Tiết 12 BÀI TOÁN - THUẬT TOÁN (T4/5)
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:
1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học:
Bài toán - Thuật toán.
2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức:
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu thuật toán sắp xếp.
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
3 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 bài 4 tiết 12: Bài toán - Thuật toán (t4/5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7- Tiết 13
Ngày soạn: 07/10/2015
Ngày dạy: 09 /10/2015 Lớp dạy: 10B1
Tiết 12 BÀI TOÁN - THUẬT TOÁN (T4/5)
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:
1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học:
Bài toán - Thuật toán.
2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức:
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu thuật toán sắp xếp.
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi / bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
3. Một số ví dụ đơn giản
Câu hỏi / bài tập định tính
Bài tập định lượng
Tìm Input, Output và nêu cách giải của bài toán sắp xếp.
Viết được chính xác thuật toán giải bài toán sắp xếp.
Giải thích chính xác hoạt động của thuật toán sắp xếp.
Đọc hiểu thuật toán từ đó phát biểu bài toán sắp xếp.
Bài tập thực hành
4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới:
Hiểu các bài toán: Sắp xếp. HS phải hiểu được các bài toán này (mô tả được thuật toán bằng ngôn ngữ liệt kê, mô phỏng thực hiện thuật toán với bộ dữ liệu đơn giản).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Mô tả thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi
III. Một số ví dụ (tt)
2. Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp
Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2, , aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm.
· Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort)
· Xác định bài toán:
- Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2, , an.
- Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không giảm.
· Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau thì ta đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa.
· Thuật toán:
a) Cách liệt kê:
- B1: Nhập N, các số hạng a1, a2, , aN ;
- B2: M N ;
- B3: Nếu M< 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc;
- B4: M M–1; i 0;
- B5: i i+1;
- B6: Nếu i > M thì quay lại bước 3;
- B7: Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau;
- B8: Quay lại bước 5.
Đặt vấn đề: Trong cuộc sống ta thường gặp những việc liên quan đến sắp xếp.
Cho một dãy số nguyên A:
6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4
Hãy sắp xếp dãy A trở thành dãy không giảm.
· Tổ chức các nhóm thảo luận
H. Hãy xác định Input và Ouput của bài toán?
· GV hướng dẫn HS tìm thuật toán giải bài toán.
· GV nhận xét và bổ sung
· Hướng dẫn HS trình bày thuật toán (bằng pp liệt kê)
· Nhận xét: Sau mỗi lần đổi chỗ, giá trị lớn nhất của dãy A sẽ được chuyển dần về cuối dãy và sau lượt thứ nhất thì giá trị lớn nhất xếp đúng vị trí là ở cuối dãy. Và sau mỗi lượt chỉ thực hiện với dãy đã bỏ bớt số hạng cuối dãy (M M–1). Trong thuật toán trên, i là biến chỉ số có giá trị nguyên từ 0 M+1.
· HS trả lời: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 7, 8, 10, 12.
· Các nhóm trả lời.
Đ. + Input: Dãy N số nguyên
+ Output: Dãy N số nguyên đã được sắp xếp không giảm.
· Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến
· Ghi lại sơ đồ thuật toán và hình dung ra các bước thực hiện thuật toán.
Hoạt động 2: Diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối
b) Sơ đồ khối:
Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thật toán – Củng cố
Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với:
N = 10 và dãy A:
6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4
Dãy A
6
1
5
3
7
8
10
7
12
4
Lượt 1
1
5
3
6
7
8
7
10
4
12
Lượt 2
1
3
5
6
7
7
8
4
10
Lượt 3
1
3
5
6
7
7
4
8
Lượt 4
1
3
5
6
7
4
7
Lượt 5
1
3
5
6
4
7
Lượt 6
1
3
5
4
6
Lượt 7
1
3
4
5
Lượt 8
1
3
4
Lượt 9
1
3
Lượt 10
1
III. BÀI TẬP VỀ NHÀ
– Tập mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với dãy số khác.
– Tìm thuật toán tìm sắp xếp một dãy số nguyên thành dãy không tăng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG