Tóm tắt
“Giáo dục 4.0”, nền giáo dục trong tương lai gần bắt nguồn từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Đó là cuộc CMCN đang phát triển với tốc độ
cấp số nhân, được dự đoán sẽ bùng nổ vào năm 2020 và tạo ra một sự thay đổi căn
bản của nền kinh tế tri thức. Cũng như mọi cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN 4.0
có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn trong xã hội, đặc biệt là nguy cơ
phá vỡ thị trường lao động truyền thống, tiến tới thiết lập một thị trường lao động
mới mà ở đó là sự cạnh tranh của tri thức sáng tạo. Trong nền giáo dục 4.0, nguồn
lực con người chất lượng cao mới là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế xã
hội thay vì nguồn lực tài chính hay nhân công rẻ, kém chất lượng như hiện nay. Bài
viết “Giáo dục 4.0 - Tầm nhìn mới cho giáo dục tương lai” cho ta một sự nhìn nhận
tổng hợp hơn về những thay đổi căn bản về công nghệ giáo dục trong tương lai. Lớp
học số hóa, các thiết bị thông minh, thiết bị không dây và đa phương tiện kỹ thuật số
ảo được phát triển mạnh, khóa học trên thiết bị di động và thiết kế trò chơi học tập
là những công nghệ được hình thành trong kỷ nguyên số, làm cho giáo dục phải thay
đổi để phù hợp và tiệm cận với xu thế phát triển của công nghệ. Công nghệ giáo dục
thay đổi thì những xu hướng học tập trong nền giáo dục 4.0 cũng phải thay đổi, một
số xu hướng giáo dục sẽ hình thành như xã hội học tập, chia nhỏ bài học, tài nguyên
giáo dục mở và thiết bị học tập cá nhân sẽ xuất hiện. Giáo dục 4.0 thay đổi hoàn
toàn các mục tiêu học tập, những kỹ năng mới cần phải đạt được cho người tốt
nghiệp ra trường cũng phải thay đổi, tư duy sáng tạo, phối hợp hợp tác, phán quyết
và định hướng dịch vụ cũng như ra quyết định trong những tình huống phức tạp là
những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên 4.0 để đáp ứng yêu cầu của một thị trường
lao động mới. Sự thay đổi về công nghệ, những kỹ năng mới hình thành do yêu cầu
của xã hội thời hiện đại và những xu thế giáo dục mới làm cho giáo dục tương lai,
giáo dục 4.0 phải có tầm nhìn mới, khác biệt căn bản với nền giáo dục hiện tại. Học
mọi lúc mọi nơi, cá nhân hóa việc học tập cũng như tự do lựa chọn học tập của
người học, học tập và trải nghiệm thực tế cũng như việc gắn kết việc học tập với xã
hội là những ưu điểm vượt trội trong nền giáo dục 4.0. Đối với mỗi cá nhân và xã
hội, các công cụ và nguồn lực giáo dục thời kỳ mới hứa hẹn các cơ hội cho các cá
nhân phát triển năng lực, kỹ năng và kiến thức đầy đủ và mở ra tiềm năng sáng tạo
cho con người. Sự thay đổi căn bản về thị trường lao động trong thời kỳ hiện đại đã
đặt ra rất nhiều thách thức cho các trường đại học, đòi hỏi các trường phải đổi mới
toàn diện từ phương thức quản trị trường, đến đổi mới chương trình và phương thức
tổ chức đào tạo cho phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục 4.0.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục 4.0 - Tầm nhìn mới cho giáo dục tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51
GIÁO DỤC 4.0 - TẦM NHÌN MỚI CHO GIÁO DỤC TƯƠNG LAI
TS. Bùi Kiên Trung
ThS. Nguyễn Đức Hòa
ThS. Lê Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
“Giáo dục 4.0”, nền giáo dục trong tương lai gần bắt nguồn từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Đó là cuộc CMCN đang phát triển với tốc độ
cấp số nhân, được dự đoán sẽ bùng nổ vào năm 2020 và tạo ra một sự thay đổi căn
bản của nền kinh tế tri thức. Cũng như mọi cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN 4.0
có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn trong xã hội, đặc biệt là nguy cơ
phá vỡ thị trường lao động truyền thống, tiến tới thiết lập một thị trường lao động
mới mà ở đó là sự cạnh tranh của tri thức sáng tạo. Trong nền giáo dục 4.0, nguồn
lực con người chất lượng cao mới là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế xã
hội thay vì nguồn lực tài chính hay nhân công rẻ, kém chất lượng như hiện nay. Bài
viết “Giáo dục 4.0 - Tầm nhìn mới cho giáo dục tương lai” cho ta một sự nhìn nhận
tổng hợp hơn về những thay đổi căn bản về công nghệ giáo dục trong tương lai. Lớp
học số hóa, các thiết bị thông minh, thiết bị không dây và đa phương tiện kỹ thuật số
ảo được phát triển mạnh, khóa học trên thiết bị di động và thiết kế trò chơi học tập
là những công nghệ được hình thành trong kỷ nguyên số, làm cho giáo dục phải thay
đổi để phù hợp và tiệm cận với xu thế phát triển của công nghệ. Công nghệ giáo dục
thay đổi thì những xu hướng học tập trong nền giáo dục 4.0 cũng phải thay đổi, một
số xu hướng giáo dục sẽ hình thành như xã hội học tập, chia nhỏ bài học, tài nguyên
giáo dục mở và thiết bị học tập cá nhân sẽ xuất hiện. Giáo dục 4.0 thay đổi hoàn
toàn các mục tiêu học tập, những kỹ năng mới cần phải đạt được cho người tốt
nghiệp ra trường cũng phải thay đổi, tư duy sáng tạo, phối hợp hợp tác, phán quyết
và định hướng dịch vụ cũng như ra quyết định trong những tình huống phức tạp là
những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên 4.0 để đáp ứng yêu cầu của một thị trường
lao động mới. Sự thay đổi về công nghệ, những kỹ năng mới hình thành do yêu cầu
của xã hội thời hiện đại và những xu thế giáo dục mới làm cho giáo dục tương lai,
giáo dục 4.0 phải có tầm nhìn mới, khác biệt căn bản với nền giáo dục hiện tại. Học
mọi lúc mọi nơi, cá nhân hóa việc học tập cũng như tự do lựa chọn học tập của
người học, học tập và trải nghiệm thực tế cũng như việc gắn kết việc học tập với xã
hội là những ưu điểm vượt trội trong nền giáo dục 4.0. Đối với mỗi cá nhân và xã
hội, các công cụ và nguồn lực giáo dục thời kỳ mới hứa hẹn các cơ hội cho các cá
nhân phát triển năng lực, kỹ năng và kiến thức đầy đủ và mở ra tiềm năng sáng tạo
cho con người. Sự thay đổi căn bản về thị trường lao động trong thời kỳ hiện đại đã
đặt ra rất nhiều thách thức cho các trường đại học, đòi hỏi các trường phải đổi mới
toàn diện từ phương thức quản trị trường, đến đổi mới chương trình và phương thức
tổ chức đào tạo cho phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục 4.0.
Từ khóa: Giáo dục 4.0, tương lai học tập, giáo dục tương lai, cách mạng công
nghiệp 4.0
52
Giới thiệu
Học tập suốt đời như một sứ mạng của giáo dục trong tương lai. Nhiều chuyên
gia giáo dục cho rằng cần phải có một sự thay đổi căn bản về cách tiếp cận trong giáo
dục, từ giáo dục trong trường học tới giáo dục trong cuộc sống, học ở lớp hay nơi làm
việc, học trực tuyến hay ngoại tuyến, được dạy hay không được dạy, được chuẩn hóa
hay không chuẩn hóa, có chứng nhận hay không có chứng nhận, tất cả sẽ phải thoát ra
khỏi cái tư duy cũ trong thời kỳ cách mạng 4.0. Giáo dục 4.0 đòi hỏi có một sự cải tạo
căn bản về cách tiếp cận cũng như tầm nhìn mới trước sự đổi mới sáng tạo không
ngừng của giáo dục tương lai. Giáo dục tương lai sẽ đáp ứng nhu cầu cho ngành công
nghiệp 4.0, nơi mà con người và máy móc cùng kiến tạo nên một thế giới và tạo ra
nhiều khả năng mới cho xã hội. Giáo dục tương lai sẽ khai thác tiềm năng công nghệ
số, nguồn dữ liệu cá nhân lớn, nguồn dữ liệu mở, công nghệ và tri thức cộng đồng kết
nối toàn cầu. Nó cũng xây dựng một kế hoạch học tập mới trong tương lai, đó là kế
hoạch “học tập suốt đời”, học từ khi còn nhỏ, học khi còn đang ngồi trên ghế nhà
trường, học khi đi làm và học để có một vai trò tốt hơn trong xã hội.
1. Những thay đổi mới về công nghệ giáo dục trong tương lai
Tất cả các trường đại học hiện nay đều nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc
đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục để có những thay đổi triệt để trong
phương pháp giảng dạy và học tập. Theo Hadley Ferguson, CEO của Edcamp
Foundation, việc thay đổi và tiếp cận công nghệ hiện đại không chỉ dừng ở việc sở
hữu những chiếc máy tính trong lớp học mà còn là sự nhận thức đúng đắn về những
ứng dụng của công nghệ để xử lý hành động dễ dàng và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hadley cũng dự đoán rằng nhu cầu giáo dục sẽ thay đổi khi sử dụng công nghệ, chứ
không phải công nghệ sẽ làm thay đổi bản chất của giáo dục và công nghệ giáo dục
hiện đại sẽ hỗ trợ sinh viên hoàn thiện việc học của bản thân một cách độc lập.
Chúng ta không thể dự đoán chính xác cả về tốc độ cũng như tính ứng dụng
của công nghệ trong cuộc sống tương lai và trong giáo dục đào tạo cũng như vậy, tuy
nhiên xu hướng giáo dục phải tiệm cận với nền công nghệ cao là một xu hướng tất
yếu, và có thể chỉ ra một số xu hướng công nghệ giáo dục sau:
(1) Các lớp học số hóa. Thay vì chúng ta chỉ coi công nghệ thông tin là công cụ
và kỹ năng độc lập thì xu hướng số hóa sẽ xuất hiện và bao trùm lên các khía cạnh
của lớp học hiện đại. Ví dụ như máy tính bảng, màn hình điện tử, bảng trắng tương
tác, máy chiếu dữ liệu...
53
(2) Thiết bị hữu hình thông minh. Đó là việc nhúng các lập trình có sẵn vào các
vật liệu vật lý qua các thiết bị thông minh, kết nối vạn vật qua Internet và tác động
mạnh mẽ, sâu sắc đến cơ chế học tập và tiếp nhận thông tin của con người. Ví dụ
như: các vật liệu phản ứng, đồ nội thất phản ứng, máy in 3D, tìm hiểu thực tế qua
không gian số.
(3) “Gamification” là việc ứng dụng các nguyên lý học tập vào trong thiết kế
các trò chơi, đó là các nguyên lý tạo sự phấn khởi và kích thích người chơi tham gia
học tập, nguyên lý có tính chất gây nghiện (Emily Connor, 2016). Tạo cơ chế phản
hồi tích cực ngay lập tức đối với người tham gia hoạt động trò chơi. Ví dụ như: các
ứng dụng phát triển của sinh viên, các trò chơi giáo dục, các công cụ lập trình giáo
dục, các phần thưởng ảo...
(4) Phòng đa phương tiện kỹ thuật số ảo. Nơi kết nối thông tin không gian
mạng giữa trực tuyến và ngoại tuyến, cung cấp một công cụ để thể hiện thông tin
tiềm năng trong tương lai. Ví dụ như: mắt kính thông minh, màn hình ảo (HUDs),
thiết bị chụp ảnh toàn ký (ảnh không gian 3D là một dạng), dữ liệu thần kinh y học
(dạng nghiên cứu đa tầng của bộ não), thực tế ảo ảnh mô phỏng (nhận thức vật chất
trong thế giới phi vật chất).
(5) Ứng dụng di động. Di động là thiết bị công nghệ phổ biến, có độ phủ rộng
tới tất cả mọi người, mọi lĩnh vực đang nghiên cứu và ứng dụng nó gắn với sản phẩm
cụ thể. Xu hướng học tập dựa trên ứng dụng di động là một xu hướng đã và đang
thực hiện. Di động và thiết bị máy tính bảng đang hiện diện ở khắp mọi nơi, nó là
công cụ kết nối trực tiếp tới các nguồn tài nguyên có giá trị hỗ trợ học tập. Phân phối
khóa học trên điện thoại di động giúp người học dễ dàng học tập ở mọi lúc, mọi nơi,
tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng như dễ dàng sử dụng. Tất cả các nội dung
học tập được gói gọn vào một chiếc điện thoại thân thiện và dễ dàng tiếp cận (Emily
Connor, 2016; Hung, 2012).
Với xu hướng phát triển công nghệ như trên thì xu hướng đào tạo sẽ dần trở
nên độc đáo và mới mẻ, theo quan điểm của Jessica Athey (2012), có một số xu
hướng phổ biến dễ dàng nhận thấy:
“Xã hội học tập”: Sự phát triển của xã hội đã tạo ra môi trường học tập cởi mở
với nhiều cơ hội giao lưu và hợp tác. Với xã hội hội nhập, việc tiếp cận và trao đổi
thông tin thuận tiện hơn và việc tận dụng tối đa các nguồn lực chuyên môn để chia sẻ
và trao đổi kiến thức dễ dàng thực hiện trong phạm vi toàn cầu. Tương tác xã hội làm
cho người học có thể khai thác kiến thức với những mức độ và trình độ khác nhau.
Với việc tiếp cận đa dạng nguồn thông tin, người học có thể dễ dàng cộng tác với các
54
chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên sâu để tìm ra giải pháp cho vấn đề họ đang tìm
kiếm và thúc đẩy những người có kỹ năng chuyên sâu tối đa hóa hiệu quả trong hợp
tác xã hội. Vừa đi làm, vừa tự học, mỗi cá nhân phải có một chiến lược “xã hội học
tập”, nếu không tham gia vào quá trình tự đào tạo qua tương tác xã hội, bạn sẽ bị tụt
hậu lại phía sau. Khi sự tương tác xã hội là một phần của sự phát triển của tổ chức thì
người lao động có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào quá trình tự đào tạo mình và đem
lại lợi ích cho tổ chức. Các tổ chức cũng nhìn thấy được lợi ích cũng như sự mới mẻ,
sáng tạo trong xã hội và mong muốn người lao động trong tổ chức phải đạt được.
“Chia nhỏ bài học”: Điều này là xu thế tất yếu trong thời kỳ phát triển công nghệ
thông tin, người học luôn mong muốn nhanh chóng tìm kiếm được thông tin một cách
ngắn gọn, dễ hiểu, tốn ít thời gian và dễ dàng ghi lại thông tin. Với nhiều công cụ công
nghệ hỗ trợ, người học có thể tiếp cận với nhiều loại hình khác nhau cùng một lúc
(video, podcast, câu hỏi...), với những nội dung bị chia nhỏ, cô đọng sẽ làm người học bị
cuốn hút và tạo ra phấn khích khi học tập. Xu hướng sử dụng các thiết bị thông minh
như điện thoại di động, máy tính bảng cho phép phân phối các khóa học với nội dung
được rút gọn, chia nhỏ nhiều phần tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, năng động,
giúp người học dễ dàng tiếp cận bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
“Tài nguyên giáo dục mở và thiết bị học tập cá nhân”: Xã hội học tập được
hình thành, nguồn tài nguyên giáo dục mở là các nguồn tài nguyên giảng dạy, học tập
mà không có bản quyền sử dụng hoặc được phát hành theo giấy phép sở hữu trí tuệ
và được cung cấp miễn phí trên hệ thống Internet. Điểm khác biệt của tài nguyên
giáo dục mở là cho phép cả xã hội được tiếp cận miễn phí, sao chép, chỉnh sửa, xây
dựng tùy mục đích sử dụng của người dùng. Nguồn tài liệu học tập mở có ý nghĩa
thực sự cho việc chia sẻ kiến thức miễn phí, chất lượng luôn được cập nhật và giảm
chi phí phát triển. Việc chia sẻ sẽ tăng tốc độ phát triển nguồn học liệu mở, thúc đẩy
cải tiến, đổi mới và tái sử dụng tài nguyên. Nguồn học liệu mở và chia sẻ khóa học
xã hội rộng mở là cơ sở cho việc phát triển các thiết bị học tập cá nhân như thiết bị
đọc sách điện tử, smartphone, máy tính bảng, máy tính sách tay... Người học dễ dàng
truy cập vào nguồn học liệu, các khóa học của riêng mình dựa trên các công cụ như
email, Dropbox, Google Drive, Evernote, Blog, Facebook, Twitter. Chính những
điều này đòi hỏi phải thay đổi phương pháp giáo dục cũng như cách tiếp cận giáo dục
sao cho phù hợp với những thiết bị công nghệ hỗ trợ đào tạo hiện đại luôn hiện diện
hàng ngày bên cạnh mỗi chúng ta, đó cũng là những xu thế phát triển mà giáo dục
không thể bỏ qua và ngăn cấm.
55
Xu thế học tập trong tương lai không còn bị giới hạn trong một lớp học, nó đã
vượt ra khỏi phạm vi một lớp học, việc học sẽ còn diễn ra trong cuộc sống, trong
công việc hàng ngày thông qua nhiều tình huống khác nhau. Việc học tập sẽ kéo dài
suốt đời và mang tính tự nguyện, người học chủ động lĩnh hội kiến thức vì mục tiêu
cá nhân và mục đích nghề nghiệp, tăng cường hội nhập xã hội và chủ động phát triển
bản thân để tăng tính cạnh tranh cá nhân trong nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của
cuộc cách mạng 4.0.
2. Những kỹ năng cơ bản của người lao động trong thời kỳ cách mạng 4.0
Theo Alex Gray (2016), có tới khoảng 35% kỹ năng cần thiết cho hiện tại sẽ
phải thay đổi trong thời kỳ cách mạng 4.0. Đến năm 2020, cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư sẽ mang lại cho chúng ta những con người tiên tiến và sự vận hành
tự động, trí tuệ nhân tạo và máy móc tự động sẽ xuất hiện nhiều, vật liệu tiên tiến,
công nghệ sinh học và gen sẽ phát triển. Những phát triển này sẽ làm thay đổi cách
chúng ta sống, cách chúng ta làm việc. Một số công việc sẽ biến mất, một số công
việc chưa tồn tại ở thời gian hiện nay sẽ trở nên phổ biến trong tương lai. Lực lượng
lao động chắc chắn sẽ phải thay đổi về các kỹ năng để bắt kịp xu thế. Theo dự báo,
10 kỹ năng cần thiết trong tương lai gồm: Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp; Tư
duy phản biện; Sáng tạo; Quản lý nhân sự; Cộng tác và điều phối; Trí tuệ cảm xúc;
Đánh giá và đưa ra quyết định; Định hướng dịch vụ; Đàm phán; Nhận thức linh hoạt.
(1) Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp. Đây là kỹ năng được đánh giá là quan
trọng hàng đầu trong thời kỳ cách mạng 4.0, đó là khả năng giải quyết các vấn đề
mới, khó xác định trong một hoàn cảnh thực tế mới và phức tạp. Nó thể hiện khả
năng linh hoạt giải quyết các vấn đề và khả năng phục hồi nhanh về tinh thần trong
một bối cảnh thay đổi liên tục và ngày càng phức tạp. Có kỹ năng này, bạn sẽ thấy
được bức tranh vấn đề một cách lớn hơn, nhìn rõ ràng hơn trong một không gian biến
đổi phức tạp và tạo được sự khác biệt cho bản thân. Kỹ năng này cũng tiếp tục trở
thành một trong những kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng yêu cầu từ ứng viên
tiềm năng. Kỹ năng mềm như thuyết phục, trí tuệ cảm xúc, huấn luyện và hướng dẫn
cũng sẽ được đòi hỏi cao tại tất cả các ngành nghề. Trong khi đó, những kỹ năng
chuyên môn như lập trình hoặc vận hành và kiểm soát máy sẽ không còn được yêu
cầu cao nữa. Về bản chất, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, người lao động luôn cần
phải bổ sung các kỹ năng xã hội và cộng tác nhóm.
(2) Tư duy phê phán. Tư duy phê phán là một tiến trình tư duy tích cực và
thành thạo trong việc khái niệm hóa, phân tích, tổng hợp và đánh giá những tin tức
thu nhận được để từ đó rút ra kết luận chính xác hơn về các sự vật, hiện tượng trong
56
cuộc sống. Tư duy phê phán được AMSC định nghĩa là một sự tư duy có kỷ luật, tự
định hướng, phản ánh một trình độ cao về kỹ năng và khả năng tư duy.
(3) Sáng tạo. Sự thay đổi công nghệ, cách suy nghĩ, cách làm việc đòi hỏi con
người phải có sự sáng tạo, sự sáng tạo là yếu tố cơ bản khác với máy móc và thiết bị
tự động. Sự sáng tạo tồn tại ở bất kỳ con người nào, bất kỳ lĩnh vực nào và là một kỹ
năng then chốt trong tương lai.
(4) Quản lý nhân sự. Ở bất kỳ thời đại nào, trí thông minh nhân tạo và máy
móc có tự động đến đâu thì vẫn không thể thiếu yếu tố quản lý của con người. Các
nhân viên, máy móc luôn là nguồn lực cốt lõi của tổ chức, nhưng tâm tính, năng lực,
cảm xúc, tính chuyên môn là khác nhau giữa những con người và máy móc, đó sẽ
luôn là vấn đề cần phải được quản lý bởi con người có trí tuệ và khả năng ủy thác
phát triển.
(5) Khả năng phối hợp. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, thể hiện khả năng
phối hợp trong công việc. Tính hợp tác là rất quan trọng trong bất kỳ môi trường làm
việc nào, đặc biệt trong môi trường với một cơ sở dữ liệu lớn thông tin cần phải phân
tích. Thể hiện sự kết hợp các năng lực, điểm yếu, điểm mạnh của từng cá nhân và
hợp tác với nhiều nhân cách khác nhau, cả người máy lẫn con người có thể thực hiện
cùng một lúc.
(6) Trí thông minh cảm xúc. Là khả năng theo dõi và kiểm soát cảm giác và
cảm xúc của mình cũng như của người khác, phân biệt chúng và sử dụng thông tin
này để dẫn dắt tư duy và hành động của mình. Năm phần của trí thông minh cảm
xúc: Khả năng am hiểu bản thân (kiến thức về các trạng thái bên trong, sở thích,
nguồn lực và trực giác của chính mình); Khả năng kiểm soát bản thân (khả năng
quản lý các trạng thái bên trong, các xung động và nguồn lực của chính mình); Động
lực (những xu hướng cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ việc đạt được mục tiêu); Cảm
thông (khả năng am hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác); Kỹ
năng xã hội (sự thành thạo trong việc gợi ra những phản ứng mong muốn bên trong
người khác).
(7) Phán quyết và ra quyết định. Là khả năng đưa ra phán quyết chính xác,
khéo léo trong các quyết định quan trọng của con người. Nguyên tắc thực hiện là
phải tìm ra câu hỏi, dựa vào phân tích dữ liệu lớn, đưa ra cách giải quyết chính xác,
có cơ sở chắc chắn.
(8) Định hướng dịch vụ. Là khả năng của con người để hành động giúp đỡ
người khác, là kỹ năng định hướng dịch vụ hỗ trợ người khác theo các nhu cầu của
57
họ. Con người sẽ phải đối mặt với vấn đề khí thải carbon, an toàn thực phẩm, tiêu
chuẩn lao động và vấn đề cá nhân. Các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh hơn để dự
đoán các giá trị mới thích nghi với yêu cầu của người tiêu dùng.
(9) Đàm phán. Máy móc sẽ dần thay thế con người ở một số công việc trong
tương lai, do vậy những công việc mang tính lặp lại dần bị mất, những kỹ năng xã
hội cần thiết cho sự thay đổi nhanh chóng trong xử lý công việc trở nên quan trọng
hơn. Con người sẽ xử lý tốt hơn máy móc trong các kỹ năng giao tiếp, đàm phán với
đối tác, với đồng nghiệp, với nhà quản lý.
(10) Nhận thức linh hoạt. Tính linh hoạt trong nhận thức thể hiện một trí óc có
khả năng tư duy logic với mọi vấn đề cùng một lúc và các vấn đề được nhận thức
một cách nhanh chóng trước khi nó được giải quyết. Bộ não được mở rộng để đón
nhận một cách linh hoạt mọi sở thích của bạn.
3. Tầm nhìn mới cho nền giáo dục 4.0
Trong nền giáo dục tương lai, người học phải biết cần cái gì, cần trang bị
những hiểu biết và kỹ năng gì và sau đó tìm hiểu bản chất của nó, trái với hiện tại là
có rất nhiều thứ người học bị nhồi nhét và đưa vào đầu mà không biết nó thực sự có
ích hay không cho cuộc sống tương lai. Hãy sống và học tập theo niềm đam mê của
chính mình. Học tập cùng nhau, học hỏi lẫn nhau, phương pháp dạy lấy người học là
trung tâm, vai trò giảng viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn và xây dựng được một
cộng đồng học tập cùng chung một ý tưởng, một khát vọng, đó là nền giáo dục 4.0.
Chúng ta có thể điểm qua 9 ưu điểm vượt trội của giáo dục 4.0 theo quan điểm của
Christiaan Henry (2016) và Jane Knight (2005) như sau:
(1) Học mọi lúc, mọi nơi (đa dạng địa điểm và thời gian). Sinh viên có nhiều
cơ hội học tập trong những khoảng thời gian khác nhau và ở những nơi khác nhau.
Việc học tập sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện khi có các công cụ học tập trực tuyến
hỗ trợ cho việc học tập từ xa và tự học. Các lớp học dường như sẽ bị đảo ngược so
với các lớp học truyền thống hiện nay, phần lý thuyết sẽ là tự học, học trực tuyến bên
ngoài lớp học, còn phần thực hành sẽ được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp trên lớp.
(2) Cá nhân hóa việc học tập. Sinh viên sẽ học cách thích nghi với các công cụ
hỗ trợ học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. Mỗi nhóm sinh viên có trình
độ khác nhau sẽ được thử thách bởi các nhiệm vụ có mức độ khó khăn khác nhau.
Sinh viên có cơ hội thực hành nhiều hơn đối với các học phần khó cho đến khi đạt
yêu cầu. Sinh viên sẽ được củng cố kiến thức cũng như có được kinh nghiệm tích
cực trong quá trình học tập độc lập của mình, họ sẽ có động lực hơn cũng như tự tin
58
hơn về khả năng học tập của mình. Hơn nữa, giảng viên sẽ dễ dàng thấy được trình
độ của từng sinh viên để can thiệp và giúp đỡ kịp thời.
(3) Tự do lựa chọn. Mặc dù mỗi môn học được giảng dạy với cùng một mục
đích, tuy nhiên, con đường để đạt được mục đích đó thì có thể khác nhau đối với mỗi
sinh viên. Mỗi sinh viên đều có thể lựa chọn cho mình một chiến lược học tập của
riêng mình với những công cụ học tập mà họ cảm thấy là cần thiết và phù hợp nhất
với họ. Sinh viên sẽ học tập cùng với các thiết bị hỗ trợ khác nhau, các chương trình
khác nhau và các công nghệ khác nhau dựa trên sở thích riêng của từng người. Học
tập theo phương thức truyền thống kết hợp với học trực tuyến sẽ tạo nên sự thay đổi
quan trọng trong xu hướng học tập hiện nay.
(4) Thực hiện dự án. Nghề nghiệp trong tương lai sẽ gắn với nền kinh tế tự do,
do vậy sinh viên ngày càng phải thích nghi với việc học tập