§ 7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
Tiết 7 § 8. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ
HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. Xác định mục tiêu:
1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản – Soạn thảo – Dịch
2. Xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
§ 7:
- Biết các lệnh vào/ ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
- Viết được một số lệnh vào/ ra đơn giản
§ 8:
- Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Biết một số công cụ của môi trường TP
- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết được một chương trình Pascal đơn giản. Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được
* Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững những thao tác
3 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 bài 7 + 8: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................
Lớp dạy: 11B1, 2, 3, 4, 5, 8
Ngày giảng:.......................
§ 7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
Tiết 7
§ 8. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ
HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. Xác định mục tiêu:
1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản – Soạn thảo – Dịch
2. Xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
§ 7:
- Biết các lệnh vào/ ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
- Viết được một số lệnh vào/ ra đơn giản
§ 8:
- Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Biết một số công cụ của môi trường TP
- Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết được một chương trình Pascal đơn giản. Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được
* Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững những thao tác
3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
§ 7
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết các lệnh nhập dữ liệu vào từ bán phím
Hiểu được cách nhập DL từ bàn phím
Câu hỏi/ bài tập định lượng
Viết được câu lệnh đưa DL vào từ bàn phím
2. Đưa dữ liệu ra màn hình
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết các lệnh đưa DL ra màn hình
Câu hỏi/ bài tập định lượng
Hiểu được cách viết và đưa dữ liệu ra màn hình
Viết được câu lệnh đưa DL ra màn hình
§ 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết được chức năng của Câu lệnh gán.
Câu hỏi/ bài tập định lượng
Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Viết được một chương trình đơn giản trong NNLT Pascal
4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới: Viết được một chương trình đơn giản, hiệu chỉnh được một số lỗi trong chương trình (nếu có).
II. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1. GV: máy tính, sách giáo khoa, sách giáo viên,
2. HS: vở ghi chép, sách giáo khoa,
IV. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Đặt vấn đề, giới thiệu bài mới
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức – kĩ năng cơ bản
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Lệnh gán trong Pascal, chức năng và cho ví dụ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và cho điểm
3. Nội dung bài mới:
* HĐ 1:
GV: Khi sử dụng các ứng dụng ta thường phải nhập thông tin vào, như vậy bằng cách nào ta nhập được thông tin vào khi lập trình? Làm cách nào để nhập giá trị từ bàn phím vào cho biến?
GV: Diễn giải hoạt động của read/ readln, nêu sự khác nhau khi sử dụng read hoặc readln
GV: Mỗi ngôn ngữ khác nhau có cách nhập trong tin khác nhau.
* HĐ 2:
GV: Mỗi ngôn ngữ khác nhau có cách đưa thông tin ra khác nhau.
GV: Danh sách kết quả thường là tên biến đơn, biểu thức hoặc hằng
GV: Giải thích sự khác nhau giữa write và writeln
GV: Cho ví dụ về readln, writeln không có tham số, giải thích tác dụng của chúng.
GV: Trong trường hợp ra có qui cách, cho ví dụ
GV: Đưa ra một chương trình hoàn chỉnh có sử dụng thủ tục vào/ ra
GV: Để nhập giá trị vào từ bàn phím, người ta thường dùng cặp write, readln
* HĐ 3:
GV: Để có thể thực hiện được chương trình viết bằng NNLT, ta cần soạn thảo và sử dụng chương trình dịch để dịch các chương trình đó sang NN máy. Hệ thống lập trình thường cung cấp phần mềm phục vụ cho việc soạn thảo, dịch, hiệu chỉnh
GV: Giới thiệu màn hình làm việc của Turbo Pascal
GV: Giới thiệu một số thao tác thường dùng trong khi soạn thảo chương trình trong môi trường soạn thảo
§ 7.
Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản
1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím:
Được thực hiện bằng các thủ tục chuẩn:
Read ();
hoặc
Readln ();
VD:
Read (N);
Readln ( a, b , c);
2. Đưa dữ liệu ra màn hình:
Được thực hiện bằng các thủ tục chuẩn:
Write ();
hoặc
Writeln ();
VD:
Write ( a, b, c);
Writeln (‘ Gia tri cua N la:’, N);
Chú ý:
- Thủ tục readln hoặc writeln có thể không có tham số
Vd: Writeln;
Readln;
- Trong thủ tục Write, Writeln sau mỗi kết quả (biến, hằng, biểu thức) có thể có qui cách ra:
+ Đối với kết quả thực
: :
Vd:
Writeln ( x: 6: 2);
+ Đối với kết quả khác
:
Vd:
Writeln (N:4);
VD:
Program vd;
Var N: integer;
Begin
Write (‘ Nhap N =’);
Readln(N);
Writeln (‘ Gia tri vua nhap la:’, N:5);
Readln
End.
§ 8.
Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Để sử dụng được Turbo Pascal, trên máy tính phải có các file: turbo. exe, turbo.tpl, graph.tpu, egavga.bgi
* Màn hình làm việc của Turbo
( Hình 1 – 32)
* Một số thao tác thường dùng:
- Soạn thảo: gõ nội dung chương trình
- Lưu file: ấn F2 → nhập tên file → ấn
- Biên dịch chương trình: Alt – F9
Nếu chương trình có lỗi thì chương trình dịch thông báo lỗi → sửa lỗi → dịch lại cho đến khi không còn lỗi
- Chạy chương trình: Ctrl – F9
- Đóng cửa sổ chương trình: Alt – F3
- Thoát: Alt – X
V. Củng cố kiến thức và dặn dò
Thủ tục vào/ ra dữ liệu: Read/ readln, write/ writeln
Các file cấn thiết khi sử dụng Turbo
Các thao tác thường dùng khi làm việc với Pascal.
VI. Rút kinh nghiệm