Giáo án Chính trị - Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế của Đảng

MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được tính khách quan, quan điểm của Đảng và những nội dung cơ bản về đường lối phát triển kinh tế. Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng xã hội liên quan đến phát triển kinh tế ở Việt Nam. Về thái độ: - Nâng cao ý thức chính trị. - Yêu lao động, năng động sáng tạo, có khát vọng làm giàu, hưởng ứng chủ trương “Làm giàu cho mình và cho xã hội”. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Máy tính, bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 02 phút. 1. Kiểm tra sĩ số: . 2. Nhắc nhở những điều cần thiết. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC

doc10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính trị - Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: 06 Thời gian thực hiện: giờ Tên chương: Thực hiện từ ngày./..... đến ngày ...../....../......... BÀI 4: ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG MỤC TIÊU CỦA BÀI Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được tính khách quan, quan điểm của Đảng và những nội dung cơ bản về đường lối phát triển kinh tế. Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng xã hội liên quan đến phát triển kinh tế ở Việt Nam. Về thái độ: - Nâng cao ý thức chính trị. - Yêu lao động, năng động sáng tạo, có khát vọng làm giàu, hưởng ứng chủ trương “Làm giàu cho mình và cho xã hội”.  ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo án lý thuyết; - Đề cương bài giảng; - Máy tính, bút, phấn, bảng; - Tài liệu tham khảo. I. ỔN ĐỊNH LỚP:                                                        Thời gian: 02 phút. 1. Kiểm tra sĩ số:.. 2. Nhắc nhở những điều cần thiết. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, bảo vệ tổ quốc. Vì vậy nhiệm vụ phát triển kinh tế đã được Đảng và nhà nước ta coi đó là nhiệm vụ để phát triển hàng đầu. Hôm này chúng ta sẽ tìm hiểu một nội dung Bài 4:“Đường lối phát triển kinh tế của Đảng”. - Lắng nghe 05’ 2 Giảng bài mới 1. Đổi mới phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm 1.1 Cơ sở khách quan và tầm quan trọng của phát triển kinh tế - Thuận lợi: + Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng trước đây và trong 20 năm đổi mới được phát huy tác dụng. + Chế độ chính trị, tình hình kinh tế - xã hội ổn định. + Quốc phòng, an ninh được giữ vững. + Quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng. + Nguồn nhân lực khá dồi dào, tài nguyên đa dạng. + Truyền thống dân tộc, nhân dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp, Đảng và Nhà nước có thêm nhiều kinh nghiệm qua 20 năm đổi mới, có khả năng tiếp thu những thành tựu tiên tiến về phát triển kinh tế của các nước tiên tiến trên thế giới. - Khó khăn: + Nước ta vốn từ nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn và kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, lao động thủ công vẫn là phổ biến, năng suất lao động thấp. + Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, chất lượng phát triển kinh tế xã hội và năng lực cạnh tranh còn kém. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm qua còn thấp. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp, năng suất lao động chập. + Chúng ta chưa thực hiện thật tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Môi trường nhiều nơi còn bị ô nhiễm. + Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển =>Chỉ có lấy phát triển kinh tế là trọng tâm mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và phắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế - Đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. - Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. - Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. - Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. 2. Nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế 2.1. Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN * Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường - Kinh tế thị trường phải nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạng xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng. - Phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, giáo dục, y tếgiải quyết tốt vấn đề xã hội. Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phân phối thông qua các phúc lợi xã hội. - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý điều tiết của nhà nước pháp quyền XHCN. * Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước             - Định hướng phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường, thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. - Tạo môi trường để phát huy các nguồn lực của xã hội cho sự phát triển. - Tác động đến thị trường thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế, sử dụng kịp thời một số biện pháp cần thiết khi thị trường có biến động. - Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường. - Tiếp tục đổi mới chính sách, tiền tệ tài chính, đảm bảo tính ổn định phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia. * Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. - Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ. - Phát triển thị trường tài chính: thị trường vốn, tiền tệ, chứng khoán - Phát triển thị trường bất động sản - Phát triển thị trường sức lao động - Phát triển thị trường khoa học và công nghệ * Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh - Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: + Hoàn thiện cơ chế chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh công khai minh bạch. + Doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, tự chủ, chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. + Bồi dưỡng đào tạo đội ngũ quản trị giỏi để quản lý công ty theo chế độ hiện đại. + Đẩy mạnh việc mở rộng và cổ phần hoá, thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. - Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể - Phát triển mạnh các hộ doanh nghiệp cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. -Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức * Kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. * Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là gì ? Công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự tiến bộ của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. * Định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. - Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. - Phát triển kinh tế vùng - Phát triển kinh tế biển. - Chuyển dịch cơ câu lao động, cơ cấu công nghệ. - Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. 2.3. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội  - Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiên xã hội trong phạm vi cả nước, trong từng lĩnh vực, địa phương.  - Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật  - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm xã hội: dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội  - Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ tầm vóc con người Việt Nam.  - Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình  - Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội  - Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. - Đặt câu hỏi : nước ta có những điều kiện thuận lợi nào cho phát triển kinh tế? - Nhận xét, kết luận - Đặt câu hỏi : Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì Việt Nam còn gặp những khó khăn gì trong phát triển kinh tế? - Nhận xét, kết luận. - Giảng giải, phân tích về những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - Giảng giải, phân tích về các nội dung nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường. - Giảng giải, phân tích về nội dung nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước. - Nhận xét - Giảng giải, phân tích, lấy ví dụ - Giảng giải, phân tích, lấy ví dụ - Giảng giải, phân tích, lấy ví dụ - Đặt câu hỏi : Thế nào là nền kinh tế tri thức? - Nhận xét, kết luận - Đặt câu hỏi : Công nghiệp hóa, hiến đại hóa là gì ? Nhận xét, kết luận. - Giảng giải, phân tích về nội dung định hướng Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Giảng giải, phân tích - Lấy ví dụ. - Lắng nghe, Suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Ghi bài - Lắng nghe, Suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Ghi bài - Lắng nghe, giữ trật tự ghi bài - Lắng nghe, ghi bài - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Lắng nghe, Ghi bài - Lắng nghe, Ghi bài - Lắng nghe, Ghi bài - Lắng nghe, Suy nghĩ trả lời - Ghi bài - Lắng nghe, Suy nghĩ trả lời - Ghi bài Lắng nghe, Ghi bài - Lắng nghe, Ghi bài 50’ 50’ 30’ 30’ 30’ 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài - Đổi mới phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; - Nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế. - Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. - Khái quát nội dung bài học. - Lắng nghe, ghi nhớ 20’ 4 Hướng dẫn tự học 1. Vì sao quá trình đổi mới ở nước ta phải lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm?  2. Phân tích những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế? 8’ Nguồn tài liệu tham khảo 1. Bộ Lao động thương binh xã hội, Giáo trình Chính trị (2008), NXB Lao động xã hội. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992, 2013. TRƯỞNG KHOA/TRƯỞNG TỔ MÔN Mai Xuân Hiện Ngày tháng năm GIÁO VIÊN Phạm Thị Thảo