Sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông

Tóm tắt. Kênh hình trong dạy học Địa lí là một nguồn lực vô cùng quan trọng, rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để khai thác thế mạnh đó GV cần phải kết hợp hiệu quả với các phương pháp dạy học khác, sao cho HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Địa lí, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, có các quan điểm khoa học, nhân sinh quan đứng đắn trước các đề đang đặt ra đối với đất nước và toàn cầu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 66-73 SỬ DỤNG KÊNH HÌNH KẾT HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌCMÔN ĐỊA LÍ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ngô Thị Hải Yến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: yennth@hnue.edu.vn Tóm tắt. Kênh hình trong dạy học Địa lí là một nguồn lực vô cùng quan trọng, rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để khai thác thế mạnh đó GV cần phải kết hợp hiệu quả với các phương pháp dạy học khác, sao cho HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Địa lí, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, có các quan điểm khoa học, nhân sinh quan đứng đắn trước các đề đang đặt ra đối với đất nước và toàn cầu. Từ khóa: Kênh hình trong dạy học, phương pháp giảng dạy Địa lí. 1. Mở đầu Kênh hình trong dạy học Địa lí là hệ thống các hình như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, videoclip,... Đó là những phương tiện trực quan, lưu giữ một khối lượng kiến thức Địa lí rất lớn, là công cụ, phương tiện để giáo viên (GV) và học sinh (HS) tác động vào đối tượng nhận thức. Nhờ có các phương tiện này mà “tính không gian”, “tính thời gian” và các “mối quan hệ” Địa lí được thể hiện trực quan nhất, giúp HS dễ dàng phát hiện kiến thức, khắc sâu nội dung bài học, rèn luyện, phát triển các kỹ năng tư duy, vận dụng sáng tạo những điều tiếp thu được vào thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí kênh hình được tăng cường cả số lượng và chất lượng, có tính khái quát hóa và điển hình hóa cao, in màu đẹp ở tất cả các cấp, các lớp học. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình, phát huy được tính tích cực của HS, GV cần phải sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại khác như: dạy học giải quyết vấn đề, động não, dự án, thảo luận.... Từ những nghiên cứu lý thuyết và những trải nghiệm thực tế, từ thực trạng tình hình giảng dạy Địa lí ở các trường phổ thông, chúng tôi đề xuất một số phương thức sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp khác nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy Địa lí trong giai đoạn hiện nay. 66 Sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp động não Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng. Vì vậy, có thể nói đây là phương pháp trong đó người học được kích thích suy nghĩ, cho phép làm xuất hiện một cách nhanh chóng một số ý kiến về một đề tài chung. Khác với các phương pháp khác, phương pháp động não rèn luyện cho học sinh khả năng phản ứng nhanh, phát huy được ý tưởng mới, sáng tạo. Do không đánh giá, trao đổi hay bình luận về ý kiến phát biểu nên phương pháp này khuyến khích sự tham gia của tất cả HS một cách chủ động, khắc phục sự rụt rè, e ngại khi trình bày ý kiến của các em. Phương pháp động não sử dụng rất hiệu quả để thu nhận các thông tin, đánh giá quan điểm, khả năng tưởng tượng của HS thông qua khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí [4,5]. Để sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp này có hiệu quả, GV cần trải qua các bước sau: Bước 1: GV nêu vấn đề gắn với kênh hình và đưa câu hỏi kích thích suy nghĩ của người học để giúp HS tập trung suy nghĩ về kênh hình đó theo những cách khác nhau. Để thúc đẩy sự quan sát sâu của HS, GV cần phải đưa ra một số gợi ý thúc đẩy quá trình động não của HS, khi khai thác tranh ảnh. Hình 1. Bức tranh cảnh đồng quê Bước 2: Yêu cầu cả lớp động não. HS có thể ghi ý kiến ra giấy, hoặc trình bầy ngắn gọn trước lớp về ý kiến của mình. Chú ý, GV không nhận xét các ý kiến đó. Ví dụ:Với bức tranh Hình 1 có thể đặt những câu hỏi sau: - Bức tranh này có chủ đề gì? - Em nhìn thấy gì qua bức tranh đó? - Bức tranh này có thể thay đổi gì trong những năm tới? - Có những ý kiến khác nhau nào về bức tranh này? - Nội dung của bức tranh này cho em liên tưởng đến những vấn đề nào? Bước 3: Sau khi không còn ý kiến nữa, GV có thể xếp các ý kiến lại, đánh giá khái quát và chính xác hóa nội dung của kênh hình. Ví dụ: Để giúp HS nhận biết sâu sắc tính nhiệt đới bị suy giảm mạnh ở miền Bắc 67 Ngô Thị Hải Yến và Đông Bắc bộ, GV có thể sử dụng kênh hình (Hình 2) kết hợp kết hợp với các câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: Hình 2. Bức tranh về suy giảm tính nhiệt đới - Em hãy đặt tên cho các hình ảnh bên. Lí giải về cách đặt tên? Hoặc: - Theo các em hình ảnh bên muốn nói lên đặc điểm tự nhiên nào của miền Bắc và Đông Bắc bộ? Hoặc: - Những hình ảnh bên có thể xuất hiện ở miền tự nhiên nào ở nước ta? Vì sao? Ví dụ:Để tìm hiểu về các nguyên nhân gây mất rừng ở nước ta (Bài 14, Địa lí 12), GV có thể yêu cầu HS đưa ra các ý kiến của mình về nguyên nhân gây mất rừng, sau đó cho HS quan sát một số hình ảnh hoặc videoclip thể hiện nguyên nhân mất rừng để chính xác hóa nội dung bài học. Tuy nhiên, để phương pháp động não đạt hiệu quả dạy học cao khi sử dụng với kênh hình, GV cần chú ý tới một số điểm như: - Các vấn đề nêu ra phải có nhiều khả năng tạo cơ hội cho HS, bộc lộ các quan điểm, ý kiến khác nhau. - Các ý kiến của HS cần được tôn trọng và tập hợp, dù ý kiến đó không phù hoàn toàn hợp lí. 2.2. Sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp thảo luận Thảo luận là phương pháp GV đặt ra những vấn đề, những tình huống và tổ chức cho HS cùng nhau trao đổi, tranh luận tìm lời giải đáp. Về bản chất của phương pháp thảo luận là sử dụng trí tuệ của tập thể HS cùng đi tìm chân lý, đây là một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Phương pháp thảo luận có thể tiến hành theo nhóm. Trong trường hợp này được thực hiện bằng cách phân nội dung bài học ra thành các chủ đề và chia HS thành các nhóm để thảo luận [3]. Để phù hợp với nội dung học tập, phát huy tích tích cực làm việc của HS, GV cần phải biết các kỹ thuật phân nhóm thảo luận như: nhóm “rì rầm”, nhóm “kim tự tháp”, nhóm “bể cá”, nhóm “khăn trải bàn”, nhóm “mảnh ghép”... Thực hiện quá trình dạy học bằng phương pháp thảo luận làm cho việc học tập của HS trở nên nhẹ nhàng, lớp học sôi nổi, hứng thú. HS vừa đua tranh, vừa 68 Sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học... hợp tác giúp đỡ nhau học tập, vấn đề được thảo luận kỹ, do đó kiến thức được nhớ lâu và có thể vận dụng vào thực tiễn. Cho học sinh quan sát hình, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến. Rõ ràng khi thực hiện các hoạt động nhận thức thông qua khai thác kênh hình, có thể có rất nhiều ý kiến khác nhau trước một hình. Do đó nếu biết kết hợp việc khai thác kênh hình với phương pháp thảo luận sẽ mang lại hiệu quả giảng dạy cao hơn. Ví dụ: GV có thể hướng dẫn HS khai thác hình 18.1 và nội dung kiến thức phần 2, bài 18, sách giáo khoa Địa lí 9 để tìm hiểu về tình hình phát triển và phân phố ngành nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, thông qua việc sử dụng kĩ thuật "các mảnh ghép". Cụ thể như sau: Nội dung chia nhóm: Vòng 1: Cả lớp được chia thành 4 nhóm: Đỏ, xanh, vàng, tím. Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. (Đây là nhóm chuyên gia). - Nhóm đỏ: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố của cây lương thực và cây ăn quả. - Nhóm xanh: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố của cây công nghiệp. - Nhóm vàng: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi. - Nhóm tím: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp và thủy sản. Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm đỏ, 1 người từ nhóm xanh và 1 người từ nhóm vàng, 1 người nhóm tím). Mỗi người của nhóm mới đóng vai trò là chuyên gia của vấn đề đã tìm hiểu, chia sẻ các thông tin với các thành viên nhóm mới để hoàn thành nhiệm vụ “tìm hiểu về tình hình phát triển ngành nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”. 2.3. Sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được hiểu là sự tổ chức quá trình dạy học bao gồm việc tạo ra tình huống, gợi vấn đề trong giờ học, kích thích ở HS nhu cầu giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi kéo các em vào hoạt động nhận thức tự lực, nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, phát triển tính tích cực của trí tuệ và hình thành ở các em năng lực tự mình thông hiểu và lĩnh hội thông tin khoa học mới [2], [4]. Trên cơ sở các tình huống đó, GV có thể sử dụng kênh hình như một điều kiện, biện pháp "chứa cái biết" và "cái chưa biết" của HS, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề có thể bằng các phương án như: - GV nêu mâu thuẫn, đưa mâu thuẫn tới điểm đỉnh và sau đó bằng kênh hình cùng với HS tháo gỡ vấn đề. - Tổ chức cho HS thảo luận, khai thác kênh hình để tìm cách giải quyết khẳng định kết quả. - Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua khai thác kênh hình để chứng minh 69 Ngô Thị Hải Yến hay bác bỏ. Hoạt động nhận thức được tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Xác định tình huống có vấn đề, trong đó: Xác định điều HS đã biết; Xác định điều HS chưa biết; Lựa chọn kênh hình thể hiện cái biết và cái chưa biết. + Bước 2: Xây dựng bài toán nhận thức: Chỉ ra những điều cho trước; Chỉ ra điều cần tìm; Vấn đề: Làm thế nào để từ những điều cho trước tìm ra điều cần tìm. Đây chính là tình huống có vấn đề. - Để tạo hứng thú cho HS, GV nên tìm các kênh hình ảnh chứa tính vấn đề của bài học được ẩn từ trong các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh được thực tế sản xuất và đời sống, những hiện tượng tự nhiên và xã hội đã và đang diễn ra hàng ngày xung quanh học sinh. Biện pháp này vừa mang tính thực tiễn vào trong lớp học vừa gây hứng thú học tập cho HS. Ví dụ: Để HS hiểu được vai trò của việc xác định cơ cấu dân số theo giới và hậu quả của vấn đề mất cân bằng giới tính (Bài 23, Địa lí 10), GV có thể xây dựng các tình huống có vấn đề như: Hình 3. Trang WEB có tin về mất cân bằng giới tính - Em có suy nghĩ gì về nội dung bài báo trong trang Web bên (Hình 3)? - Gợi ý: + Việc xác định cơ cấu theo giới có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai? + Những vấn đề gì sẽ xảy ra trong 20 năm nữa đối với Nghệ An khi tỉ số giới tính của hầu hết các huyện ở đây là 123/100? 2.4. Sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp trò chơi Mục đích của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học là tạo ra hứng thú, thu hút HS vào sân chơi trí tuệ, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ tích cực học tập. Phương pháp dạy học này nhẹ nhàng, hấp dẫn, vừa chơi vừa học mà vẫn có kết quả [3]. Đặc biệt, hiện nay với việc phỏng theo các trò chơi trên truyền hình và sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc sử dụng kênh hình để tổ chức các trò chơi trong dạy học địa lí đang ngày càng tạo ra nhiều sự hứng thú, khả năng sáng tạo của HS. Thông qua, khai thác kênh hình GV có thể tổ chức cho HS các trò chơi như: “Nhìn hình ảnh đoán địa danh”, “Du lịch trên bản đồ”, “đuổi hình bắt chữ”, “đôi bạn hiểu nhau”, “ai nhanh hơn”,. . . Thông 70 Sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học... qua đó, HS học mà chơi, chơi mà học, hứng thú và tăng cường khả năng hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh tri thức mới. Ví dụ: Để củng cố cho HS nắm được đặc điểm về sự phân bố của các dân tộc thiểu số ở trong bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Địa lí 9, GV có thể tổ chức trò chơi như sau: Chuẩn bị: Một ít mảnh nhỏ giấy màu (xanh, đỏ, vàng,), cắt thành hình các bông hoa và trên đó có điền tên dân tộc thiểu số tiêu biểu của từng vùng, một lược đồ khung có ranh giới các vùng. Tiến hành: Chọn 3 đội tham gia chơi, mỗi đội khoảng 3 HS, tiếp sức nhau chạy lên dán các bông hoa vào vùng phân bố trên lược đồ. Đội nào nhanh nhất, nhiều đáp án đúng nhất sẽ thắng cuộc. Kết quả:Học sinh nhận biết được sự phân bố của các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Ví dụ:Để giúp HS nhận thấy vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, GV có thể sử dụng kênh hình để tổ chức trò chơi cho HS như sau: Chuẩn bị: GV sưu tầm và chuẩn bị một số tranh ảnh về các địa danh du dịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Có thể là các địa danh như sau: Tiến hành: GV tổ chức cho HS trò chơi "Đôi bạn hiểu nhau" (Hai người quay lưng vào nhau, một người miêu tả hình ảnh, người kia xác định địa danh, mỗi địa danh 20 giây). Kết quả: Học sinh nhận biết được các địa danh du lịch của vùng, đó là các thế mạnh để phát triển ngành du lịch ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ví dụ: Để tìm hiểu nguyên nhân gây mất rừng ở nước ta (Bài 14, Địa lí 12), GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “đuổi hình bắt chữ” thông qua đoạn videoclip, xem ai tìm được nhiều nguyên nhân gây mất rừng nhiều nhất mà đoạn phim đó đề cập tới. Chuẩn bị: GV chuẩn bị một đoạn phim (hoặc bộ ảnh) trong đó có chứa các nguyên nhân gây mất rừng ở nước ta. Tiến hành: GV chiếu đoạn phim và yêu cầu HS quan sát để tìm ra các nguyên nhân gây mất rừng mà đoạn phim đề cập đến, GV có thể tắt tiếng của phim. HS nào tìm được nhiều nguyên nhân nhất sẽ được thưởng. Kết quả: HS nhận biết và hiểu được các nguyên nhân chính gây mất rừng ở nước ta, đồng thời phát triển ở HS kĩ năng quan sát, thu thập thông tin. 2.5. Sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp dạy học dự án Phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mô phỏng phương pháp thiết kế và triển khai các dự án kinh tế, xã hội. Trong đó GV là người tổ chức, hướng dẫn, còn HS là người huy động kiến thức và kỹ năng phức hợp của các môn học để thiết kế các chủ đề, triển khai thực hiện dự án theo các nội dung học tập để tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn. Phương pháp dạy học này thực hiện quan điểm dạy học định hướng hành động, 71 Ngô Thị Hải Yến gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tế cuộc sống, hình thành cho HS năng lực giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, có hiệu quả rất cao. Sử dụng kênh hình kết hợp với phương pháp này trong nhiều bài giảng cho kết quả học tập rất tốt [2]. Ví dụ: Dự án triển lãm tranh ảnh thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam (Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - Địa lí 9). Mục tiêu dự án: + Học sinh tìm tòi kiến thức về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trước thời kì đổi mới, công cuộc đổi mới và hội nhập thông qua sưu tầm tranh ảnh. + Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tìm tòi cách giải quyết vấn đề, sưu tầm, triển lãm tranh ảnh, năng lực quảng cáo, truyền tin,... Gợi ý thực hiện dự án: + HS thảo luận và quyết định những chủ đề cơ bản của triển lãm: Nền kinh tế VN trước đổi mới, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập. + Chia lớp làm các nhóm và bốc thăm nhận chủ đề triển lãm. + Các nhóm lập kế hoạch nội dung công việc (xác định nội dung cần triển lãm, sưu tầm tranh ảnh, sắp xếp, lựa chọn,...) Sản phẩm: Bộ sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự phát triển của nền kinh tế VN theo từng chủ đề. Ví dụ: Dự án triển lãm tranh ảnh với chủ đề “Chúng tôi với của tài nguyên thiên nhiên- môi trường” (bài 14, bài 15, Địa lí 12). Mục tiêu dự án: + Học sinh nhận biết, giải thích được các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở nước ta. + Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tìm tòi cách giải quyết vấn đề, sưu tầm, triển lãm tranh ảnh, năng lực truyền thông. Gợi ý thực hiện dự án: + GV tổ chức cho HS thảo luận và quyết định những chủ đề cơ bản của triển lãm: Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên (suy giảm tài nguyên rừng, mất đi sự đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên đất, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lí,...), ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái môi trường. + Chia lớp làm các nhóm và bốc thăm nhận chủ đề triển lãm. + Các nhóm lập kế hoạch nội dung công việc (xác định nội dung cần triển lãm, sưu tầm tranh ảnh, sắp xếp, lựa chọn,. . . ). Sản phẩm: Bộ sưu tầm tranh ảnh thể hiện các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường của nước ta. 72 Sử dụng kênh hình kết hợp với các phương pháp dạy học... Bên cạnh các phương pháp trên, trong quá trình thiết kế các hoạt động nhận thức thông qua khai thác kênh hình, GV có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí. 3. Kết luận Kênh hình trong dạy học Địa lí là một nguồn lực vô cùng quan trọng, rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để khai thác thế mạnh đó GV cần phải kết hợp hiệu quả phương pháp sử dụng kênh hình với các phương pháp khác, sao cho HS dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Địa lí, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, có các quan điểm khoa học, nhân sinh quan đứng đắn trước các đề đang đặt ra đối với đất nước và toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [4] David Lambert and David Balderstone, 2000. Learning to teach Geography in the Secondary School. London and New York. ABSTRACT Using visual aids in combination with other approaches to increase the effectiveness of teaching – learning geography in secondary school Visual aids in Geography, which is really copious and diverse, are extremely im- portant in teaching and learning this subject. Therefore, teachers need to combine this approach with others effectively in order to help students acquire knowledge, develop geographical skills and techniques, enrich their patriotism as well as possess scientific viewpoint and judicious outlook towards national and international issues. 73
Tài liệu liên quan