhiều mường phụ thuộc, do Phạ Huôn làm chủ. Được Then Lò và đội quân ma mèn một mắt giúp sức, Phạ Huôn đánh thắng Chương. Chương trở về trời. Con trai của Chương là Tạo Hung 8 năm sau cất binh đánh thắng Phạ Huồn, chiếm xứ Tum Hoàng, làm chủ cả một vùng rộng lớn. Tạo Hung sinh con nối dõi lại cho về đất Chiềng Khừa cai trị, và cắt cử con út của Ải Quang dũng tướng tới chăm nom xây dựng xứ Pák Căn cùng với dân Mèn. Những địa danh này gợi ra khung cảnh sử thi và được Khampheng Ketavong, một nhà nghiên cứu người Thái Lan, cho là “khung cảnh thực” hoặc “thuộc về lịch sử” bởi những địa danh đó đã có thể tham chiếu tới những vùng địa lí như: Chiềng Sẻn (Lào); Swa, Chiềng Thông (ở Luông Prabăng – nơi có những đền thờ Phật giáo), Chiềng Sười, Chiềng Ban (Ban Ban), Pák Căn. Theo tác giả, một vấn đề mơ hồ còn cần phải bàn cãi liên quan đến “Pák Căn” bởi vì có một địa danh như thế ở miền Bắc Việt Nam (Bắc Cạn - ND) và một khác thì ở đâu đó ở Xiêng Khoảng, và một nhóm Việt-Mường như là Thaveuan, Malaeng, Pakatang gọi người Lào bằng cái tên Pák Căn ở tỉnh Khăm Muộn (trung tâm Lào) và tên dòng sông ở đó thì cũng là Nậm Pákăn. Ngoài ra sự định vị vị trí của Pák Căn, theo tác giả là ở Lào, cũng còn được gợi ý bởi tên của một số nhóm dân tộc ở phía Đông Bắc Lào như là Moy (Mol hoặc Muong – Mường), Pheung, Tay Xam (Tai Lao), Tay Had, Tai Khang, Tai Mène. . . tất cả những tên dân tộc này được tìm thấy ở Lào (tr 5 tài liệu dịch cá nhân). Về địa danh mường Tum Hoàng, theo Cầm Trọng (Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam), là một trong 16 châu Thái do các dòng quý tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam phân chia sau đời Ta Ngần, nhưng đây lại là một mường huyền thoại, mường trên trời: Mường Tung (Tum), Muờng Hoàng (Hoan hay Váng). Hai mường này người ta thường gọi gộp lại là Mương Tung Hoàng (hay Mường Tum Vang). Cũng như Mường Thanh (Then), người Thái coi hai mường này như “đất tổ” xa xưa. Đó là cõi Mường Phạ (trên trời) nơi hương hồn tổ tiên sống vĩnh cửu nên người ta còn gọi là “Mường Tung Hoàng” ngoài vòm trời (Mường Tung Hoàng nọ phạ). Người Thái coi vòm trời nơi ta có thể thấy được là “trời” còn ở phía tầng trên – “ngoài vòm trời” là Mường Phạ (mường trời) [tr 327]. Điều này phù hợp với một chi tiết trong sử thi Chương Han: Đó là sau khi Chương đã lên trời, đánh thắng hết các Then và thu về một số vùng đất mường Trời, Chương Han vẫn quyết tâm xông thẳng đến vòm trời Tum Hoàng - đỉnh cõi trời: Nhi chắng khửn khuý chạng mứa luông Tum Hoáng pụn lẹo 5 Phạm Đặng Xuân Hương Hảư dệt tạu ải Quang, Anh Cón [1;271]. Cùng một đoạn nguyên văn tiếng Thái như này, nhưng bản Chương Han do Vương Trung sưu tầm và dịch (NXB Văn hoá dân tộc, H.2005) thì dịch sát với nguyên văn như sau: Chương sẽ cưỡi tượng lên tung hoành Tum Hoàng Ải Quang, Anh Kon lên cùng [3;325]. Còn bản Chương Han do Nguyễn Ngọc Tuấn sưu tầm và dịch (NXB KHXH, H.2003) lại bỏ đi địa danh Tum Hoàng đó, mà thay vào là “xứ ma Mèn” (mặc dù nguyên văn là “luông Tum Hoang” như đã trích ở trên): Chương lại cưỡi voi thần, đem binh tới xứ ma Mèn Tướng tiên phong vẫn reo, thúc trống, dàn voi [1;156]. Nguyên do là trong nguyên văn và bản dịch của sách Chương Han (Nguyễn Ngọc Tuấn), ngay sau đoạn này là đoạn tả cảnh Chương thẳng quân tới xứ ma Mèn một mắt trả thù tội trước đây đội quân ma Mèn đã xuống giúp Phạ Huôn đánh bại Chương ở dưới trần gian (Chương cọ dánh pay họt hỏng Mướng Mén Ta tọh - Lừu phá mạng Mén cạn téh ca chuôn = Quân Chương thẳng tới xứ ma Mèn một mắt – Quân trời kéo đến bao nhiêu, ta gắng giết sạch trơn!), có lẽ vì vậy mà người dịch đã hiểu “luống Tum Hoàng” đó chính là xứ ma Mèn một mắt ở, nên đã bỏ đi chữ Tum Hoàng để tránh nhầm lẫn với xứ Tum Hoàng của Phạ Huôn dưới trần gian. Còn trong nguyên văn và bản dịch sách Chương Han (Vương Trung) thì ngay sau đoạn này là đoạn các Then hoảng sợ lên tâu với Phật Inta để Phật can gián Chương, đoạn Chương đánh ma Mèn một mắt lại được chép ở đoạn ngay sau khi Chương lên trời thì đánh ma Mèn một mắt trước rồi mới thu phục các Then [tr 320]. Vì vậy mà tác giả giữ nguyên địa danh Tum Hoàng, có lẽ với cách hiểu đây là đỉnh cõi trời, “cõi ngoài trời” mà mắt con người không nhìn thấy (khi Chương định đánh chiếm vào đây thì các Then chỉ còn nước lên tâu với Phật Inta phán xử). Chúng tôi đã kiểm tra nguyên văn tiếng Thái bản chép tay của cụ Cầm Bao thì đúng là Chương tiến vào cõi trời Tum Hoàng để đánh quân ma Mèn một mắt, nguyên văn cả đoạn dài như sau: Nhi chắng khửn khuý chạng mứa luông Tum Hoáng pụn lái Hảư dệt tạu Ải Quang, Anh Cón Mưa nặn, hố hố táy Mướng Dáng tứn cong la chạng Phái Cắm lẹo hiếng coi lai mú Mưa nặn, Ải Quang sẻo mứn chạng pay tó mứa thăn Sạt sạt chạng Tạo Hung nhó pén pụn dơ “Háu chắc la phái khảm Tum Hoáng chính ti tẹ láo Ăn va côn then má to đaư khăn khả tẹ ná” Mưa nặn, khoang khoang chạng ải Quang uôn táng 6 Giá trị vũ trụ học của sử thi Chương Han (Thái – Tây Bắc) Việt Nam Chương cọ nóng phốn khửn mứa bôn dạp dạp Lay lắng khửn mứa phạ họt then pụn lẹo Chương cọ dánh pay họt hỏng Mướng Mén Ta tọh Lừu phá mạng Mén cạn téh ca chuôn. . . [Bản phiên âm tiếng Thái của Cầm Bao] Vì vậy, chúng tôi giả định rằng, ngoài xứ Tum Hoàng ở dưới trần gian do Phạ Huồn làm chủ, sử thi Chương còn nói đến mường Tum Hoàng – cõi trời, mường có các Then và quân ma Mèn một mắt cư ngụ. Mường Tum Hoàng ở dưới trần gian cũng phải là một vùng đất cao, gần khu vực tiếp giáp trời đất. Chúa mường Tum Hoàng dưới trần gian cũng được gọi là Phạ Huồn, giống như tên gọi của các Phạ Huồn trên cõi trời (Phạ Huồn Ta Đanh – cận vệ Then Luông; Phạ Huồn Ta Kheo – coi binh mã. . . ). Cũng có thể Tum Hoàng là một vùng đất rộng lớn, chủ yếu là ở trên trời, nhưng cũng có một phần ở dưới trần gian khu vực đất cao tiếp giáp trời đất. Phần dưới trần gian này được cắt cử cho Tạo Phạ Huôn trần gian cai quản, phần từ ranh giới trời đất trở lên trên thượng giới do các Phạ Huồn thượng giới cai quản. Vấn đề này còn cần được tìm hiểu thêm. Có thể thấy chiến trường Chương Han tham chiến là một không gian khá rộng lớn, bao gồm cả các châu Thái ở Việt Nam, các vùng Bắc Trung Lào và kéo sang tận Vân Nam (Trung Quốc). Đây chính là địa bàn sinh sống lâu đời của các tộc người Thái, Lào, Khơmú (Môn – Khơme nói chung). . . đúng như một câu thơ trong bản sử thi đã phản ánh: “Có cả dân Mèn, Lào, Lự, Thái gan dạ, Xá can trường” (đoàn quân Chương Han lên trời). * Mường Phạ - mường Trời Vùng tiếp giáp cõi trời và cõi đất: - Đen Phi - Đen Cốn: Ranh giới giữa Thiên giới và Hạ giới, do Pú Luông Phạ Huôm cai quản. - Hốm panh: Nơi ranh giới giữa thượng giới và trần gian. Ở đây có một cái tháp lớn. Người và vật từ trời rơi xuống đầu thai khi đến đây đều dừng lại để gió thổi tung xuống trần. - Lĩn Căm (Máng nước vàng): Nơi tụ hội của đoàn quân Chương ở trên trời, chờ tắm rửa, tẩy trần, rửa sạch máu tanh của trần gian trước khi đi vào trung tâm cõi trời. - Nậm Ta Khái (sông Ta Khái): con sông ngăn cách trần gian và thượng giới. Đoàn quân Chương Han cũng vượt qua con sông sóng cả này để lên thượng giới. Qua con sông này là đến sân Khuống Báo – Khuống sao: sân trai gái nhà trời vui chơi hò hẹn dưới gốc Muỗm thiêng (Tổn Muông). - Ú Vá: nơi giao tiếp giữa trời và đất. Ở phía Nam cánh đồng Điện Biên hiện còn tên là Ú Vá, tương truyền là nơi xưa kia trời đất liên lạc. Khi Chương đánh thắng các Then trên trời, làm lễ ăn mừng và cầu khấn muôn nơi cùng về giám hưởng, 7 Phạm Đặng Xuân Hương Chương đã cúng đến miếu Ú Vá thiêng liêng này: Một lễ rẩy đi tới miếu Ú vá quạ lạc bao la Giúp cho cơ nghiệp Chương ngày càng lớn mạnh [1;149] Vùng tổ tiên con người cư ngụ (Đẳm đoi): Mường Phạ, mường Trời không chỉ có các Then cư ngụ mà linh hồn tổ tiên ông bà của con người sau khi chết cũng lên trời. Linh hồn tổ tiên dòng dõi quý tộc còn được cư ngụ ở cõi “liên pán luông” (cõi Niết bàn) cùng với các Then. Khun Páng (ông nội trần gian của Chương), Khun Chom (cha trần gian của Chương). . . đều đã về đây sau khi chết. Khi đoàn quân của Chương tiến lên cõi trời, Khun Chom đã đến gặp: Khi ấy, chúa Khun Chom rẽ quân trời bước tới Mừng vui gặp lại con, tay nắm, khóc tràn Chương cũng nhỏ lệ cùng cha sùi sụt Rồi chúa Chom lui bước ngoài vòng, hồi hộp chờ xem [1;140] Cõi “ló cón khoang”: vùng trời cao nơi các Then cư ngụ: - Liến pán luông (Thiên đô): Nơi đóng đô của Then Luông, vị thần tối cao cai quản khắp cõi, chốn này do Then Chăng (thần giữ đô) cai quản. - Tồng Na-Thó: cánh đồng Na Thó, nơi diễn ra trận đánh ác liệt giữa quân Chương và quân các Then, do Then chủ Mường Piềng – Then Lôm (thần gió - thần giữ đồng bằng Na Thó) làm chủ. Sau khi đánh thắng đội quân nhà trời ở cánh đồng Na Thó, Chương Han được các Then quy phục chia đất mường, chia ruộng, chia cõi trời dâng nạp, gồm những vùng sau đây: - Mường áy – Xo – Lo: vùng núi cao vút. - Khóh Phạ Ho Hạt Liến Pán: Các vùng liên tiếp giáp Liến Pán. - Ta Cả Đông: Mường thượng uyển (triệu thứ hoa). - Tu Phôn – Tu Đét: cửa nắng cửa mưa do Then Thúm làm chủ. - Muờng Ôm – mường Ai ngoài trời: do Then Liến Pán mắt đỏ cai trị. - Quật Què Xen Ca: xứ “triệu quạ vật vờ”, vùng triệu sáu đồng bằng rộng lớn nơi cõi Liến Pán (lạn hốc chảu ná). - Mường Cai, hồ Bỏ Té: Khi làm lễ ăn mừng chiến thắng thượng giới, Chương cũng mời Tạo chủ mường này về giám hưởng (bản Chương Han do Vương Trung dịch): Một panh dâng lên con út Tạo chủ lớn Mường Cai, hồ Bỏ Té uống Phù hộ Nhi làm Tạo Mường Trời dài lâu [1;333]. - Các Then và mường Then quy phục Chương: + Then Chằng ở Liến Pán: Thần tạo ra hạnh phúc và công danh. Then cũng là thần tình yêu sắp đặt cho trai gái thành đôi, thành lứa, nơi đặt hai ngọn nến 8 Giá trị vũ trụ học của sử thi Chương Han (Thái – Tây Bắc) Việt Nam “minh, nén” để chàng trai, cô gái tới bói hỏi Then về đường tình duyên. + Then Chứ: ngự trị mường Ngàm. + Then Thươk Thiên Thượng: Thần tư pháp, phụ chính Thiên giới, giúp việc cho Then Chất – Then Chát (Then tượng trưng và điều khiển tuổi thọ): Đây là Then tượng trưng cho sự cứng nhắc, nguyên tắc cao độ. Nếu như hạn chết đã quy định, Then Chất – Then Chát đã xoá sổ, hồn người mà còn chần chừ nấn ná thêm chưa muốn thoát khỏi thể xác để biến thành “phi”, thì Then Thươk sẽ ra tay kiên quyết lôi về Mường Then với tổ tiên. + Then Pặp: thần sổ sách. + Then Lường mắt đỏ (chảu ta đanh khók phạ): Cận vệ Then Luông, chúa tể vùng trời tọa lạc ở dưới tầng trời cao nhất. + Then Nhọt (Tõng Sọk): là con Then Lường, Then ở chính giữa, cũng làm ra gió mát. + Then Thóng: thần giữ ranh giới Tối Sáng. Thóng có nghĩa một nửa tức là một nửa cõi trời dành cho linh hồn của người chết sau khi thành “phi” sẽ trú ngụ. Sử thi Chương Han ca ngợi, mường của Then Thóng là mường đẹp rộng triệu dặm, là mường muôn mỏ Bạc Vàng, là mường ba triệu loài hoa thơm, có rồng thiêng bay lượn lấp lánh và ngựa có cánh rong ruổi ào ào. . . + Then Liên Pan mắt đỏ (chẩu ta đanh khók phạ): dâng mường Ôm, mường Ai ngoài trời, dâng chốn So Lo đầy nắng, dâng triệu sáu ruộng Quật Que cho Chương + Then Quàng (Phạ Huồn Ta Kheo, mắt xanh): Thần coi binh mã. + Then Pú Luông: giữ ranh giới giữa người và ma quỉ thần thánh. + Then Lôm: Thần gió, chủ Mường Piêng trời thấp. + Then Thúm: Then chủ cửa mưa nắng, lũ lụt (Tu phôn tu đét). + Then Ví: Chúa xứ Chiềng Cun trên trời, làm nước lụt. + Then Xi Là: thân hình chuốt thon. + Then Tử: Then không tham gia chiến trường, nhưng thừa thắng Chương xông lên đánh. + Then Tứk: Then không tham gia chiến trường, nhưng thừa thắng Chương xông lên đánh. + Then Đa Bảu Ló: Thần đúc người, có phép hồi sinh cho người mới chết, đưa đội quân ma Mèn một mắt xuống giúp Phạ Huồn đánh thắng Chương dưới trần gian nên bị Chương đưa quân đến đánh trả thù. + Chẩu Phi Mèn Ta Tọk: chủ mường Phi Mèn. + Nàng Tổn, Pét Lạn Sao: Bà chúa tám triệu cô gái (Chương mời về giám hưởng trong lễ ăn mừng chiến thắng trên trời). + Then La Nố: Vị thần chứng nguyện lời thề ước (Chương và Anh Ca, Tạo Quạ đến thề chấm dứt oán thù). 9 Phạm Đặng Xuân Hương Hệ thống các Then này đã lần lượt xuất hiện ở các đoạn thơ sau đây trong sử thi: Đoạn đoàn quân Then hội binh ở cánh đồng Na Thó đánh nhau với quân Chương; đoạn Chương mời các Then đến dự lễ ăn mừng chiến thắng; đoạn các Then múa khiên ca tụng Chương. . . Có thể thấy sử thi Chương Han chứa đựng cả một kho huyền thoại Thái, được hệ thống một cách toàn vẹn, đầy đủ. Người đọc có thể hình dung một cách cụ thể về vũ trụ ba tầng của người Thái, trong đó hình ảnh của Mường Phạ (mường Trời) được tái hiện một cách rõ nét từ cõi tiếp giáp trời đất cho đến các mường trời rộng lớn nơi vô số các vị Then (tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên và xã hội) cư ngụ, và cuối cùng lên tận đến cõi Liến Pán luông – Thiên đô nơi vị Then tối cao là Then Luông ngự trị. Thế giới cõi trời cũng được “tổ chức hành chính” giống như tổ chức chẩu mường của cõi trần gian. Các Then, tuỳ theo địa vị lớn nhỏ cai quản các mường trời lớn nhỏ, quy phục dưới sự trị vì của Then Luông. Khoảng cách giữa trần gian và thượng giới là không mấy xa cách, các Then vẫn đi xuống trần gian khi có lễ mời gọi, và con người, đặc biệt là những người chuyên trách liên lạc giữa hai thế giới như các bà Một Mường, nàng Tơ cùng với “đội quân” ma Tằm của mình (thầy cúng của toàn mường) có thể di chuyển qua lại dễ dàng (chi tiết bà Một Mường mang lễ vật của Khun Chom – cha của Chương dưới hạ giới lên tận Thiên đô gặp Then lớn Phạ Khưng xin con cầu tự, sau đó bà Một Mường này lại cùng đoàn quân của Chương Han đi xuống trần gian, đến tận Hốm panh – ranh giới trời đất mới chia tay để đoàn quân Chương Han mỗi người đầu thai một ngả, chi tiết nàng Tơ cùng ma Tằm lên xin Then lớn cho quân ma Mèn xuống giúp Phạ Huồn. . . ). Sự giàu có này, quả cho thấy Chương Han có thể sánh với Ramayana của Ấn Độ và Iliad của phương Tây, như lời Chamberlain đã nhận xét. 2.1.2. Nghi lễ thực hành Quan niệm vũ trụ cổ xưa của người Thái còn được hiện thực hoá thông qua các nghi lễ. Người Thái thờ cúng tổ tiên và các Phi, Then nên trong đời sống có nhiều nghi lễ hướng đến tổ tiên và cầu xin sự trợ giúp của các Then. Sử thi Chương Han tái hiện sinh động một số nghi lễ sau: Nghi lễ cầu tự cùng vật hiến tế : Nghi lễ này đuợc Khun Chom (cha trần gian của Chương Han) tiến hành gửi đến Then lớn Phạ Khưng để xin thêm con nối dõi. Khun Chom bày lễ cúng và sai bà Một Mường mang lễ vật là một chiếc đùi trâu lớn lên trời dâng lên Then Phạ Khưng [1;55]. Lễ “sú khuôn” : Lễ cúng cầu thần linh phù hộ cho hồn vía bình yên, mạnh khoẻ sống lâu, thường tổ chức cúng cho người đi xa lâu ngày mới trở về nhà hoặc cho người đánh trận trở về. Sau khi xin được Chương Han làm con dưới hạ giới, Khun Chom đã tổ chức lễ này để cầu cúng cho Chương được bình an, dũng mãnh [1;67]. Sau khi Chương đánh thắng Tạo Quạ, Anh Ca, bác Chừn của Chương cũng 10 Giá trị vũ trụ học của sử thi Chương Han (Thái – Tây Bắc) Việt Nam làm lễ “sú khuôn” cho Chương vừa đánh trận trở về [1;95]. Lễ cầu xin thần linh
Tài liệu liên quan