Giáo án Chính trị - Bài 1: Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác – Lênin

MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: Trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin; ý nghĩa to lớn của lý luận này với cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. - Về kỹ năng: vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình học tập những môn học khác và thực tế cuộc sống nhằm phát huy được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoạt động thực tiễn. - Về thái độ: rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiêm túc trong cuộc sống; nâng cao ý thức chính trị, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Máy tính, máy chiếu, bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 01 phút 1. Kiểm tra sĩ số: . 2. Nhắc nhở những điều cần thiết.

doc12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính trị - Bài 1: Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa Mác – Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: 02 Thời gian thực hiện: 5 giờ Tên chương: ... Thực hiện từ ngày......//.. đến ngày .../..../......... BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:    - Về kiến thức: Trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin; ý nghĩa to lớn của lý luận này với cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.    - Về kỹ năng: vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình học tập những môn học khác và thực tế cuộc sống nhằm phát huy được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoạt động thực tiễn.    - Về thái độ: rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiêm túc trong cuộc sống; nâng cao ý thức chính trị, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Máy tính, máy chiếu, bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo. I. ỔN ĐỊNH LỚP:                                                        Thời gian: 01 phút 1. Kiểm tra sĩ số: . 2. Nhắc nhở những điều cần thiết. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC T T NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập Bài 1: Khái quát về sự hình thành chủ nghĩa mác –Lênin. Nhận thức đúng giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam là một yêu cầu cần thiết và quan trọng. Vì vậy, để biết học thuyết này có giá trị như thế nào đối với cách mạng Việt Nam. - Lắng nghe. 02’ 2 Giảng bài mới 1. C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập học thuyết.   - Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin có thể chia thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, do C. Mác và Ăngghen thực hiện; Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin do V.I Lênin thực hiện. 1.1 Các tiền đề hình thành Chủ nghĩa Mác – lênin là học thuyết lôi cuốn đông đảo quần chúng trên thế giới nhận thức và cải tạo xã hội phát triển, được hình thành từ những tiền đề: * Tiền đề kinh tế - xã hội - Kinh tế: + Nền đại công nghiệp TBCN ở nhiều nước châu Âu đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. + LLSX ngày càng phát triển với trình độ xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với QHSX tư nhân TBCN. - Xã hội: + Giai cấp vô sản ra đời, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra, tiêu biểu: + Khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lyông (Pháp) 1831 – 1834. + Phong trào Hiến chương của công nhân Anh 1838 – 1848.    + Khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức) 1844.     Kết quả: đều thất bại, do mang tính tự phát, bộc lộ nhiều hạn chế.     Ý nghĩa: mở đầu thời kỳ đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân và đặt ra những yêu cầu mới về lý luận dẫn đường. * Tiền đề lý luận – khoa học tự nhiên - Lý luận: + Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử, mà còn là kết qủa của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh. + Triết học cổ điển Đức đặc biệt là triết học của Heghen và Phoibac đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác. - Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với những đại biểu lớn là A.Xmit, Ricacdo, đã góp phân tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. + Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có một qua trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng tiêu biểu là Xanhximong, Phurie, Ooen. Tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa Mác. - Khoa học tự nhiên: + Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên. + Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mỗi quan hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên. + Thuyết tế bào là một căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về ặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát trình phát triển sự sống trong mối quan hệ của chúng. * Vai trò nhân tố chủ quan của C. Mác và Ph. Ăngghen:    - Những đóng góp thiên tài trên lĩnh vực lý luận.    - Là lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.    Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp qua luật; nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của ti thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy sang tạo và tinh thần nhân văn của những người sáng lập.  1.2 Sự ra đời và phát triển học thuyết Mác (1848 – 1895) - Sự ra đời và phát triển chủ nghĩa Mác gắn liền với tên tuổi của Mác – Ăng ghen. - Đại hội II, đồng mình những người cộng sản 12 – 1847 đã ra quyết định và yêu cầu Mác – Ăng ghen dự thảo một văn kiện dưới hình thức lý luận và là Cương lĩnh hoạt động của tổ chức này. - Cuối tháng 2 – 1848, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được thông qua và công bố ở Luân Đôn. Đặt dấu mốc ra đòi chủ nghĩa Mác. - Kế thừa và phát triển rực rõ những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, qua nắm bắt thực tiễn phong trào công nhân những năm 1848 – 1849 ở Pháp và một số nước châu Âu, nghiên cứu những kinh nghiệm thất bại của công xã Pa ri. Mác đã viết nhiều tác phẩm như: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, “Nội chiến ở Pháp”, “Bộ Tư bản”. - Giá trị lý luận tiêu biểu mà Mác và Angghen đã cống hiến cho nhân loại: + Triết học: Không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng con đường cách mạng. + Kinh tế chính trị: học thuyết giá trị thặng dư, vạch ra quy luật vận động kinh tế cơ bản của xã hội tư bản, từ đó thấy rõ bản chất của giai cấp tư sản và xã hội tư bản. + CNXH khoa học: lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Đảng Cộng sản) – chỉ rõ giai cấp công nhân là là người lãnh đạo cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ bóc lột va xây dựng thành công xã hội mới. 2. Lênin phát triển học thuyết Mác (1895 – 1924) 2.1. Sự phát triển của V.I. Lênin về lý luận cách mạng V.I. Lênin (1870-1924) là người kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp cách mạng và khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen. Điểm phát triển chủ yếu: - Đưa ra 5 đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc. - Phát triển lý luận cách mạng vô sản. - Phát triển lý luận đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế. - Đưa ra nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. - Lý luận mới về chiến tranh và hòa bình, nhà nước và cách mạng. 2.2. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực    - Tháng Mười năm 1917, cách mạng vô sản lần đầu tiên thành công ở nước Nga, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại - thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.    - Sau đó, nước Nga bắt tay vào xây dựng CNXH - CNXH từ lý luận trở thành hiện thực.    Trong quá trình này, Lênin tiếp tục phát triển lý luận Mác. * Ý nghĩa thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin: Thứ nhất, là học thuyết có giá trị to lớn và bền vững. Thứ hai, là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu, con đường, lực lượng và phương pháp để đạt mục tiêu là giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Thứ ba, là học thuyết mang bản chất khoa học, cách mạng. Thứ tư, cung cấp thế giới quan và phương pháp luận để có cái nhìn đúng đắn. Thứ năm, luôn gắn bó, cải tạo thực tiễn; lấy thực tiễn là thước đo, tiêu chuẩn của chân lý. 3. Chủ nghĩa Mác – Lênin từ 1924 đến nay 3.1 Sự phát triển về lý luận cách mạng - Liên Xô bắt tay vào xây dựng CNXH (1921), đạt những thành tựu hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực. Trở thành trụ cột của các lực lượng cách mạng, thành trì của hòa bình thế giới. - Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ với 3 dòng thác cách mạng. - Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã mắc không ít sai lầm, khuyết điểm và chậm sửa đổi, sai lệch trong khắc phục. Kết quả: trì trệ và sụp đổ ở Đông Âu (1989), Liên Xô   (12 – 1991). Tác động to lớn đến phong trào cách mạng thế giới. 3.2 Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực Đảng Cộng sản, công nhân các nước rút ra bài học thấm thía từ sự sụp đổ hệ thống XHCN năm 1991, tiếp tục bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho học thuyết có thêm sức sống mới, đi sâu vào thực tiễn cách mạng thế giới.    * Thực tiễn Việt Nam: CN Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo, bổ sung và làm phong phú trong điều kiện cụ thể với tinh thần độc lập tự chủ. - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. - Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thảo luận: Câu 1: Tại sao nói: Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ ba bộ phận: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học? Hướng dẫn trả lời: Câu 1: Nói Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ ba bộ phận: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học, được thể hiện ở những mặt sau: - Triết học Mác - Lênin (bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) Triết học là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác - Lênin đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới. - Kinh tế chính trị Mác – Lênin Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức quan hệ sản xuất. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những quy luật kinh tế chủ yếu hình thành, phát triển và đưa chủ nghĩa tư bản tới chỗ diệt vong. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội không có áp bức, bất công, vì tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. - Chủ nghĩa xã hội khoa học Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật chuyển biến từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa và phương hướng xây dựng xã hội mới. Nó chứng minh rằng việc xã hội hóa lao động trong chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội; động lực trí tuệ và tinh thần của sự chuyển biến đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; lực lượng xã hội thực hiện sự chuyển biến đó là giai cấp vô sản và nhân dân lao động. - Thuyết trình - Phương thức sản xuất là gì? Bao gồm những yếu tố nào? - Nhận xét - Giảng giải, phân tích. - Đặt câu hỏi: Tại sao nói các thành tựu phát minh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên trên lại là một trong những tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác? Các phát minh này đã “đánh đổ” các học thuyết triết học trước Mác ra sao? - Nhận xét. - Để có những cống hiến to lớn, vĩ đại trên, Mác và Ăngghen đã phải hoạt động lao động như thế nào? - Nhận xét. - Giảng giải, phân tích - Đặt câu hỏi: Các em hãy chỉ ra ý nghĩa cơ bản của các giá trị lý luận tiêu biểu trong chủ nghĩa Mác? - Nhận xét. - Giảng giải, phân tích  - Đặt câu hỏi: Em hãy nêu 5 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc? - Nhận xét, kết luận. - Đặt câu hỏi: Nói CNXH từ lý luận trở thành hiện thực là nói đến quá trình những thành tựu của việc áp dụng lý luận trong thực tiễn phong trào công nhân. Bằng kiến thức lịch sử của mình, các em hãy cho biết sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự ra đời của hệ thống các nước XHCN trên thế giới? - Nhận xét, kết luận. - Phân tích về ý nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lê nin. - Đặt câu hỏi: Vì sao chủ nghĩa Mác – Lênin lại có bản chất khoa học và cách mạng? - Nhận xét, kết luận. - Giảng giải, phân tích. - Lấy ví dụ minh họa. - Đặt câu hỏi: CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất vô cùng to lớn với phong trào cách mạng thế giới, nhưng nó đã để lại cho chúng ta bài học gì? - Nhận xét, kết luận. - Đặt câu hỏi: Các em hãy cho biết, hiện nay, trên thế giới còn những nước CNXH nào?  - Nhận xét, kết luận. - Giảng giải, phân tích. Lấy ví dụ minh họa. - Yêu cầu lớp ngồi theo nhóm thảo luận. - Nêu yêu cầu của câu hỏi thảo luận - Nêu nội dung thảo luận. - Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của câu hỏi. - Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung thảo luận. - Lắng nghe. - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe, suy nghĩa và trả lời  - Ghi bài - Lắng nghe, ghi bài  - Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời   - Ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời   - Ghi bài - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩa và trả lời - Ghi bài  - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Ghi bài - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Ghi bài - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Ghi bài - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, - Lắng nghe - Lắng nghe, thực hiện - Lắng nghe, Thực hiện - Trình bày nội thảo luận. - Các Nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi trước lớp - Lắng nghe, ghi nhớ. 49’ 49’ 49’ 45’  3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài    Hệ thống hóa kiến thức về:  - Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác; - Sự phát triển chủ nghĩa Mác của V.I. Lênin; - Sự vận dụng, phát triển và đổi mới lý luận xây dựng CNXH hiện nay. - Khái quát nội dung bài học. - Nhận xét, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung bài thảo luận. - Đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng nhóm khi tham gia thảo luận. - Củng cố kiến thức bài học thông qua các câu hỏi. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe, ghi bài. 20’ 4 Hướng dẫn tự học 1. Lênin đã kế thừa và phát triển học thuyết của Mác và Ăngghen như thế nào?  2. Trình bày sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin từ 1924 đến nay. Liên hệ với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước. 10’ Nguồn tài liệu tham khảo 1. Bộ Lao động thương binh xã hội, Giáo trình Chính trị (2008):, NXB Lao động xã hội. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992, 2013. 3. Bộ Giáo dục đào tạo, Giáo trình các môn Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, CNXH khoa học, tư tưởng HCM, NXB Chính trị Quốc gia. TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN Mai Xuân Hiện Ngày tháng năm GIÁO VIÊN Phạm Thị Thảo
Tài liệu liên quan