Kinh nghiệm đọc sách và ghi chép

Ngoài nghe giảng thì đọc sách và ghi chép cũng là những kỹ năng rất quan trọng giúp sinh viên học tập tốt hơn . Đối với học chế tín chỉ - với mục tiêu tạo phong cách học tập chủ động cho người học, điều này lại càng cần thiết hơn rất nhiều. Như chúng ta biết, học theo hệ tín chỉ, để học tốt một giờ trên lớp, sinh viên phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm việc ở nhà, nghĩa là số giờ tự học luôn phải gấp đôi số giờ học trên lớp do đó cách dạy cũng sẽ hoàn toàn khác nhau khi dạy niên chế. Khi dạy theo tín chỉ, Giảng viên sẽ đảm nhiệm vai trò là người dẫn dắt, định hướng, và sinh viên là người tự tìm kiến thức cho mình. Vì vậy, đối với mỗi môn học, việc đọc thêm sách để củng cố và mở rộng kiến thức là rất quan trọng. Vậy làm cách nào để đọc sách và ghi chép hiệu quả? Đó là vấn đề chúng ta cùng bàn bạc và chia sẻ dưới đây.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm đọc sách và ghi chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM ĐỌC SÁCH VÀ GHI CHÉP ThS. Trần Mai Thảo Ngoài nghe giảng thì đọc sách và ghi chép cũng là những kỹ năng rất quan trọng giúp sinh viên học tập tốt hơn . Đối với học chế tín chỉ - với mục tiêu tạo phong cách học tập chủ động cho người học, điều này lại càng cần thiết hơn rất nhiều. Như chúng ta biết, học theo hệ tín chỉ, để học tốt một giờ trên lớp, sinh viên phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm việc ở nhà, nghĩa là số giờ tự học luôn phải gấp đôi số giờ học trên lớp do đó cách dạy cũng sẽ hoàn toàn khác nhau khi dạy niên chế. Khi dạy theo tín chỉ, Giảng viên sẽ đảm nhiệm vai trò là người dẫn dắt, định hướng, và sinh viên là người tự tìm kiến thức cho mình. Vì vậy, đối với mỗi môn học, việc đọc thêm sách để củng cố và mở rộng kiến thức là rất quan trọng. Vậy làm cách nào để đọc sách và ghi chép hiệu quả? Đó là vấn đề chúng ta cùng bàn bạc và chia sẻ dưới đây. 1. Phương pháp đọc sách hiệu quả: 1.1 Tìm hiểu nội dung cuốn sách trước khi đọc Thao tác này có tác dụng khởi động bộ não, tạo cho chúng ta một nền tảng kiến thức trước khi đọc một cuốn sách nào đó. Để tìm hiểu nội dung cuốn sách, trước hết chúng ta hãy chú ý và nghĩ về tên sách, sau đó, đọc mục lục, tiếp theo là lời mở đầu cũng như lời kết luận ở cuối sách. Tên sách phản ánh trọng tâm vấn đề tác giả muốn đề cập. Mục lục cho ta biết dàn ý, cũng chính là những điểm chính yếu của cuốn sách. Đọc mục lục sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi: cuốn sách viết về vấn đề gì? Tác giả có tập trung vào những vấn đề chúng ta cần tìm hiểu hay không? Thực tế cho thấy, có nhiều cuốn sách có tựa đề giống nhau, nhưng nội dung có thể hoàn toàn khác. Do đó, việc đọc mục lục sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về những vấn đề mà cuốn sách đã nêu ra. Ngoài ra, lời mở đầu, do chính tác giả viết, cũng phản ánh vấn đề trọng tâm mà cuốn sách nêu ra, cho thấy tác dụng, ý nghĩa của cuốn sách theo mong muốn của tác giả. Việc đọc lời tóm tắt và kết luận cuối cuốn sách cũng có ý nghĩa tương tự, để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng. 1.2 Cách thức đọc hiệu quả Để nắm chắc nội dung một tài liệu chúng ta nên đọc khoảng bốn lần; lần một đọc lướt, lần hai đọc để chọn lọc, lần ba đọc để hiểu rõ hơn và nhớ sâu hơn, lần bốn đọc ôn tập và hệ thống a. Đọc lướt: Bước đầu tiên để đọc một quyển sách đó là xem lướt. Lướt qua nhanh tất cả các trang sách.Trong bước này, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu tiêu đề, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnhViệc đọc lướt sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể đối với vấn đề cần tìm hiểu. Với loại sách khó đọc, bước này sẽ hơi khó khăn. Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là các bạn phải cố gắng duy trì đọc hết cuốn sách một mạch, không ngắt quãng, trì hoãn. Bởi với cuốn sách khó đọc, nếu trì hoãn, chúng ta sẽ càng dễ nản lòng, thất bại. b. Đọc tìm hiểu Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về vấn đề sắp đọc, chúng ta sẽ đọc lại, tìm hiểu kỹ hơn cuốn sách. Tuy nhiên, bước này vẫn là đọc lướt, nhưng cần sự hỗ trợ của bút chì. Trong quá trình đọc, chúng ta sẽ đánh dấu những mục quan trọng/thú vị bằng bút chì để xem kĩ những mục này. Qua đó, bạn sẽ quyết định phần nào đọc, phần nào bỏ qua, phần nào xem kĩ, phần nào xem lướt, trong bước tới. Ghi lại những câu hỏi về đoạn này để sau này trả lời c. Đọc Đến bước này, chúng ta đã nắm cơ bản tổng quan vấn đề và biết chắc chắn mình sẽ cần đọc ở đâu. Với các mục quan trọng đã được đánh dấu, chúng ta sẽ đọc nhanh hơn và tiếp thu được những điều đọc từ sách dễ dàng. Trong bước này, chúng ta cũng sẽ trả lời câu hỏi đã được đặt ra ở bước thứ 2. d. Ôn tập Theo các nghiên cứu khoa học, cụ thể là từ mô hình Tháp học (Learning Pyramid), hiệu quả học tập sẽ tăng lên rất nhiều nếu có sự hỗ trợ của hình ảnh, âm thanh, và đặc biệt là người học được thảo luận, thực hành và được dạy lại cho người khác. Như vậy, để nắm sâu hơn, hiểu rõ hơn về vấn đề đã đọc, các bạn nên tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ hình cây, bản đồ tư duyhoặc tốt nhất là trình bày, kể lại cho người khác. Khi bạn trình bày được những vấn đề đã đọc bằng ngôn ngữ của mình, điều đó chứng minh rằng bạn đã nắm, hiểu được vấn đề, đồng thời đã biến lượng kiến thức đó trở thành của chính bản thân mình. 1.3 Rèn luyện phương pháp đọc Đọc sách cần sự tập trung. Đọc sách nghiên cứu lại càng cần sự tập trung cao độ. Do đó, nơi đọc sách phải yên tĩnh, thoáng, mát và đầy đủ ánh sáng. Không nên đọc sách trong tư thế nằm, dễ ảnh hưởng đến trí nhớ. Tốt nhất là đọc tại bàn viết, ngồi thoải mái, để sách vừa tầm mắt. Bút, vở ghi chép và các dụng cụ cần thiết khác để bên cạnh, sao cho khi cần có thể lấy được ngay. Tốc độ đọc cũng là một yếu tố giúp chúng ta chiếm lĩnh kiến thức. Để rèn luyện tốc độ đọc, các bạn hãy lấy một cuốn sách, chọn một trang, hay một phần trọn vẹn rồi đọc thật nhanh một lượt. Vừa đọc, vùa cố gắng tóm lấy nội dung chính của nó. Bí quyết ở đây là nên tập trung vào những từ chính trong câu, đoạn. Sau đó suy nghĩ xem, nội dung của nó như thế nào. Làm lại lần nữa nhằm xác định xem nội dung vừa tóm được ở lần đọc trước đã đầy đủ chưa, chính xác chưa. Lần sau, hãy cố gắng nâng cao tốc độ đọc hơn lần trước. Đọc vài ba lượt như vậy cho tới khi khẳng định nắm được đầy đủ và đúng nội dung của phần đã đọc. Bằng cách đó, chúng ta vừa nâng dần tốc độ đọc vừa kiểm soát được chất lượng đọc tương ứng với tốc độ đó. Kỹ năng không phải bẩm sinh có, mà chỉ có được khi chúng ta thực hành liên tục. Do đó, khi đã có tốc độ đọc vừa ý, phải thường xuyên rèn luyện, thường xuyên đọc sách để kĩ năng đã rèn luyện được không bị mai một đi. 2. Cách ghi chép khi đọc sách Ghi chép là bước quan trọng khi đọc sách, giúp chúng ta nắm vững, hệ thống được kiến thức và quan trọng hơn là giúp chúng ta dễ dàng xem lại sau này. Có 3 cách ghi chép phổ biến: 2.1 Hệ thống ghi chép theo tiêu chuẩn Cách ghi chép theo hệ thống tiêu chuẩn cho phép người đọc dùng những ký hiệu riêng đánh dấu ngay trên trang giấy đang đọc. Sau đây là một số ký hiệu thông dụng: Biểu tượng, đánh dấu, nhấn mạnh Cách giải thích hay mô tả Ví dụ minh họa Gạch hai gạch Các ý chính Các định kiến, thành kiến có thể gây cản trở sự hiểu biết thông tin Một gạch Phần bổ sung thông tin truyên đi phải rõ ràng, dứt khoát Khoanh tròn Các thảo luận, sự kiện, ý tưởng quan trọng là mối quan hệ hay tiếp xúc giữa Ngoặc vuông đơn Nhóm 2 hoặc nhiều ý quan trọng  bút chì (để bạn có thể tẩy xóa dễ dàng và một tờ giấy trắng lớn, không dòng kẻ)  bảng đen và phấn màu  giấy dán giao công việc Dấu sao (*) Các ý đặc biệt quan trọng * Khi giao tiếp với người khác, biết cách hỏi sẽ đem lại nhiều lợi ích. * * Muốn khơi dậy lòng hiếu kỳ, bạn phải học cách quan sát. *** Cuối cùng, điều quan trọng nhất là Đóng khung Các ý chuyển , kh , không nên chọn giờ sắp Giao tiếp trong kinh doanh Hơn nữa tiếp tan sở , đầu tiên phải đưa ra câu hỏi dễ trả lời Dấu hỏi Không hiểu cần hỏi giảng viên Nắm vững thiên thời, địa lợi Bồi dưỡng ý thức vấn đề Ghi ở đầu trang hay cuối trang Ý kiến chúng ta về những điều đã đọc Cơ sở pháp lý khi soạn thảo văn bản? Tại sao cần chú ý soạn thảo văn bản đúng thể thức? .. 2.2 Hệ thống ghi chép tách rời: (Hệ thống ghi chép chữ T/hệ thống ghi chép Cornell) Hướng dẫn sử dụng hệ thống ghi chép tách rời: - Sử dụng hệ thống ghi chép Cornell - Đọc xong trước khi ghi chép - Chọn lọc thật kỹ trước khi ghi chép - Sử dụng cách diễn đạt, từ ngữ của bản thân - Viết thành câu hoàn chỉnh - Lưu ý những phần tài liệu có hình ảnh Mẫu sơ đồ Cornell Tên/lớp/ngày tháng Ghi chú: - Ý chính - Từ chính - Câu hỏi quan trọng - Ngày quan trọng/người/nơi chốn (sau khi ghi chép đầy đủ) - Thông tin quan trọng/Công thức Tóm tắt, câu hỏi Ví dụ minh họa: Vì thế Cách ghi chép khi đọc sách 05/5/2011 Tại sao cần phải ghi chép khi đọc sách? Các hệ thống ghi chép? I. Lý do - Nắm vững, hệ thống kiến thức - Dễ dàng xem lại kiến thức sau này II. Phân loại 1. Hệ thống ghi chép tiêu chuẩn a. Các ký hiệu chuẩn b. Ví dụ 2. Hệ thống ghi chép Cornell a. Mẫu b. Ví dụ Ghi chép khi đọc sách rất quan trọng trong việc giúp chúng ta nắm vững và hệ thống lại kiến thức, cũng như dễ dàng xem lại kiến thức sau này. Có 2 cách ghi chép: theo tiêu chuẩn hoặc theo Cornell. Trên đây là một số gợi ý về phương pháp đọc sách cũng như cách thức ghi chép trong lúc đọc. Tuy nhiên, phương pháp đọc hiệu quả nhất vẫn là từ chính bản thân các bạn trải nghiệm, nỗ lực và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Tài liệu liên quan