Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác bỏ vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

1. Sự cần thiết phải ban hành và triển khai các quy định về tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu Qua 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM có nhiều sự cải thiện rõ nét qua các năm. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường (BVMT) ngày càng nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM của địa phương. Nhiều địa phương đã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT. Kết quả đó được thể hiện qua tỷ lệ các xã đạt chuẩn NTM, trong đó cả nước có 5.443 xã đạt tiêu chí môi trường, đạt 61,1%, tăng 3,9% so với cuối năm 2018.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác bỏ vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỎ VỆ MÔI TRƢỜNG, XÂY DỰNG CẢNH QUAN SÁNG – XANH – SẠCH – ĐẸP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU 1. Sự cần thiết phải ban hành và triển khai các quy định về tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu Qua 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM có nhiều sự cải thiện rõ nét qua các năm. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường (BVMT) ngày càng nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM của địa phương. Nhiều địa phương đã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT. Kết quả đó được thể hiện qua tỷ lệ các xã đạt chuẩn NTM, trong đó cả nước có 5.443 xã đạt tiêu chí môi trường, đạt 61,1%, tăng 3,9% so với cuối năm 2018. 1.1. Những bài học thành công từ quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn vừa qua Mặc dù còn có nhiều khó khăn (sẽ được đề cập đến ở phần sau), nhưng có thể nhận thấy, từ giai đoạn 2016 đến nay, công tác BVMT (mà cụ thể là việc thực hiện Tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM) đã có bước khởi sắc một cách toàn diện. Trước hết là sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp. Đã đến lúc, hầu hết lãnh đạo các tỉnh, huyện, xã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện các nội dung về môi trường. Nó không chỉ mang lại bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp mà từ đó, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao; sự gắn kết giữa người dân và người dân, giữa người dân và các tổ chức đoàn thể, giữa người dân và chính quyền ngày càng được cải thiện. Từ sự ổn định về chất lượng cuộc sống và sự củng cố mối quan hệ cộng đồng, các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông thôn sẽ không ngừng được tăng cường. Tiếp theo là sự vào cuộc và ý thức trách nhiệm với môi trường của cộng đồng dân cư. Tại nhiều nơi, ý thức về môi trường của người dân đã có những bước chuyển biến đáng kể. Người dân đã không coi việc vệ sinh, cải tạo kênh mương, cống rãnh, ao hồ, việc trồng cây, trồng hoa, cải tạo cảnh quan môi trường... là việc “phải làm”, mà tại nhiều nơi, người dân đã coi đây là việc “cần làm” với sự tự nguyện và tinh thần trách nhiệm cao (điển hình tại các địa phương như Nam Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên, Quảng Trị...). Từ quá trình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, đã có nhiều bài học hay, cách làm tốt trong phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình (Hà Tĩnh, Nam Định...), thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (Nam Định, An Giang...), xử lý chất thải chăn nuôi (Gia Lâm...), xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, cụm dân cư với chi phí thấp và phương án vận hành đơn giản (Nghi Xuân, Hà Tĩnh; thành phố Sông Công, Thái Nguyên...). Với áp lực từ cộng đồng và nhu cầu tất yếu của thực tiễn công tác BVMT nông 84 thôn, nhiều mô hình công nghệ, biện pháp quản lý trong thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh cũng đã được nghiên cứu, ứng dụng, triển khai và phần nào từng bước giải quyết được những bức xúc từ hậu quả ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp chất thải sinh hoạt mang lại. 1.2. Những bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tiêu chí môi trường Bên cạnh những thành quả rõ nét của tiêu chí môi trường trong thời gian qua, thực tế triển khai tại các địa phương cũng cho thấy, việc thực hiện và giữ được kết quả thực hiện đối với tiêu chí môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, tiêu chí môi trường là tiêu chí kém bền vững. Mặc dù so với nhiều tiêu chí khác, việc thực hiện tiêu chí môi trường đôi khi không đòi hỏi phải đầu tư lớn, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý thức trách nhiệm của chính quyền và người dân. Bài học từ nhiều địa phương cho thấy, nếu chỉ cần dừng lại (sau thời điểm công nhận) mà không tiếp tục quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, các kết quả đạt được sẽ tụt hậu rất nhanh (như hình ảnh thuyền bơi ngược dòng, nếu dừng tay chèo sẽ bị trôi ngược). Bên cạnh đó, ngay tại thời điểm công nhận, thực chất nhiều nội dung trong yêu cầu của tiêu chí môi trường mới dừng lại ở mức “đạt”, thậm chí mới chỉ là các “phương án” thực hiện (như phương án đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật về BVMT cho các làng nghề, phương án thu gom và xử lý chất thải, phương án đầu tư khu xử lý chất thải tập trung, phương án cải tạo ao hồ...). Như vậy, nếu không có các giải pháp quyết liệt (với lộ trình, nguồn lực và phân công trách nhiệm cụ thể) trong việc triển khai thực hiện các phương án nêu trên, thì coi như tiêu chí môi trường vẫn đang còn “nợ”. Thời gian qua, nhiều địa phương còn tập trung vào đầu tư hạ tầng mà chưa chú trọng nhiều đến cảnh quan, nhiều nơi đường làng ngõ xóm, hàng rào cây xanh được bê tông hóa, làm mất đi vẻ đẹp hiền hòa, truyền thống của cảnh quan nông thôn, tạo hiệu ứng bất lợi cho môi trường (thiếu hệ sinh thái thực vật với mục tiêu điều hòa tiểu khí hậu, giữ độ ẩm, hấp thu CO2... và lâu dài là các mục tiêu về kinh tế). Một điểm bất cập rất cần được đề cập đến trong việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường, đó là các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hoặc công nghệ áp dụng phù hợp; trong đó có cả mô hình về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và đời sống, nhất là tại các địa phương là vùng núi cao, biên giới và hải đảo. Các mô hình cảnh quan môi trường tương đối đa dạng, nhưng đâu đó cũng bộc lộ những bất cập nhỏ cần tiếp tục tìm tòi, sáng tạo và điều chỉnh như: Các bồn cây ven đường ảnh hưởng đến giao thông đi lại; sự khó khăn trong tiếp cận trồng hoa, cây xanh ở ven đường quốc lộ, các tuyến đê hay kênh mương thủy lợi; việc trồng hoa, trồng cây lấy gỗ hay chỉ duy trì giá trị cảnh quan; việc trồng cây phù hợp tại những điểm thiếu đất, thiếu không gian, thiếu mặt bằng hay tại các vùng thiếu nước; có nên giao khoán các khu vực cho các hộ dân vừa duy trì thảm thực vật, hành lang cây xanh bảo vệ cảnh quan vừa mang lại giá trị kinh tế...; phương thức quản lý các cơ sở, đặc biệt là cơ sở sản xuất nhỏ trong khu dân cư; nguồn lực đầu tư hạ tầng BVMT cho các làng nghề, cụm công nghiệp và nguồn kinh phí vận hành các công trình sau khi được đầu tư; quy hoạch không gian cho các khu vực chăn nuôi tập trung và quản lý thực hiện theo quy hoạch; mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đặc biệt là bảo tồn được các hệ sinh thái ven biển đặc thù; công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các địa phương (không chỉ dừng ở quản lý sản phẩm lương thực, thực phẩm mà cần tiếp cận cả quy trình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ...); vấn đề nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh cho một số vùng còn đang khó khăn 85 như vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng sông Cửu Long...); mô hình xử lý nước thải phân tán hộ gia đình, cụm dân cư phù hợp; mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt phù hợp với đặc thù từng khu vực; các mô hình, biện pháp công nghệ tận thu, quay vòng, tái chế, tái sử dụng các chất thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn... Những điểm nêu trên cần có lời giải đáp hữu hiệu trong giai đoạn tiếp theo của chương trình xây dựng NTM. Còn một điểm quan trọng nữa, đó là “xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc”. Được “sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp” là nhu cầu tất yếu của mỗi người dân, vì vậy, yêu cầu đối với môi trường (xanh, sạch, đẹp, an toàn) là những yêu cầu tất yếu phải được nâng dần lên. Do đó, việc củng cố kết quả thực hiện tiêu chí môi trường giai đoạn này, tiếp tục ban hành và triển khai thực hiện tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu về lĩnh vực môi trường là hết sức cần thiết để định hướng cho các huyện, xã đã được công nhận tiếp tục thực hiện xây dựng NTM thường xuyên và bền vững. 2. Tình hình xây dựng và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 2.1. Cấp Trung ương Ở cấp Trung ương, trong những năm qua, công tác quản lý và BVMT nông thôn đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các nội dung về quản lý và BVMT nông thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nội dung về BVMT trong nông nghiệp, làng nghề, thủy sản; BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; BVMT trong xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, trong lĩnh vực thú y; quản lý chất thải và phế liệu.... Đồng thời, các quy định về BVMT cũng đã được cụ thể hóa bằng việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng được tăng cường, tập trung chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong thời gian vừa qua. Để hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện các nội dung về BVMT trong xây dựng NTM, ngày 26/05/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình BVMT trong xây dựng NTM tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 (tại Quyết định số 712/QĐ-TTg) nhằm hoàn thiện và nhân rộng các mô hình về BVMT theo hướng xã hội hóa, tập trung tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo; trên cơ sở đó, hoàn thiện chính sách về huy động nguồn lực xã hội hóa, cơ chế quản lý và vận hành sau đầu tư, đề xuất các giải pháp công nghệ phù hợp. Qua đó, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả và bền vững tiêu chí môi trường, góp phần thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Nhằm triển khai thực hiện Đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát, đánh giá việc xây dựng các mô hình BVMT hiện có; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương triển khai thực hiện Đề án. Để tiếp tục nâng cao và duy trì bền vững các tiêu chí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018 - 2020, trong đó lĩnh vực cảnh quan - môi trường là một trong những nội dung trọng tâm của kế hoạch. Tiếp theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ (trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn về nội dung môi trường) 86 tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020, trong đó tiêu chí môi trường đã được nâng lên một mức độ cao hơn, tập trung giải quyết những vấn đề môi trường nổi cộm, những vấn đề môi trường kém tính bền vững (ở cấp độ hiện đại hơn, văn minh hơn, tiệm cận tốt hơn với các quy định pháp luật hiện hành về BVMT) trong đó chú trọng phương thức quản lý chất thải (tại từng hộ gia đình, cụm dân cư...); các yêu cầu mang tính định lượng cụ thể hơn đối với cảnh quan nông thôn (như tỷ lệ đường hoa, cây xanh, hệ thống chiếu sáng...)15. (Chi tiết về mức độ nâng cao của các tiêu chí được nêu tại Bảng tổng hợp kèm theo). 2.2. Cấp địa phương Ở cấp địa phương, bên cạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, kế hoạch triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu theo từng giai đoạn như Trà Vinh... 16 , nhiều địa phương đã chủ động trong ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu như Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Nam Định...17 để các xã đạt chuẩn NTM tiếp tục thực hiện xây dựng NTM thường xuyên và bền vững, phù hợp với đặc thù của từng địa phương mà vẫn giữ gìn được bản sắc truyền thống của nông thôn Việt Nam. Công tác BVMT nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng trong xử lý môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, nhiều địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực cũng như tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt. Tại nhiều địa phương thời gian vừa qua, nhất là giai đoạn 2015 - 2019, việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trường đã có những bước chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên, vẫn còn những thách thức, khó khăn cần tiếp tục giải quyết. 3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác BVMT nông thôn trong bối cảnh xây dựng NTM giai đoạn hiện nay, tiến tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong thời gian tới, cần chú trọng một số giải pháp cụ thể như sau: 15Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong giai đoạn 2018 - 2020; Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020. 16Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc hành động cải thiện cảnh quan, môi trường, chỉnh trang đô thị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lập lại trật tự xây dựng, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; 17Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 31/08/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017 - 2020; Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 26/07/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Bộ tiêu chí “Khu dân cư NTM kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 721/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Bộ tiêu chí Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;- Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 17/03/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Bộ tiêu chí về Khu dân cư (thôn) NTM kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 06/06/2018 của UBND tỉnh Nam Định ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2018 - 2020. 87 Giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là trao quyền và trách nhiệm cho người dân, trong bối cảnh chung của công cuộc xây dựng NTM, công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác BVMT ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch - đẹp; phát huy tối đa vai trò của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn đúng như lời Bác Hồ đã nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; vận động nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, bố trí chuồng trại chăn nuôi hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh... là những công việc cần được hết sức quan tâm, đầu tư nguồn lực và tổ chức thực hiện. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, nhất thiết cần có sự quyết tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền; xác định và phân định trách nhiệm cho từng tổ chức đoàn thể; tìm tòi, vận dụng những bài học tốt, cách làm hay, vận dụng sáng tạo và điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội của từng vùng miền, địa phương; phát huy và nhân rộng các mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu. Giải pháp thứ hai là không ngừng hoàn thiện khung thế chế, chính sách quy định, hướng dẫn, hỗ trợ cho việc triển khai các nội dung của tiêu chí môi trường cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các tiêu chí và hướng dẫn thực hiện tiêu chí nâng cao, tiêu chí kiểu mẫu, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi, đối tượng trong mối tương quan giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cần tách biệt các nhóm đối tượng trên địa bàn đô thị và nông thôn để có những phương cách ứng xử phù hợp (hiện nay là đồng nhất); đặc biệt chú trọng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư cho công tác BVMT nông thôn; xác định từng nhóm chủ thể riêng biệt trên cùng một địa bàn nông thôn (nhóm gây ô nhiễm và nhóm bị ảnh hưởng, tác động do ô nhiễm; nhóm cần được ưu đãi hỗ trợ và nhóm cần áp dụng các biện pháp, chế tài có tính răn đe cao...). Giải pháp thứ ba là nguồn lực, đã đến lúc chúng ta không chỉ trông chờ vào nguồn lực từ ngân sách nhà nước, mà phải vận dụng tối đa các cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực trong xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư; bên cạnh có, từ việc phân định rõ trách nhiệm của “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để tìm ra những phương thức đầu tư, vay vốn tín dụng, ưu đãi cho xây dựng cảnh quan, xử lý chất thải... nông nghiệp và khu vực nông thôn. Bài học thực tiễn từ hoạt động cấp nước sinh hoạt, phong trào trồng cây, trồng hoa, cải tạo các khu vực ô nhiễm thời gian qua đã cho thấy, nếu có cơ chế phù hợp, hoàn toàn có thể huy động được cộng đồng và khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động BVMT nông thôn (mặc dù khó khăn hơn rất nhiều so với các vùng đô thị, công nghiệp khác). Giải pháp thứ tư là khoa học và công nghệ, bài học kinh nghiệm từ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM 10 năm qua cho thấy, đã đến lúc nhận thức cộng đồng được nâng lên, trách nhiệm được phân định, hoạt động được phân công phân cấp, nhưng khó khăn là thiếu những công nghệ phù hợp, mà quan trọng nhất là công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải (chăn nuôi, sản xuất, sinh hoạt...); công nghệ canh tác nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...) an toàn và bền vững về môi trường; ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện với môi trường và không phát sinh chất thải. 88 Giải pháp thứ năm là tăng cường hội nhập quốc tế trong giải quyết những khó khăn về môi trường. Trong đó, đặc biệt là kế thừa và chuyển giao các ứng dụng khoa học và công nghệ; huy động nguồn lực trong xử lý các vấn đề về chất thải, khu vực ô nhiễm hay canh tác nông nghiệp bền vững; các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, mô hình nông thuận thiên... Giải pháp thứ sáu là áp dụng các biện pháp đủ mạnh trong giải quyết những xung đột về môi trường, đã đến lúc không thể mãi áp dụng đơn phương các biện pháp thuyết phục và hỗ trợ, kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, cần thiết song hành cả hai công cụ (tuyên truyền và cưỡng chế), có như vậy các công cụ mới phát huy được hết tác dụng của nó. Tuy nhiên, để đảm bảo tính răn đe nhưng không làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống của người dân, cần bóc tách những nhóm đối tượng cụ thể để áp dụng các chế tài phù hợp. Cuối cùng, không nên quá cầu toàn, với địa bàn nông thôn, cần giải quyết từng việc một cách kiên trì, mềm dẻo và linh hoạt, theo hướng “tốt hơn mỗi ngày”, nhưng nhất định không bỏ cuộc, có tổ chức, có huy động người dân vào cuộc, có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để bảo đảm sự bền vững thông qua việc đưa các quy định về BVMT và xây dựng cảnh quan vào các quy ước, hương ước của thôn, bản... để các hộ gia đình nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, nâng cao vai trò giám sát cộng đồng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong khu dân cư. 4. Một số bài học, kinh nghiệm hay về việc triển khai thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng có thể chia sẻ, học hỏi 4.1. Mô hình
Tài liệu liên quan