Giáo án Chính trị - Bài 2: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: Trình bày được bản chất, tính tất yếu ra đời của Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; - Về kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình học tập những môn học khác và thực tế cuộc sống nhằm phát huy được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoạt động thực tiễn. - Về thái độ: Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiêm túc trong cuộc sống; nâng cao ý thức chính trị, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút 1. Kiểm tra sĩ số: . 2. Nhắc nhở những điều cần thiết. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC

doc6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính trị - Bài 2: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: 03 Thời gian thực hiện: 6 giờ Tên chương:. Thực hiện từ ngày ../. đến ngày..../...../....... BÀI 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:    - Về kiến thức: Trình bày được bản chất, tính tất yếu ra đời của Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;    - Về kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức đã học vào quá trình học tập những môn học khác và thực tế cuộc sống nhằm phát huy được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoạt động thực tiễn.    - Về thái độ: Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiêm túc trong cuộc sống; nâng cao ý thức chính trị, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo I. ỔN ĐỊNH LỚP:                                                        Thời gian: 02 phút 1. Kiểm tra sĩ số: . 2. Nhắc nhở những điều cần thiết. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Dẫn nhập Bài 2: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Nội dung bài 2. - Lắng nghe 05’ 2 Giảng bài mới 1. Chủ nghĩa xã hội 1.1 Tính tất yếu và bản chất của CNXH * Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội. - Trong xã hội chủ nghĩa tư bản, trình độ sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra một lực lượng sản xuất với khối lượng đồ sộ lớn hơn hẳn tất cả các xã hội trước cộng lại. - Do mâu thuẫn giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. - Về mặt xã hội: mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản nổ ra gay gắt. * Bản chất của chủ nghĩa xã hội - Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin. + Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại. + Xã hội xã hội chủ nghĩa đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. + Chủ nghĩa xã hội tạo ra các cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. + Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. + Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. + Xã hội xã hội chủ nghĩa giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo ra những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. - Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: 1.2. Các giai đoạn phát triển của CNXH - Giai đoạn Mác – Ăngghen sáng lập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học. - Giai đoạn Lênin tiếp tục phát triển và vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học và thực tiễn trong thời kỳ đại đê quốc chủ nghĩa. - Giai đoạn sau Lênin. 2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo toàn diện và triệt để xã hội cũ và xây dựng cơ sở, nền tảng cho chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. * Thuận lợi: - Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Chúng ta có khả năng thực hiện quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa vì ta có đảng cầm quyền, lãnh đọ toàn diện xã hội. * Khó khăn : - Nước ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. - Kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. - Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém. - Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH Nội dung của thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: - Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; - Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; - Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; - Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; - Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Thảo luận: Câu 1: Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng theo Văn kiện Đại hội XI của Đảng? Hướng dẫn trả lời: Câu 1: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã khái quát 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: - Do nhân dân lao động làm chủ. - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu (quan hệ sản xuất dựa trên "chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu" chính là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa). - Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. - Giảng giải, phân tích.  - Giải giải về bản chất của chủ nghĩa xã hội - Thuyết trình - Giải thích - Quá độ là gì? - Các em hiểu thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? - Nhận xét, Kết luận - Giảng giải, phân tich, lấy ví dụ minh họa - Yêu cầu lớp ngồi theo nhóm - Nêu yêu cầu của câu hỏi thảo luận - Nêu nội dung thảo luận - Hướng dẫn học sinh thảo luận theo yêu cầu của câu hỏi. - Lắng nghe - Giải đáp những câu hỏi của học sinh - Lắng nghe, Ghi bài - Lắng nghe, ghi chép - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Ghi chép - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, Ghi chép - Lắng nghe - Thực hiện - Lắng nghe, Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi, thảo luận và trả lời các câu hỏi. - Các Nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi trước lớp - Lắng nghe. 47’ 47’ 47’ 47’ 45’ 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài - Tính tất yếu và đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội; - Quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Khái quát nội dung bài học - Nhận xét, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung bài thảo luận. - Đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng nhóm khi tham gia thảo luận. - Củng cổ kiến thức bài học thông qua tình huống. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi bài. 20’ 4 Hướng dẫn tự học 1. Phân tích tính tất yếu và các đặc trưng cơ bản của CNXH.  2. Phân tích cơ sở khách quan của quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Trình bày nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 10’ Nguồn tài liệu tham khảo 1. Bộ Lao động thương binh xã hội, Giáo trình Chính trị (2008):, NXB Lao động xã hội. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992, 2013. 3. Bộ Giáo dục đào tạo, Giáo trình các môn Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, CNXH khoa học, tư tưởng HCM, NXB Chính trị Quốc gia. TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN Mai Xuân Hiện Ngày tháng năm GIÁO VIÊN Phạm Thị Thảo