Giáo án Tập đọc - Tiết 31: Kéo co

A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. B. Đồ dùng dạy - học: GV:Tranh minh hoạ. HS: SGK, vở

doc38 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc - Tiết 31: Kéo co, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: Soạn ngày 6 tháng 12 năm 2008 Giảng thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2008 TẬP ĐỌC TIẾT 31: KÉO CO A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. B. Đồ dùng dạy - học: GV:Tranh minh hoạ. HS: SGK, vở C. Các hoạt động dạy và học: I. ổn định: hát, sĩ số II. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 – 3 em đọc bài “Tuổi Ngựa” nêu ý nghĩa của bài GV nhận xét cho điểm III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài a. Luyện đọc: GV nhận xét HS đọc HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài. (2 – 3 lượt). - GV nghe kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS theo dõi SGKHS: - Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Câu 1: Qua phần đầu bài văn em hiểu cách chơi kéo co là như thế nào? Câu 2: Giới thiệu về cách chơi kéo co ở là Hữu Trấp? - Kéo co phải có 2 đội, số người 2 đội phải bằng nhau. Thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngả sang vùng đất của đội mình là thắng. - Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt… người xem vây xung quanh. Câu 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp. - GV đọc mẫu đoạn “Hội làng Hữu Trấp … người xem hội”.- GV nhận xét, cho điểm những em đọc hay. I V. Củng cố: - GV nhắc lại nd bài học -Nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Về nhà đọc bài. - Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. - Vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ rất nhiều người xem. - Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi… - 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn. - Đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc cá nhân. TOÁN TIẾT76: LUYỆN TẬP A.Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kỹ năng chia cho số có 2 chữ số. - Giải bài toán có lời văn. B. Đồ dùng dạy học GV: Các ví dụ bài tập HS: Vở, SGK, bảng con C. Các hoạt động dạy học I. ổn định II. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập 3 về nhà. GV nhận xét cho điểm III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài 2. Nội dung bài + Bài 1: Đặt tính rồi tính. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HS: Đọc đầu bài, và tự làm vào vở. - 3 HS lên bảng. + Bài 2: HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: 25 viên gạch: 1 m2. 1050 viên gạch: …. m2? Giải: Số mét vuông nền nhà lát được là: 1050 : 25 = 42 (m2). Đáp số: 42 m2. + Bài 3: (Hướng dẫn tương tự). HS: Đọc đầu bài và tự làm. - 1 em lên bảng làm. - Tính tổng số của đội làm trong 3 tháng. - Tính tổng số sản phẩm trung bình mỗi người làm. Giải: Trong 3 tháng đội đó làm được là: 855 + 920 + 1350 = 3125 (SP) Trung bình mỗi người làm là: 3125 : 25 = 125 (SP). Đáp số: 125 sản phẩm. + Bài 4: HS: Đọc đầu bài, thực hành chia và tìm ra chỗ sai trong từng phép chia. - GV gọi HS trả lời, chốt lại ý đúng. a. Sai ở lần chia thứ hai 564 chia 67 được 7. Do đó số dư(95) lớn hơn số chia (67) từ đó dẫn đến kết quả sai (1714) b. Sai ở số dư cuối cùng của phép chia (47) - Số dư đúng là (17) HS: Có thể thực hiện lại để tìm số dư đúng. - GV chấm bài cho HS. IV. Củng cố -Nhắc lại nội dung toàn bài - Nhận xét giờ học. V.Dặn dò - Về nhà làm lại các bài tập. - Chuẩn bị cho bài sau ĐẠO ĐỨC YÊU LAO ĐỘNG (tiết1) A.Mục tiêu: - HS hiểu được giá trị của lao động. - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. B. Đồ dùng: Tranh ảnh, đồ vật để đóng vai. C. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. Gọi HS đọc bài học. II. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê - chi – a ”. - GV đọc lần thứ nhất. - Cho HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK. HS: 1 em đọc lại lần thứ hai. - Thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày . - HS cả lớp trao đổi, tranh luận. - GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người. => Ghi nhớ (Ghi bảng). HS: Đọc ghi nhớ và tìm hiểu ý nghĩa của ghi nhớ. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài 1 SGK). - GV chia nhóm, giải thích yêu cầu. HS: Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động. 4. Hoạt động 3: Đóng vai (bài 2). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận đóng vai một tình huống. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Một số nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận. Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao - Em nào có ứng xử khác - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử. IV. Củng cố: - Một HS nhắc lại bài học - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ TIẾT16: KÉO CO A. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Kéo co”. - Tìm và viết đúng những tiếng có âm vần dễ viết lẫn đúng với nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy - học: Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định: hát II. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS tìm 5 – 6 từ chứa tiếng bắt đầu tr/ch. III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nghe – viết: HS: 1 em đọc đoạn văn cần viết, cả lớp theo dõi SGK. - Đọc thầm lại đoạn văn. - GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai, những tên riêng, cách trình bày… - HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. - GV đọc cho HS soát lỗi. HS: Nghe đọc và viết bài vào vở. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - GV chọn cho lớp làm bài 2a. HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và làm bài vào vở. - 1 số HS làm bài trên phiếu, dán phiếu lên trình bày. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) - Nhảy dây - Múa rối - Giao bóng (đối với bóng bàn, bóng chuyền…) b) - Đấu vật - Nhấc - Lật đật. IV. Củng cố - Nhắc lại nội dung toàn bài - GV nhận xét tiết học. V. Dặn dò - Về nhà học và làm bài. Ngày soạn 7 tháng 12 năm 2008 Giảng thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008 TOÁN TIẾT 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 A. Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. B. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: I. ổn định II. Kiểm tra bài cũ: - 1. HS lên bảng chữa bài tập 3. - GV Nhận xét cho điểm III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị: 9450 : 35 = ? a. Đặt tính: b. Tính từ trái sang phải: Lần 1: SGK. Lần 2: SGK. Lần 3: SGK. 9 4 5 0 2 1 2 4 5 3 2 0 0 0 * Chú ý: Ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0 phải viết 0 ở vị trí thứ 3 của thương. 3. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục: 2448 : 24 = ? a. Đặt tính: b. Tính từ trái sang phải: Lần 1: Lần 2: Lần 3: 2 4 4 8 2 4 0 0 4 1 0 3 4 8 0 0 * Chú ý: Ở lần chia thứ 2 ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0 ở vị trí thứ 2 của thương. 4. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc đầu bài, tự tính vào nháp. - 3 HS lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét. + Bài 2: - GV hướng dẫn: Đổi 1 giờ 12 phút = ? phút. HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự giải. - 1 em lên bảng giải. Tóm tắt: 1 giờ 12 phút: 97 200 lít. 1 phút: ? lít. Giải: 1 giờ 12 phút = 72 phút. Trung bình mỗi phút bơm được là: 97 200 : 72 = 1350 (lít). Đáp số: 1350 lít nước. + Bài 3: GV hướng dẫn các bước. - Tìm chu vi mảnh đất. - Tìm chiều dài và chiều rộng. - Tìm diện tích. HS: Đọc kỹ đầu bài, tóm tắt suy nghĩ tìm cách giải. - 1 em lên bảng giải. Giải: a) Chu vi mảnh đất là: 307 x 2 = 714 (m) Chiều rộng mảnh đất là: (307 – 97) : 2 = 105 (m) Chiều dài mảnh đất là: 105 + 97 = 202 (m) b) Diện tích mảnh đất là: 202 x 105 = 21210 (m2) Đáp số: a. Chu vi: 614 m b. Diện tích: 21210 m2. - GV cùng cả lớp chữa bài. - Chấm bài cho HS. IV. Củng cố - Giọ HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. V.. Dăn dò - Về nhà học bài và làm bài tập. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI A. Mục tiêu: - Biết 1 số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo trí tuệ của con người. - Hiểu nghĩa 1 số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm, biết sử dụng những thành ngữ đó trong những tình huống cụ thể. B. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, tranh ảnh… C. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định: Hát II. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ. III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu. - GV cùng cả lớp nói cách chơi 1 số trò chơi mà em có thể chưa biết. HS: Trao đổi, làm bài vào vở. - Một số HS làm bài trên phiếu. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: * Trò chơi rèn luyện sức mạnh ® Kéo co, vật. * Trò chơi rèn luyện sự khéo ® Nhảy dây, lò cò, đá cầu. * Trò chơi rèn luyện trí tuệ ® Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, làm bài cá nhân vào vở. - GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng. - Một số em làm bài trên phiếu. - Trình bày trên phiếu. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp. - GV chốt lại lời giải: a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. b) Đừng có chơi với lửa. Chơi dao có ngày đứt tay. IV. Củng cố - Nhắc lại nội dung toàn bài - GV nhận xét tiết học. V. Dặn dò - Về nhà học bài và làm bài tập, Chuẩn bị tiếp cho bài sau. KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ A. Mục tiêu: - HS phát hiện ra 1 số tính chất của không khí bằng cách: + Quan sát để phát hiện ra màu, mùi vị của không khí. + Làm thí nghiệm để chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống. B. Đồ dùng: GV: Hình trong SGK phóng to. HS: SGK, vở C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định: hát II. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí: - GV nêu câu hỏi: HS: Suy nghĩ. ? Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao - Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt, không có màu. ? Dùng mũi ngửi, lưỡi liếm thấy không khí có mùi gì? có vị gì - Không khí không có mùi, không có vị. ? Đôi khi ta ngửi thấy mùi khó chịu, đó có phải là mùi không khí không - Đấy không phải là mùi của không khí. => Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 3. Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí: - GV chia lớp 4 nhóm, phổ biến luật chơi. HS: Các nhóm chơi thổi bóng. - Nhóm nào thổi bóng đảm bảo đúng tiêu chuẩn là nhóm đó thắng. - Yêu cầu đại diện nhóm mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm. ? Cái gì chứa trong quả bóng vừa thổi. - Không khí. ? Không khí có hình dạng nhất định không - Không có hình dạng nhất định. => Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định. 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí: - GV chia nhóm. HS: Các nhóm đọc mục quan sát SGK trang 65. Mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b và 2c. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét và kết luận (SGK). => Bài học: Ghi bảng. HS: Đọc bài học. IV. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung toàn bài - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị cho bài sau. LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN A. Mục tiêu: - HS biết dưới thời nhà Trần 3 lần Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. - Quân dân nhà Trần nam nữ đều một lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Hình SGK phóng to, phiếu học tập. HS: SGK, vở C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: I. Ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài học. II. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần … đừng lo”. + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão “…” + Trong bài “Hịch tướng sĩ” có câu “…phơi ngoài nội cỏ,…gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “…”. HS: Đọc từng câu và điền vào chỗ (…) cho đúng câu nói, câu viết của 1 số nhân vật thời nhà Trần. - Dựa vào SGK và kết quả làm việc trên đây, HS đã trình bày để nêu tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân nhà Trần. 3. Hoạt động 2:Làm việc cả lớp: - GV gọi 1 HS đọc đoạn SGK: “Cả ba lần … xâm lược nước ta nữa”. - Cả lớp thảo luận theo câu hỏi: ? Việc quân dân nhà Trần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao - Đúng, vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương, vũ khí, lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu. 4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: ? Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản - HS: Tự kể. IV. Củng cố: - Nhắc lại nội dung toàn bài - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị tiếp cho bài sau. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA A. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - HS chọn được câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên kể lại chuyện đã được nghe hay được đọc. II. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS phân tích đề: - GV chép đề lên bảng. HS: 1 em đọc đề bài. - GV gạch dưới những từ quan trọng. 3. Gợi ý kể chuyện: - GV nhắc HS: SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện, em có thể chọn 1 trong 3 hướng đó. Khi kể nên dùng từ xưng hô “tôi”. HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý. - Nối tiếp nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình. - GV khen những em đã chuẩn bị tốt. 4. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: a. Kể chuyện theo cặp: HS: Từng HS kể cho nhau nghe trong nhóm. - GV đến từng nhóm, nghe, hướng dẫn. b. Thi kể chuyện trước lớp: - Một vài em nối nhau kể trước lớp. Kể xong có thể nói về ý nghĩa của câu chuyện. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. IV. Củng cố - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà tập kể cho thuộc câu chuyện. - Chuẩn bị tiếp cho bài sau. Soạn ngày 8 tháng 12 năm 2008 Giảng thứ tư ngày 10 -12 - 2008 TẬP ĐỌC TRONG QUÁN ĂN: BA CÁ BỐNG A. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, rõ ràng: - Đọc lưu loát không vấp váp các tên riêng nước ngoài: Bu – ra – ti – nô … - Biết đọc diễn cảm truyện đọc, gây tình huống bất ngờ, hấp dẫn, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chú bé người gỗ Bu – ra – ti – nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh hoạ. HS: SGK, vở III. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định: hát II. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài giờ trước. III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc đoạn. - GV nghe, uốn nắn, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ. HS: Luyện đọc theo cặp. - 1, 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Bu – ra – ti – nô cần moi bí mật gì ở lão Ba – ra – ba - Cần biết kho báu ở đâu. ? Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba – ra – ba phải nói ra điều bí mật - Chú chui vào 1 cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba – ra – ba uống rượu say từ trong bình hét lên…ra bí mật. ? Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào - Cáo A – li – xa và mèo biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất đã báo với … chú lao ra ngoài. ? Tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ ngĩnh và lý thú. HS: Tự do phát biểu. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em đọc truyện theo phân vai. - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn. IV. Củng cố - Gọi 2 HS nhắc lại ý nghĩa của bài - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học bài. - Chuẩn bị tiếp cho bài sau TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ A. Mục tiêu: - Giúp HS thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số. B. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập. HS: SGK, vở C. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định: hát II. Kiểm tra bài cũ Gọi HS lên bảng chữa bài tập. III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Trường hợp chia hết: 1944 : 162 = ? a. Đặt tính: b. Tính từ trái sang phải. Lần 1: Lần 2: 1 9 4 4 1 6 2 0 3 2 4 1 2 0 0 0 * Chú ý: Giúp HS tập ước lượng thương trong mỗi lần chia. VD: 194 : 162 = ? Có thể lấy 1 chia 1 được 1. 3. Trường hợp chia có dư: 8469 : 241 = ? Tiến hành tương tự như trên. 4. Thực hành: + Bài 1: HS: Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. + Bài 2: HS: Nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức (không có dấu ngoặc). - 2 em lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. - GV chữa bài, nhận xét. b) 8700 : 25 : 4 = 348 : 4 = 87 a) 1995 x 253 + 8910 : 495 = 504735 + 18 = 504753 + Bài 3: HS: Đọc đầu bài, tóm tắt suy nghĩ tìm cách giải. - GV hướng dẫn các bước giải. - 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết 7128 mét vải là: 7128 : 264 = 27 (ngày). Số ngày cửa hàng thứ hai bán hết 7128 mét vải là: 7128 : 297 = 24 (ngày). Vì 24 ngày ít hơn 27 ngày nên cửa hàng thứ hai bán hết số vải sớm hơn và số ngày sớm hơn là: 27 – 24 = 3 (ngày) Đáp số: 3 ngày. - GV nhận xét, chấm bài cho HS. IV. Củng cố - GV nhắc lại nội dung toàn bài - Nhận xét giờ học. V. Dặn dò - Về nhà học và làm bài tập. - Chuẩn bị cho bài sau KỸ THUẬT VẬT LIỆU DỤNG CỤ TRỒNG RAU HOA A. Mục tiêu: - HS biết đặc điểm, tác dụng của vật liệu dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết sử dụng 1 số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Hạt giống, rau cuốc, cáo phân… HS: Cuốc, xẻng, rau, phân… C. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định: hát II. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ sự chuẩn bị của học sinh. III. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. HS: Đọc nội dung 1 SGK. - GV đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa. - Trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét và kết luận nội dung 1 theo các ý trong SGK. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. HS: Đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, cách sử dụng 1 số dụng cụ trồng rau, hoa. - GV nghe và nhận xét. VD: + Tên dụng cụ: Cái cuốc + Cấu tạo: Có 2 bộ phận là lưỡi và cán cuốc. + Cách sử dụng: 1 tay cầm giữa cán, tay kia gần phía đuôi
Tài liệu liên quan