Triết học Mac - Lê nin - Chương III: Khái lược lịch sử Triết học phương Tây

Lịch sử triết học phương Tây là lịch sử trên 2500 nămphát triển của các hệ thống, từ triết học Hy Lạp cổ đại (t.k VI tr.c.n) đến triết học cổ điển Đức (t.k XVIII) Nghiên cứu lịch sử triết học giai đoạn này cho kiến thức khái quátvề triết học phương Tây, tạo cơ sở để khẳng định triết học Mác- Lênin là sự kế thừa và phát triểncác giá trị tư tưởng triết học đó

pdf192 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học Mac - Lê nin - Chương III: Khái lược lịch sử Triết học phương Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương III. Khái lược lịch sử Triết học phương Tây (giảng 7giờ-8 giờ/2 buổi) Lịch sử triết học phương Tây là lịch sử trên 2500 năm phát triển của các hệ thống, từ triết học Hy Lạp cổ đại (t.k VI tr.c.n) đến triết học cổ điển Đức (t.k XVIII) Nghiên cứu lịch sử triết học giai đoạn này cho kiến thức khái quát về triết học phương Tây, tạo cơ sở để khẳng định triết học Mác- Lênin là sự kế thừa và phát triển các giá trị tư tưởng triết học đó 2Lịch sử triết học phương Tây gồm: 1. Lịch sử Triết học Hy Lạp cổ đại 2. Lịch sử Triết học tây Âu thời Trung cổ 3. Phục hưng và Cận đại 4. Lịch sử Triết học cổ điển Đức 5. Khái lược Lịch sử Triết học tây Âu hiện đại 31. Triết học Hy Lạp cổ đại - Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù - Một số nội dung triết học 4 5- Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Hy Lạp cổ đại + Điều kiện ra đời, phát triển của triết học + Nét đặc thù của triết học 6+ Điều kiện ra đời, phát triển của triết học * Điều kiện tự nhiên * Điều kiện kinh tế-xã hội * Điều kiện văn hoá 7* Điều kiện tự nhiên  Hy Lạp cổ đại là vùng lãnh thổ rộng gồm phần đất liền và những hòn đảo trên biển Egie, duyên hải Ban căng và Tiểu Á  Hy Lạp hiện nay ở phía nam bán đảo Balkan. Bắc giáp Albania, Macedonia và Bulgaria. Đông giáp Thổ Nhĩ Kỳ; Đông và Nam do biển Aegaeum bao bọc; Tây là biển Ionia mà bờ bên kia là Italia. Địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở & các đảo  Do thuận lợi về điều kiện địa lý, Hy Lạp phát triển tất cả các lĩnh vực; mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá 8* Điều kiện kinh tế-xã hội (1)  Các thành thị (300) ra đời và tồn tại như những quốc gia độc lập. Từ thế kỷ VI-IV tr.c.n xuất hiện hai trung tâm kinh tế-chính trị điển hình là thành bang Aten (miền trung Hy Lạp) và thành bang Spác (vùng bình nguyên Ia cô ni). Cuộc chiến tranh giữa hai thành bang này trong nhiều năm làm Hy Lạp suy yếu. Đến thế kỷ II tr.c.n, Hy Lạp bị La Mã chinh phục  Chế độ nô lệ Hy Lạp ra đời từ t.k VI tr.c.n, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay 9* Điều kiện kinh tế-xã hội (2)  Chủ nô quý tộc gắn liền với sản xuất nông nghiệp, bảo thủ, chuyên chế và chủ nô dân chủ gắn liền với công thương nghiệp, tiến bộ hơn, thường đề xuất những chủ trương dân chủ chống lại chủ nô quý tộc  Do mâu thuẫn ngày càng gay gắt, nên mức độ ác liệt của cuộc đấu tranh giữa nô lệ với chủ nô ngày càng tăng (tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Xpáctac năm 70 tr.c.n)  Cuộc đấu tranh giữa các học thuyết triết học duy vật và duy tâm thời Hy Lạp-La Mã cổ đại thể hiện cuộc đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc 10 * Điều kiện văn hoá Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại, của tinh hoa toán học, thiên văn học, địa lý, đo lường, lịch pháp Sớm nhất là Iliát và Ôđixê của Hôme (Homère). Sử học có Hêrôđốt (Hérodote). Thần thoại gồm nhiều truyền thuyết về các vị thần như Zeus, Hera, Athena, Apollo... Toán và Thiên văn có Talét (Thalès), Pitago (Pythagore), Ơclít (Euclide). Vật lý học có Acsimét (Archimède). Y học có Híppôcrát (Hippocrate). Điêu khắc, có đền Páctênôn (Parthénon). Kiến trúc có tượng thần Vệ nữ (Venus), các khu di tích Olympia, Delphi với quảng trường, nhà hát, sân vận động khác. Hội hoạ, có bức Maratông trong chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư v.v Hy Lạp cũng là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) vào năm 776 tr.c.n, tổ chức 4 năm một lần, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic ngày nay 11 Đền Parthenon (thờ thần Athena, xây dựng vào t.k.V tr.c.n) 12 Tượng thần Vệ Nữ thành Milo (Hy Lạp) Venus de Milo Louvre Museum Tượng có niên đại khoảng năm 130 tr.c.n 13 Hoàn cảnh ra đời của triết học Hy Lạp Về chính trị - Chiến tranh Pôlôp ônêxơ - Cuộc chinh phạt của Alêcxanđrơ - Sự xâm lược của đế chế La Mã (các thế kỷ V, IV, I tr.c.n) Về kinh tế - Xã hội nô lệ phát triển đến cực thịnh (tk VIII-III tr.c.n) - Nền kinh tế phát triển cao (phân chia lao động và ngành, nghề) Văn hóa, khoa học - Thần thoại Hy Lạp - Khoa học phát triển (toán học, thiên văn, địa chất v.v) - Ảnh hưởng của văn hóa phương Đông (Ai Cập, Babilon) 14 Điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội và văn hóa tạo nên các nhà và các học thuyết triết học Hy Lạp cổ đại đa dạng. C.Mác cho rằng, các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học "Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này" (C.Mác và Ph.Ăngghen: t.20, tr.491) 15 Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển rực rỡ nhất vào t.k VI tr.c.n  Những nhà triết học duy vật đầu tiên thuộc trường phái Milê (Talét- 624-547 tr.c.n, Anaximăng- 610-546 tr.c.n, Anaximen- 588-525 tr.c.n). Thuyết nguyên tử của Lơxíp (500-440 tr.c.n), Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.c.n) và Êpiquya (341-279 tr.c.n)  Hình thức biện chứng đầu tiên là phép biện chứng của Hêraclít (khoảng 540-480 tr.c.n)  Nhà triết học duy tâm đầu tiên là Xôcrat (469-399 tr.c.n), Platôn (427-347 tr.c.n): mối liên hệ giữa các khái niệm  Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển tới cực điểm nhờ Arít xtốt (384-322 tr.c.n), người tạo hệ thống khối lượng tri thức khoa học-triết học khổng lồ về nhiều lĩnh vực 16 + Nét đặc thù của triết học * Triết học xuất hiện do nhu cầu thực tiễn của kinh tế, thương mại và hàng hải, thiên văn, khí tượng, toán học, vật lý v.v được trình bày trong triết học  triết học tự nhiên và định nghĩa triết học là khoa học của mọi khoa học. Ngay từ khi ra đời, triết học đã gắn với khoa học tự nhiên và nhu cầu phát triển của x.h * Triết học Hy Lạp cổ đại đã có những đóng góp về tư tưởng duy vật tự phát và phép biện chứng sơ khai cho kho tàng lịch sử triết học. Đó chính là tư tưởng duy vật tự phát và phép biện chứng sơ khai 17 - Một số nội dung triết học + Giới thiệu tên một số trường phái triết học + Giới thiệu một số nhà triết học tiêu biểu 18 + Giới thiệu tên một số trường phái triết học (1)  Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai, t.k VI tr.c.n) với 5 trường phái: Milê (Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen) là trường phái triết học duy vật sớm nhất ở Hy Lạp cổ đại. Việc tìm một bản nguyên vật chất để giải thích thế giới đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng duy vật về sau Êphedơ (Hêraclít) trình bày rõ ràng rằng mọi vật vừa tồn tại vưà không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, không ngừng phát sinh và tiêu vong Liên minh Pitago (Pitago); Êlê (Xênôphan, Pácmênít, Dênông): phủ nhận vận động, chống lại phép biện chứng của Hêraclit Nguyên tử (Lơxíp, Đêmôcrit) là bước phát triển mới của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại 19 + Giới thiệu tờn một số trường phỏi triết học (2)  Triết học thời kỳ Xôcrat (thời cực thịnh, t.k V tr.c.n): Xôcrát, Platôn, Arixtốt. Tên gọi nhằm vinh danh người đã cùng Platôn, cách mạng hóa triết học qua việc nêu phương pháp mang tên mình  Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá (hậu Arixtốt, t.k III tr.c.n): Trường phái Platôn; Trường phái Tiêu dao với những triết gia như Euclid, Epicurus, Chry sippus, Hipparchia, Pyrrho và Sextus Empiricus 20 + Giới thiệu một số nhà triết học tiêu biểu  Hêraclit (520-460 tr.c.n): Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng  Đêmôcrít (460-370 tr.c.n): Thuyết nguyên tử  Xôcrát (469-399 tr.c.n): Triết học về con người, Phương pháp nhận thức bước ngoặt (Hêghen)  Platôn (427-347 tr.c.n): Chủ nghĩa duy tâm khách quan  Arixtốt (384-322 tr.c.n): Lôgic học (Oócganôn), Triết học (Siêu hình học), Khoa học tự nhiên (Vật lý học), Khoa học xã hội (Đạo đức học, Chính trị học, Thi ca học v.v) 21 • Heraclit (520-460 tr.c.n): Chủ nghĩa duy vật và phộp biện chứng 22 * Chủ nghĩa duy vật (1)  Khởi nguyên của thế giới là Lửa. Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới  Thế giới vận động theo trật tự (quy luật, logos). Logos khách quan & logos chủ quan quan hệ với nhau như quan hệ giữa khách thể và chủ thể Sự phù hợp với logos khách quan là tiêu chuẩn để đánh giá (sự đúng/ sai) tư duy (nhận thức) của con người Lửa  vận động theo quy luật  nhận thức quy luật 23 * Chủ nghĩa duy vật (2)  Tùy theo độ lửa (nhiệt độ) mà sự vật chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hai con đường: Con đường lên chuyển hóa theo trật tự lửa - thể rắn (đất) - thể lỏng (nước) - thể hơi (không khí). Con đường xuống chuyển hóa theo trật tự lửa - thể hơi - thể lỏng - thể rắn Lửa (vật chất) vận động 24 * Phép biện chứng  Một là, sự vận động vĩnh viễn của vật chất (chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông). Tính thống nhất của thế giới là Lửa  Hai là, sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật: cái này (trẻ) mà biến đổi thì là cái kia (già) và ngược lại  Ba là, nguyên nhân của sự vận động, phát triển của sự vật là do logos (bản chất, quy luật khách quan). Có hai loại là Logos khách quan (trật tự khách quan của mọi sự vật đang diễn ra trong vũ trụ) và Logos chủ quan (từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người)  Nhận thức bắt đầu từ cảm giác & nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt tới nhận thức logos 25 * Con người Thể xác con người là sự thống nhất cuả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa. Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người hoàn thiện; Hạnh phúc là phải biết vượt lên chính mình; nói, suy nghĩ, hành động theo logos (quy luật) 26 Đêmôcrít (460-370 tr.c.n): Thuyết nguyên tử 27 * Thuyết nguyên tử (1)  Vũ trụ được tạo nên từ hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không Nguyên tử là hạt kg thể phân chia nhỏ hơn, kg biến đổi, kg nhìn thấy, tồn tại vĩnh viễn và vận động kg ngừng. Mọi vật đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử. Linh hồn cũng do nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng tạo nên Chân không là khoảng trống rỗng, nhờ đó mà nguyên tử mới có chỗ để vận động Trong vũ trụ có vô cùng nguyên tử vận động theo nhiều hướng; va chạm vào nhau tạo thành lốc nguyên tử, đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ ra xa; quy vào tâm những nguyên tử to, nặng, nhờ đó hình thành các hành tinh, kể cả trái đất 28 * Thuyết nguyên tử (2) Thuyết này được xây dựng trên cơ sở khái niệm "Tồn tại" (cái được xác định, đa dạng, có ngoại hình) và khái niệm "không tồn tại“ (cái trống rỗng, không xác định, cái vô hình, bất động vô hạn. Nhờ "không tồn tại" mà các vật thể mới vận động được) Nguyên tử là hạt vật chất thuộc cái "tồn tại", cực nhỏ, không nhìn thấy được, không phân chia được, không mùi vị, không âm thanh, không màu sắc, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự sắp xếp và tư thế. Nguyên tử là cơ sở cấu tạo nên mọi sự vật 29 * Thuyết nguyên tử (3)  Nguyên tử tự thân vận động vĩnh viễn trong chân không giống như những hạt bụi vận động trong tia sáng mặt trời  Sự vật do các nguyên tử kết hợp mà thành; có các sự vật khác nhau là do nguyên tử có hình thức khác nhau, sắp xếp theo trật tự, tư thế khác nhau (N, Z; W, M). Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật 30 * Nhận thức luận  Muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán. Nhận thức có hai dạng là nhận thức mờ tối (nhận thức cảm tính) và nhận thức trí tuệ (nhận thức lý tính-đáng tin cậy hơn)  Đêmôcrít còn có đóng góp nữa là lôgíc học. Ông nêu định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật 31 * Kết luận Với những luận điểm triết học như vậy, Đêmôcrít đã đưa chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao mới; thể hiện được tính trừu tượng và tính khái quát cao hơn trong quan niệm về vật chất (nguyên tử); đã có những quan niệm đúng hơn về mối liên hệ không thể tách rời giữa nhận thức cảm tính (mờ tối) và nhận thức lý tính (trí tuệ) 32 Xôcrát (469-399 tr.c.n): Triết học về con người & Phương pháp nhận thức bước ngoặt 33  Xôcrát (469-399 tr.c.n) là đại biểu của chủ nghĩa duy tâm và là người bảo vệ tư tưởng, đạo đức quý tộc Xôcrát cho rằng tự nhiên đã được thần thánh an bài. Ông dành công sức nghiên cứu con người và đạo đức. Theo ông, triết học là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Bắt đầu từ Xôcrát, con người trở thành chủ đề trọng tâm của triết học phương Tây 34 * Triết học về con người Con người trong triết học Xôcrát chủ yếu được bàn từ khía cạnh đạo đức; ông cho rằng, cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức. Muốn tuân theo cái thiện phổ biến thì phải nắm bắt được nó. Để phát hiện và nắm bắt được cái thiện phổ biến, phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận 35 * Phương pháp nhận thức bước ngoặt + "Mỉa mai": là phản biện bằng cách nêu câu hỏi sao cho người đối thoại tự thấy & thừa nhận sai + "Đỡ đẻ": giúp đối phương tìm được tri thức đúng + "Quy nạp": từ những hành vi đạo đức riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức, phân biệt nó với cái ác, cái phi nghĩa + "Xác định": là chỉ ra những hành vi đạo đức thuộc loại nào, có quan hệ và phụ thuộc như thế nào, nghĩa là cần phải làm thế nào cho đúng với cái thiện phổ biến 36  Như vậy, phương pháp Xôcrát là phương pháp hỏi-đáp để chỉ ra mâu thuẫn, chỉ ra những hành vi thiện-ác, chính-tà rồi trên cơ sở đó mà quy nạp, đạt tới cái phổ biến, làm cơ sở để nhận thức những cái khác  Đây là cống hiến quan trọng của ông vào lịch sử triết học: bằng hình thức đối thoại, đối chiếu, so sánh với thực tế để phát hiện mâu thuẫn với cái phổ biến 37 Platôn (427-347 tr.c.n): Chủ nghĩa duy tâm khách quan 38 Chủ nghĩa duy tâm khách quan (1) Thế giới được chia thành:  Thế giới của các ý niệm là thế giới của những cái phi cảm tính, phi vật thể, tồn tại thực, bất biến, tuyệt đối, là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. Cái cây, con ngựa là do ý niệm siêu tự nhiên về cái cây, con ngựa sinh ra v.v Các ý niệm tồn tại từ xưa đến nay, vì vậy, tồn tại (thế giới của các ý niệm) là vĩnh viễn, bất biến và đồng nhất với bản thân mình, không phân chia được, cách biệt khỏi thế giới các sự vật cảm tính và chỉ được nhận biết bằng lý tính. Thế giới của các ý niệm là tổng thể các ý niệm như ý niệm đạo đức, thẩm mỹ, khoa học v.v. Ý niệm phúc lợi là tối cao nhất, là ý niệm của các ý niệm 39 Chủ nghĩa duy tâm khách quan (2)  Thế giới của các sự vật cảm tính (thế giới các sự vật) tồn tại phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm (vì các sự vật luôn sinh ra và mất đi, luôn thay đổi, vận động, không ổn định bền vững, hoàn thiện). Thế giới của các sự vật cảm tính do thế giới của các ý niệm sản sinh ra  Từ đó, Platôn đưa ra khái niệm "Tồn tại" (là ý niệm, cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, cái có tính thứ nhất, tồn tại thực) & khái niệm "Không tồn tại" (là vật chất, cái có tính thứ hai, cũng tồn tại thực). Cái "không tồn tại" (vật chất) là một khía cạnh của tồn tại (các ý niệm ), bởi cái tồn tại bao hàm cả cái "không tồn tại" 40 sự vật cảm tính = “hình bóng” của ý niệm Tồn tại (thế giới của các ý niệm) tác động bằng con số (quan hệ toán học) vào không tồn tại (vật chất) tạo ra thế giới của những sự vật cảm tính. Như vậy, vật chất (không tồn tại) mang dấu ấn tương tự nguyên mẫu (các ý niệm). Còn sự vật cảm tính xuất hiện và tồn tại là do nguyên mẫu (ý niệm) in hình vào vật chất. Đã là hình của nguyên mẫu thì không thể chân thực như nguyên mẫu mà chỉ là tương tự nguyên mẫu Vì thế, chỉ có ý niệm mới tồn tại chân thực, là cái chung tồn tại vĩnh viễn, là đối tượng của nhận thức chân lý. Các ý niệm, là các khái niệm tri thức đã được khách quan hóa 41 * Lý luận nhận thức Đối tượng nhận thức là thế giới ý niệm. Tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính (thể hiện ở khái niệm) bởi mỗi vật đều có một ý niệm về nó; sự vật có thể mất đi, nhưng ý niệm về sự vật không mất Ví dụ cái nhà có thể hư nát, không còn là cái nhà, nhưng ý niệm về cái nhà (khái niệm nhà) thì không mất 42 Linh hồn bất tử hồi tưởng = nhận thức Để có nhận thức chân thực, đạt được chân lý thì linh hồn cần hồi tưởng lại những gì đã trải qua, nhưng bị quên khi nhập vào thể xác con người Thể xác được tạo ra từ đất, nước, lửa và không khí, là nơi linh hồn trú ngụ tạm thời Linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra. Sau khi ra đời, mỗi linh hồn trú ở một vì sao trên trời, sau đó bay xuống trần gian để nhập vào thể xác con người. Khi nhập vào thì nó quên hết quá khứ, do đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã có nhưng bị lãng quên 43 Linh hồn có ba cấp độ Hạng lý tính, trí tuệ là các nhà triết học, thông thái; thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước Hạng xúc cảm là những người lính, võ sĩ, linh hồn của họ tràn đầy gan dạ, biết phục tùng, thích hợp với việc bảo vệ an ninh của nhà nước Hạng cảm tính là những nông dân, thợ thủ công và thương nhân; linh hồn đày khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật chất 44 Arixtốt (384-322 tr.c.n): Hệ thống lượng tri thức khoa học-triết học 45 theo học Platôn. Sau khi Platôn qua đời, Arixtốt bỏ Viện lập trường và lãnh đạo trường Lyxê đến năm 323 tr.c.n. Lyxê vừa là trung tâm đào tạo, nghiên cứu, vừa là diễn đàn tranh luận, thảo luận, vừa là nơi tổ chức những cuộc đàm luận triết học. Vì thế nó được gọi là trường “tiêu dao“ Cùng với Đêmôcrít và Platôn, Arixtốt làm nên giai đoạn phát triển cao nhất của triết học Hylạp cổ đại 46 * Quan điểm về thế giới (1)  Tính vật chất của giới tự nhiên biểu hiện ở các yếu tố khởi nguyên của nó là đất, nước, lửa, không khí và ê te (có đặc trưng là vận động tròn). Các yếu tố này là nền tảng của toàn bộ thiên hà  Tồn tại nói chung do bốn nguyên nhân. Có cái nhà là nhờ vật liệu (vật chất), hình thức của nó (hình dạng), hoạt động của thợ (vận động), nhà để ở (mục đích). Trong đó, nguyên nhân một và hai là cơ bản, nguyên nhân hai là quyết định, là bản chất của sự vật 47 * Quan điểm về thế giới (2)  Giới tự nhiên, vừa là vật chất đầu tiên, là cơ sở của mọi sinh tồn, vừa là hình thức (dạng), là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vận động không tách rời vật thể tự nhiên, thông qua vận động mà giới tự nhiên được thể hiện ra  Có sáu hình thức vận động của vật chất là Phát sinh, Tiêu diệt, Thay đổi trạng thái, Tăng, Giảm và di chuyển vị trí 48 * Lý luận nhận thức (1)  đặt ra những vấn đề quan trọng như đối tượng nhận thức, khả năng nhận thức, vấn đề chân lý và khoa học về tư duy  được xây dựng một phần dựa trên cơ sở phê phán học thuyết của Platôn về ý niệm và sự hồi tưởng của linh hồn. Sai lầm của Platôn là đã tách rời bản chất khỏi cái có bản chất đó, và biến cái chung (khái niệm) thành cái riêng bên ngoài và quyết định thế giới cảm tính. Nghĩa là biến những khái niệm được hình thành trong quá trình nhận thức sự vật thành một thế giới tồn tại độc lập với sự vật được nhận thức 49 * Lý luận nhận thức (2) Thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai Tuy nhiên, nếu chỉ bằng cảm giác, không thể nắm được tổng các góc của một tam giác bằng hai góc vuông và không giải thích được các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực Vì vậy, nhận thức phải đi tiếp đến lý tính, từ những cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến cái chung, cái phổ biến, cái bản chất dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. Ông tuyệt đối hoá, coi lý tính là hình thức quyết định bản chất của sự vật 50 * Lý luận nhận thức (3) Về các giai đoạn của quá trình nhận thức  Giai đoạn cảm tính (giai đoạn 1), là nhận thức mang tính trực quan (sự quan s
Tài liệu liên quan