Giải pháp tăng cường năng lực kiểm toán nước thải, rác thải vì sự phát triển bền vững của kiểm toán nhà nước Việt Nam

The issue of waste water, waste and environmental pollution is a top concern in the world and in Vietnam. Monitoring, statistics and reports of the Government in this field are still limited, not only in Vietnam, but also in other countries in the world (According to the report of the UN environmental program, “among the organized crime areas, none of them has a high potential for money laundering and tax evasion by the field of waste treatment, due to the lack of follow-up, monitoring, statistics and reporting ”), so there is a high likelihood of mistakes. The State Audit Office of Vietnam needs solutions to improve the audit capacity to ensure the performance of the task of auditing waste water and waste because this is a topical issue which is very much concerned by domestic and international public. At the same time, it helps improve the economy, effectiveness and efficiency in the management of environmental protection, ensuring the sustainable development of the country.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tăng cường năng lực kiểm toán nước thải, rác thải vì sự phát triển bền vững của kiểm toán nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 GIAÛI PHAÙP TAÊNG CÖÔØNG NAÊNG LÖÏC KIEÅM TOAÙN NÖÔÙC THAÛI, RAÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC VIEÄT NAM ThS. DOãN ANH THơ* *Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước Khu vực IV 1. Các vấn đề lý luận 1.1. Vấn đề phát triển bền vững1 Các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) là một tập hợp các mục tiêu và chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế do Liên hợp quốc đề ra để thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030. Có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, những mục tiêu và chỉ tiêu có liên quan đến vấn đề quản lý rác thải, nước thải (gọi chung là chất thải) bao gồm: - Mục tiêu số 6. Đảm bảo quyền được tiếp cận hệ thống nước sạch và nước thải Chỉ tiêu 6.3. Đến 2030, cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm, ngừng xả thải, giảm thiểu việc rò rỉ hóa chất độc hại xuống nước, giảm lượng nước thải không được xử lý xuống còn một nửa, tăng đáng kể việc tái tạo và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu. Chỉ tiêu 6.A. Đến 2030, tăng cường cộng tác quốc tế và mở rộng quy mô hỗ trợ đến các nước đang phát triển trong lĩnh vực nước sạch và nước thải, bao gồm khai thác và xử lý nguồn nước, sử dụng nước có hiệu quả, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng. - Mục tiêu số 11. Chuyển đổi đô thị trở nên đa dạng, an toàn và bền vững 1https://www.un.org/sustainabledevelopment Vấn đề nước thải, rác thải, ô nhiễm môi trường từ chất thải đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam. Về mức độ theo dõi sát sao, thống kê, báo cáo của Chính phủ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, không những ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng gặp tình trạng chung như vậy. (Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc thì “trong số các lĩnh vực tội phạm có tổ chức, không có lĩnh vực nào có khả năng cao về rửa tiền và trốn thuế bằng lĩnh vực xử lý chất thải, do thiếu vắng hẳn sự theo dõi, giám sát, thống kê và báo cáo”) Do đó, khả năng có sai phạm là rất cao. Kiểm toán nhà nước Việt Nam cần có các giải pháp nâng cao năng lực kiểm toán nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nước thải, rác thải do đây là vấn đề thời sự đang rất được dư luận trong nước và thế giới quan tâm, đồng thời, giúp nâng cao tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc gia. Từ khóa: Tăng cường năng lực kiểm toán rác thải và nước thải. Solutions to strengthen the waste and wastewater audit capacity for the sustainable development of state audit office of Vietnam The issue of waste water, waste and environmental pollution is a top concern in the world and in Vietnam. Monitoring, statistics and reports of the Government in this field are still limited, not only in Vietnam, but also in other countries in the world (According to the report of the UN environmental program, “among the organized crime areas, none of them has a high potential for money laundering and tax evasion by the field of waste treatment, due to the lack of follow-up, monitoring, statistics and reporting ”), so there is a high likelihood of mistakes. The State Audit Office of Vietnam needs solutions to improve the audit capacity to ensure the performance of the task of auditing waste water and waste because this is a topical issue which is very much concerned by domestic and international public. At the same time, it helps improve the economy, effectiveness and efficiency in the management of environmental protection, ensuring the sustainable development of the country. key words: Strengthen the waste and wastewater audit capacity. 51NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 Chỉ tiêu 11.6. Đến 2030, giảm phần vốn đầu tư có tác động tiêu cực đến môi trường trong khu vực đô thị, một phần bằng cách chú ý đặc biệt đến chất lượng không khí và các hoạt động quản lý chất thải. - Mục tiêu số 12. Đảm bảo nền tiêu dùng và sản xuất bền vững Chỉ tiêu 12.3. Đến 2030, giảm lãng phí thực phẩm xuống còn một nửa (về mặt tài chính) ở các khâu bán lẻ, tiêu thụ, sản xuất, phân phối, và cả giai đoạn sau khi thu hoạch. Chỉ tiêu 12.4. Đến 2020, quy trình quản lý đối với các loại hóa chất từ khi sản xuất đến khi xả thải đạt được trình độ cao về thân thiện môi trường, tuân thủ các thỏa thuận khung của quốc tế, và đảm bảo giảm được đáng kể việc rò rỉ hóa chất ra không khí, nước và đất nhằm tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường. Chỉ tiêu 12.5. Đến 2030, giảm đáng kể việc tạo thêm rác thải thông qua việc ngừng, giảm, tái chế, và tái sử dụng rác. Thông qua 3 mục tiêu và 6 chỉ tiêu phát triển bền vững, có thể thấy hướng tiếp cận của quốc tế đối với vấn đề chất thải rất rộng về đối tượng (bao gồm chất thải sinh hoạt, nước thải, hóa chất, khí thải, và cả thực phẩm), có chỉ tiêu tương đối cụ thể (giảm xuống còn một nửa), có mốc thời gian cụ thể đến năm 2020, 2030. 1.2. Vai trò của Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) và Kiểm toán nhà nước Việt Nam trong việc thực thi các mục tiêu phát triển bền vững Các Cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) có vai trò theo dõi và giám sát việc thực thi các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030, cụ thể bao gồm một số nội dung chính2: - Đánh giá mức độ sẵn sàng của Chính phủ trong việc thực thi các mục tiêu phát triển bền vững - Thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động có tính tới yếu tố các mục tiêu phát triển bền vững - Nêu gương cho các SAI khác về tính minh bạch và trách nhiệm trong chính hoạt động của mình. Đại hội tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới (INTOSAI) lần thứ 22 năm 2016 đã xác định chủ đề chính là “Các mục tiêu phát triển bền 2 52 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 vững - Làm thế nào để INTOSAI đóng góp vào Chương trình nghị sự phát triển của Liên hợp quốc đến năm 2030”. Trong bối cảnh đó, tại cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 51 tại In-đô-nê-xi-a tháng 2/2017, Ban điều hành ASOSAI đã thông qua chủ đề của Đại hội ASOSAI 14 là “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” trên cơ sở ý kiến đồng thuận của 46 cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên ASOSAI. Kết thúc Đại hội ASOSAI 14, Kiểm toán nhà nước Việt Nam, với tư cách là thành viên của Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao Châu á, nước chủ nhà của Đại hội ASOSAI 14, khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của INTOSAI thông qua các sáng kiến về kiểm toán môi trường3. 1.3. Vấn đề kiểm toán việc quản lý chất thải – hướng dẫn của quốc tế Tháng 10 năm 2016, Tổ công tác Kiểm toán môi trường của INTOSAI (WGEA)4 ban hành tài liệu hướng dẫn chuyên đề về kiểm toán việc quản lý chất thải, có nội dung cơ bản như sau: a. Tầm quan trọng của vấn đề Mức độ nghiêm trọng của vấn đề chất thải ngày càng gia tăng ở quy mô toàn cầu. Nếu không được quản lý kỹ, nó có thể gây ô nhiễm ở quy mô toàn cầu, khu vực hay quốc gia; gây ô nhiễm đất, nước, không khí và biển; từ đó gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường. Chất thải ngày nay được xuất khẩu từ các nước có trình độ xử lý cao sang các nước có trình độ xử lý thấp hoặc thiếu hạ tầng xử lý chất thải cơ bản. Không những thế, các nước này còn phải đối mặt với vấn đề thị trường rác thải bất hợp pháp. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc thì “trong số các lĩnh vực tội phạm có tổ chức, không có lĩnh vực nào có khả năng cao về rửa tiền và trốn thuế bằng lĩnh vực xử lý chất thải, do thiếu vắng hẳn sự theo dõi, giám sát, thống kê và báo cáo”. b. Phân loại chất thải Có nhiều cách phân loại chất thải dựa trên cấu tạo chất thải, nguồn thải, tác hại tới con người và môi trường, theo đó chất thải có thể được phân loại thành chất thải rắn, lỏng, chất thải điện tử, chất thải nguy hại, chất thải nhựa, khí thải, chất thải sinh học... c. Tác động của chất thải tới môi trường và sức khỏe Chất thải có thể làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, ô nhiễm biển, ô nhiễm không khí, gây mùi khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. d. Các cấp độ quản lý chất thải Có thể phân loại các cấp độ từ trình độ cao đến thấp bao gồm ngăn ngừa và giảm tạo thêm rác thải, tái chế, tận dụng (ví dụ tận dụng nhiệt của dòng khí thải), và thấp nhất là chôn lấp. e. Vấn đề kinh tế của chất thải (doanh thu và chi phí) Doanh thu từ chất thải là doanh thu từ việc bán vật liệu tái chế hoặc năng lượng tái chế, tận dụng. Chi phí của chất thải bao gồm thu gom vận chuyển, phân loại, xử lý, chôn lấp. Ngoài ra còn các chi phí vô hình như sức khỏe, môi trường. Khi thực hiện kiểm toán phải tính tới các yếu tố doanh thu và chi phí này. g. Các công cụ về chính sách đối với quản lý chất thải Quy định trực tiếp: Là các dạng văn bản mệnh lệnh hành chính, cấm hoặc hạn chế, hoặc ban hành tiêu chuẩn. Công cụ kinh tế: Ban hành các loại thuế, phí, mua bán hạn mức khí thải. Công bố thông tin: Công bố thông tin về chất thải để thay đổi nhận thức và hành vi của cá nhân, cộng đồng. Các công cụ khác: Quy hoạch, các biện pháp kỹ thuật. h. Hướng tiếp cận của cuộc kiểm toán chuyên đề chất thải 3 4https://wgea.org. 53NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 Bản hướng dẫn nêu 4 bước chính khi kiểm toán chuyên đề chất thải: - Bước 1: Xác định rủi ro về môi trường và sức khỏe: Đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng ảnh hưởng của chất thải với môi trường và sức khỏe, chú ý đặc biệt đến vấn đề vận chuyển chất thải xuyên biên giới, chú ý đặc biệt đến vấn đề tội phạm trong vấn đề chất thải do lợi nhuận mang lại lớn mà khả năng “rủi ro” của tội phạm lại rất thấp. - Bước 2: Xác định các bên liên quan đến vấn đề chất thải: cơ quan nhà nước, đối tượng xả thải, đối tượng thu gom xử lý. - Bước 3: Xác định những thiếu sót thường gặp và hậu quả của những thiếu sót đó: Thiếu chính sách quản lý, quy định không rõ ràng, thiếu ràng buộc pháp lý, không đủ chính sách để đánh giá hậu quả của chất thải, hệ thống theo dõi giám sát chưa hiệu quả, thiếu phương tiện kỹ thuật. Ngoài ra, còn các thiếu sót khác ở tầm quốc tế như khác biệt về phân loại, thiếu dữ liệu đáng tin cậy, thiếu hợp tác quốc tế (do rác thải là vấn đề xuyên biên giới). - Bước 4: Lựa chọn chủ đề kiểm toán: Dựa vào các bước từ 1 đến 3, các SAI lựa chọn chủ đề kiểm toán phù hợp nhất chứ không nhất thiết phải bao quát mọi vấn đề của chất thải do đây là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Ngoài ra, bản hướng dẫn cũng gợi ý các SAI có thể cộng tác với nhau trong một cuộc kiểm toán do các vấn đề vận chuyển chất thải xuyên biên giới, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải có thể xảy ra ở tầm khu vực hoặc toàn cầu. 1.4. Vấn đề kiểm toán việc quản lý chất thải – hướng dẫn của Việt Nam Hiện nay, Kiểm toán nhà nước Việt Nam chưa có hướng dẫn riêng về kiểm toán việc quản lý chất thải. Tuy nhiên, khi lập kế hoạch kiểm toán cũng có thể vận dụng một số quy định, chuẩn mực sau đây: - Chuẩn mực và Quy trình kiểm toán hoạt động; - Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 1620 sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính: Do lĩnh vực quản lý chất thải là một lĩnh vực còn mới mẻ, phân loại chất thải rất rộng và phức tạp, đối tượng tham gia rộng và đa dạng nên cần thiết cần có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực đo lường, xã hội học, chuyên gia môi trường. Tuy nhiên, để sử dụng được chuyên gia thì cần phải đánh giá năng lực và tính khách quan của chuyên gia, điều này có quy định trong chuẩn mực. Mặc dù kiểm toán vấn đề chất thải chủ yếu là kiểm toán hoạt động nhưng cũng có thể vận dụng Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 1620 dành cho kiểm toán tài chính, do Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 1620 được biên soạn trên nền ISSAI 1620 của INTOSAI - Sử dụng công việc của chuyên gia (trong kiểm toán nói chung). - Đề cương kiểm toán chuyên đề quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 do Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành II xây dựng. Trong đó có nội dung kinh phí cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT do Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, bao gồm “Hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường và chất thải nguy hại quy mô cấp tỉnh, huyện và xã hoặc các mô hình thí điểm của địa phương; vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; hỗ trợ mua sắm các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải. - Hỗ trợ xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học của nhà nước do địa phương quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp. - Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Các kho thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu, các khu vực tồn lưu chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, các bãi rác đã đóng cửa, các bệnh viện thuộc danh mục theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Đề cương nghiêng về việc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, bao 54 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 gồm nhiều hoạt động trong đó có hoạt động quản lý chất thải. 2. Thực tiễn công tác kiểm toán liên quan đến vấn đề quản lý rác thải, nước thải 2.1. Thực tiễn trên thế giới Một số SAI trên thế giới đã thực hiện những cuộc kiểm toán liên quan đến vấn đề quản lý rác thải, nước thải. Người viết đã tìm được 40 báo cáo kiểm toán liên quan đến chủ đề này đã được phát hành trên trang web của các SAI từ 2008 đến 2019, tập trung vào 4 SAI Canada, Australia, New Zeland, và Vương quốc Anh. Chủ đề kiểm toán rất đa dạng, từ vĩ mô như việc lập chiến lược quản lý chất thải, ban hành các quy định quản lý chất thải, đến những vấn đề rất cụ thể như việc ký kết hợp đồng xử lý rác, tác động môi trường của nước thải dân sinh 2.2. Thực tiễn tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam 2.2.1. Tình hình kiểm toán vấn đề quản lý rác thải và nước thải của Kiểm toán nhà nước Trong 2 năm 2017-2018, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện 18 cuộc kiểm toán chuyên đề về môi trường, trong đó, nhiều cuộc kiểm toán môi trường có liên quan đến vấn đề chất thải các loại. Năm 2019, ngành tiếp tục đẩy mạnh kiểm toán môi trường, trong đó, chú trọng kiểm toán việc quản lý nhập khẩu phế liệu giai đoạn 2016 - 2018. Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước đã và đang thực hiện kiểm toán việc quản lý xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Hà Nội; Quản lý nhập khẩu phế liệu giai đoạn 2016 - 2018 tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tài chính; Việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường và việc đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 20185. Đây là kinh nghiệm thực tiễn quý báu để thực hiện những cuộc kiểm toán liên quan đến vấn đề chất thải, và phát triển hướng dẫn chung của ngành. Đề nghị những khu vực, chuyên ngành đã thực hiện những cuộc kiểm toán môi trường tham dự hội nghị chia sẻ thêm kinh nghiệm thực hiện. 2.2.2. Tình hình kiểm toán vấn đề quản lý rác thải và nước thải tại Kiểm toán nhà nước Khu vực IV Trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương 5https://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/nam-2019-tap-trung-nhieu-chuyen-de-kiem-toan-moi-truong-250803.html; Quyết định số 2268/QĐ-KTNN ngày 28/11/2018 của Tổng KTNN Ban hành kế hoạch kiểm toán năm 2019 của KTNN. 55NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 6Theo niên giám thống kê năm 2017, thành phố có 1.689 ngàn hộ (Dân số trung bình 8.446.000 người, trung bình 5 người/hộ). Tốc độ phát sinh chất thải ni lông trong một hộ là 0,135 kg/ngày - 5 người 1 hộ (từ 0.11 đến 0.16 kg/ngày) theo báo cáo chuyên đề “Hiện trạng sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” tháng 11/2015, trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện khảo sát tại 6 quận nội thành. Khối lượng túi ni lông thải bỏ toàn thành phố = 1.689 ngàn hộ x 0,135 kg/hộ/ ngày = 228 tấn/ngày tương đương 80.000 tấn/năm. Số liệu thống kê này chưa tính đến lượng rác thải bỏ phát sinh từ số người tạm trú trên địa bàn ước tính 4-5 triệu người chiếm 50% dân số Thành phố. Cũng theo báo cáo chuyên đề, thành phần túi ni lông thân thiện môi trường chiếm từ khoảng 3-4% hỗn hợp chất thải túi ni lông phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình. 7Đối với loại sản phẩm có độ dày một lớp màng lớn hơn 30µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn 20cm. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 (cho năm 2015), Kiểm toán nhà nước Khu vực IV có thực hiện kiểm toán nội dung kinh phí dịch vụ vệ sinh môi trường (2.051 tỷ), trong đó, lớn nhất là kinh phí thanh toán công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn 490 tỷ và kinh phí thanh toán công tác xử lý chất thải rắn 1.326 tỷ. Kết quả kiểm toán phát hiện chênh lệch về cự ly vận chuyển và thu gom chất thải rắn; tỷ lệ tái chế và chôn lấp rác không được ghi nhận trong hợp đồng ký kết giữa Thành phố và các công ty dịch vụ xử lý rác; bất cập trong công tác giám sát, nghiệm thu, xác nhận khối lượng vận chuyển, xử lý chất thải môi trường; bất cập trong quá trình xác định và thẩm định đơn giá vận chuyển và đơn giá xử lý do các công ty xử lý rác hiện nay chủ yếu sử dụng biện pháp chôn lấp nhưng vẫn được thanh toán theo đơn giá tái chế. Năm 2018 Kiểm toán nhà nước Khu vực IV thực hiện cuộc kiểm toán hoạt động Việc thực hiện giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy của Thành phố Hồ Chí Minh theo đề án của Chính phủ. Bên cạnh những phát hiện về việc tồn tại trong việc thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông, Đoàn còn nêu lên những vấn đề thực trạng công tác quản lý chất thải túi ni lông và chất thải nhựa, cụ thể: + Thực trạng thải bỏ, thu gom và tái chế rác thải túi ni lông: Theo ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường thì trên địa bàn thành phố năm 2017 có khối lượng túi ni lông thải bỏ ra môi trường là 80.000 tấn/năm trong đó túi ni lông khó phân hủy là 77.000 tấn/năm6. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom tái chế của các công ty xử lý chất thải của Thành phố còn thấp (đạt 38%/số lượng rác thải túi ni lông), đồng thời, số lượng rác thải túi ni lông thải bỏ ra môi trường ngày càng tăng mạnh, từ khoảng 40 tấn/ngày vào năm 2008, ước tính tăng lên 228 tấn/ ngày vào năm 2017. + Trái ngược với xu hướng số thuế Bảo vệ môi trường huy động vào ngân sách nhà nước ngày càng giảm (tương ứng với sản lượng túi ni lông nộp thuế bảo vệ môi trường giảm dần từ 746 tấn/năm 2014 xuống 577 tấn/năm 2017, giảm 23%) thì số lượng sản xuất túi ni lông khó phân hủy của một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có xu hướng năm sau cao hơn năm trước (năm 2014 sản lượng xuất bán 22.938 tấn, năm 2017 sản lượng xuất bán 33.376 tấn, tăng 46%), số lượng túi ni lông nhập khẩu cũng tăng 244% sau 4 năm (từ 63,8 tấn năm 2014 lên 219,8 tấn năm 2017); số lượng nhập khẩu hạt nhựa trên địa bàn năm 2017 tăng 65% so với năm 2014, sản lượng nhập khẩu phế liệu nhựa trên địa bàn năm 2017 tăng 44% so với năm 2016. + Các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông thân thiện môi trường không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng cam kết thu hồi, tái chế sản phẩm7 theo kế hoạch đã đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Ngoài ra, Kiểm toán nhà
Tài liệu liên quan