Giáo án Tin học 10 bài 4 tiết 9: Bài toán - Thuật toán (t1/5)

Tiết 9 BÀI TOÁN - THUẬT TOÁN (T1/5) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Bài toán - Thuật toán. 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: – Biết khái niệm bài toán và thuật toán. Kĩ năng: – Xác định được Input và Output của một bài toán. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 bài 4 tiết 9: Bài toán - Thuật toán (t1/5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2015 Ngày dạy: Lớp dạy: 10B1 Tiết 9 BÀI TOÁN - THUẬT TOÁN (T1/5) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Bài toán - Thuật toán. 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: – Biết khái niệm bài toán và thuật toán. Kĩ năng: – Xác định được Input và Output của một bài toán. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Nội dung Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Khái niệm bài toán Câu hỏi / bài tập định tính Biết bài toán trong Tin học Bài tập định lượng Biết Input và Output của bài toán. Tìm Input và Output của một số bài toán. Bài tập thực hành 2. Khái niệm thuật toán Câu hỏi / bài tập định tính Biết khái niệm thuật toán, các đặc trưng của thuật toán. Nêu một số thuật toán giải quyết vấn đề một số công việc đơn giản. Bài tập định lượng Bài tập thực hành 4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới: Biết bài toán trong tin học là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện (Bài toán trong tin học không chỉ là những bài toán trong lĩnh vực toán học và còn là những vấn đề cần giải quyết trong đời sống, xã hội). Biết để phát biểu một bài toán, cần trình bày rõ thông tin cần đưa vào máy tính (Input), thông tin cần lấy ra (Output) và mối quan hệ giữa Input và Output. Biết cách giải một bài toán là một thuật toán; thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán ta nhận được output cần tìm. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hình thành khái niệm bài toán I. Khái niệm bài toán: · Trong tin học, bài toán là một việc mà ta muốn máy tính thực hiện. · Các yếu tố xác định một bài toán: + Input (thông tin đưa vào máy): dữ liệu vào + Output (thông tin muốn lấy ra từ máy): dữ liệu ra Câu hỏi: Khi giải một bài toán ta cần thực hiện những gì ? Câu hỏi : Như vậy để máy tính giải được 1 bài toán thì ta phải làm gì ? Câu hỏi: Khi giải một bài toán ta cần quan tâm đến vấn đề gì ? àNhư vậy khi yêu cầu máy tính giải quyết 1 công việc gì đó thì ta phải đưa dữ liệu vào (Input) để máy tính xử lý và nó sẽ cho ra kết quả mong muốn (Output) Câu hỏi: Dữ liệu vào gọi là gì ? Dữ liệu ra gọi là gì ? Câu hỏi: Trước khi giải bài toán này ta quan tâm đến vấn đề gì ? · GV đưa ra một số bài toán, cho các nhóm thảo luận đưa ra kết luận bài toán nào thuộc toán học, bài toán nào thuộc tin học. (Có thể cho HS tự đưa ra ví dụ) 1) Tìm UCLN của 2 số nguyên dương. 2) Tìm nghiệm của ptb2 (a≠0). 3) Kiểm tra tính nguyên tố của 1 số nguyên dương. 4) Xếp loại học tập của HS. · Cho các nhóm tìm Input, Output của các bài toán. Trả lời: Ta phải thực hiện từng bước giải của bài toán để lấy được kết quả mong muốn. Trả lời: Ta phải yêu cầu máy giải từng bước giải (lập trình) của bài toán để cho ra kết quả như ý. Trả lời: Ta cần quan tâm 2 vấn đề: + Giả thiết của bài toán đã cho + Yêu cầu của bài toán Trả lời: -Dữ liệu vào : Input -Dữ liệu ra : Output Trả lời: Ta xem thử bài toán đã cho những gì ? (Input ?), kết quả cuối cùng của bài toán là gì ? (Output ?) · Các nhóm thảo luận, trả lời: + Cách giải + Dữ liệu vào, ra · Các nhóm thảo luận, trả lời: Bài toán Input Output VD 1: Tìm UCLN của 2 số M, N. VD 2: Tìm nghiệm của pt ax2 + bx + c = 0 ( a ≠ 0) VD3: Kiểm tra số nguyên dương n có phải là một số nguyên tố không? VD 4: Xếp lao học tập của một lớp. 2 số nguyên dương M, N. Các số thực a, b, c (a≠0). Số nguyên dương n. Bảng điểm của HS trong lớp. Ước chung lớn nhất của M, N. Các nghiệm của pt (có thể không có) "n là số nguyên tố" hoặc "n không là số nguyên tố" Bảng xếp loại học lực. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thuật toán II. Khái niệm thuật toán: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm. · Trong toán học, việc giải một bài toán theo qui trình nào? · Trong tin học, để giải một bài toán, ta phải chỉ ra một dãy các thao tác nào đó để từ Input tìm ra được Output. Dãy thao tác đó gọi là thuật toán. · Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu khái niệm thuật toán là gì? · GV nhận xét bổ sung và đưa ra khái niệm. · HS trả lời: · Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. – Là một dãy thao tác – Sau khi thực hiện dãy thao tác với bộ Input thì cho ra Output. Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học · Cho HS nhắc lại: – Thế nào là bài toán trong tin học? – Việc xác định bài toán trong tin học? · Yêu cầu các nhóm cho VD về bài toán và xác định bài toán. · HS nhắc lại · Các nhóm trình bày III. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Khái niệm bài toán, khái niệm thuật toán - Các tính chất của thuật toán, xem trước ví dụ 1 trong phần 3 – Bài 1 SGK. - Xác định dữ liệu vào và dữ liệu ra của các bài tập trong SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tài liệu liên quan