Giám sát biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám

(VFEJ) - Trung tâm Viễn thám Quốc gia đã nghiên cứu hai trong số nhiều khả năng của viễn thám Việt Nam trong giám sát biểu hiện của biến đổi khí hậu. Đó là theo dõi mực nước biển dâng và nhiệt độ bề mặt trái đất cũng như bề mặt nước biển của khu vực biển Đông Việt Nam. Từ việc thu thập ảnh viễn thám MODIS của Mỹ, Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng bản đồ biến thiên nhiệt độ bề mặt nước biển, bản đồ phân bố hàm lượng chất diệp lục (chlorophy lla) trong nước biển để đánh giá sự biến đổi khí hậu biểu hiện trên đại dương. Với khả năng giám sát liên tục trên phạm vi rộng, ảnh viễn thám vệ tinh cho phép xác định các vùng bị ngập lụt do mưa lũ, nước biển dâng. với các kịch bản khác nhau do biến đổi khí hậu. Bốn biểu hiện cơ bản của biến đổi khí hậu là nhiệt độ nóng lên của trái đất, mực nước biển dâng, mưa lũ và gió bão thất thường.

doc5 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám sát biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám 04/09/2009, 08:25:51 PM (VFEJ) - Trung tâm Viễn thám Quốc gia đã nghiên cứu hai trong số nhiều khả năng của viễn thám Việt Nam trong giám sát biểu hiện của biến đổi khí hậu. Đó là theo dõi mực nước biển dâng và nhiệt độ bề mặt trái đất cũng như bề mặt nước biển của khu vực biển Đông Việt Nam. Từ việc thu thập ảnh viễn thám MODIS của Mỹ, Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng bản đồ biến thiên nhiệt độ bề mặt nước biển, bản đồ phân bố hàm lượng chất diệp lục (chlorophy lla) trong nước biển để đánh giá sự biến đổi khí hậu biểu hiện trên đại dương. Với khả năng giám sát liên tục trên phạm vi rộng, ảnh viễn thám vệ tinh cho phép xác định các vùng bị ngập lụt do mưa lũ, nước biển dâng... với các kịch bản khác nhau do biến đổi khí hậu. Bốn biểu hiện cơ bản của biến đổi khí hậu là nhiệt độ nóng lên của trái đất, mực nước biển dâng, mưa lũ và gió bão thất thường. Viễn thám có vai trò quan trọng trong giám sát các biểu hiện, đánh giá tác động, giúp các nhà lãnh đạo các tổ chức, cơ quan nhà nước ra quyết định nhanh để ứng phó trên quy mô rộng. Từ ảnh viễn thám, Trung tâm Viễn thám đã xây dựng các bản đồ ngập lụt, vùng ngập nước, ngập mặn do nước biển dâng... Thời gian qua, Trạm Thu ảnh vệ tinh (Trung tâm Viễn thám Quốc gia) đã thu nhận và xử lý hơn 150.000 cảnh ảnh các loại. Các loại ảnh vệ tinh đã đáp ứng được các nhiệm vụ hiện nay, trong đó ảnh vệ tinh Spot và ảnh Asar phục vụ trực tiếp cho các dự án kiểm kê đất đai, giám sát và kiểm kê rừng, cập nhật cơ sở địa lý quốc gia, thành lập và hiệu chỉnh các loại bản đồ biển và hải đảo, giám sát ô nhiễm, lũ lụt... Ảnh Meris phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường vật lý biển như độ mặn, mật độ sắc tố của tảo, vận chuyển phù sa, phục vụ đánh bắt xa bờ, quản lý thủy sản và quản lý dải ven bờ. Trạm thu ảnh vệ tinh đi vào hoạt động đã phục vụ tốt hơn cho công tác phòng chống thiên tai lũ lụt, ứng phó với biến đổi khí hậu. Miền Bắc và miền Trung sẽ tăng nhiệt vào mùa nóng Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam cho thấy, miền Bắc và miền Trung sẽ tiếp tục tăng nhiệt vào mùa nóng. Mưa tại miền Nam sẽ giảm, trong khi miền Bắc diễn ra nhiều hơn; Biển sẽ dâng cao thêm 30-75cm, xâm lấn đồng bằng... Các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam, do Bộ Tài nguyên&Môi trường vừa hoàn tất, cho thấy Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo kịch bản, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ nước ta có thể tăng 2,3 độ C so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ từ 1,6 đến 2,8 độ C ở các vùng khí hậu khác nhau. Cụ thể, nhiệt độ ở các vùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng mạnh hơn ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở các vùng nước ta, qua tính toán, đều tăng, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở phía Nam. Ở các vùng phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Về kịch bản nước biển dâng, các chuyên gia cho rằng vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 có thể dâng thêm 75cm so với thời kỳ 1980-1999. Đối phó với biến đổi khí hậu năm 2050 Cập nhật lúc 10h15' ngày 07/07/2009 Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi Xem thêm: khí hậu, thời tiết, charles ehrhart, koko warner, tị nạn, đói khổ, khắc nghiệt Một kiểu tị nạn mới bắt đầu xuất hiện và có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ: tị nạn môi trường. Vào khoảng năm 2050 sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn loại này. Họ không lánh nạn bởi cảnh bạo lực, hoặc những vụ hành quyết mà vì cảnh màn trời chiếu đất mỗi khi ngập lụt. Họ là những người nghèo nhất thế giới phải rời bỏ quê hương vì những thay đổi khí hậu toàn cầu.  - Vào năm 2050, sẽ có 200 triệu người phải rời bỏ chỗ ở. - Mọi thành tựu chống nghèo đói sẽ trở thành vô nghĩa. - Thấy trước những việc cần phải làm để đối phó với tình hình trái đất nóng lên. - Phụ nữ Bangladesh chuyển từ nuôi gà sang nuôi vịt. (Trích báo cáo của CARE, tổ chức nhân đạo chống nghèo khổ lớn nhất thế giới trình bày tại hội nghị chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu sẽ họp vào tháng 12/2009) Được biết thông qua những người tị nạn khí hậu, tổ chức nhân đạo CARE cảnh báo rằng những gì đạt được trong cuộc đấu tranh chống nghèo khổ sẽ trở nên vô nghĩa nếu không kết hợp với việc trợ giúp cho những cuộc di dân bắt buộc vì tai họa trái đất nóng lên.  Charles Ehrhart, điều phối viên về biến đổi khí hậu đã giúp tác giả của bản báo cáo của CARE trình bày tại hội nghị ở Bonn, CHLB Đức tháng 6/2009 vừa qua. Tham dự hội nghị này có đại biểu của 184 quốc gia nhằm chuẩn bị một bản hiệp định về biến đổi khí hậu sẽ mang ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc vào tháng chạp năm nay tại Copenhagen, Đan Mạch. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ đưa ra một nghị quyết mới để đối phó với hiện tượng nóng lên của trái đất sau Nghị định thư Kyoto, với mục tiêu đi đến thoả thuận cắt giảm khí thải nhà kính giữa các nước công nghiệp phát triển cho đến năm 2012. Ehrhart phát biểu tại hội nghị rằng, trong vài thập kỷ tới, những người dân có cuộc sống phụ thuộc vào sinh thái bị đe doạ nghiêm trọng. Họ buộc phải thực hiện những cuộc di cư lớn để sống còn. Ví dụ ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nước biển có thể dâng lên tới 2 mét, hàng triệu hecta đất nông nghiệp sẽ bị nhấn chìm, chỉ còn lại một nửa so với trước.  Những người dân sống trong cảnh tị nạn môi trường  (Ảnh: care.org) Sự biến đổi khí hậu sẽ làm những điều kiện sống vốn đã đầy căng thẳng và khó nhọc của những người tị nạn khí hậu, đặc biệt là những người dân nghèo nhất trở nên vô cùng tồi tệ. Điều trước tiên đối với họ là phải dựng lên được một nơi ở tạm gọi là thích nghi với khí hậu. Nghĩa vụ đạo lý bắt buộc các nước đang phát triển đề ra các chính sách kịp thời trước tình hình thay đổi khí hậu toàn cầu.  Đôi khi những thay đổi tưởng như tầm thường lại có thể giúp được người dân đối phó được với tai họa tiềm tàng. Chẳng hạn tại các vùng thường xuyên ngập lụt, tổ chức CARE đã dạy cho người dân chuyển từ nuôi gà sang nuôi vịt. Tại những vùng khác lại cần chuyển đổi cả các giống cây trồng, từ những cây lương thực chỉ trồng trên cạn sẽ được thay thế bằng những cây trồng chịu nước hoặc ngược lại. Với các biện pháp ấy, dù khí hậu thay đổi thất thường, lụt hoặc hạn, người ta sẽ không bị mất trắng cả một vụ thu hoạch. Tị nạn tại các vùng đất mới ở vùng sâu và xa hơn là chuyện vô cùng tốn kém. Nếu không có tiền và nguồn lực, những người tị nạn khí hậu buộc phải di chuyển từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng đông ở các thành thị vốn đã quá chật hẹp và lộn xộn. Tất cả những tình hình đó sẽ tạo sức ép lên chính quyền và có thể gây ra mất ổn định chính trị. Koko Warner, Giám đốc Viện Môi trường và An ninh nhân loại thuộc ĐH Liên Hợp Quốc, một trong các tác giả chính của bản báo cáo cho rằng, một thách thức lớn là phải nắm bắt được thật chính xác diễn biến của hiện tượng biến đổi khí hậu, động thái của việc di dân và chuyển dời vùng sinh sống của con người liên quan đến biến đổi khí hậu.  Charles Ehrhart, điều phối viên về biến đổi khí hậu (Ảnh: care.org) "Tư duy mới và cách tiếp cận thực tế rất cần thiết để sẵn sàng đón nhận và đối phó kịp thời với các tình huống mà những cuộc di dân do khí hậu đặt ra đối với an ninh và phúc lợi của con người”, Warner nói. Đối với các chuyên gia về phát triển (xã hội) như Ehrhart, biến đổi khí hậu là một kẻ thù đáng sợ nhất, phải có chiến lược đối phó. Không ai muốn nhìn thấy những hy vọng của những người nghèo nhất thành vô vọng. Tuấn Hà - Vietnamnet (Theo CNN.com) Xem thêm: khí hậu, thời tiết, charles ehrhart, koko warner, tị nạn, đói khổ, khắc nghiệt