Một số định hướng đổi mới thực tập sư phạm trong chương trình đào tạo giáo viên THPT ở nước ta

Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm là nơi đào tạo giáo viên, có nghĩa là đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức chuyên ngành vững chắc, có kiến thức sư phạm đồng bộ, đầy đủ và có khả năng áp dụng chúng vào công tác giảng dạy chuyên ngành được đào tạo. Vì vậy, thực tập sư phạm phải được đặc biệt chú trọng trong các chương trình đào tạo giáo viên theo hướng hình thành năng lực nghề cho giáo viên tương lai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời lượng dành cho thực tập sư phạm là quá ít và khác nhau giữa các cơ sở đào tạo giáo viên. Cách thức triển khai cũng như đánh giá thực tập sư phạm còn mang nặng tính hình thức, không phản ánh đúng thực chất năng lực tay nghề của giáo sinh. Bài báo trình bày thực trạng thực tập sư phạm hiện nay và đưa ra một số đề xuất đổi mới thực tập sư phạm theo hướng tăng thời lượng trải nghiệm thực tế và hướng vào việc hình thành năng lực nghề cho sinh viên.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số định hướng đổi mới thực tập sư phạm trong chương trình đào tạo giáo viên THPT ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 148-154 This paper is available online at MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT Ở NƯỚC TA Nguyễn Thị Kim Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm là nơi đào tạo giáo viên, có nghĩa là đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức chuyên ngành vững chắc, có kiến thức sư phạm đồng bộ, đầy đủ và có khả năng áp dụng chúng vào công tác giảng dạy chuyên ngành được đào tạo. Vì vậy, thực tập sư phạm phải được đặc biệt chú trọng trong các chương trình đào tạo giáo viên theo hướng hình thành năng lực nghề cho giáo viên tương lai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời lượng dành cho thực tập sư phạm là quá ít và khác nhau giữa các cơ sở đào tạo giáo viên. Cách thức triển khai cũng như đánh giá thực tập sư phạm còn mang nặng tính hình thức, không phản ánh đúng thực chất năng lực tay nghề của giáo sinh... Bài báo trình bày thực trạng thực tập sư phạm hiện nay và đưa ra một số đề xuất đổi mới thực tập sư phạm theo hướng tăng thời lượng trải nghiệm thực tế và hướng vào việc hình thành năng lực nghề cho sinh viên. Từ khóa: Đào tạo giáo viên, thực tập sư phạm. 1. Mở đầu Nghiên cứu của các nhà giáo dục Mĩ cho thấy một trong những đặc trưng quan trọng nhất làm nên sự thành công của các chương trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) chất lượng cao chính là nội dung, chương trình thực hành, thực tập sư phạm (TTSP) sâu, rộng, gắn chặt với trường phổ thông. Cuộc nghiên cứu 15.500 các nhà giáo dục Mĩ là những người đã tốt nghiệp 10-15 năm và 2.300 giáo viên (GV) tương lai đều cho rằng thời gian họ thực tập ở trường phổ thông là "khía cạnh có giá trị nhất trong chương trình ĐTGV của họ" [1]. Qua phỏng vấn của chúng tôi được tiến hành vào tháng 5 năm 2012 với sinh viên (SV) năm cuối và GV trẻ của 3 cơ sở đào tạo (CSĐT) GV là Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ và Đại học Tây Nguyên [7] cũng khẳng định TTSP ở trường phổ thông giúp họ có được các kĩ năng nghề nghiệp tốt nhất. Điều này không chỉ nhấn mạnh Ngày nhận bài: 3-1-2013. Ngày chấp nhận đăng: 14-4-2013 Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@yahoo.com 148 Một số định hướng đổi mới thực tập sư phạm... TTSP là trọng tâm của chương trình ĐTGV, mà còn khẳng định kinh nghiệm dạy học ở các lớp học thực là quan trọng để học các kĩ năng nghề. Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng TTSP hiện nay của các cơ sở ĐTGV lớn của Việt Nam và bước đầu đưa ra một số đề xuất đổi mới TTSP theo hướng hình thành năng lực nghề cho SV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng TTSP trong các chương trình ĐTGV 2.1.1. Thời lượng TTSP Phân tích Chương trình khung giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo thông tư số 28/2006/QĐ-BGDĐT ra ngày 28/06/2006 cho thấy: Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo (trình độ đại học) ngành sư phạm theo thiết kế gồm 210 đơn vị học trình (đvht) (1,5 đvht tương đương 1 tín chỉ (TC)), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết) với thời gian đào tạo 4 năm. TTSP là một phần độc lập, thiết yếu (bắt buộc) chiếm 10 đvht - chiếm 4,76% khối lượng học tập của chương trình ĐTGV. Trong chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay của các cơ sở ĐTGV cho thấy tổng số TC cho toàn bộ khóa học phổ biến trong khoảng 130-132, trong đó thời lượng cụ thể dành cho TTSP và kiến tập sư phạm (KTSP) như sau: Bảng 1: TTSP trong chương trình ĐTGV ở VN TT Tên trường Tổng số TC Số TC KTSP và TTSP KTSP TTSPSố TC Tỉ lệ % TTSPI TTSPII 1. ĐHSP Hà Nội 130 7 TC 5,38 1TC 2 TC 4TC 2. ĐHSP TP HCM 132-138 6 TC 4,35 -4,55 Không Không 6 TC 3. ĐHSP Huế 134 6TC 4,47 1 TC 5 TC 4. ĐHSP Vinh 9 5 TC Không Không 5 TC 5. ĐH Cần Thơ 120 6 TC 5 1 TC 5 TC 6. ĐHSP Thái Nguyên 132 5 TC 3,79 Không 2TC 3 TC 7. ĐH Tây Nguyên 132 7 TC 5,30 2 TC 5 TC Nguồn: Chương trình khung đào tạo giáo viên [5] Như vậy, khối lượng học phần TTSP trong chương trình ĐTGV ở các CSĐT nêu trên có sự khác nhau đáng kể, thấp nhất là 3,79% (Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên) và cao nhất là 5,38% (Đại học Sư phạm Hà Nội). 2.1.2. Mục đích và nội dung TTSP trong chương trình ĐTGV Nghiên cứu Quy định về TTSP của các cơ sở ĐTGV đều cho thấy có sự tương đối thống nhất về mục đích TTSP. Cụ thể: Quy chế TTSP (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011) đã xác định "Mục đích của TTSP (gọi chung cho cả 2 đợt)": 149 Nguyễn Thị Kim Dung (i). Giúp SV tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của người GV để từ đó hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp; (ii). Tạo điều kiện cho SV vận dụng kiến thức về khoa học giáo dục và khoa học cơ bản đã học vào thực tế giáo dục, giảng dạy để rèn luyện, hình thành các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm (Điều 2). Tương tự như vậy, "Quy định về TTSP" (Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2011) đã chỉ ramục tiêu TTSP (bao gồm cả kiến tập sư phạm và TTSP cuối khoá) như sau: (i). Nhằm quán triệt nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực hành, lí luận với thực tiễn trong quá trình ĐTGV. (ii). Giúp cho SV tiếp xúc, tìm hiểu thực tế giáo dục, cơ cấu tổ chức, hoạt động dạy học, giáo dục... của trường thực tập; nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, các công việc nghiệp vụ của người GV bộ môn và GV chủ nhiệm lớp; thông qua quan sát và trực tiếp tham gia thực hiện một số hoạt động dạy - học, giáo dục - đào tạo của trường thực tập để rèn luyện và hình thành các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng nghề nghiệp; vận dụng những kiến thức đã học để củng cố và lĩnh hội sâu sắc hơn những kiến thức này, từ đó hình thành và nâng cao năng lực sư phạm, ý thức và tình cảm nghề nghiệp (Điều 2). Nội dung TTSP bao gồm: - Tìm hiểu về thực tế nhà trường, địa phương, học sinh, GV và các hoạt động trong nhà trường và làm những bài tập nghiên cứu khoa học về tâm lí hoặc giáo dục; thực tập làm công tác chủ nhiệm lớp và tìm hiểu công tác giảng dạy, dự giờ mẫu, nghiên cứu chương trình, tài liệu sách giáo khoa... - Thực tập giảng dạy dưới sự giúp đỡ của GV hướng dẫn (dạy 6-8 tiết, dự tối thiểu 8 tiết). - Thực tập giáo dục hay thực tập công tác chủ nhiệm với sự hướng dẫn của GV hướng dẫn (lập kế hoạch chủ nhiệm, thực hiện hoạt động giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...) [5]. Như vậy, cho dù cách diễn đạt khác nhau các tài liệu này đã khẳng định mục đích cuối cùng của TTSP là để phát triển năng lực dạy học - giáo dục học sinh và tình cảm nghề nghiệp thông qua việc SV tập làm các công việc của một GV - đó là các công việc liên quan đến hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục là chủ yếu. 2.1.3. Đánh giá thực tập sư phạm Hiện nay ở hầu hết các cơ sở ĐTGV, TTSP được đánh giá từ sự kết hợp của điểm đánh giá tổng hợp công tác giảng dạy và điểm đánh giá tổng hợp công tác chủ nhiệm theo công thức: Điểm cả đợt = 2× (TTGD) + (TTCN) 3 + TP Trong đó: TTGD là điểm thực tập giảng dạy; TTCN là điểm thực tập chủ nhiệm; TP là điểm thưởng hoặc điểm phạt (điểm phạt mang dấu âm). Trên thực tế, kết quả đánh giá TTSP của các cơ sở ĐTGV cho thấy có đến trên 90% SV có điểm TTSP đạt loại khá, giỏi. Số SV có điểm thực tập đạt trung bình là rất ít. Theo 150 Một số định hướng đổi mới thực tập sư phạm... phản ánh của chính SV cũng như GV hướng dẫn TTSP và của giảng viên đại học thì con số này không phản ánh đúng thực tế năng lực sư phạm của SVTT. Ngoài ra, sự đánh giá giữa các trường thực tập chưa thống nhất, dẫn đến kết quả không phản ánh đúng năng lực của SVTT. "Khi đánh giá SVTT do một phần điểm ở đại học của các em cao nên GV hướng dẫn có nâng tay để không ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp" (Thầy C. - Giáo viên hướng dẫn SVTT của Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ); "Điểm của sinh viên sư phạm Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh bị thiệt, luôn thấp hơn so với các trường khác mặc dù thực lực chúng em không thua kém và như thế thì thiệt thòi cho chúng em khi đi xin việc" (Em H. - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh);... [6]. 2.1.4. Một số nhận xét (i) Thuật ngữ "TTSP" được dùng chồng chéo và không nhất quán trong các văn bản chương trình của các cơ sở ĐTGV: TTSP với nghĩa rộng hơn, được dùng để chỉ hình thức đưa SV đến trường phổ thông bao gồm cả kiến tập sư phạm và TTSP; TTSP với nghĩa hẹp hơn, được dùng để chỉ giai đoạn thực tập cuối khoá [6]; (ii) Thời lượng dành cho kiến tập và TTSP là khác nhau giữa các trường: nhiều nhất là 7 TC, chiếm 5,38% (Đại học Sư phạm Hà Nội) và thấp nhất là 5 TC chiếm 3,79% tổng số tín chỉ của toàn khóa học. Tuy nhiên số tuần quy đổi từ TC dành cho TTSP cũng rất khác nhau: Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 6 TC - tương đương 9 tuần; Đại học Sư phạm Thái Nguyên 5 TC tương đương 10 tuần; Đại học Sư phạm Vinh - 5 TC là 8 tuần. Vì thế nếu chỉ nhìn đơn thuần vào số TC dành cho TTSP thì khó so sánh thời lượng thực tế dành cho TTSP giữa các cơ sở ĐTGV. Tuy nhiên nếu so sánh với trung bình thời lượng TTSP của các nước tiên tiến trên thế giới thì của ta là quá ít (thế giới khoảng 10% tổng số TC trong chương trình ĐTGV), không đủ để SV nắm bắt được thực tiễn nhà trường và hình thành năng lực dạy học - giáo dục. Điều này cũng được khẳng định qua trao đổi với đại diện SV năm cuối, GV trẻ, GV hướng dẫn SVTT. (iii) Tổ chức KTSP là khác nhau giữa các trường: nhiều trường đã bỏ KTSP, như: Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên... Có trường còn hình thức này nhưng cách tổ chức khác nhau: Đại học Cần Thơ tổ chức KTSP diễn ra trong nhiều tuần (khoảng 4- 6 tuần) và mỗi tuần 2 buổi (vào 1 hoặc 2 ngày); Đại học Sư phạm, Đại học Huế thì tổ chức cùng với TTSP vào cuối khóa. (iv) Việc chuyển đổi sang học chế TC, SV có quyền đi thực tập trước và tốt nghiệp sớm theo quy định khi tích lũy đủ số TC và đáp ứng đủ các điều kiện. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các cơ sở ĐTGV vẫn chỉ bố trí một đợt TTSP cuối khóa vào học kì 8 nên rất khó cho những SV đã tích lũy đủ TC muốn tốt nghiệp sớm. (v) Việc đánh giá TTSP của giáo sinh còn gặp nhiều điều bất cập, không phản ánh được thực chất năng lực sư phạm của giáo sinh; mục tiêu TTSP cũng chưa thật rõ ràng nên ý kiến rất khác nhau về thời gian thực tập, có trường cho rằng"thiếu", có trường cho rằng "đủ". 151 Nguyễn Thị Kim Dung 2.2. Một số đề xuất đổi mới TTSP theo hướng hình thành năng lực nghề cho SV 2.2.1. Xác định lại cấu trúc chương trình ĐTGV và thời lượng TTSP Chương trình ĐTGV hiện nay của các trường sư phạm được thiết kế dựa theo chương trình khung các ngành sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, nội dung đào tạo GV phổ thông bao gồm 4 lĩnh vực nội dung sau: - Khối kiến thức đại cương; - Khối kiến thức khoa học chuyên ngành ; - Khối kiến thức khoa học giáo dục; - TTSP. Tỉ lệ khối tri thức về nghiệp vụ sư phạm chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng thời lượng đào tạo và thời lượng cho TTSP là 5 -7 TC như đã phân tích ở trên. Còn lại chủ yếu thời lượng dành cho các môn đại cương và cơ bản. Điều này mâu thuẫn với các chuẩn nghề nghiệp GV do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: trong 8 chuẩn thì có đến 6 chuẩn liên quan đến nghiệp vụ sư phạm. Qua tìm hiểu của chúng tôi với các giảng viên dạy bộ môn nghiệp vụ đều cho rằng thời lượng dành cho các môn nghiệp vụ hiện nay là quá ít so với các môn cơ bản. Cần nâng tỉ trọng khối kiến thức sư phạm trong tổng số đơn vị học trình/tín chỉ của chương trình đào tạo, ít ra cũng lên mức trung bình của các nước trên thế giới (khoảng 30-40% cho các môn nghiệp vụ sư phạm và 10% cho TTSP [2]. 2.2.2. Cần có cách hiểu đúng về TTSP, mục đích và nội dung TTSP Như phân tích ở trên, cách hiểu về TTSP hiện nay là khác nhau giữa các trường. TTSP hiện được hiểu phổ biến là thực tập công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm vào cuối khoá. Trọng tâm trong TTSP là SV tập làm, thử làm các công việc của GV liên quan đến dạy học và GD. Tuy nhiên, xu hướng ĐTGV tại thực địa, thực tiễn hiện nay đòi hỏi SV được học nghề trong thực tiễn của trường phổ thông. Tức là SV học từ thực tiễn và học thông qua tập làm các công việc của một GV. Điều này có nghĩa là trong TTSP, SV không chỉ vận dụng các kiến thức đã được đào tạo, được học ở trường sư phạm vào tập làm các công việc của người GV thông qua hoạt động dạy học - GD, mà các em còn được học những điều mới (bao gồm cả kiến thức mới) từ chính thực tế nhà trường và học từ thực tiễn các công việc của bản thân [4,6]. 2.2.3. Đa dạng và linh hoạt tổ chức thực hiện các học phần thực hành sư phạm trong đó có kiến tập và TTSP Ở các nước tiên tiến như Úc, Mĩ, cách thức tổ chức thực hành sư phạm khá đa dạng. Một số học phần thực hành sư phạm được SV thực hiện trong suốt cả học kỳ, mỗi tuần 1-2 ngày ở trường phổ thông, một số học phần khác được thực hiện thành 2-3 đợt, mỗi đợt 5 ngày liên tục (1 tuần), một số học phần khác nữa đòi hỏi SV đến trường phổ thông và hoạt động như một GV thực thụ, dưới sự giám sát của GV phổ thông trong suốt cả học kỳ [3]. 152 Một số định hướng đổi mới thực tập sư phạm... 2.2.4. Đổi mới đánh giá TTSP theo hướng đánh giá năng lực nghề của SV Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc đánh giá kiến tập, TTSP cần phải có sự tham gia của giảng viên trường đại học (bộ môn và nghiệp vụ), GV phổ thông hướng dẫn TTSP và đôi khi có cả hiệu trưởng trường phổ thông [2]. Ngoài ra, xu hướng hiện nay là sử dụng tiếp cận năng lực trong đánh giá kết quả cuối cùng là sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo. Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, có thể cân đo đong đếm được và từ đó tránh thực trạng hiện nay khi mà kết quả đánh giá TTSP của SV đều rất cao nhưng phần lớn GV hướng dẫn TTSP đều cho rằng khi kết thúc TTSP họ đều phải dạy lại HS của mình những bài dạy mà SVTT đã dạy [7]... và để tránh sự không thống nhất giữa các trường, giữa các GV hướng dẫn trong đánh giá SVTT. 2.2.5. Tăng cường mối quan hệ đối tác, cùng chịu trách nhiệm giữa các trường sư phạm và các trường phổ thông Trong thời gian SV thực hành sư phạm ở trường thực tập, mỗi SV nên có 2 GV hướng dẫn: 1 GV phổ thông và 1 giảng viên đại học. Giảng viên đại học cần định kỳ đến trường thực tập, gặp và trao đổi với GV hướng dẫn về quá trình thực hành sư phạm của SV trong nhóm mình phụ trách, thống nhất yêu cầu... Cách thức tổ chức như vậy giúp GV phổ thông hiểu rõ yêu cầu của học phần, có ý kiến phản hồi về SV và cách thức tổ chức và tiêu chí đánh giá kết quả học phần. Giảng viên đại học cũng hiểu rõ hơn những ưu điểm, hạn chế của mỗi SV mình phụ trách, của nội dung chương trình học phần, tình hình thực tế ở trường phổ thông, để từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy ở đại học cho phù hợp [4]. Ngoài ra, các cơ sở ĐTGV và trường phổ thông có SV thực tập nên cùng tham gia thiết kế, thực hiện và đánh giá chương trình TTSP. Điều này sẽ giúp cho việc gắn kết lí thuyết với thực tiễn và nâng cao trách nhiệm, sự thống nhất và hiểu biết lẫn nhau giữa giảng viên và GV tham gia hướng dẫn thực tập. 2.2.6. Bồi dưỡng GV phổ thông tham gia hướng dẫn SV Đội ngũ GV này mạnh là cơ sở đảm bảo sự thành công của TTSP. Do đó họ phải là những GV giỏi chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục sâu rộng. Các cơ sở ĐTGV cần phải tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ GV hướng dẫn TTSP để họ thực sự là những đối tác, cộng tác viên của CSĐT tại trường phổ thông. Bên cạnh đó họ phải có những kĩ năng trong hỗ trợ việc học của giáo sinh với tư cách là những người lớn, đã trưởng thành. Những GV đó sẽ làm việc với từng giáo sinh suốt trong quá trình thực tập. 3. Kết luận Tóm lại, các chương trình ĐTGV cần phải xác định dạy học là một nghề định hướng thực tiễn và phải chuẩn bị ứng viên tốt nghiệp có những kiến thức bộ môn vững chắc cho tất cả các lĩnh vực mà họ sẽ dạy, các kiến thức sư phạm đồng bộ, đầy đủ và việc áp dụng nó vào lĩnh vực giảng dạy cụ thể, và hiểu biết về học sinh và các yếu tố có ảnh hưởng đến 153 Nguyễn Thị Kim Dung việc học của chúng. Vì vậy, TTSP phải được đặc biệt chú trọng trong các chương trình ĐTGV theo hướng hình thành năng lực nghề cho GV tương lai. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đổi mới mối quan hệ đối tác cùng chịu trách nhiệm trong việc ĐTGV nói chung và trong TTSP nói riêng giữa cơ sở ĐTGV và trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Clinical Preparation of teachers 2010. A Policy Brief from American Association of Colleges For Teacher Education. [2] Nguyễn Thị Kim Dung, 2011. Khả năng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trẻ và một số định hướng cải tiến chương trình đào tạo giáo viên. Đặc san Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Volume56,10/2011, Tr. 47-55. [3] Kiều Thế Hưng, 2010. Thực tập sư phạm trong vấn đề chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2010. [4] Angela F. L.Wong, Goh Kim Chuan. 2006. The Practicum in Teacher Training: a pre- liminary and qualitative assessment of the improved National Institute of Education- School Partnership Model in Singapore. Asia-Pacific Journal of Teacher Education, Vol 34, No 1. [5] Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Cần Thơ. 2011. Quy chế thực tập sư phạm. [6] Vũ Thị Sơn, 2012. Mô hình liên kết trách nhiệm giữa trường phổ thông và trường sư phạm trong tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên. Đề tài cấp Bộ, mã số: B2009-17- 175. [7] Chương trình cấp Bộ "Các giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập", 2012. : Kết quả từ tìm hiểu thực tế đào tạo giáo viên ở một số cơ sở đào tạo của Việt Nam. Tháng 5 năm 2012. ABSTRACT Some innovative orientations in teaching practive of high school teachers’ training program in Vietnam The Teachers’ Training University is the place for teachers’ training, which means that the human resources are trained with the fully specialized and pedagogical knowl- edge, and be able to apply these things in trained teaching subject. Thus, teaching practice need to be special emphasis in the teachers’ training programs by forming professional competencies for future teachers. However, the fact that the amount of time for practice is too little and there have been the differences between teachers’ training institutions. The implementation as well as teaching practice evaluation are still formalistic and do not reflect the intrinsic competencies of student teachers... The innovation of teachers’ training in general and teaching practice in particular are the most essential problems by increasing the length of practical experience and focus on the formation of professional competencies for students. 154
Tài liệu liên quan