I. Đặc điểm tình hình:
1 . Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của PGD và BGH nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và chỉ đạo chuyên môn tương đối sâu sắc, kịp thời.
- Lớp có 2 giáo viên được đào tạo chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn chăm sóc và giáo dục trẻ tận tình.
- Đa số trẻ đã qua lớp Mầm nên rất ngoan và có nề nếp học tập, có thói quen tốt trong các hoạt động khác.Trẻ đã được trang bị những kỹ năng, kiến thức nhất định theo độ tuổi.
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phần lớn phụ huynh rất quan tâm đến các hoạt động vui chơi, học tập, sức khỏe của trẻ nên công tác vận động tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình, nhà trường được thực hiện rất tốt và chặt chẽ.
721 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp chồi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặc điểm tình hình:
1 . Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của PGD và BGH nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và chỉ đạo chuyên môn tương đối sâu sắc, kịp thời.
- Lớp có 2 giáo viên được đào tạo chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn chăm sóc và giáo dục trẻ tận tình.
- Đa số trẻ đã qua lớp Mầm nên rất ngoan và có nề nếp học tập, có thói quen tốt trong các hoạt động khác.Trẻ đã được trang bị những kỹ năng, kiến thức nhất định theo độ tuổi.
- Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phần lớn phụ huynh rất quan tâm đến các hoạt động vui chơi, học tập, sức khỏe của trẻ nên công tác vận động tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình, nhà trường được thực hiện rất tốt và chặt chẽ.
2. Khó khăn:
- Một số trẻ chưa qua chương trình đào tạo lớp Mầm nên còn nhiều bỡ ngỡ,chưa quen với giờ giấc sinh hoạt ở trường.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình.
- Có 1 số cháu sức khỏe yếu, ăn chậm.
3. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn:
- Đa số phụ huynh là lao động nghèo, phần quan tâm ủng hộ các hoạt động của trẻ còn yếu, chưa đồng bộ. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình.
- Một số cháu ăn chậm, còn ngậm thức ăn.
4. Tình hình của lớp:
- Số trẻ : 36 cháu
- Trong đó: Nam : 24 cháu.
Nữ : 12 cháu.
- Sức khỏe đầu năm:
*Về cân nặng:
+Kênh bình thường : 32 cháu.
+Kênh+2 (Trên +2) : 3 cháu.
+kênh +3 (Trên +3 : 1 cháu
+Kênh -2 (Dưới -2): Không có.
+Kênh -3 ( Dưới -3): Không có.
*Về chiều cao:
+Kênh bình thường : 35 cháu.
+Kênh +2 (Trên +2 : Không có.
+Kênh +3(Trên +3) : Không có.
+Kênh -2 (Dưới -2) : 1 cháu.
+ Kênh -3 (Dưới -3): Không có.
II. Các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể
1. Huy động trẻ ra lớp:
* Chỉ tiêu:
- 100% trẻ được đến trường, đến lớp, đi học đều, chuyên cần, thích đến trường, đến lớp.
* Biện pháp:
- Cô vận động, tuyền truyền cho phụ huynh về sự cần thiết cho trẻ đến trường.
- Cô gần gũi, yêu thương, tạo được sự yên tâm và lòng tin cho các bậc phụ huynh và trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ thích được đi học.
2. Chăm sóc sức khỏe
a. Vệ sinh:
* Chỉ tiêu: 100% trẻ vệ sinh tốt.
- Trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ.
- Trẻ có nề nếp vệ sinh, biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
- Trẻ biết giữ vệ sinh trong ngoài lớp, vệ sinh nơi công cộng.
- Trẻ biết tự vệ sinh như: rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết lau miệng sạch sẽ sau khi ăn xong, biết tự dùng bàn chải để đánh răng.
- Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Có hành vi văn minh trong ăn uống.
* Biện pháp:
- Cô thường xuyên lau chùi, quét dọn môi trường xung quanh lớp sạch sẽ.
- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở trẻ chưa thực hiện đúng, động viên, khích lệ, khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ khác học tập.
- Chuẩn bị dầy đủ đồ dùng phục vụ hoạt động vệ sinh cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ,vệ sinh trường lớp và nơi công cộng.
b. Ăn ngủ:
[ Ăn:
* Chỉ tiêu: 95% trẻ ăn hết suất.
- Đảm bảo cho trẻ ăn hết suất, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Trẻ ăn đủ chất của 4 nhóm thực phẩm: Bột - đường; đạm; béo, vitamin - muối khoáng.
- Trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.
- Đảm bảo đủ nước sạch cho trẻ uống, nhất là vào mùa hè.
- Tổ chức tốt công tác nuôi dưỡng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, giảm cân đối với những cháu béo phì.
* Biện pháp:
- Trước khi cho trẻ ăn, cô giới thiệu món ăn để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
- Động viên, khuyến khích, khen ngợi để trẻ ăn hết khẩu phần, không la mắng nhất là trẻ ăn yếu, ăn chậm.
- Quan tâm nhiều đến trẻ suy dinh dưỡng, có khẩu phần ăn đặc biệt cho những trẻ này.
- Thường xuyên thay đổi các món ăn, cung cấp cho trẻ về ích lợi của một số loại thực phẩm.
- Giáo dục trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống.
[ Ngủ:
* Chỉ tiêu: 95% trẻ ngủ đủ giấc.
- Phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Trẻ ngủ có đầy đủ vạt gường, chiếu, gối, mùng.
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng thời gian qui định.
* Biện pháp:
- Thông thoáng phòng trước khi trẻ ngủ, trẻ ngủ có vạt giường, gối, chăn màn, mùa đông tránh gió lùa, cột màn cho bé ngủ.
- Cho trẻ ngủ đúng thời gian quy định.
c. An toàn:
* Chỉ tiêu: 100% trẻ được an toàn.
-Không để trẻ chạy nhảy, leo trèo tự do.
-Tránh không để xảy ra tai nạn cho trẻ.
* Biện pháp:
- Thường xuyên lưu ý đến các hoạt động của trẻ trong ngày và mọi lúc, mọi nơi.Giáo dục trẻ không nghịch chạy, nhảy, leo, trèo. Không để cho trẻ tiếp xúc với các đồ chơi nguy hiểm, không để trẻ đi trên nền nhà ẩm ướt, dễ bị té ngã
d. Khám sức khỏe định kỳ:
* Chỉ tiêu: 100% trẻ khỏe mạnh.
- Trẻ lên cân hàng tháng, hàng quí, cơ thể khỏe mạnh, cân đối, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất.
- Phòng tránh các bệnh, đảm bảo sức khỏe kịp thời cho trẻ.
* Biện pháp:
- Cô luôn chăm sóc sức khỏe trẻ tốt, nhắc trẻ mặc ấm vào mùa đông, cho trẻ uống nước ấm, ngủ tránh gió lùa, lưu ý phụ huynh giữ gìn sức khỏe trẻ, đảm bảo hợp vệ sinh để có 1 cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng.
3. Giáo dục:
3.1 Giáo dục phát triển thể chất:
[ Sức khỏe-dinh dưỡng:
a. Chỉ tiêu: 90%
- Trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt được các nhóm thực phẩm và một số dạng chế biến đơn giản.
- Biết ích lợi của ăn uống và tác dụng của luyện tập đối với sức khỏe, có ý thức trong ăn uống đầy đủ và hợp lý.
- Biết cách bảo vệ, chăm sóc các bộ phận cơ thể, các giác quan và sức khỏe cho bản thân.
- Hình thành cho trẻ một số thói quen hành vi tốt, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ăn, ngủ, vui chơi, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
b.Biện pháp:
- Cho trẻ làm quen, phân loại các nhóm thực phẩm qua các giờ chơi.
- Dạy trẻ chọn thức ăn sạch, bảo quản qua các hoạt động chơi, hoạt động có chủ đích.
- Dạy trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày và đồ dùng ăn uống.
[ Phát triển vận động:
a. Chỉ tiêu: 85%.
- Rèn luyện, củng cố và phát triển tốt hơn nữa kỹ năng vận động.
+Bò chui không bị chạm vào vật.
+Đi chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng.
+Giữ được thăng bằng trên 1 chân trong 5 giây.
+Chạy đổi hướng theo vật chuẩn.
+ Ném xa 3m bằng 2 tay.
+ Bật xa 30- 40cm.
+Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.
+ Cởi và mặc quần áo.
+ Nhận biết được 1 số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
b. Biện pháp:
- Hướng dẫn và sửa sai cho trẻ các bài tập, động tác thể dục sáng một cách thuần thục, đảm bảo tính vừa sức.
- Thường xuyên cho trẻ luyện tập thông qua các trò chơi vận động tạo sự nhanh nhẹn, khéo léo.
- Giáo dục trẻ biết lợi ích về sức khỏe, biết giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường, biết lợi ích về việc ăn uống đủ chất, có vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
3.2 Giáo dục phát triển nhận thức:
a. Chỉ tiêu: 80%
- Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?...
- Nhận biết được 1 số đặc điểm giống khác nhau của bản thân với người gần gũi.
- Nhận biết 1 số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của 1 số nghề phổ biến và gần gũi.
- Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
- Biết tên của 1 vài danh lam, thắng cảnh của quê hương, đất nước.
- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.
- Phân loại được các đối tượng theo 1, 2 dấu hiệu cho trước.
- Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
- Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều.
- Đếm được trong phạm vi 10.
- So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn - nhỏ hơn, cao hơn - thấp hơn, rộng hơn - hẹp hơn, nhiều hơn - ít hơn
- Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
b. Biện pháp:
- Cô thường xuyên gần gũi, trò chuyện với trẻ về các hiện tượng như: mây, mưa, gió, bãohoặc nói về nghề nghiệp của bố, mẹ trẻ và một số nghề quen thuộc với trẻ.
- Tạo môi trường cho trẻ hoạt động phong phú, đa dạng với các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ điểm.
- Hướng dẫn, gợi ý trẻ khám phá, phát huy tính tích cực tư duy của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
-Tạo điều kiện cho trẻ trắc nghiệm cảm xúc, tình cảm của trẻ về thế giới xung quanh.
3.3 Giáo dục phát triển ngôn ngữ:
a. Chỉ tiêu: 85%
- Diễn đạt mong muốn nhu cầu bằng câu đơn, câu ghép.
- Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản.
-Trẻ biết diễn đạt nhu cầu, mong muốn, biểu lộ tình cảm, ý tưởng bằng lời nói để người khác hiểu.
- Đọc thơ, kể lại chuyện diễn cảm, biết sử dụng ngôn ngữ để trả lời một số câu hỏi của người khác.
- Kể lại đúng sự việc theo trình tự, chú ý lắng nghe người khác nói.
b. Biện pháp:
- Tận dụng hoàn cảnh giao tiếp để trò chuyện với trẻ.
- Cô giao tiếp với trẻ bằng cường độ giọng nói khác nhau: to - nhỏ, nhanh - chậm, vui - buồn qua các hoạt động chung.
- Rèn cho trẻ cách phát âm chuẩn, to, rõ ràng.
- Theo dõi, sửa sai cho trẻ nói ngọng, nói lắp, động viên trẻ rụt rè, nhút nhát.
- Phối hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua cách cho trẻ kể lại những gì được nghe, được học ở lớp qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện.
3.4 Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
a. Chỉ tiêu: 80%
- Mạnh dạn, tự tin, vui chơi hòa thuận với bạn bè, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Thực hiện 1 số qui định trong gia đình , trường, lớp Mầm Non, nơi công cộng.
- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc cây cối, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Hiểu những điều được làm và những gì không được làm, cố gắng tự thực hiện các công việc được giao.
b. Biện pháp:
- Lồng ghép giáo dục trẻ vào các hoạt động, nhất là các hoạt động học có chủ đích.
- Tạo điều kiện tình huống để rèn luyện trẻ giúp cô một số việc vừa sức: xếp ghế sau khi ăn, biết thu dọn đồ dùng đồ chơi sau hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết kính trọng lễ phép với người lớn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.
3.5 Giáo dục phát triển thẩm mỹ:
a. Chỉ tiêu: 90%
- Trẻ bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Thích nghe nhạc, nghe hát, chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc, hát đúng, hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích.
- Vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy, múa,)
- Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dáng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.
- Biết thể hiện xen kẽ màu, hình trong trang trí đơn giản.
- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
b. Biện pháp:
- Phát triển trẻ có năng khiếu về âm nhạc và tạo hình để có kế hoạch bồi dưỡng.
-Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc và khuyến khích trẻ nêu được ý kiến của mình về cái đẹp mà mình được tiếp xúc.
-Thu thập nhiều nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng và tạo ra sản phẩm.
4. Thực hiện các chuyên đề:
a. Chỉ tiêu:
- Thực hiện tốt các chuyên đề do ngành cũng như nhà trường đưa ra:
+ Chuyên đề Giáo dục phát triển tình cảm – xã hội.
+ Chuyên đề dinh dưỡng, sức khỏe.
+ Chuyên đề truyền thông đến phụ huynh.
+ Chuyên đề Phổ cập Giáo dục trẻ 5 tuổi.
b. Biện pháp:
- Triển khai và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề nhà trường đưa ra theo đợt, theo tháng, qua các giờ hoạt động.
+ Sưu tầm những bài thơ, ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục tình cảm – xã hội để cho trẻ làm quen.
+ Nâng cao chuyên đề âm nhạc:Tổ chức tốt buổi hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển các cơ tay và trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
+ Chuyên đề dinh dưỡng: Cho trẻ biết 4 nhóm dinh dưỡng cần ăn trong ngày, giá trị từng nhóm. Trong giờ ăn, Cô giới thiệu món ăn. Các buổi vui chơi, các tiết học khám phá,...Cô lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào.
+ Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn vệ sinh cá nhân và vệ sinh tay-chân-miệng, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, kỹ năng bảo vệ môi trường,...
+ Giúp trẻ rèn luyện mọi lúc mọi nơi theo từng chủ đề cụ thể và phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được mục tiêu giáo dục của từng chủ đề đã đưa ra.
5. Bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện cho lớp học:
a. Xây dựng sửa chữa lớp học, cảnh quan môi trường:
- Cải tạo góc thiên nhiên của lớp: Sưu tầm thêm một số cây cảnh cho góc thiên nhiên.
- Sơn sửa các kệ đồ chơi, kệ đồ dùng,...
b. Bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi:
- Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi ở góc nội trợ, âm nhạc,... để phục vụ hoạt động của trẻ theo từng chủ đề.
- Mua đĩa nhạc thiếu nhi cho trẻ nghe, nhất là băng đĩa nhạc đồng dao, tục ngữ, ca dao,...
- Sưu tầm các loại sách tham khảo phục vụ chương trình giáo dục Mầm Non mới để phục vụ công tác giáo dục trẻ.
c. Tự làm đồ dùng đồ chơi:
- Làm đồ chơi góc xây dựng: các loại cây xanh, hoa, cỏ,...
- Làm đồ chơi ở góc Âm nhạc: các loại nhạc cụ gõ, mũ múa, hoa múa, ...
- Làm đồ chơi ở góc học tập.
- Trang trí hình ảnh quanh lớp và làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề phù hợp với hoạt động của trẻ.
6. Công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học.
- Tuyên truyền về việc chăm sóc, giáo dục phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa, phòng chống các bệnh theo mùa, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Tuyên truyền giáo dục trẻ các quy định về an toàn giao thông thông qua phụ huynh.
- Tuyên truyền với phụ huynh thay đổi trang phục của trẻ theo mùa.
7. Một số công tác khác:
- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, chính trị,... do ngành tổ chức.
- Tham gia các hoạt động đoàn thể, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi giao lưu, tọa đàm của ngành.
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần trong năm học.
- Chuẩn bị hồ sơ trẻ để khám sức khỏe toàn diện và cân đo vẽ biểu đồ cho trẻ theo từng quý.
- Dự giờ các đồng nghiệp thực hiện các tiết dạy tốt, các tiết chuyên đề của ngành, của trường.
- Tham gia sinh hoạt và thực hiện nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú.
- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
- Học tập và rèn luyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tham gia hội thi: “ Triển lãm đồ dùng đồ chơi tự làm của Cô và bé”.
III. Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học:
Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp : 100%
Tỷ lệ trẻ chuyên cần : 80-85%
Tỷ lệ Bé khỏe – Bé ngoan:
+ Bé khỏe : 90- 95%
+ Bé ngoan: 100%
Tỷ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển: 90- 95 %
Tỷ lệ cha mẹ trẻ được tuyên truyền: 100%
Xây dựng danh hiệu lớp: Lớp tiên tiến.
[ CÁC CHỦ ĐỀ DỰ KIẾN THỰC HIỆN TRONG NĂM.
Trường Mầm Non – Tết trung thu. (4 tuần)
Bản thân. (2 tuần)
Gia đình. (2 tuần)
Nghề nghiệp. (4 tuần)
Hoa, quả, cây cối xung quanh bé. (4 tuần)
Thế giới động vật. (4 tuần)
Tết và mùa xuân. (4 tuần)
Phương tiện và quy định giao thông. (3 tuần)
Các hiện tượng tự nhiên. (4 tuần)
Bác Hồ - Quê hương – Đất nước. (4 tuần)
[ CÁC SỰ KIỆN DỰ KIẾN:
Ngày hội đến trường.
Tết trung thu.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 – 12.
Tết Nguyên Đán.
Ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3.
Ngày quốc tế thiếu nhi 1 – 6.
[ NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU:
TRƯỜNG MẦM NON – TẾT TRUNG THU.
( Thời gian thực hiện 4 tuần, từ ngày 03/09 đến 29/09/2012)
KẾ HOẠCH CHUNG:
Chủ đề: “ Trường Mầm Non – Tết trung thu” được thực hiện trong 4 tuần ( từ ngày 03/09 đến 29/09/2012).
Trang trí lớp học bắt mắt, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, vệ sinh xung quanh lớp sạch sẽ để đón cháu vào năm học mới.
Cô cùng trẻ trang trí tranh ảnh về Trường Mầm Non để tạo hứng thú cho trẻ khi bước vào năm học mới.
Cho trẻ tham quam, xem tranh ảnh về trường lớp Mầm Non, cho trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện liên quan đến chủ đề.
Hình thành cho trẻ ý thức và thói quen giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Tập trẻ nhận đúng khăn, ly, bàn chải và cất đúng nơi quy định.
Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng.
Rèn các nề nếp ở giờ hoạt động góc, hoạt động có chủ đích, ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, giáo dục lễ giáo.
[Công tác kiểm tra, công tác khác:
Chuẩn bị tổ chức ngày hội bé đến trường.
Chuẩn bị tổ chức Tết Trung Thu cho các cháu.
Khám sức khỏe đầu năm cho trẻ.
Họp phụ huynh đầu năm, bầu ban đại diện phụ huynh của lớp.
Tuyên truyền cho phụ huynh về công tác chăm sóc sức khỏe phòng bệnh “Tay-chân-miệng”
Kiểm tra giáo án tuần II và tuần IV.
Chuẩn bị Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức tại trường.
NỀ NẾP, THÓI QUEN:
Hoạt động học:
Trẻ biết tên, địa chỉ của trường, các phòng có ở trong trường.
Trẻ biết trong trường Mầm Non có ai, làm những công việc gì.
Trẻ thích đi học, tập trung chú ý trong giờ học.
Trẻ biết cầm bút tô màu, vẽ các nét đơn giản.
Hoạt động vui chơi:
Trẻ biết tên các góc chơi và biết sử dụng đồ chơi ở các góc.
Trẻ biết chơi theo nhóm và tự phân vai chơi trong nhóm.
Đoàn kết cùng các bạn khi chơi, không quăng ném đồ chơi.
Biết lấy, cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Vệ sinh lao động:
Trẻ nhận đúng ký hiệu đồ dùng các nhân.
Trẻ biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
Dạy trẻ biết kê xếp ghế vào giờ học, giờ ăn.
Trẻ biết lao động tự phục vụ, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Giáo dục lễ giáo:
Trẻ biết chào hỏi, lễ phép với cô giáo, người lớn.
Trẻ biết chào khách khi có khách đến lớp.
Đoàn kết, hòa đồng cùng các bạn.
Trẻ biết yêu mến và kính trọng các cô, các bác ở trường Mầm Non.
5)Thực hiện các chuyên đề trọng tâm:
[ Chuyên đề Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe.
Bé biết ăn hết suất, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bé biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý.
Bé biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bé biết ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
MỤC TIÊU:
Phát triển thể chất:
Biết tên một số món ăn thông thuờng ở trường Mầm Non và biết được có loại bánh đặc trưng cho Tết trung thu: “bánh trung thu”.
Sử dụng thành thạo các đồ dùng sinh hoạt trong trường Mầm Non ( ly, khăn, bát ăn cơm...).
Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống, trong sinh hoạt: Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn,...
Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động: đi, chạy bộ,...
Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.
Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường lớp Mầm Non.
Phát triển nhận thức:
Biết tên, địa chỉ trường, lớp đang học.
Phân biệt được các khu vực trong trường và công việc được các công việc của các nhân viên trong trường.
Biết được một số hoạt động của ngày Tết Trung Thu.
Biết tên Cô giáo, tên các bạn trong lớp.
Biết phân loại các đồ dùng, đồ chơi theo dấu hiệu: hình dáng, màu sắc, kích thước.
Phát triển ngôn ngữ:
Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt các câu hỏi và các câu trả lời.
Kể về các hoạt động ở lớp, ở trường Mầm Non.
Đọc các bài thơ, kể chuyện diễn cảm về trường lớp Mầm Non.
Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình qua lời nói.
Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp.
Phát triển thẩm mỹ:
Biết thể hiện các bài hát về trường lớp Mầm Non, Tết Trung Thu một cách tự nhiên, có cảm xúc và đúng nhịp.
Biết sử dụng các kỹ năng đã học để tô màu, vẽ, xé dán ra những sản phẩm đẹp, nhiều màu sắc.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
Biết kính trọng, yêu quý các cô, các bác trong trường, cô giáo, hòa đồng với các bạn trong lớp.
Biết giữ gìn đồ chơi trong lớp, trong trường.
Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường: cất gọn gàng đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
Biết thực hiện một số quy định của trường, lớp.
CHUẨN BỊ:
Trưng bày hình ảnh về trường Mầm Non, Tết Trung Thu.
Trò chuyện và đàm thoại với trẻ về:
+ Trường, lớp: Tên trường, tên lớp, các khu vực trong trường.
+ Mùa thu và các hoạt động thường có trong ngày Tết Trung Thu.
+ Các hoạt động giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
Bút màu, giấy vẽ, đất nặn để trẻ vẽ, nặn, xé dán tranh về trường lớp Mầm Non.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về chủ đề trường Mầm Non.
Mạng nội dung chủ đề1:
- Tên lớp, tên cô giáo, tên các bạn, các tổ trong lớp.
- Đồ dùng, đồ chơi của bé ở lớp.
- Các khu vực trong lớp, góc chơi.
- Tình cảm của bé đối với Cô giáo, bạn bè.
- T