Những công cụ kinh tế trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn

Trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) nói chung và quản lý chất thải rắn (QLCTR) nói riêng, một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môi trường cao nhất; bao gồm các công cụ quản lý mang tính kỹ thuật và các công cụ quản lý hành chính Trên đây là một mô hình về hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị đang được áp dụng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác QLCTR, ngoài biện pháp quản lý kỹ thuật như trên, những nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách còn đề xuất sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Cách tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này là phương pháp “Ra lệnh và Kiểm soát” (CAC) – tức là người ta tính toán và định ra những tiêu chuẩn cụ thể nào đó, rồi buộc những người gây ô nhiễm phải đảm bảo xả thải dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nộp phạt là hình thức mà những người gây ô nhiễm “trả giá” cho hành vi phát thải vượt quá tiêu chuẩn của mình.

doc9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những công cụ kinh tế trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) nói chung và quản lý chất thải rắn (QLCTR) nói riêng, một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môi trường cao nhất; bao gồm các công cụ quản lý mang tính kỹ thuật và các công cụ quản lý hành chính… Nguồn phát sinh Tồn trữ, phân loại tại nguồn Thu gom Bãi chôn lấp Trung chuyển và vận chuyển Tái sử dụng, tái chế và xử lý Trên đây là một mô hình về hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị đang được áp dụng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác QLCTR, ngoài biện pháp quản lý kỹ thuật như trên, những nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách còn đề xuất sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Cách tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này là phương pháp “Ra lệnh và Kiểm soát” (CAC) – tức là người ta tính toán và định ra những tiêu chuẩn cụ thể nào đó, rồi buộc những người gây ô nhiễm phải đảm bảo xả thải dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nộp phạt là hình thức mà những người gây ô nhiễm “trả giá” cho hành vi phát thải vượt quá tiêu chuẩn của mình. Tuy nhiên, khoản phạt bao nhiêu là hợp lý, là đủ tính răn đe? Điều đó còn phải bàn cải nhiều bởi trên thực tế, các khoản phạt hiện nay cho những hành vi gây ô nhiễm còn quá thấp, thấp đến nỗi mà người gây ô nhiễm chấp nhận chịu phạt hơn là trang bị các phương tiện khống chế ô nhiễm. Bên cạnh đó, cách tiếp cận CAC không tạo ra những động lực khuyến khích người gây ô nhiễm cải thiện hành vi, cải tiến công nghệ, chủ động hơn trong các vấn đề QLMT . Nhằm hỗ trợ cho công tác QLMT nói chung và QLCTR nói riêng, các công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng. Trong lĩnh vực QLCTR, có hơn 90 công cụ kinh tế được nhận dạng. Các công cụ này được phân thành 03 nhóm chính: Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu Nhóm công cụ kích thích sự đầu tư Nhóm công cụ làm thay đổi hành vi Nội dung chính của bài viết này giúp chúng ta phân biệt rõ ràng từng nhóm công cụ, rút ra một số bài học điển hình trên thế giới. Thông qua đó, hình thành nên những tiêu chuẩn lựa chọn công cụ giúp các nhà quản lý môi trường sử dụng thành công các công cụ kinh tế trong điều kiện cụ thể của quốc gia. Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu Dựa vào tên của nhóm công cụ này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào chức năng của nó – đó là những công cụ kinh tế được áp dụng để tạo ra nguồn thu cho mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường hoặc được sử dụng cho những mục đích khác. Nguồn thu được tạo ra thông qua 03 phương tiện chính: - Phí: Phí chất thải, phí thu gom chất thải, phí ô nhiễm, phí người sử dụng,… - Thuế: Thuế bất động sản, thuế thu nhập, thuế GTGT, thuế xanh/thuế sinh thái, thuế ô nhiễm,… - Quỹ: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các loại phí Các loại phí được áp dụng trong lĩnh vực này bao gồm phí phát sinh chất thải, phí thu gom chất thải, phí ô nhiễm... Ở đây một loại phí đáng chú ý trong lĩnh vực QLCTR là phí người sử dụng. Phí người sử dụng được chia làm 02 loại (tuỳ vào sở thích áp dụng của từng quốc gia): + Phí người sử dụng có tỷ lệ thay đổi được – dựa trên mỗi đơn vị chất thải + Phí người sử dụng cố định/ấn định trên mỗi hộ gia đình Đối với những hộ gia đình giàu, sự chênh lệch/khác biệt về phí không phải là vấn đề lớn/đáng quan tâm đối với họ. Tuy nhiên, đối với những gia đình có thu nhập thấp, việc định ra phí người sử dụng để khuyến khích hoạt động tái chế, ngăn cản phát sinh chất thải nhưng đồng thời không dẫn đến sự đổ thải bất hợp pháp… là một vấn đề hết sức khó khăn. Điều thú vị có thể nhận thấy ở đây là phí người sử dụng được xem như là một loại phí mang tính áng chừng. Nghĩa là một mức phí được đặt ra thông qua việc áng chừng về tỷ lệ phát sinh chất thải nào đó cũng như nhu cầu về dịch vụ CTR. Người phát sinh chất thải phải trả khoản phí áng chừng này, khoản phí này có thể được giảm nếu người phát sinh chất thải đủ cơ sở để chứng minh rằng gánh nặng môi trường mà họ có thể gây ra thấp hơn so với khoản phí đó. Ngân hàng thế giới nghiên cứu hàng loạt những công cụ kinh tế ở Châu Mỹ La Tinh phát hiện rằng họ tập trung tạo ra lợi tức hơn là cải thiện chất lượng môi trường. Phí người sử dụng trả cho hoạt động thu gom hoặc đổ thải đa số được thiết lập ở mức thấp và nguồn thu được tạo ra không trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực CTR. Colombia và Ecuador cho phép một thuế cố định về CTR được bổ sung vào hóa đơn tiền điện giúp cho việc bù lại toàn bộ chi phí. Các thành phố Mỹ La Tinh khác gặp khó khăn trong việc thực hiện phí người sử dụng với kết quả về chi phí bù đắp dao động từ 10-70%. Một vài thành phố sử dụng thùng chứa có kích thước và hình dạng cố định rồi tính phí dựa trên số thùng chứa đã được đổ thải. Những thành phố khác sử dụng những túi đặc biệt có kích cỡ nhất định và bán những túi đó với giá có thể bù đắp các chi phí dịch vụ. Một nghiên cứu năm 1992 về 10 thành phố ở Mỹ sử dụng các túi 32 gallon được dán nhãn và bán với giá 1,5 USD/túi tương ứng với phí bù cho việc thu gom CTR. Phí khác nhau do số lượng khác nhau dẫn đến các hộ gia đình giảm 18% rác thải. Các loại thuế Các loại thuế được áp dụng trong lĩnh vực này bao gồm thuế bất động sản, thuế thu nhập với một tỷ lệ hợp lý nào đó, thuế ô nhiễm, thuế đánh vào sản phẩm…. Ở đây, một loại thuế đáng chú ý là “thuế xanh”/thuế sinh thái (Green-tax) được thiết kế để ảnh hưởng lên việc tiêu thụ sản phẩm, phát sinh chất thải, tái sử dụng –tái chế chất thải và các hành vi gây ô nhiễm khác. Columbia, Brazil và Venezuela thực hiện một thuế lên việc tiêu thụ gỗ. Điều này đã dẫn đến kết quả chất thải từ hoạt động khai thác và chế biến gỗ giảm, đồng thời khuyến khích hoạt động tái chế những sản phẩm liên quan đến gỗ. Brazil điều chỉnh tỷ lệ đóng góp về nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng để cấp vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường Một trong những vấn đề chất thải lớn nhất phát sinh bởi việc sử dụng túi nylon. Những túi này ít có khả năng tái chế, dễ dàng bị gió thổi tại những vị trí đổ thải và trong suốt quá trình vận chuyển chất thải. Chính phủ Ailen đặt một mức thuế cao lên những túi này vào năm 2002, kết quả là giảm 90% nhu cầu tiêu dùng. Một vài thành phố của Bangladesh và Ấn Độ đã cấm phân phối những túi này ở các nơi mua sắm. Một vài thuế sinh thái đánh vào những sản phẩm hoặc bao bì vì mục đích khuyến khích tái chế. Đối với những sản phẩm có dán nhãn sinh thái mà biểu thị sự tái chế hoặc tái sử dụng thì được giảm thuế, chẳng hạn như những sản phẩm giải khát đóng trong chai thủy tinh. Năm 1999, Đan Mạch đánh thuế sinh thái lên một chuỗi những đối tượng có ảnh hưởng đến môi trường đáng kể, bao gồm thuốc trừ sâu, phân bón, vỏ xe, dầu thải. Ở Estonia và Hungary, các công ty được giảm các loại thuế sinh thái về bao gói khác nếu họ có thể chứng minh rằng bao gói được thu gom, tái sử dụng và tái chế hoặc thông qua hoàn trả lại hoặc qua một chương trình tái chế được đăng ký. Các thuế sinh thái đối với bao bì không phải là lon nước giải khát được dựa trên trọng lượng. Các công ty có thể làm giảm chi phí thuế của họ nếu họ làm giảm nhẹ trọng lượng bao gói. Việc đánh thuế sinh thái về bao bì cũng được áp dụng cho những bao gói được làm từ những vật liệu tái chế. Ví dụ như bao gói được làm từ giấy đã tái chế hoặc thùng carton được đánh thuế ở một tỷ lệ thấp hơn. Một công cụ khác là thuế ô nhiễm. Trước đây, thuế ô nhiễm được áp dụng với mong muốn hạn chế ô nhiễm thông qua việc trang bị các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hoặc thông qua việc giảm công suất sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn những quốc gia trong khối OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) đã nhận thấy rằng, việc cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp của chính phủ cho hoạt động sản xuất năng lượng sẽ dẫn đến kết quả giảm ô nhiễm nhiều hơn là sử dụng thuế ô nhiễm. Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha đã bỏ trợ cấp cho hoạt động sản xuất than. Những loại quỹ Những loại quỹ có ảnh hưởng đến những hoạt động cải thiện môi trường. Nguồn quỹ này có thể được hỗ trợ bởi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. à Như vậy, những nguồn thu từ những công cụ kinh tế vừa trình bày ở trên cho thấy rằng thu nhiều hơn là cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho việc cải thiện các vấn đề CTR; nhiều hơn là ảnh hưởng tới hành vi của những người phát thải, những người gây ô nhiễm và những người sử dụng dịch vụ. Nhóm công cụ kích thích đầu tư Các công cụ kích thích đầu tư có thể thông qua: Chi phí đổ thải Các giấy phép kinh doanh chất thải Các chính sách, thủ tục Những luật nghiêm khắc… Có thể nhận thấy rằng tiết kiệm tiền là một trong những mục đích của nhà sản xuất. Tiết kiệm tiền có thể thông qua việc giảm trọng lượng sản phẩm/bao bì, từ đó có thể giảm chi phí cho nguyên/nhiên liệu sản xuất cũng như chi phí vận chuyển… Rõ ràng, giảm trọng lượng sản phẩm/bao bì sẽ trực tiếp làm giảm chất thải từ quá trình sản xuất và gián tiếp làm giảm chất thải từ việc tiêu thụ. Chi phí đổ thải/phí chôn lấp là một trong những động lực dẫn đến việc giảm thiểu chất thải. Việc giảm thiểu có thể thực hiện thông qua việc làm nhẹ, thay thế vật liệu, tái chế-tái sử dụng, làm compost,… Coca-Cola giảm trọng lượng những lon soda khoảng 41%. Federal Express giảm trọng lượng những bao thư khoảng 40%. Chôn lấp luôn là phương pháp thải bỏ chất thải với giá thành thấp nhất (50% cho việc làm compost, 10-20% cho việc chuyển hóa chất thải thành năng lượng). Pháp, Ý , Anh, Hà Lan áp dụng phí chôn lấp. Từ năm 1993, phí chôn lấp ở Pháp đã được dành riêng cho quỹ quốc gia nhằm xúc tiến cách tân phương tiện xử lý chất thải, cung cấp ngân sách cho việc nâng cấp bãi chôn lấp và đối phó tại khu vực bị ô nhiễm. Khi chính phủ cho phép “kinh doanh” chất thải, một thị trường chất thải được hình thành. Đó là cách thức mà một công ty có thể mua những khoản tiết kiệm phát thải của một công ty khác. Công cụ kinh tế được sử dụng trong trường hợp này có thể gọi là “giấy phép kinh doanh chất thải” (quota chất thải). Rõ ràng công cụ kinh tế loại này kích thích người sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, trang bị các phương tiện kiểm soát ô nhiễm. Điều này dẫn đến những kết quả rất khả quan trong công tác quản lý môi trường. Ngoài những hình thức trên, công cụ kinh tế kích thích đầu tư còn bao gồm những chính sách, các thủ tục khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, xây dựng, sở hữu, vận hành những phương tiện xử lý CTR đồng thời nâng cao tính cạnh tranh về những hợp đồng dịch vụ CTR. Thái Lan giảm thuế cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm CTR. Điều này đã giới hạn được rủi ro về đầu tư, đồng nghĩa với việc khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ này. Sekondia-Takaradi (Ghana), Islamabad (Pakistan) cho phép thuê phương tiện vận chuyển CTR của thành phố để khu vực tư nhân đi vào kinh doanh dịch vụ CTR mà không phải đầu tư đáng kể. Hàn Quốc tiến hành xây dựng một khuôn mẫu đầu tiên của chính phủ về nhà máy xử lý chất thải nguy hại, đồng thời cấp giấy phép cho khu vực tư nhân xây dựng những nhà máy tương tự có tính cạnh tranh và có thể đối chiếu hiệu quả được. Sau đó yêu cầu tất cả các ngành công nghiệp đem chất thải nguy hại của họ đến nơi xử lý đã được đăng ký. Trong nhiều năm, hình thành một thị trường có tính cạnh tranh cao về hoạt động xử lý chất thải nguy hại giữa khu vực tư nhân và các nhà máy xử lý được đầu tư bởi chính phủ. Bên cạnh đó, những luật nghiêm khắc đòi hỏi việc đổ thải CTR an toàn có thể tạo ra sự kích thích mạnh mẽ cho việc đầu tư vào hoạt động dịch vụ đổ thải từ khu vực tư nhân. Năm 1999, tòa án tối cao Ấn Độ thông qua những luật nghiêm khắc đòi hỏi chất hữu cơ phải được làm compost, tất cả những chất khác phải được tái chế-tái sử dụng hoặc chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Những luật này gắn liền với những cam kết bắt buộc thực hiện đã khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư đáng kể trong việc xử lý CTR theo phương pháp sinh học, làm phân compost, thu hồi nhiên liệu phát sinh và những phương pháp đổ thải/xử lý chất thải khác. III. Những công cụ làm thay đổi hành vi Những công cụ trong nhóm này có thể bao gồm: Biện pháp giáo dục, những chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng có mục tiêu Ký quỹ - hoàn trả (deposit – refund) Hệ thống hoàn trả nhà sản xuất (take-back) Phạt vi cảnh, phạt dân sự Hệ thống chất thải rõ ràng Luật có trách nhiệm pháp lý cao Danh sách đen những người gây ô nhiễm… Chúng ta biết rằng, một thành phố không thể sạch nếu người dân không hợp tác với các dịch vụ CTR được cung cấp. Nếu người ta vứt rác hoặc những túi chứa rác ra lề đường một cách mất trật tự hoặc không đúng thời điểm thu gom thì thành phố vẫn trông dơ bẩn, nhếch nhác bất chấp hệ thống thu gom CTR được trang bị đầy đủ. Biện pháp chính trong công cụ này là giáo dục, bao gồm cả những chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có mục tiêu. Công cụ ký quỹ hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take back) là những động cơ làm giảm phát sinh chất thải và tăng cường tái chế. Phần lớn những hệ thống ký quỹ hoàn trả là tự nguyện, hình thức phổ biến nhất, mềm mỏng nhất là việc trả lại những chai và lon nước giải khát sau khi sử dụng. Tuy nhiên cũng cần có những hệ thống ký quỹ -hoàn trả bắt buộc đối với sự tồn tại của những chất thải nguy hại đặc biệt. Mexico không cho phép bán một bình ắcquy xe hơi mới trừ khi cái cũ được trả lại. Hệ thống take-back được tập trung trước tiên vào việc tái chế bao gói. Năm 1991, luật đóng gói của Đức ra đời, yêu cầu nhà sản xuất thu hồi và tái chế những phần được xác định của bao gói, sau đó nộp lại những báo cáo để chứng minh những mục tiêu của họ đã được đáp ứng. Các nhà sản xuất ở Đức có thể tránh được việc tự mình thu hồi và tái chế bao gói chỉ khi họ đảm bảo rằng có những cơ sở tái chế hợp pháp thu gom và tái chế bao gói của họ - thông qua việc đặt nhãn hiệu Green-Dot trên sản phẩm. Đối với những công ty nước ngoài muốn đưa sản phẩm của họ vào thị trường nước Đức thì hoặc là họ sẽ nhận lại những bao bì và trả một mức phí thu gom, vận chuyển cao hoặc là họ có thể giao cho một công ty nào đó của Đức đóng gói sản phẩm của họ với chi phí cao hơn mức cần thiết. Hiện nay, hệ thống take-back còn được áp dụng cho các sản phẩm điện tử, xe ô tô, dầu nhớt thải, sơn thải, dung môi, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, lon nước giải khát, dược phẩm, chất lỏng dễ cháy,… Ký quỹ hoàn trả cho những lon nước giải khát là tự nguyện và tính trên mỗi đơn vị sản phẩm. Phí đơn vị của chúng không dựa trên trọng lượng mà dựa trên thể tích chất lỏng chứa được và chất liệu làm nên vật chứa đó. Ở Bỉ, những nhà sản xuất nước giải khát nào không có những lon, chai có thể tái sử dụng lại sẽ phải trả một khoản thuế sinh thái. Ở Mỹ, tất cả những lon nước giải khát bán trên thị trường đòi hỏi có một hệ thống thu hồi lại và trả quỹ. Phần lớn các bang này cũng yêu cầu các nhà phân phối trả khoảng 20% giá trị của những lon chứa như là một phí xử lý. Các công cụ khác được xem như phi động cơ chống lại ô nhiễm, bao gồm các khoản phạt vi cảnh, phạt dân sự cho những người gây ô nhiễm; những luật có trách nhiệm pháp lý cao đối với những hủy hoại môi trường; những hệ thống chất thải rõ ràng; danh sách đen những người gây ô nhiễm. Áp dụng những luật có trách nhiệm pháp lý cao đối với những hủy hoại môi trường, chẳng hạn đối với phí chôn lấp, nhằm thúc đẩy giảm bớt việc đổ bỏ chất thải, sự cảnh giác, kiểm soát và hệ thống cưỡng chế có liên quan đến việc đổ rác bất hợp pháp cần phải đặc biệt chú trọng. Trong khoảng một thập niên, sự khác biệt về phí đổ rác ra bãi chôn lấp dẫn đến sự vận chuyển chất thải từ bang này sang bang khác ở Mỹ và thậm chí còn xuất khẩu sang Canada. Hệ thống chất thải riêng biệt rõ ràng được áp dụng nhiều đối với CTR các loại. Bởi đặc tính độc hại nên nhiều loại chất thải bị cấm chôn lấp tuỳ vào quy định ở mỗi Bang của Mỹ. Bắc Carolina cấm ắcquy chì-acid, lon đồ uống, vỏ xem dầu mỡ, rác cống rãnh, rác vườn,…. Nam Dakota cấm ắcquy chì-acid, dầu máy móc, thùng nhựa cứng, thủy tinh và thùng kim loại, hộp có gấp nếp, túi giấy, rác vườn,… Danh sách đen những người gây ô nhiễm đã gây áp lực đáng kể đối với họ để thực hiện cải thiện môi trường. Những danh sách như vậy khuyến khích người tiêu dùng tẩy chay những công ty gây ô nhiễm – nó đồng nghĩa với việc khuyến khích nhà sản xuất quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường chứ không chỉ quan tâm đến các lợi ích kinh tế. Ngân hàng thế giới đã xuất bản một danh sách đen, cập nhật hàng năm tên các công ty trong nước và đa quốc gia có liên quan đến những giao dịch thương mại “sai lạc”, mờ ám hoặc có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Các danh sách này được đăng trên internet, phương tiện tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng trong thời đại hiện nay. Tóm lại, Ở một số quốc gia Châu Âu, không phải tất cả tiền được tạo ra thông qua công cụ kinh tế là cần cho mục đích cải thiện môi trường. Sự gia tăng thuế sinh thái đang được thiết lập ở một mức độ cao nhằm ngăn cản sự phát sinh chất thải và sự ô nhiễm; nguồn thu thặng dư hiện đang được sử dụng nhằm giảm những thứ thuế khác. Ở Anh, nguồn thặng dư từ thuế chất thải và thuế năng lượng được sử dụng để giảm bớt phần đóng góp cho bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải trả. Nguồn thu từ thuế CO2 của Ý được chia 60% cho bảo hiểm xã hội, 31% cho hoạt động bồi thường và 9% cho tiết kiệm năng lượng và cải thiện môi trường. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về những công cụ kinh tế được áp dụng ở Mỹ La Tinh đã kết luận rằng: mặc dù chúng có thể cải thiện việc quản lý môi trường, song chúng chỉ đơn thuần đòi hỏi nhu cầu quản lý cao và không cho thấy một sự giải quyết nhanh chóng những vấn đề có liên quan nhiều đến công cụ CAC truyền thống. IV. Tiêu chuẩn lựa chọn công cụ Việc thiết lập những công cụ kinh tế đòi hỏi nghiên cứu cẩn thận. Bởi vì những công cụ này được hiểu như là phương tiện tác động đến đầu tư, hành vi và những áp lực thị trường, chúng cũng có thể có những tác động ngược lại lên thương mại hoặc sự cạnh tranh giữa các bang hay các quốc gia. Thông qua việc xem xét các công cụ kinh tế khác nhau, những tiêu chuẩn đánh giá sau được đề nghị: - Hiệu quả môi trường: phải đạt được sự cải thiện môi trường như mong muốn, chẳng hạn giảm phát thải, tăng hiệu quả tái chế, giảm khí thải từ hoạt động vận chuyển và chôn lấp,… - Hiệu quả kinh tế: tạo ra sự khuyến khích đầu tư và đổi mới công nghệ trong việc giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm. - Hiệu quả chi phí hành chính: phù hợp với mức độ sẵn có và khả thi về năng lực cũng như kỹ năng thi hành, giám sát. - Lợi tức của các nguồn thu: các nguồn thu được tạo ra có thể được áp dụng nhằm vào những mục tiêu môi trường và đủ để tạo ra sự cải thiện tương đối rõ ràng. - Tính dễ ứng dụng và khả năng tái tạo: các chi phí cũng như các nguồn thu có liên quan tương đối dễ đánh giá; tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc ứng dụng những công cụ mới. - Sự chấp nhận: cộng đồng và những ngành công nghiệp có liên quan chấp nhận công cụ như một phương tiện để sự cải thiện môi trường đạt hiệu quả về chi phí mà không có sự cạnh tranh hoặc những tác động về việc làm, thu nhập và thương mại mang tính bất lợi. - Những tác động phân phối: cân nhắc khả năng phát sinh sự chênh lệch trong phân phối (sự không công bằng trong việc áp dụng đối với các nhóm đối tượng khác nhau hoặc triển khai ở những địa phương khác nhau). - Những kết quả ngắn hạn: có tiềm năng dẫn đến những cải thiện hiệu quả trong thời gian ngắn để thúc đẩy các CQQLNN cam kết những chi phí liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng các công cụ khác. - Sự tăng trưởng phát triển kinh tế: cung cấp môi trường duy trì sự cạnh tranh thương mại, khuyến khích phát triển công nghiệp và tạo công ăn việc làm. Một số kiến nghị trong việc lựa chọn các công cụ kinh tế: - Những công cụ kinh tế bổ sung cho phương pháp CAC nên được ưu tiên hơn nhằm tránh sự hoang mang hoặc mâu thuẫn với những quy định kiểm soát đang tồn tại. - Những công cụ giải quyết những vấn đề môi trường đang tồn tại hay những thiếu hụt về dịch vụ kiểm soát ô nhiễm nên được ưu tiên. - Những công cụ kinh tế mới nên từng bước được nghiên cứu và ứng dụng để có thể đánh giá hiệu quả cũng như những tác động của chúng. - Những công cụ tập trung vào sự thay đổi hành vi thông qua giáo dục cần thực hiện mặc dù kết quả c