Giáo án Triết học - Bài 2: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử

A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 1. Tên bài giảng: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 1. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 2. Thời gian giảng: 4 tiết (180 phút) 3. Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở 4. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận hình thái kinh tế - xã hội; nắm được những quy luật chung của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội. - Học viên nắm được sản xuất vật chất - nền tảng của xã hội. Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. - Hiểu được sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên.

doc27 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Triết học - Bài 2: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CỪ GIÁO ÁN BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (1. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội) Phần 1.1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Chương trình: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính Người soạn: Trần Thị Nga Học vị: Cử nhân Chức danh: Thực tập sinh Khoa: Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Bắc Ninh, tháng 3 năm 2016 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CỪ GIÁO ÁN BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (1. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội) Phần 1.1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Chương trình: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính Người soạn: Trần Thị Nga Học vị: Cử nhân Chức danh: Thực tập sinh Khoa: Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở Số tiết lên lớp: 04 tiết (mỗi tiết 45 phút) Bắc Ninh, tháng 3 năm 2016 A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG 1. Tên bài giảng: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ 1. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 2. Thời gian giảng: 4 tiết (180 phút) 3. Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở 4. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận hình thái kinh tế - xã hội; nắm được những quy luật chung của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội. - Học viên nắm được sản xuất vật chất - nền tảng của xã hội. Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. - Hiểu được sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên. b. Về kỹ năng: - Biết vận dụng lý luận vào thực tiễn, gắn với vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nước ta nói chung và ở địa phương, cơ sở nói riêng. - Biết phân tích, đánh giá, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. - Hiểu đúng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. c. Về thái độ: - Thông qua nội dung đã được lĩnh hội, người học củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. - Xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đóng góp tài năng, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Học viên cần có thái độ học tập nghiêm túc, tuân thủ quy định của lớp, của giảng viên. 5. Kế hoạch chi tiết: Bước lên lớp Nội dung Phương pháp Phương tiện Thời gian Bước 1 Ổn định lớp Thuyết trình Micro 3 phút Bước 2 Kiểm tra bài cũ Hỏi - đáp Thuyết trình Micro, Máy chiếu, phấn, bảng 7 phút Bước 3 (Giảng bài mới) 1. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội 1.1. Sản xuất vật chất - nền tảng của xã hội Thuyết trình Hỏi - đáp Micro, Máy chiếu, phấn, bảng 160 Phút 20 phút 1.2. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Phương thức sản xuất 1.2.1.2. Lực lượng sản xuất 1.2.1.3. Quan hệ sản xuất 1.2.2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 1.2.3. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam Thuyết trình Hỏi - đáp Micro, Máy chiếu, phấn, bảng 60 phút 20 phút 5 phút 8 phút 7 phút 30 phút 10 phút 1.3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.3.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1.3.3. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào công cuộc đổi mới ở nước ta 1.3.4. Sự hình thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa Thuyết trình Hỏi - đáp Micro, Máy chiếu, phấn, bảng 60 phút 15 phút 25 phút 10 phút 10 phút 1.4. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó 1.4.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 1.4.2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội 1.4.3. Ý nghĩa thời đại của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Thuyết trình Hỏi - đáp Micro, Máy chiếu, phấn, bảng 20 phút 5 phút 10 phút 5 phút Bước 4 Chốt kiến thức Thuyết trình Micro 5 phút Bước 5 Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, nghiên cứu tài liệu Thuyết trình Micro 5 phút B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG 1. Tài liệu bắt buộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính , Nxb LLCT, Hà Nội. 2. Tài liệu tham khảo 2.1. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2.4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2.5. Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2.6. Tập thể nhiều tác giả (2009), Hỏi - đáp về triết học, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội. C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG Bước 1: Ổn định lớp (3 phút) - Kiểm tra sĩ số - Nhắc nhở một số quy định chung của lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ (7 phút) Câu hỏi: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít về vai trò của thực tiễn đối với lý luận? Gợi ý trả lời: - Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. - Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. - Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Bước 3: Giảng bài mới. 1. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Sản xuất vật chất - nền tảng của xã hội (giảng 20 phút) *. Khái niệm (giảng 7 phút) - Sản xuất vật chất là quá trình lao động của con người. Trong quá trình đó, con người sử dụng công cụ lao động (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên, nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình. - Đặc trưng: + Sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người: chỉ có con người mới có khả năng sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, tiến hành sản xuất vật chất, đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt con người với con vật. Ăngghen có viết: “Lao động tạo ra của cải nhưng hơn thế nữa nó còn tạo ra con người” hay “Loài vật may lắm thì hái lượm trong khi con người thì sản xuất”. + Sản xuất vật chất là hoạt động gắn với công cụ lao động. Con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải của xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển phong phú và vô tận của con người. + Sản xuất vật chất là hoạt động mang tính mục đích và luôn sáng tạo của con người. Mục đích của sản xuất vật chất là tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, thúc đẩy xã hội phát triển Thể hiện tính sáng tạo: trong quá trình sản xuất, tác động vào giới tự nhiên, con người không chỉ sử dụng những vật phẩm có sẵn, mà còn tạo ra những sản phẩm, những vật phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu vô cùng phong phú của con người. Ví dụ: so sánh giữa thiết kế của kiến trúc sư với hành vi làm tổ của con ong. (Con ong xây tổ là theo bản năng, còn kiến trúc sư thì có thiết kế mang tính sáng tạo, mục đích là sử dụng và hướng tới cái đẹp). *. Vai trò của sản xuất vật chất (giảng 13 phút) - Lao động sản xuất vật chất là một trong những nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện của loài người. + Sản xuất vật chất (lao động) là cơ sở, điều kiện cơ bản để loài người thoát thai từ giới động vật: lao động làm cho vượn người có dáng đứng thẳng, thông qua quá trình lao động, hai chi trước được giải phóng, đây chính là tiền đề, cơ sở đầu tiên cho việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động, tiến hành quá trình sản xuất. + Trong quá trình lao động sản xuất vật chất, con người biến đổi cả về thể hình lẫn trí tuệ: thông qua lao động, kích thích con người tư duy, phát triển ngôn ngữ, giúp phát triển trí tuệ. - Hoạt động sản xuất vật chất là nguồn gốc của mọi của cải thỏa mãn nhu cầu phong phú của con người. + Hoạt động sản xuất vật chất tạo ra tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung, cũng như từng cá thể con người nói riêng. + Con người muốn sống phải có ăn, mặc, ở, đi lại... sau đó mới làm chính trị, làm nghệ thuật và các hoạt động khác. Những vật phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu đó có rất ít trong tự nhiên, hơn nữa qua quá trình sử dụng của con người thì những vật phẩm đó dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu ngày một phong phú hơn của loài người thì nhất thiết phải tiến hành sản xuất vật chất. - Con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất và tinh thần của xã hội với tất cả tính phong phú và phức tạp của nó. Trong quá trình sản xuất vật chất, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội (đời sống vật chất và đời sống tinh thần) + Xã hội tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất. + Mọi quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều được hình thành và biến đổi trên cơ sở vận động của đời sống sản xuất vật chất. + Cùng với sản xuất vật chất, các quan hệ xã hội phát triển, các lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng phát triển: chính trị và pháp luật, nghệ thuật và đạo đức, tôn giáo và khoa học,... Ví dụ: Ca dao, tục ngữ, điệu hò, câu hát... đều xuất phát từ lao động sản xuất. Tóm lại, sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. 1.2. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (giảng 60 phút) 1.2.1. Khái niệm (giảng 20 phút) 1.2.1.1. Phương thức sản xuất (giảng 5 phút) - Khái niệm: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. => Phân tích: + Phương thức sản xuất được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất. + Ở một giai đoạn lịch sử, một hình thái kinh tế - xã hội nhất định có một phương thức sản xuất riêng. Ví dụ: Trong xã hội công sản nguyên thủy có phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ có phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ... + Phương thức sản xuất bao gồm hai mặt, có quan hệ mật thiết với nhau: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 1.2.1.2. Lực lượng sản xuất (giảng 8 phút) - Khái niệm: Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. => Kết cấu: Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện vật chất khác) => Phân tích: - Người lao động: + Là chủ thể của sản xuất vật chất, luôn sáng tạo ra công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. + Người lao động gồm lao động chân tay và lao động trí óc, và có các tiêu chí: tri thức, kỹ năng, thói quen lao động, kinh nghiệm lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, sức khỏe, nhu cầu lao động. + Người lao động là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất. Khẳng định điều đó, Lênin viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động.” - Tư liệu sản xuất: gồm công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện vật chất khác. + Công cụ lao động: là khí quan vật chất “nối dài”, “nhân lên” sức mạnh của con người, được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. -> Đây là vật trung gian giữa người lao động và đối tượng lao động. -> Đây là yếu tố quyết định trong tư liệu sản xuất, nó thường xuyên biến đổi, chi phối sự vận động, phát triển của xã hội. Ví dụ: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, công cụ lao động như rìu đá, cung tên, giáo mác bằng đá... làm cho hiệu quả, năng suất lao động thấp, của cải làm ra chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của công xã, xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có nhà nước, quan hệ giữa người và người là quan hệ bình đẳng, không có áp bức, bất công. Đến xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, công cụ lao động bằng kim loại tác động mạnh mẽ đến đối lượng lao động, nâng cao năng suất lao động, phân công lao động giữa các ngành nghề rõ nét, xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, có sự phân chia giai cấp, quan hệ giữa người với người là quan hệ bóc lột bất bình đẳng,.... -> Trình độ phát triển của công cụ vừa là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, vừa là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Ănghghen viết: “cái cối xay quay bằng tay thì có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay quay bằng máy thì cho ra nhà tư bản” - Đối tượng lao động: là những bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào trong quá trình sản xuất. Gồm hai loại: + Đối tượng lao động loại 1: có sẵn trong tự nhiên: đất đai, khoáng sản, nước, rừng... + Đối tượng lao động loại 2: được con người tạo ra từ tự nhiên (đã qua chế biến): Điện, xi măng, sắt, thép... - Phương tiện vật chất khác: Đường sá, cầu cống, sân bay, bến cảng, phương tiện vận chuyển, hệ thống viễn thông, điện lưới, hệ thống thủy lợi... - Trong thời đại ngày nay, khoa học mà trước hết là khoa học kỹ thuật trở thành LLSX trực tiếp vì: + Khoa học kết hợp với kỹ thuật đã tạo ra những ngành sản xuất mới ngày càng hiện đại. + Thời gian để áp dụng những phát minh khoa học vào trong sản xuất ngày càng rút ngắn. + Ngày nay, khoa học đã kết tinh thâm nhập vào mọi yếu tố của lực lượng sản xuất và làm biến đổi về chất tất cả những yếu tố đó. - Trình độ của lực lượng sản xuất: dùng để chỉ năng lực, mức độ, hiệu quả chinh phục giới tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. + Trình độ của lực lượng sản xuất được biểu hiện trước hết ở trình độ của công cụ lao động. Ví dụ: Trình độ của lực lượng sản xuất đã trải qua 4 thời kỳ: trình độ thô sơ => trình độ thủ công => trình độ cơ khí hóa, máy móc hóa => trình độ tự động hóa, tin học hóa. + Trình độ của lực lượng sản xuất còn được biểu hiện ở người lao động. + Trình độ phân công lao động xã hội. + Trình độ ứng dụng khoa – công nghệ vào sản xuất. " Như vậy, lực lượng sản xuất gồm hai bộ phận là người lao động và tư liệu sản xuất, chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá cao vai trò của người lao động và công cụ lao động. 1.2.1.3. Quan hệ sản xuất (giảng 7 phút) - Khái niệm: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. => Cấu trúc: Quan hệ sản xuất thể hiện ở ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. => Phân tích: - Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: (quan trọng nhất) là quan hệ giữa những tập đoàn người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Quan hệ này nói lên ai là người nắm giữ TLSX chủ yếu trong xã hội. Đây là quan hệ cơ bản, chi phối, quyết định các quan hệ xã hội còn lại. Lịch sử loài người từ trước đến nay trải qua hai hình thức sở hữu cơ bản: là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. - Quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau: là việc điều khiển và tổ chức, cách thức vận động các nhân tố của một nền sản xuất nhất định. + Tác động mạnh mẽ đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của mỗi nền kinh tế. + Quan hệ này chịu sự quy định của quan hệ sở hữu: Bởi trong xã hội giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất thì giai cấp đó có quyền trong tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất. - Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: là sự phân chia thành quả lao động sau quá trình sản xuất cho những người tham dự vào quá trình sản xuất, được hiểu là cả những người nắm tư liệu sản xuất hoặc người lao động theo một tỷ lệ mà bản chất của xã hội đó quy định. + Liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động, tác động đến thái độ của họ trong quá trình lao động, sản xuất. " Như vậy, cả ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau. Trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn có vai trò quyết định đối với hai mặt còn lại. Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, chi phối các quan hệ xã hội khác. Ngược lại, quan hệ tổ chức - quản lý sản xuất, quan hệ phân phối cũng tác động trở lại to lớn đến quan hệ sở hữu. 1.2.2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (giảng 30 phút) Đây là một quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ khách quan, vốn có của mọi quá trình sản xuất vật chất. Trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX giữ vai trò quyết định và quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại với lực lượng sản xuất. *. LLSX giữ vai trò quyết định quan hệ sản xuất - Sự phát triển của sản xuất vật chất của xã hội, xét đến cùng, bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. + Lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định vì nó là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình đó. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức. + Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất phải biến đổi theo để phù hợp với nó. + Trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì quy định nên một quan hệ sản xuất tương ứng. + Khi LLSX thay đổi thì QHSX cũng thay đổi theo. - Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất. + Trạng thái phù hợp là trạng thái mà ở đó các yếu tố của quan hệ sản xuất “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. + Trong trạng thái phù hợp, cả ba mặt của quan hệ sản xuất đạt tới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất. Sự phù hợp đó biểu hiện rõ rệt ở: Kết quả lực lượng sản xuất phát triển. Kinh tế phát triển. Phát huy được mọi năng lực sản xuất Năng suất lao động cao hơn. - Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự phù hợp biện chứng, sự phù hợp bao hàm cả mâu thuẫn. + Sự phù hợp biện chứng: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn thống nhất với nhau trong một phương thức sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất phù hợp, là hình thức tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo điều kiền cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. + Mâu thuẫn: lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi đến một giai đoạn nào đó, lực lượng sản xuất chuyển sang trình độ mới, tính chất xã hội hóa ngày càng cao hơn. Trong khi quan hệ sản xuất lại tương đối ổn định, lúc đó quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn sẽ càng ngày gay gắt và đến một lúc nào đó quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất (không phù hợp). Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng gay gắt đòi hỏi phải cải cách, điều chỉnh và phá vỡ quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất (phù hợp). Quan hệ sản xuất mới lại tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, rồi đến một lúc nào đó, mâu thuẫn giữa chúng lại trở nên gay gắt... Cho nên sự phù hợp - không phù hợp - phù hợp là biểu hiện khách quan của sự tương tác giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất vật chất, xã hội phát triển không ngừng, từ phương thức sản xuất này đến phương thức sản xuất khác, từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác ngày càng cao hơn. *. Q
Tài liệu liên quan